HUYỀN BÍ TÀ LƠN ( BOKOR).
DẪN NHẬP.
Trong lịch sử hình thành các Đạo giáo Nam bộ, từ cuối thế kỷ 19 cho đến nay, gắn liền với sự tu tập và đắc quả của các vị lãnh đạo các Đạo giáo , chúng ta thường nghe đến một địa danh của Căm pu chia , nhưng đã trở nên khá quen thuộc với các đạo hữu Việt Nam - Đó là núi Tà Lơn ( Tiếng Miên gọi là Bokor). Ta có thể kể tên rất nhiều vị lãnh đạo Đạo giáo, các vị Tổ các môn phái Huyền môn ở miền Nam đã tu tập và đắc quả tại Tà Lơn ( Bokor ) như : Phật Thày Tây An, Đức Bổn Sư Núi Tượng, đức Huỳnh Phú Sổ, đức Phật Trùm , Sư vãi Bán Khoai , ông Cử Đa, Bà Trúc Lâm Nương, Trịnh Công Hương ( Núi Cấm ) , Tứ Thánh...... và ngay cả đến Tướng cướp Đơn Hùng Tín cũng đã từng tu tập tại nơi này. Vậy điều gì đã khiến nơi đây dù cho tới tận ngày hôm nay vẫn là một vùng núi hoang sơ được các vị tiền bối chọn làm nơi tu tập của mình. Nhân có các Đạo hữu của dienbatn là sư Mười Trác ( Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa - Núi Tượng ),anh Thái ( Chợ An Đông ), đã thực hiện được vài chuyến đi về thăm Tà Lơn cung cấp tư liệu , dienbatn xin cùng các bạn khảo sát về mặt Phong thủy và Huyền môn vùng núi Tà Lơn ( Bokor) này để tìm nguyên nhân của sự việc đã nêu ở trên . Mọi kết luận của dienbatn chỉ mang tính chất cảm nhận chưa được thấu đáo, mong các bạn niệm tình lượng thứ. ( Tiết tháng 7 mưa ngâu - dienbatn ).
PHẦN 1: KHÁI QUÁT MỘT ĐÔI ĐIỀU VỀ ĐỊA MẠCH.
Theo sử sách còn truyền lại,từ khi Phục Hy lập ra Bát quái định Thiên đồ,xa thì trông Thiên văn,đại Địa,gần thì trông ở người,vật,toàn đồ Vũ trụ quan bao gồm Thiên -Địa -Nhân.
THIÊN :Tinh ba là Nhật -Nguyệt -Tinh.
ĐỊA :Tinh ba là Thủy -Phong -Hỏa.
NHÂN :Tinh ba là Tinh -Khí -Thần.
Tất cả các thành phần trên gọi chung là Đại đạo,mỗi thành phần đều sống động.
THIÊN ĐẠO :Là sự vận hành các phần tử Thiên hà,Thiên hệ,Tinh tú châu lưu an toàn trong khoảng không theo một trật tự nhất định.
ĐỊA ĐẠO :Thủy -Hỏa-Phong châu lưu khắp nơi nhằm sinh hóa và nuôi dưỡng vạn vật.
NHÂN ĐẠO :Là cái đức lớn của Thiên -Địa,Tinh khí tươi nhuận thì Thần mới minh.Vũ trụ toàn đồ luôn sống động,nếu ngưng ,nghỉ tức là hoại ,là diệt.
Một Cảnh giới hài hòa tạo được sự an lạc,hạnh phúc cho mọi người tức là cả ba thành phần phải tốt tương ứng thể hiện đủ đức tính của Đại đạo.Vì thế ,các bậc Tiền nhân luôn có ước muốn tạo cho mình và cộng đồng một Cảnh giới Chân -Thiện -Mỹ,họ chiêm nghiệm ,học hỏi từ Thiên nhiên địa vật,tạo nên nền tảng Kiến trúc .Nhân giới luôn hài hòa với Tam tài (Thiên văn,Địa thế,Nhân sinh ),nên gọi là thuật Phong thủy
Trong thuật Phong thủy,Khí là một hiện tượng rất khó giải thích ,nhưng nó là một khái niệm cơ bản của thuật Phong thủy.Nhận định đúng về khí là chỉa khóa mở vào lý thuyết cốt yếu của Phong thủy.Theo quan niệm Á đông,Khí ẩn tàng làm động lực cho Trời đất vạn vật.Khí không những hội tụ trong các vật thể hữu hình mà còn tản mát vô hình sau khi vật thể tan rã để tạo thành những thể rất Linh thiêng gọi là Linh của Vũ trụ.Người xưa có câu :Tụ là hình tán là Khí .Ngày nay Khoa học phát hiện được một vài dạng của Khí,gọi là Plasma sinh học.các dạng đó có thể đo,đếm được.Theo định nghĩa của môn Phong thủy Long mạch xuất phát từ những dặng núi cao.Núi mà từ đó khởi nguồn Long mạch gọi là Tổ sơn.Ngoài ra Long mạch còn xuất phát từ những khu vực khác gọi là Thiếu sơn.Ta cũng biết rằng Thiên khí từ trên trời luôn có tính chất giáng xuống ,các đỉnh núi cao là những Antena tiếp thu sinh khí.Theo ÐỊA LÝ ÐẠI TOÀN TẬP YẾU :"Phong thủy Ðịa lấy Sinh khí làm chủ,lấy Long Huyệt làm nền tảng,Sa,Thủy làm bổ trợ.Xem Phong thủy chính là quan sát sự thuận ứng nghịch phản của Sơn và Thủy,Khí cứng rắn nhu hòa của Âm Dương,lý Phân ly,hội hợp của tụ và tán. Phong thủy tốt là mạch địa thoạt tiên lên cao,vượt lên,hướng đi của Ðịa mạch hoạt bát như Long,nhấp nhô khộng ngừng, đứt đoạn rồi lại nối liền.Ðịa mạch xuất hiện ở giữa,xung quanh có Sa trướng trùng trùng.Sa trướng của nó có gần có xa,có nghênh có tống,có triền,có hộ vệ.Khi hiệp cốc xuất hiện ,chúng đều thu giữ Ðịa Khí, tựa Phong yêu (Lưng ong ) và Hạc tính (Gối Hạc ) vậy,có nơi tạo ra thế cử đỉnh,có chỗ tạo ra hình Giáp hộ,nơi giao tiếp của Ðịa mạch không bị đứt đoạn,khi Phong suy đi qua hai bên Hiệp cốc ,thì Ðịa mạch lại tựa như hai bên mạn thuyền song song mà ra.Nơi đỉnh và hai bên của Ðịa mạch sáng sủa lại cùng tương ứng với Tinh thần,tựa hồ như sắp có Long có Hổ giáng xuống nơi này.Triều sơn ở xa thì đẹp đẽ,muôn hình vạn trạng.Minh đường rộng rãi bằng phẳng,Thủy khẩu giao kết ,uốn lượn xung quanh,bốn phương tám hướng không có nơi nào bị khuyết hãm.Ðịa Huyệt hạ lạc kết Huyệt ở nơi này,khí Âm Dương phân biệt cùng tiếp,chỗ cao chỗ thấp,lồi lõm rõ ràng, địa hình hai bên như hai cánh tay giang rộng,trên phân ra,dưới hợp lại,Ðịa thế tròn và nhọn cùng đối ứng với Thiên quan Ðịa quỷ.Thủy trong ,Thủy ngoài đều ôm ấp,bao quanh nơi này;Sơn trong Sơn ngoài cùng tụ hội.Nơi được như vậy được xem là đại Phú đại Quý của Phong thủy vậy. Kinh Thư có viết :"Tinh tú trên Trời và Địa thế dưới đất luôn tương hỗ với nhau,Phong thủy Bảo địa tự nhiên sẽ thành...Dương đức sẽ hình thành từ thân thể của ta và Âm đức sẽ hình thành từ vị trí ăn ở cư xử thiện hạnh của ta ".
A/LONG MẠCH TỔ :Trong hình là một tổ Rồng (Long mạch ).Long mạch lớn nhất có hình được tô mầu chính là Tổ Long -Dãy Hymalaya (Còn gọi là Hy Mã Lạp sơn ).Dãy Hymalaya tạo nên một vòng cung dài trên 2400 Km qua các nước :Pakistan,Kashmir,Ấn độ,Tây tạng,Nepal,Sickim,Bhutan bao bọc một vùng rộng gần 600.000 Km vuông.Đây chính là Tổ Sơn của cả Thế giới.Nước Việt nam ta chỉ nằm ở phía đuôi con Rồng này.
Theo ĐOÀN VĂN THÔNG chép lại theo cuốn HUYỀN DIỆU THIÊN THƯ của một dị nhân ẩn danh vùng Thất sơn.
"Khoa Địa lý dạy rằng :Hễ một dòng sông bắt nguồn từ nơi đất địa hiển linh,núi cao ngàn năm không người tới ở,rừng rậm ngàn năm không ai tới lui,phóng lượn sóng nghêng ngang ngàn thu không cạn,thì con sông ấy sẽ kết tụ nơi Huyệt "Long đảnh ",một địa linh rất Linh hiển,phì nhiêu về vật chất,cao siêu bội phần về tinh thần.Ngọn CỬU LONG giang là một dòng Bảo giang oanh liệt,oai nghiêm,vừa tạo thành nên vóc vạc hoàn toàn lối 100 năm nay.Liên kết với các núi,Cửu long giang xuất hiện ra 12 HUYỆT huyền diệu,chấm đậm néthùng vĩ trên quả Địa cầu này.
"Bắt đầu khởi kết tụ ngươn khí âm dương xây nên Địa Huyệt thứ nhất tại THẤT SƠN (Châu đốc ).Chỗ ấy ba Huyệt Tiên thiên hiệp lại làm Nê hườn cung ,xuất hiện đúng ngày linh hiển TAM HUÊ TỤ ĐẢNH mùi hương lạ kỳ- bí mật bay ra từ núi Sam đến núi Tượng.Chỗ ấy là cân não,cốt tủy của Cửu long.Tên nó được hưởng ứng theo luồng điện Thiên nhiên,oai nghiêm,từ bi,hùng vĩ,đời sau gọi là KIM THÀNH HUYỆT.Đó là Huyệt dương đã xuất hiện ,Cửu long kết lần với hai dãy núi âm phong cô độc ,liên hiệp thành cặp mắt HÀ TIÊN và PHÚ QUỐC là THỦY TRUNG HUYỆT.TÂY NINH ,núi ĐIỆN BÀ là HUỲNH MÔN HUYỆT,hai đảnh núi ấy thuộc về Âm kết tụ ngươn khí tại Trung ương tạo nên ẤN ĐƯỜNG HUYỆT (Dương )để khai mở luồng điển quang cho các Huyệt kia vừa ngưng tại lối miệt Long xuyên,Bình mỹ (Một dãy cù lao lớn chạy dài từ Bình mỹ xuống gần đến Cần thơ ).
Từ Kim thành Huyệt phóng thẳng xuống mũi Cà mau và núi KỲ VÂN ,hai Huyệt dương nữa ,một bên thì thành sống mũi Cửu long chấm đến Cà mau (Tức là LÂM HUYỀN HUYỆT ),một bên thì Hàm Rồng tại KỲ VÂN (Tức BÍCH NGỌC HUYỆT ).Đồng cân với hai Huyệt âm(THỦY TRUNG HUYỆT VÀ HUỲNH MÔN HUYỆT ),hiện ra một Huyệt thứ sáu (BÌNH NAM HUYỆT ),tại núi Côn nôn là chót lưỡi của Cửu long.
Sáu Huyệt âm dương vừa kết tụ ,thì tại Trung ương Huyệt,yết hầu Cửu long ,vừa khai mở gần Cần thơ bây giờ ,gọi là TRUNG ƯƠNG CỬU LONG HUYỆT.Lần lần ba cửa mở ra :cửa Đại,Tiểu...v v vừa thành tựu(Năm Nhâm Thìn 1892 ),khiến cho ba nguồn Thủy dựng tại Bình Nam châu chuyển động (Lưỡi Cửu long ),làm cho các miền ở chánh cửa khẩu phải bị nạn lụt(Vàm cỏ,Gò công,Bến tre và các cù lao nhỏ...) ba ngày ba đêm.Đó là bảy Huyệt LINH THIÊNG ,CHÁNH GỐC của xứ VIỆT NAM mới ngưng kết được lối 100 năm nay.Đứng giữa Hoàn cầu,sự Linh thiêng tân tạo là đầu Cửu long giang,một nguồn Bảo giang Thiên cơ đã định phải chói rạng sự Huyền diệu,nhứt hạng khắp bốn bể,năm Châu.Vì Địa linh ấy mới sanh Nhơn kiệt,các vị Thánh tổ kim thời hễ thuộc mạng âm thì phải xuất hiện (Chứ không phải Giáng sanh ),dạy đời trong ba Huyệt âm (THỦY TRUNG HUYỆT,HUỲNH MÔN HUYỆT và BÌNH NAM HUYỆT ).,còn thuộc Dương thì phải xuất hiện ở Thất sơn,KỲ VÂN và CÀ MAU (KIM THÀNH HUYỆT,BÍCH NGỌC HUYỆT và LÂM HUYỀN HUYỆT ).
(Dật sĩ và NGUYỄN VĂN HẦU -THẤT SƠN MẦU NHIỆM ).
B/ LONG MẠCH CỦA TÀ LƠN :
Ta đã nhận biết khá rõ long mạch Tổ chạy từ Dãy Hymalaya (Còn gọi là Hy Mã Lạp sơn ),kết phát nên những địa huyệt tại miền Bắc cũng như tại niền Nam Việt nam. Tuy nhiên, Long mạch kết tụ tại Tà Lơn ( Bokor) lại là một nhánh khác của Long mạch Tổ, không cùng đường dẫn Long của Việt Nam. Dãy Hymalaya (Còn gọi là Hy Mã Lạp sơn ).Dãy Hymalaya tạo nên một vòng cung dài trên 2400 Km qua các nước : Pakistan,Kashmir,Ấn độ,Tây tạng,Nepal,Sickim,Bhutan bao bọc một vùng rộng gần 600.000 Km vuông.Đây chính là Tổ Sơn của cả Thế giới. Vùng địa huyệt Tà Lơn ( Bokor) chính là được kết tụ bởi vòng cung dài trên 2400 Km qua các nước : Pakistan,Kashmir,Ấn độ,Nepal,Sickim,Bhutan , Cam Pu Chia và kéo xuống vùng biển Thái Lan .
C/ ĐỊA THẾ TÀ LƠN ( BOKOR).
Núi Tà Lơn ( người Miên gọi là Bokor - tức là con bò ) cách Thị xã Kompot khoảng 10 Km về hướng Tây Nam. Đỉnh cao nhất của Núi Tà Lơn là 1.079m, vào mùa mưa đầy sương mù, cách 5m không nhìn thấy gì. Từ đàng xa chúng ta nhìn thấy núi Bokor giống như hình thể một con voi, chót núi luôn luôn bị mây bao phủ trắng xóa. Núi Bokor được ghép lại bởi ba trái núi, nên đường từ dưới lên đỉnh núi rất xa vì xe phải chạy quanh từ núi này sang núi nọ, hết cả ba núi mới đến nơi.
Từ Thị xã Kompot có hai con đường đi vòng quanh dãy Tà Lơn : Một rẽ bên phải là đường vào hồ Bokor và lên Chùa 500 vị Phật. Sau đó đi lên Trung Toà, Hàm Long, Cán Dù...
Đường thứ hai đi theo hướng về Công Pông Chàm, Công Pông Thơm đi khoảng 5 Km rẽ phải vào Núi Năm Thuyền có Chùa Năm Thuyền. Tại đây có pháo đài Bokor, là bộ sưu tập các tòa lâu đài (gồm khách sạn, casino, nhà thờ, cung điện…) được người Pháp xây dựng từ năm 1920.Nơi này , chính phủ Căm Phu chia đang cho xây dựng lại Casino rất lớn và sẽ khai trương vào tháng 11 này.Từ Chùa Năm Thuyền đi tiếp theo đường núi hiểm trở khoảng 32 Km ta có thể đến được khu vực đáng chú ý nhất của dãy núi Tà Lơn - Điện Minh Châu , Điện Bình Thiên, Điện Bàn Ngự, Điện Tứ Giao, Điện Lan Thiên...là nơi các vị Tổ của Huyền Môn , các vị lãnh đạo Đạo giáo ngày trước chọn làm nơi tu luyện.
Trong " Sấm giảng đời người "của Sư Vãi bán khoai có viết :
" Ngày xưa Phật ở nước Tần,
Rồi sau Phật lại đi lần về Nam. "
Câu đó có ý nghĩa về sự chuyển dịch trung tâm Phật giáo từ Tây Tạng sẽ dần chuyển về nước Việt, đồng thời cũng chỉ rõ co ta biết sự chuyển động và kết tụ của Hymãlạp sơn như thế nào?
Về kết cấu Địa chất, khu vực Tà Lơn hàng triệu năm trước còn là biển. Qua những kiến tạo địa chất, được dựng lên thành núi cao đến 1079 m. Bằng chứng thấy rõ ràng nhất là bất cứ ai bước chân đến Tà Lơn đều thấy cát ở đây là cát biển trinh nguyên.
Thời các vị tiền bối đến đây tu tập , Tà Lơn còn vô cùng hoang sơ . Ta có thể hình dung quang cảnh xứ này qua "Bài vè Tà Lơn " trong tác phẩm Thơ Núi Tà Lơn của nhà văn Sơn Nam :
'Tà Lơn xứ rày tạm con ở.
Làm lưới chài ngày tháng náu nương.
Gởi thơ về cho cha mẹ tỏ tường.
Cùng huynh đệ đặng cho hãn ý.
Kể từ thưở bôn trình vạn lý.
Ðến bây giờ hơn bảy tháng dư.
Nghiêng mình nằm nhớ tới mẫu từ.
Ngồi chờ dậy ruột tằm quặn thắt.
Nhớ huynh đệ lụy tuôn nước mắt.
Cam phận em ruột thắt từng hổi.
Vận bất tề nên phải nổi trôi.
Thời bất đạt nên con xa xứ.
Xứ lạ lùng con có một mình.
Cơn nguy hiểm lấy ai phò trợ.
Bởi thiếu thốn bao nhiêu đồng nợ,
Nay thân con phải chịu hoành hành.
.............
Việc ăn ở nhiều nỗi đắng cay,
Vái trời phật xin về quê cũ.
Xứ hiểm địa chim kêu vượn hú,
Dế ngâm sầu nhiều nỗi đa đoan.
Ngó dưới sông con cá mập lội dư ngàn,
Nhìn trên suối sấu nằm như trăm khúc.
Nay con tới nguồn cay nước đục,
Loại thú cầm trông thấy chỉnh ghê,
Giống chằng tinh lai vãng dựa xó hè.
Con gấu ngựa tới lui gần xó vách.
Bầy chồn cáo đua nhau lúc nhúc,
Lũ heo rừng chạy giỡn bát loạn thiên.
Trên chót núi, nai đi nối gót,
Cặp giả nhân kêu tiếng rảnh vang.
Ngó sau lưng, con kỳ lân mặt đỏ như vàng,
Nhìn phía trước, ông voi đen huyền như hổ.
Hướng đông bắc, con công như tố hộ.
Cõi tây nam, gà rừng gáy ó o...
Bài vè Tà Lơn, ông Tư đọc còn dài lắm. Ðoạn sau tả các loài ong độc, loài rắn, loài kiến hùm. Tóm lại, toàn là loài thú dữ ở trong sở thú Sài Gòn. Chấm dứt bài còn mấy chữcẩn ký nay thì. Ông Tư Khuyên tôi nên chép bài đó để học thuộc nằm lòng, xem như lá bùa hộ mạng. Ông còn khoe nhờ ông mà bài vè này được phổ biến khá sâu rộng trong xóm nhỏ."
http://music.vietfun.com/trview.php?cat=13&ID=5277
Đọc bài thơ đó chúng ta mới hiểu và cảm nhận được hết nghị lực phi thường của tiền nhân chúng ta trong tu tập.
C/ DẤU VẾT CỦA CÁC ÔNG ĐẠO TẠI TÀ LƠN( BOKOR ) TRONG LỊCH SỬ.1/ Huỳnh Giáo Chủ :
Mùa Thu năm 1939, sau khi hướng dẫn thân phụ đi viếng các am động miền Thất Sơn (phiá Tây Nam-Việt) đặc biệt là núi Tà-Lơn (Bokor) nằm trên địa phận tỉnh Cần-Giọt ( Kampot ) thuộc đất Cao-Miên, giáp giới Hà Tiên, Ngài hốt nhiên tỏ ra đại ngộ. Và ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (nhằm ngày 4 tháng 7 năm 1939 dl.), Ngài chánh thức khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo, một nền Đạo dân tộc đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong xã hội miền Nam và đóng một vai trò vô cùng quan trọng không những trong sinh hoạt tín ngưỡng mà còn trong lịch sử đấu tranh của Dân tộc. Đúng như lời Ngài viết trong bài “Thay Lời Tựa” (tức Sứ mạng của Đức Thầy): “Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão vì thời cơ đã đến, lý Thiên Đình hoạch định…” hoặc “ Ta hóa hiện ra đời cứu độ chúng sanh…Ta chuyển kiếp đã từ lâu chờ đến ngày ra trợ thế”. Vì vậy, việc giáng sanh của Ngài không phải do ngẫu nhiên mà là do sự sắp xếp từ nơi Thiên đình thượng giới, như lời Ngài tiết lộ :
“ Ta thừa vưng sắc lịnh Thế Tôn.
Khắp Hạ giái truyền khai Đạo pháp”.
(Diệu pháp Quang minh - tr.28).
Đăng sơn kỳ nhứt. - Lần đầu tiên nầy Đức Thầy đi núi Tà-Lơn với Đức Ông để cho Đức Ông đảnh lễ chư-vị Phật, Tiên và cảm thấy sự linh-thiêng huyền-diệu của chư-sơn liệt vị, và cũng để cho Đức Ông hoàn-toàn tin-tưởng rằng: Đức Thầy là một bực siêu-nhân chớ không phải thượng xác cỡi đồng như trước kia đã tưởng…
Núi Tà-Lơn (Bokor) nằm trên địa-phận tỉnh Cần-Giọt (Kampot) thuộc xứ Cao-Miên, giáp giới Hà-Tiên. Từ trước đến giờ Đức Thầy chưa hề có dịp bước chơn đến vùng nầy. Thế mà khi còn ở tại nhà, Đức Thầy đã kể cho Đức Ông nghe cuộc hành-trình phải từ đâu đến đâu. Đức Thầy cũng biết từ chặng nào tới chặng nào phải trả bao nhiêu tiền xe hơi hay xe ngựa.
Đăng sơn kỳ thứ tư - Lần ầy Đức Thầy đi núi Tà-Lơn và dẫn theo có một mình ông Ngô-thành-Bá tức Biện Đài ở Hòa-Hảo (2).
Khởi hành ngày mùng 6 tháng giêng năm Canh-Thìn (1940), hai Thầy trò được chở đưa bằng xe đạp đến vàm Cái-Đầm. Sau khi đò cập bến nhà
chơn núi hồi 8 giờ, hai Thầy trò xuống suối tắm rửa, thay đổi quần áo, mỗi người mặc một bộ đồ dà.
Tiến theo con đường « cam chại » (đường đi non) Thầy trò tới Trung-Tòa (hay là Long-Thuyền) lúc 1 giờ trưa, ghé vào một ngôi chùa nhỏ và tặng mấy nhà sư trong chùa 3 cuốn giảng của Đức Thầy (quyển thứ nhứt, thứ nhì và thứ ba) rồi từ-giã ra đi.
Đến ngả tẽ, Đức Thầy bảo đi qua diện Cô Nhứt (gần hơn một phần ba đường lên điện Minh-Châu). Đường đi dốc ngược, gập-ghềnh bước tới muốn sụt lui, nên 3 giờ chiều mới đến điện Cô-Nhứt. Lối 5 giờ chiều, Thầy trò đi ngang qua lộ lớn (bề ngang trên 4 thước) rồi đi lần tới điện Cao-Vân. Đêm đó đoàn lữ-hành nghỉ trên một tảng đá cao khỏi đầu, rộng bằng 2 bộ ván ngựa, mặt bằng phẳng.
Sáng ngày mùng 9, Thầy trò đi lên « Ruộng Năm dây ». Tại đây có đường mòn đi qua Bà-Ngự, nơi ông Cử đắc Đạo.
Rồi Thầy trò đi lần lên tới « Châu-Thiên », một cảnh thiên-nhiên tuyệt đẹp nhờ tòng bá lộn chen không cao không thấp. Khi còn cách « Tứ Giao điện » lối 100 thước, mặt trời vừa chen lặn. Đức Thầy dừng chơn bảo đừng nói chuyện. Chẳng có một bónh người ! Chỉ có chén bát, tương chao và những chiếc đủa nằm bừa-bãi trên bàn.
Sẳn có nồi nước tại đó và vì đói quá, ông Đài hốt cơm khô đeo theo bỏ vào nồi đun lửa nấu. Theo lời ông Đài thì bữa cơm ấy ông ta ăn ngon nhứt trong đời mặc dù thực-đơn chỉ gồm có một dĩa đọt khoai lang luộc.
Đêm ấy, Đức Thầy lên nóc điện thắp nhang đèn cầu nguyện, cúng lạy. Ngài nói với ông Đài: « Thầy đây chỉ lạy Phật-Tổ thôi kỳ dư các bực khác Thầy được miễn ».
2/ Ông Cử Đa.
Năm 1873, sau khi nắm rõ tình hình nghĩa quân, Trần Bá Lộc dẫn quân Pháp đánh vào Bảy Thưa. Ông Trần Văn Thành tử trận. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Quân Pháp tàn sát, giết hại, đốt làng của tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Ông Ngô Lợi thoát nạn, sau này quay trở về Láng Linh tiếp tục chiêu mộ nghĩa quân dưới danh nghĩa tôn giáo chờ thời cơ. Khi quân Pháp càn quét vào vùng căn cứ, một trong những đệ tử của Bổn sư Ngô Lợi đã dùng một chiếc ghe nhiều mái chèo theo sông Cái ra biển đào thoát về tận vùng núi Long Sơn ở Bà Rịa lập nên đạo Ông Trần.Riêng ông Cử Đa cải trang thành một vị sư lấy tên là Sư Bảy, giả điên khùng, lưu lạc nhiều nơi để tránh sự truy lùng của quân Pháp. Có lúc ông phái lánh sang Campot,Campongtrach, đến núi Tà Lơn tức Bokor (Campuchia).
Đến năm 1896, ông Cử Đa mới dám trở về vùng núi Cấm lập am ẩn danh. Năm 1896, khi rời Campuchia về nước, ông Cử Đa tìm gặp Đức Bổn sư Ngô Lợi để bàn chuyện tiếp tục đánh Pháp. Nhưng vị tu sỹ này từ chối do chưa đến thời cơ. Thất chí Cử Đa về vùng rừng Tri Tôn lập chùa Năm Căn qui ẩn.
...Riêng ông Cử Đa cải trang thành một vị sư lấy tên là Sư Bảy, giả điên khùng, lưu lạc nhiều nơi để tránh sự truy lùng của quân Pháp. Có lúc ông phải lánh sang Campot, Campongtrach, đến núi Tà Lơn tức Bokor (Campuchia). Đến năm 1896, ông Cử Đa mới trở về vùng núi Cấm lập am ẩn danh.
Mặc dù thất vọng, Cử Đa vẫn tụ tập lực lượng kéo đánh đồn Cây Mít của Pháp ở mé kênh Vĩnh Tế. Binh ô hợp, vũ khí thô sơ nên thất bại. Buồn bã, ông không về núi Tượng, cũng không trở lại núi Cấm mà đi thẳng lên núi Tà Lơn, trên đất Cao Miên.
....Tục truyền, Tết năm Giáp Tuất (1934), nhà văn Phan Khôi đã kỳ ngộ với Cử Đa ở chợ Bến Thành (Sài Gòn). Cử Đa bấy giờ đã đắc đạo thành tiên, và trong các cuộc cầu cơ, ông thường giáng đàn cho thơ với đạo hiệu ''Hư Không...''
Cử Đa truyền cho đời bài ''Vãn núi Tà Lơn'' và tập ''Lan Thiên'', đều viết bằng thơ lục bát.
3/ NGÔ VĂN CHIÊU
Trung tuần tháng 6-1928 (cuối tháng 4 Mậu Thìn), Ngô tiền bối xin nghỉ việc sáu tháng để đi du lịch Cam Bốt (thăm núi Tà Lơn,[12] Đế Thiên Đế Thích…) theo lịnh của Đức Cao Đài. Lúc này số môn đệ Chiếu Minh tháp tùng theo tiền bối có khoảng ba mươi người. Khởi hành ngày thứ Tư 13-6-1928.
Thứ Tư 30-3-1932 (24-02 Nhâm Thân), Ngô tiền bối đi thăm núi Tà Lơn lần thứ nhì. Người tỏ ý sẽ thoát xác nơi đây. Các môn đệ đi theo hết sức khẩn khoản, tiền bối mới bằng lòng trở về Cần Thơ.
Một số hình ảnh tại Chùa 500 vị Phật
Thày Lục cả trụ trì tại chùa 500 vị Phật. Nghe nói ngày trước vị này bị PonPốt bắt và đem 20 lít xăng đem thiêu nhưng không chết , chỉ bị cháy xém mất một cánh tay.
CẢNH TẠI CHÙA NĂM THUYỀN- BOKOR.
ĐIỆN MINH CHÂU.
ĐIỆN BÌNH THIÊN.
ĐIỆN BÀN NGỰ
ĐIỆN TỨ GIAO.
Nơi đây là chỗ tu tập của ông Trịng Công Hương ( Bửu Sơn Kỳ Hương) và bà Trúc Lâm Nương tu tập ngày xưa.
Hình bà Trúc Lâm Nương trong một lần dienbatn về thăm.
ĐIỆN LAN THIÊN
Đọc thêm : Các tư liệu sưu tầm về Bokor.
"Chúng tôi đã có một buổi tối ở Nam Vang không có gì vui vẻ lắm vì được biết chuyến đi Tà Lơn ngày mai chưa chắc thành công: Na cho biết Tà Lơn là núi quốc cấm nhưng có rất nhiều người tu từ Việt Nam lặn lội qua đây đi chui nhủi trong rừng rậm và nếu kiểm lâm bắt được họ sẽ phạt 200USD một người, và có nhiều người trên 70 tuổi chỉ ước ao một lần lên núi Tà Lơn chết cũng thỏa nhưng họ đã không thể lên được, vả lại nếu có lên núi thì ngày 29 âm lịch họ mới cho lên với lý do mang đồ lên chùa trên núi, còn hôm nay mới là ngày 27, quĩ thời gian chúng tôi không có nhiều... Với tôi, tôi chỉ biết đây là một núi đầy huyền linh, nơi Ngài Cử Đa đệ tử của Phật Thầy Tây An tu và đắc đạo Tiên ở đây.
Chúng tôi rời nhà lúc 6 giờ sáng ngày 28/4 thẳng tiến về tỉnh Cambode, ghé chợ mua bông, trái cây và đi “hú họa” trong kiên quyết. Xe dừng lại trước cổng đường lên núi, tôi ngồi phía trước cầm bông để tỏ vẻ cho thấy đoàn lên chùa cúng Phật. Sau một hồi lâu Na nói chuyện với những người gác cửa chúng tôi được phép lên núi phải trải qua 30km xe chúng tôi mới đến được chùa Nam Thiền. Chúng tôi diện kiến ông Lục, chủ trì chùa, người Việt nam duy nhất tu ở chùa này. Mây mù tỏa hơi lành lạnh, rồi những giọt mưa sớm của mùa mưa năm nay khiến chúng tôi liên tưởng đến Đà Lạt quê nhà. Sau bữa cơm trưa cháu Minh (tu sĩ chùa Phước Điền An Giang) đề cập đến việc lội bộ đi tiếp. Tôi không hiểu là đi đâu nhưng cứ nghe loáng thoáng là xuyên rừng khoảng 60 km cả đi lẫn về là nhụt chí quyết định không đi. Ý tôi lúc đó cũng giống bốn người đoàn thành phố (cô Diệu, chị Bình, chị Bích, Thúy). Để khuyến khích mọi người không sợ khó, sợ khổ Minh kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện có người đi rừng bị lạc nhưng gặp được ông già cho trái cây, thức ăn, chỉ lối ra nhưng đến khi gặp lại mọi người tất cả đều xác nhận ở đó chỉ toàn là cây. Tôi vẫn quyết định ở lại, và cứ nghĩ mọi người đã ra đi với một cái xoong, mấy ổ bánh mì, vài gói mì ăn liền và yên trí đi rửa chén. Một cảm giác nuối tiếc vụt lên trong tôi, nhưng rất may Minh đã quay lại và bảo chưa đi. Nắm cơ hội xuýt bị vuột, tôi quyết định đi và chỉ kịp chạy lên nhà nghỉ báo với mọi người cùng đoàn, mang theo một bộ đồ, chiếc mền xỏ vào đôi dép có quai hậu mà chị Bích đổi cho. Tốp xuyên rừng chúng tôi gồm tôi, cháu Minh, anh Hai (ba cháu Lãm tu ở chùa Phước Điền ngày xưa đã dẫn chúng tôi hành hương ở vùng Thất Sơn), và Thảo, Thái một cặp uyên ương sắp cưới. Tôi đã không kịp hỏi Minh đi đâu chỉ nghĩ là đến một ngôi chùa nào đó trong rừng nên cắm cổ đi. Chúng tôi lầm lũi đi trong sương mù, rồi mưa bắt đầu rơi mỗi lúc một nặng hạt. Khung cảnh trước mắt chúng tôi hiện ra mỗi lúc một đẹp. Cháu Minh cho tôi biết đây là Lan Thiên. Chỉ có thể là một nhà văn giỏi mới có thể tả hết được cảnh đẹp ở đây. Rất tiếc tôi là một người dở văn chương nên chỉ có thể “chép” lại bức tranh thần tiên này bằng ngôn ngữ sơ sài mong bạn đọc thông cảm. Thật vậy, đó là một “bình nguyên” đá bằng phẳng màu đen có, bảy màu có, có rất nhiều những tảng đá to nặng hàng tấn hình con cá sấu, chim, trâu, qui, rồng… tha hồ cho tâm mơ của bạn vẽ thú trong một rừng cây kiểng các loại, chả thế mà Ngài Cử Đa trước kia có để lại trong cuốn “giảng Tà Lơn” của mình là:
“LAN THIÊN một kiểng chép chơi.
Non cao đảnh thượng thảnh thơi vô cùng:
Hiu hiu gió thổi đùng đùng,
Phất phơ liễu yếu lạnh lùng tòng mai,
Mùa xuân tới kiểng lầu đài,
Tháng giêng mùng chín thi tài hùng anh,
Tứ vi mây phủ nhiễu đoanh,
Bồng lai một cảnh hữu danh tư bề”.
Vâng, những bước chân cao thấp của tôi dưới mưa, thình thịch trên cát trắng và đá màu khiến tôi ít có thời gian ngắm nhìn toàn cảnh bức tranh nhưng mỗi lần nhìn lên tôi thấy mình quá nhỏ nhoi, quá yếu đuối trước thiên nhiên lớn lao, núi rừng hùng vĩ. Đã có lúc tôi nghĩ đến đường xa mà hối hận cho quyết định của mình nhưng rồi tiến thoái lưỡng nan, đành phải chú tâm vào mỗi bước chân của mình với ý nghĩ cứ đi rồi sẽ đến. Lan Thiên cái tên gọi làm cho người ta thoáng nghĩ đến hoa lan hay phong lan của cõi tiên. Cây cảnh trên này rất nhiều đặc biệt là cây có hai loại lá gọi là bá tùng (lá của hai cây bách và tùng trên một cây), mai trắng, mai hồng năm cánh, cánh hoa mai rất dày, có lẽ mùa này lan rừng ít trổ bông nhưng tôi cũng hái được một bó bông địa lan màu hồng cánh sen định bụng tới nơi dâng cúng Thầy Mẹ.
Về điểm lạ, quí của cây kiểng bá tùng người ta có câu ví von:
“Người tu như thể bá tùng,
Ai ai cũng quí cũng trông cũng nhìn”
Tôi, các bạn hẳn chúng ta ai cũng muốn như cây bá tùng, từ cái nhị nguyên của hai loại là tùng, bách hợp nhất trở về nhất nguyên của một cây dũng mãnh trước phong ba bão táp có đúng không?
Minh hái cho tôi một bông hoa màu vàng từ một chùm dây bò như dây khoai lang, có đuôi phía dưới như đuôi hoa loa kèn, đầu nó giống như đầu dương vật thường được gọi là trái nước, bảo tôi bật nắp hoa ra uống nước trong đó và giải thích thêm cho tôi biết xưa kia Tổ Thầy đi rừng dùng loại nước từ hoa này để giải khát và tăng thêm sức lực, nó là kết tinh của sương và chỉ nên dùng những bông hoa chưa bị bật nắp, cây có tác dụng giải độc gan vì thế khi trở về chúng tôi đã hái một ít mang về nhà nấu nước dùng thử.
Chúng tôi dừng lại chùa Bình Thiên (nay đã bị tàn phá chỉ còn lại dấu tích cái mái) dâng những bông hoa lan hồng đẹp nhất thế gian lên Tổ Thầy và ước nguyện tinh tấn tiếp bước theo chân các Vị Tiền Bối.
Mưa vẫn rơi, cái túi đằng sau tôi thực sự làm phiền tôi, nó trở nên quá nặng và thít chặt vào hai vai làm tôi phát nghẹt thở nên đành gửi lại cho cháu Minh mang giúp. Minh phát hiện một con rùa trước mặt nói với tôi và lẩm bẩm nếu trước lúc đi mà thấy con rùa này thì sẽ ở lại, còn tôi thì cho rằng đoàn đang được một trong tứ linh đón đường chào mừng. Đi được một quãng lại thấy một con cá to tung tăng lội trong nước tôi cảm nhận mọi thứ sẽ suông sẻ. Ở Bình Thiên chúng tôi phải băng qua hai con suối trong đó tôi đã suýt bị một con suối nước lớn cuốn trôi may mà có ba người nam giới kéo lên. Chắc bạn cũng muốn biết lúc đó cảm giác của tôi như thế nào? Chả là tôi không biết bơi nên khi bước xuống nước lạnh sâu ngập tới bụng tôi có cảm giác như bị ngợp nhưng rồi ý chí mạnh mẽ khiến tôi hết sợ, ngay cả lúc bị trôi tôi vẫn bình tĩnh nghĩ rằng sẽ vượt qua được hiểm nguy: người đi hành hương bao giờ cũng có Trời Phật độ, tôi có quá Mớ (“hợm hĩnh”) không?
Chúng tôi lần lượt dừng lại kỉnh lễ nơi Cổng Bàng Ngự (hai cột đá có hình như cái trụ), dừng chân quan sát Ruộng Năm Dây (những hòn đá màu đen to ước nặng hàng tấn ở đây có hình như chiếc bánh xu, xếp thành năm hàng, khi Đức Thầy – Đức Huỳnh Giáo Chủ đi ngang đây đã đặt cho nó cái tên là đàn năm dây), băng theo đường mòn trong rừng và dừng chân ở Tứ Giao Điện (nơi ông Cả – Thân sinh của Đức Huỳnh Giáo Chủ tu tập và NGỘ đạo) lúc 17g30. Tứ Giao Điện là một tảng đá tự nhiên rất lớn bằng phẳng được chống bởi các hòn đá tự nhiên khác tạo thành một cái động đá có 4 cửa ra vào. Tôi thật ngỡ ngàng vì cứ tưởng mình phải được tới một cái chùa nào đó có mái che và thú thật có phần hơi thất vọng vì công sức chuyến đi của mình. Chúng tôi làm lễ cúng các Vị Tổ Thầy và giăng chiếc bạt bằng ni lon trên một tảng đá lớn ngủ qua đêm. Hơn năm tiếng đồng hồ dầm mưa trèo đèo lội suối băng rừng hơn hai mươi cây số ai nấy đều ướt mèm nhưng thật may tôi còn được một bộ đồ mang theo còn khô và tấm mền hơi ẩm. Tôi cảm thấy thật sự khỏe mạnh tỉnh táo lạ thường ngoại trừ ống quyển bị sưng trầy do thụt hố vì trời mưa nhưng không có cảm giác bị đau đớn (?) Thái bị lạnh và sốt nên li bì suốt đêm sáng mới khỏe lại, còn anh Hai cũng thấm lạnh phải thoa kem mới chịu nổi, cháu Minh thường dẫn các đoàn lên đây nên không hề hấn gì, còn tôi không ngủ suốt đêm tha hồ nghe tiếng những con ve sầu rền rĩ và tiếng nước suối ầm ì quanh đây vì đây là lần đầu tiên trong đời tôi nằm ngủ trong rừng sâu dưới trời mưa lạnh. Trong đoàn chỉ có Thảo nằm ngủ với bộ đồ ướt một cách ngon lành và có cảm giác là được ngủ trong nhà có mái che ấm cúng, nghe tiếng ông già và ai đó nói lao xao nhưng không rõ mặt. Sáng hôm sau chúng tôi lạy các Vị Tổ Thầy, dời gót khi trời còn nhập nhoạng. Dọc đường về chúng tôi ghé thăm hồ sen bằng đá (nói là hồ chứ thật ra là cả thiên bàn đá xanh đen hay xanh xám hình lá sen to như những chiếc bàn dài khoảng một thước, rộng 4 hay 5 tấc đặt trên ao – “sàn đá”), Minh còn chỉ cho chúng tôi những hạt sen bằng đá. Điều này khiến chúng tôi liên tưởng đến chín phẩm Sen Vàng biểu tượng cho Tây Phương Cực Lạc Quốc Độ và mơ màng nghĩ đến khi Đại Hội Long Hoa mở Mơ MINH MẪN cho tất cả chúng sinh ai là người có vinh hạnh được dự và chiêm ngưỡng nó? Làm thế nào để nó luôn ở trong TÂM mơ của mỗi chúng ta?
Tôi tiếp tục ngắt những bông hoa địa lan với tâm nguyện thay người mẹ đang ốm yếu vì bệnh tật, già nua, thay cửu huyền thất tổ nội ngoại dâng lên Thầy Mẹ cầu xin cho họ được khỏe mạnh, an lạc, gia đạo gặp mọi điều tốt lành. Cháu Minh đi nhanh quá, nhưng tôi cũng phải cố gắng để không thể rớt lại sau nó nhiều vì phải chú tâm vào việc tìm hoa trên đường đi. Lạ thay những bước chân tôi như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn, tôi quên cả mệt mặc dù phải cúi xuống rất nhiều để hái hoa. Tôi đã có trong tay một bó hoa nào địa lan màu hồng cánh sen, nào lan rừng màu vàng trắng, nào những cành bá tùng, nào là… hoa gì ấy hay cỏ dại có hoa màu trắng mà tôi không biết tên gọi của nó để dâng Phật rồi. Đường về không mưa nhưng nước trong khe núi vẫn chảy đều, chúng tôi vẫn phải dầm chân trong nước lạnh, vấy cát, đá. Còn khoảng 10 km nữa là về đến chùa Nam Thiền nhưng may sao chúng tôi gặp chiếc xe ben chở đất và được người tài xế tốt bụng cho quá giang. Tôi thở phào nhẹ nhõm, xúc động thầm cảm ơn Thầy Mẹ, các Đấng Thiêng Liêng, các Sơn Thần đã nương cho đôi chân chúng con theo dấu các Vị Tổ Thầy, đi tới nơi về tới chốn an toàn.
Sân chùa hôm nay chật ních xe hơi vì là ngày cúng nên các phật tử tụ họp về đây. Tôi dâng bó bông đa sắc, thật đẹp ấy lên Ngôi Tam Bảo. Cái dư âm của Lan Thiên, Bình Thiên, Tứ Giao Điện gây ấn tượng quá mạnh trong tâm trí tôi. LAN là gì bạn nhỉ có phải là HOA ĐA SẮC? LONG HOA? Hoa MƠ ngày nào năm xưa rời núi Dài tôi chưa kịp hái dâng Mẹ? Hoa Tình Thương? Hoa của ngày mừng gặp Mẹ Cha? THIÊN có thể là là…Tiên Cảnh của Thế Giới Đại Đồng? Của Tây Phương Cực Lạc Quốc Độ? là là…MUÔN HOA ĐUA NỞ KHOE SẮC MÀU? Là ngày mùng (vô minh) mở mingh mẫn sáng suốt đến?
Du lịch đến Bokor có lẽ là tour phổ biến nhất tại Kampot. Bokor Hill Station trên Phnom Bokor (núi Bokor) là một quần thể các tòa nhà kiến trúc thời Pháp trên đỉnh núi gồm khách sạn, sòng bạc, nhà thờ, dinh thự hoàng gia... xây dựng vào đầu những năm 1920. Trong thập niên 1990, người ta đã ví Bokor như là “một nơi kỳ lạ nhất trên thế giới” và “thành phố ma” vì vẻ hoang tàn và kỳ bí của nó.
Bokor vào thời thịnh vượng đã từng là nơi nghỉ dưỡng của các quan chức Pháp và du khách nước ngoài ở Đông Dương. Đó là một khu nghỉ dưỡng trên đồi với khí hậu ôn hòa tránh cái nóng nhiệt đới. Nơi đây bị bỏ hoang nhiều năm nên đã bị đổ nát nghiêm trọng. Tuy nhiên, du khách có thể ngắm quang cảnh hùng vĩ của bãi biển và hưởng thụ không khí mát mẻ. Núi Bokor được bao phủ bởi rừng rậm và bạn có thể tham gia các chuyến khám phá rừng. Nhiều du khách từng thấy các chú voi và thú hoang dã. Hiện chính quyền điạ phương đang có kế hoạch phục hồi lại khu du lịch này.
...Trạm Bokor Hill nằm trên đỉnh môt ngọn núi cao hơn 914m tại Phnom Bokor. Nó được xây dựng tại đây bởi khí hậu trong lành dễ chịu và có một tầm nhìn tuyệt vời xuống bãi biển, thác nước, rừng rậm và thiên nhiên hoang dã. Những gì còn sót lại tại “sào huyệt” của quân đội Pháp vào những năm 1920 là khách sạn, sòng bạc, nhà thờ, trạm cảnh sát, bưu điện...đã trở nên hoang phế, điêu tàn kể từ Chiến tranh thế giới thứ II.
Hiện nay, sự điêu tàn hiện rõ lên trên những bức tường vôi vữa mục nát, cửa sổ vỡ tan, cầu thang đổ vụn và các bức tường gạch đổ nát. Người Khơ Me Đỏ đã lấy đi tất cả những đồ đạc có giá trị của những khu nhà này.
Đến những năm 1970, nó đã hoàn toàn bị bỏ hoang vì những quả mìn còn sót lại là một mối nguy hiểm lớn đến khách du lịch. Tuy nhiên, hiện nay trạm Bokor Hill đã trở thành một địa điểm du lịch phổ biến nhất tại Kampot, Campuchia.
dienbatn muốn các bạn để ý đến một điều : Cách đây cả trăm năm , chính quyền Pháp đã xây dựng được những khu nghỉ mát thật tuyệt vời như : Bà Nà - Núi Chúa ( Đà Nẵng), Bạch Mã ( Huế ), Tam Đảo ( Vĩnh Phúc ), Ba Vì ( Hà tây ), Bokor ( Cam Pu Chia)....với phong cách xây dựng luôn thân thiện và tôn trọng môi trường. Để ý một cách bao quát hơn, hầu hết những nơi được chính quyền Pháp ở thuộc địa chọn làm nơi xây dựng công sở chính quyền của vùng , đều là những nơi đắc địa về mặt kiến trúc Phong thủy. Vậy : Người Pháp hơn 100 năm trước có nắm được nghệ thuật Phong thủy không ? câu trả lời dienbatn xin giành cho các bạn.
Thân ái. dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét