Bộ Cương Đạp Đẩu là 1 pháp thuộc nghi thức của Đạo Giáo.Trong huyền môn Đạo Giáo Đạp Cương Bộ Đẩu không chỉ đơn thuần là 1 pháp thỉnh thần mà là 1 nghi thức tối quan trọng trong các đàn pháp lớn của Huyền môn.Trong Đạo Giáo tất cả các loại pháp thuật và Bùa đều là dùng tha lực của Chư Tiên, Chư Thánh hỗ trợ vào, muốn cho lá bùa hoặc đàn pháp của mình có sự oai lực tuyệt đối thì phải tấu xin và khẩn cầu các vị Thần, Tiên giúp đỡ, nhưng chúng ta mới chỉ là con người phàm làm sao có thể gặp hoặc lên trời cầu xin được các vị Thần Tiên đây ? Vậy thì phải làm cách nào ? trả lời : Đạp Cương Bộ Đẩu chính là cách để có thể thông thần với các vị Tiên, Thánh đó, bởi khi Đạp Cương Bộ Đẩu chính là dùng chân đạp lên các ngôi sao Bắc Đẩu Thất Tinh, 7 ngôi sao này tượng trưng cho 7 bậc thang bước lên tới trời để tấu thỉnh.Thời Chiến quốc Tần, Hán gọi là : Thiên Xu, Thiên Tuyền, Thiên Ky,Thiên Quyền, Ngọc Hành , Khai Dương , Dao Quang . Sau này Đạo Gia gọi là : Khôi, Chước Hoan,.Hành,.Tất,.Phủ,.Phiêu.Thông thường mỗi Bộ Cương ở trên đều có cách bước và câu chú khác nhau, khi bước Bộ Cương thì Pháp Sư thường hay kết hợp với chú ngữ và kháp quyết, đọc 1 câu chú, đạp 1 Bộ Cương, Bấm 1 quyết, theo như trình tự chân bước." Có các trận đồ :BẠCH KỲ BÁT MÔN,THIÊN CẤU TRẬN,HỒNG CẤU TRẬN,CHÂU TIỄN HỎA TRẬN,NGŨ HÀNH TRẬN,BÁT ĐỒ TRẬN,CỜ TAM TRẬN...và cuối cùng học thế trận Kỳ vĩ nhất là THIÊN ĐỒ TRẬN PHÁP. BÁT QUÁI THIÊN ĐỒ tại Thế ,tuy hữu hình,nhưng vận chuyển theo pháp Vô vi,dùng Đạo pháp Siêu nhiên:"QUY TAM BỬU -THỐNG TAM TÀI ",tụ Ngũ Khí để chế biến,sử dụng.Ngũ hành tuân theo luật tương sinh,tương khắc,không chỉ vận chuyển với sức phàm mà đủ,mà còn có các vị Thiên Tiên hỗ trợ,nên rất chi là diệu diệu,huyền huyền.Các Đạo sinh ngồi trong Bát quái trận sử dụng phép vận khí theo vòng Đại Châu Thiên :Theo quan niệm y học phương Đông, thì một cơ thể là một thái cực, một vũ trụ. Cơ thể có mười hai chính kinh, và kỳ kinh bát mạch. Khi chân khí khởi hành từ bất cứ huyệt nào, kinh nào, tạng nào, phủ nào, chiều nào, sau khi luân lưu hết mười hai kinh, qua ngũ tạng, lục phủ, rồi trở về điểm khởi hành thì gọi là đại tuần du nghĩa là đi hết một vòng Đại Chu Thiên. Khi chân khí khởi hành từ bất cứ , tạng nào, phủ nào, thông ra Nhâm mạch, Đốc mạch, hoặc bất cứ huyệt nào trên Nhâm mạch, Đốc mạch, sau khi luân lưu một vòng theo Nhâm mạch, Đốc mạch rồi trở về điểm khởi hành thì gọi là tiểu tuần du, nghĩa là đi hết một vòng Tiểu Chu Thiên. Vòng Đại Châu Thiên : đầu tiên quán tưởng cho hơi thở (gọi là Minh châu )nơi Huyệt Huê quang.Bắt đầu hít vô chuyển cho Minh châu lên Thượng đài,chạy vòng xuống Huyệt Ngọc chẩm rồi xuống Huyệt Giáp tích.Ngưng lại nơi đây,nuốt tân dịch từ từ cho rơi xuống Hạ điền (Rốn ),nằm nơi đó,rồi bắt đầu chuyển từ Huyệt Giáp tích xuống Huyệt Vĩ lư,tới Huyệt Trường cường,sau đó tách ra làm hai bên và đi vòng xuống hai chân,ngưng nơi hai ngón chân cái rồi thở nhẹ ra(Quán tưởng đưa tất cả trược trần xuất ra ngoài 2 ngón chân cái.).Tiếp tục hít hơi vô,cảm thấy 2 làn Điển quang từ ngoài chạy vào 2 ngón chân cái(Cảm thấy mát lạnh ),chạy trở lên Huyệt Trường cường rồi đến Vĩ lư,lên nữa cho đến Giáp tích và ngưng lại đó,nuốt Tân dịch lần nữa đưa về Hạ điền,nằm lại đó.Bắt đầu chuyển tiếp từ Giáp tích ra hai tay ,chạy đến 2 ngón tay cái thì ngưng lại và thở nhẹ ra (Ý tưởng đưa tất cả trần trược xuất ra ngoài ngón tay cái ).Sau đó lại bắt đầu hít vô,cảm thấy có hai lằn Điển chạy vào từ 2 ngón tay đến Giáp tích rồi lên Huyệt Ngọc chẩm,đến Thượng đài rồi trở lại Huê quang.Như vậy là đã đi hết một vòng Châu thiên -Hành như vậy mỗi lần 36 vòng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét