4. Bước 4:
Đặt Can Chi của môn khí vào trung cung chạy thuận đến Can Chi của các thần
sát.
Ví dụ 1: Nhà toạ Tý (Canh Tý) hướng Ngọ (Bính Ngọ), cửa mở hướng Tốn (Tân Tị)
Đặt Tân Tị vào trung cung chạy thuận đến Can Chi của địa bàn (bảng trên), các Can Chi rơi vào
cung nào an thần sát tương ứng tại đó.
Ví dụ 2:Nhà toạ Tý (Canh Tý) hướng Ngọ (Bính Ngọ), cửa mở hướng Tị (Ất Tị) .
Đặt Ất Tị vào trung cung chạy thuận đến Can Chi trong bảng trên, các Can Chi rơi vào cung nào an thần sát tương ứng tại đó.
Ví dụ 3: Nhà toạ Tý (Canh Tý) hướng Ngọ (Bính Ngọ), cửa mở hướng Mùi (Đinh Mùi) .
KHAI MÔN – PHÂN KIM ĐIỂM THẦN SÁT (theo Huyền Không)
Trong thời gian qua chúng ta đã tìm hiểu về lý thuyết Huyền Không cũng như ứng dụng của nó. Nay tôi xin trình bày ở một mức cao hơn của Huyền Không (cũng có thể gọi là “Huyền Không” cao cấp). Đó là phương pháp khai môn (mở cửa chính hoặc cổng) dùng phân kim để an thần sát (cát hung)
Nếu chúng ta để ý thì sẻ thấy: hai nhà cùng hướng, cùng nhập trạch trong một vận, nhưng vượng suy khác nhau. Đó là vì cách để cửa và bố trí trong nhà khác nhau.
Đại môn hay cửa chính là nơi người nhà thường ra vào là nơi động khí mạnh nhất và cũng là nơi rước họa hay đón phúc của mọi người sống trong nhà đó.
Phép phân kim điểm thần sát là cách xác định vị trí cửa chính hoặc cổng rồi theo đó mà xác định Thần (cát khí) hay Sát (hung khí) vào trong cửu cung
Trước khi đi vào chi tiết cũng xin nhắc lại: Nếu nhà có cửa được vượng khí thì vẫn vượng nhưng nếu cửa đó hợp cách với cách phân kim thì càng vượng hơn, còn nếu thất cách thì cũng giảm đi nhiều phần. Nếu cửa chính là suy tử mà cách phân kim được đắc cách thì sự “hung” sẽ giảm đi nhiều và ngược lại
1-) La kinh phân châm:
a- La kinh thông thường: Ngoài cách phân bổ vòng tròn của la bàn ra làm 24 cung người ta còn phân làm 60 cung , mỗi cung 6’ gọi là “phân châm”.
b- Phân châm theo Huyền Không:
Cách phân châm theo cách trên có nhược điểm là hay bị vào tuyến “đại không vong” hoặc “tiểu không vong”. Theo Huyền không thì phân châm mỗi cung 3’ vị chi là 120 cung. Cách này được Thẩm trúc Nhưng (tác giả cuốn Thẩm Thị Huyền Không) phát triển và dùng cho tới ngày nay.
Muốn áp dụng phương pháp Phân kim điểm thần sát đòi hỏi người xem phải có kinh nghiệm đồng thời dụng cụ đo đạc cần chính xác vì chỉ cần lệch một chút là đã cho kết quả khác, đặc biệt là tìm tâm nhà. Đặt la kinh vào tâm nhà để xác định TÂM cửa chính nằm trong cung nào.
2-) Thần Sát:
Thần sát có hai loại cát, hung. Gồm:
Cát
Dương quí nhân
Âm quí nhân
Thiên lộc
Thiên mã
Đào hoa
Hung
Đại sát
Thiên hình
Độc hỏa
3-) Lục thập Hoa Giáp
Là những cặp phối hợp giữa 10 can và 12 chi, được 60 cặp gọi là Lục Thập Hoa Giáp
4/ An Thần Sát:
Thần Sát được tính toán dựa vào:
- Phân kim tọa sơn nhà
- Phân kim Đại môn hoặc Cổng (thành môn)
An Thần Sát gồm hai bước:
Bước I :
· Lấy can chi của Đại môn (hay cổng) để tìm chi của thần sát . Như vậy ta sẻ có hai đồ hình, một của đại môn và một của thành môn.
· Lấy Phân kim của Tọa sơn nhà để tìm can của Thần Sát.
Can của thần sát dựa trên can phân kim của tọa sơn nhà theo phép Ngũ Hổ độn.
Phép Ngũ Hổ độn là phép tìm can tháng dựa vào can của năm theo bài ca quyết sau:
Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ
Ất Canh chi tuế Mậu vi đầu
Bính Tân chi tuế tầm Canh thượng
Đinh Nhâm, Nhâm dần thuận hành lưu
Duy hữu Mậu Quí hà phương Giáp
Giáp Dần chi thượng hảo suy cầu
Có nghĩa là Phân kim tọa sơn là giáp hay kỷ thì can khởi là Bính, can tọa là Ất hay Canh thì can khởi là Mậu, Can tọa sơn là Đinh hay Nhâm thì can khởi là Nhâm, Can tọa sơn là Mậu hay quí thì can khởi là Giáp. Sau đó đặt can khởi tại chi Dần rồi an tiếp các chi còn lại theo vòng “Lục Thập Hoa Giáp”. Thí dụ: Can khởi là Mậu thì đặt vào chi khởi là Dần tức Mậu Dần và các can chi tiếp theo là Kỷ Mão, Canh Thìn,… Hoặc Can Khởi là Canh thì đặt vào chi khởi là Dần tức Canh Dần và các can chi tiếp theo là Tân Mão, Nhâm Thìn,…
Bước II :
Đặt phân kim đại môn nhập trung cung rồi an tiếp các can chi tiếp theo của vòng “lục thập hoa giáp” vào cửu cung theo vòng “lường thiên xích” thuận. Cứ hết 9 cung thì lại cho nhập trung cung rồi an tiếp cho tới hết.
Thay thế can chi bằng Thần sát có can chi đó.
Nhà mà Phân kim cổng và phân kim đại môn trùng nhau (tức cửa và cỗng thẳng nhau) thì không nói gì. Nếu cổng bố trí khác với đại môn thì việc đặt cổng như thế nào để đại môn ra cát khí: Lộc, Mã, Quí nhân chứ không phải là Đại sát, Thiên Hình, Độc Hỏa đòi hỏi trình độ cao và đặc biệt phân kim đại môn lại được song tinh cát khí (Lộc+Mã), (Lộc+Quí), (Quí+Mã) hay Phân kim cổng và phân kim Đại môn để đại môn ra tam tinh cát khí (Lôc+Mã+Quí Nhân) lại thêm vượng khí đến đại môn hoặc đắc thành môn thì không còn gì bằng, cách này trong khoa địa lý gọi là đắc “tam hội liên châu” cực quí hiển và tốt đẹp.
5-) Kích Thần, chế sát:
Ngoài cách bố trí thủy hỏa trong nhà cho phù hợp với Thần sát còn phải biết kích thần, chế hóa sát. Đây là nét độc đáo của Huyền Không.
Trong Huyền Không , sau khi đã an tinh bàn Ta biết được trong một cung có nhiều sao mang tính chất ngũ hành khác nhau mà sinh hay khắc nhau. Nay ta biết thêm được Thần sát đến cung đó mang tính ngũ hành dựa vào can chi của Thần Sát đó.
Nếu tính chất ngũ hành trong cung tăng được cho ngũ hành của thần hoặc chế hóa ngũ hành của sát thì thật tốt đẹp. Bằng không ta cần đến vật khí phong thủy hầu kích thần chế sát vậy.
Thi du: phân kim đại môn là giáp thìn, phân kim của tọa sơn là Đinh hợi
Phân kim đại môn là giáp thìn, tra bảng
Can giáp thì chi thần sát:
Thiên Lộc - Dần
Âm quí nhân - sửu
Dương quí nhân - Mùi
Chi Thìn thì chi thần sát:
Thiên mã - Dần
Đào hoa _ Dậu
Đại sát - Mùi
Thiên Hình - Thìn
Độc Hỏa - Tị
Tọa sơn nhà là Đinh Hợi, dùng Ngũ Hổ độn cho can Đinh thì khởi là Nhâm tức Nhâm Dần rồi an tiếp : Nhâm dần. quí mão, giáp thìn,...
Như vậy can chi thần sát sẽ là :
- Thiên lộc - Nhâm dần
- Âm quí nhân - quí sửu
- Dương quí nhân - Đinh mùi
- Thiên mã - nhâm dần
- Đào Hoa - Kỷ dậu
- Đại sát - Đinh mùi
- Thiên hình - Giáp thìn
- Độc hỏa - Ất tị
Đặt phân kim đại môn vào trung cung phi thuận theo lường thiên xích ta được:
Nhâm tý .......Mậu thân .........Canh tuất
Tân hợi ....Giáp thìn...........Bính ngọ
Đinh mùi ......Kỷ dậu..............Ất tị
Rồi lại cho tiếp Quí sửu nhập trung cung rồi phi tiếp ta được
Tân dậu......Đinh tị........Kỷ mùi
Canh thân..........Quí sửu........Ất mão
Bính thìn........Mậu ngọ............Giáp dần
Rồi lại cho Nhâm tuất nhập trung cung rồi phi tiếp……..
Thay thế các can chi trên bằng thần sát ta được
………..X...........Thiên lộc.................X.......
........................Thiên mã
............X..........Âm quí nhân.............X.......
.......................Thiên hình
Đại sát...............Đào hoa...........Độc hỏa
Dương quí nhân.
Cho Giáp thìn nhập trung cung rồi an các can chi trong lục thập hoa giáp theo vòng "lường thiên xích thuận"
49.....................45............................47............
48.....................41Giáp thìn..............43............
44Đinh mùi ......46Kỷ dậu.................42Ất tị
Rồi lại cho tiếp 50Quí sửu nhập trung cung rồi phi tiếp ta được
58...........................54....................56...........
57.......................50Quí sửu............52...........
53.......................55.........................51
Rồi lại cho 59Nhâm tuất nhập trung cung rồi phi tiếp……..
Sau cùng là 35Mậu tuất nhập trung cung
...................39Nhâm dần..........................
...................35.........................37.............
38...............40.........................36.............
Sau cùng thay thế các can chi trên bằng Thần Sát mang can chi đó.
KHAI MÔN – PHÂN KIM ĐIỂM THẦN SÁT (tiếp theo)
Nhà tọa Ất hướng Tân 287’ vận 8
Thành môn ở Hợi 330' (có ngã tư). Cửa mở tại cung Tân và Dậu là có vượng khí.
Tọa sơn 107’ Quí mão, Cửa chính mở tại 283’ Ất dậu, cổng mở tại 321’ Nhâm Tuất
1- An Thần sát của phâm kim Ất Dậu
· Chi Thần sát theo can Ất:
- THIÊN LỘC : Mão
- ÂM QUÍ : Tý
- DƯƠNG QUÍ : Thân
· Chi Thần sát theo chi Dậu:
- THIÊN MÃ :Hợi
- ĐÀO HOA : Ngọ
- ĐẠI SÁT : Thìn
- THIÊN HÌNH : Dậu
- ĐỘC HỎA : Thân
· Can Thần sát theo can của tọa sơn Quí Mão khởi từ Giáp Dần (51)(can theo ngũ hổ độn của Quí là Giáp)
- (51) Giáp Dần
- (52) Ất Mão _ THIÊN LỘC
- (53) Bính Thìn _ ĐẠI SÁT
- (54) Đinh Tị
- (55) Mậu Ngọ _ ĐÀO HOA
- (56) Kỷ Mùi
- (57) Canh Thân _ DƯƠNG QUÍ, ĐỘC HỎA
- (58) Tân Dậu _ THIÊN HÌNH
- (59) Nhâm Tuất
- (60) Quí Hợi _ THIÊN MÃ
- (1) Giáp Tý _ ÂM QUÍ
Lấy Ất Dậu (22) nhập trung cung bay thuận (vòng 1)
_ Giáp Ngọ (31) nhập trung cung bay thuận (vòng 2)
_ Quí Mão (40) nhập trung cung bay thuận (vòng 3)
_ Nhâm Tý (49) nhập trung cung bay thuận (vòng 4) ta được.
57……….53………….55
56……….49………….51
52……….54………….50
_ Tân Dậu (58) nhập trung cung bay thuận (vòng 5) ta được
6………..2…………4
56……..58……….60
1………..3………..59
Thay số bằng thần sát……
2- An thần sát của phân kim Nhâm Tuất:
Tương tự như trên ta được:
- Thiên lộc _ Quí Hợi (60)
- Âm Quí _ Giáp Tý (1)
- Dương quí _ Ất Mão (52)
- Thiên Mã _ Canh Thân (57)
- Đào Hoa _ Ất Mão (52)
- Đại sát _ Ất sửu(2)
- Thiên Hình _ Ất sửu (2) và Kỷ Mùi (56)
- Độc hỏa _ Quí Hợi ( 60)
Sau đó cho Nhâm Tuất (59) nhập trung cung bay thuận…………..
- Phân kim theo cửa Ất Dậu thì cửa chính được THIÊN MÃ.
- Phân kim theo cổng Nhâm Tuất thì cửa chính được Âm Quí.
- THIÊN MÃ Có hành là thủy theo hành của Quí hợi. Cung hướng Tây có (8-1-8) là Thổ (8-8) sanh kim (cung đoài) rồi kim sanh thủy (1), như vậy là được THIÊN MÃ vượng.
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ MÔN KHÍ CỬU CUNG ĐIỂM THẦN SÁT ĐÁNG LƯU Ý :
* "Theo ngu ý của riêng tôi thì Phong Thủy học của thầy Trần Mạnh Linh mang tính sử dụng tổng hợp các kỹ thuật của các phái: Bát Trạch, Huyền Không, thêm cả chút Lý Số Phong Thủy (Khai Môn Điểm Thần Sát). Thực ra các cái mà bạn thấy ghi là Độc Hỏa, Kiếp Tài, Thôi Quan ...đều là những cách cục Huyền Không mà thôi, các tên này phần thì cũng đã có trong các sách cổ, phần cũng được thấy Mạnh Linh đặt ra để người học dễ nhớ. Còn như phân ra làm 8 cung, cái gọi là Nguyên Khí chính là được Phúc Nguyên của Bát Trạch mà thôi. Còn cái gọi là Khai Môn Điểm Thần Sát thì bắt nguồn từ thuyết Thần Sát có từ đời Hán, thuyết này gây ra nhiều tranh cãi, bởi có rất nhiều Thần Sát không có được lý giải thích hợp, rất có thể do các Phương Sĩ đời xưa đưa ra để hù thân chủ ... :x . Hơn nữa Thần Sát hay được dùng trong Tứ Trụ Toán Mệnh, chứ ít thấy nói đến trong Phong Thủy. Huyền Không chỉ hay nói đến Ngũ Hoàng Liêm trinh, Tam Hợp thì nói Tam Sát ..... Tóm lại tôi thấy sách của Thầy Trần cũng là dùng tổng hợp các kiến thức hiện có của các sách Phong Thủy, Kinh Dịch, Mệnh Lý có ở Việt Nam, nhưng ông đã dùng cách biến hóa tên gọi để làm mới cho sách của mình. Bằng chứng là ông đánh giá rất thấp Bát Trạch, như vậy ông chưa hề biết đến Bát Trạch Chân Pháp. Huyền Không thì ông chỉ dừng ở mức dùng cách cục, chưa thấy sử dụng được Linh thần, Lưu thần...."
* "Mang cửu tinh đặt đủ thứ tên làm rối người ta. Nào là 4-9 làm Phúc đức; 4-7 làm Đào hoa; 3-7 làm Kiếp tài... Ông ấy không biết rằng Thần-Sát định cát hung, Cửu Tinh đo lường vượng suy. Mang hai cái này ghép lại rồi nói là Nguyên khí, thật hết sức tưởng tượng.
Tam Hợp quý Âm long mà xem thường Dương long vì Âm long ở được các ngôi tôn quý của Thiên tinh nên phát phú quý lâu dài hơn Dương long, Dương long thì bạo phát bạo tàn. Tuy nhiên nếu Dương long đắc cách còn hơn âm long trung bình. Đây là luận về Âm Dương long của Tam hợp phái. Nói Nguyên khí là khí Âm tĩnh phát chậm lực mạnh so với cách luận của Tam hợp như trên còn quá khiên cưỡng. Chưa nói đến Nguyên khí thực chất là Khí nhất nguyên, nói Khí nhất nguyên là khí Âm là đã sai lắm rồi."
http://khonggian4chieu.freeforums.org/
dienbatn : Đây là một tài liệu về Phong thủy cũng đáng để nghiên cứu. Nếu hiểu rõ , chúng ta cũng có được một số kiến thức về Lý Khí.
7/ CÁCH ĐẶT BẾP .
DI YÊN HẠ HOẢ (Phép đặt bếp)
(1) Vị trí đặt bếp (chiếm 5 điểm):
Chọn các cung tốt trong cửu cung (Lộc, Mã, Quý Nhân. Chưa có gia đình có thể
đặt ở Đào hoa, Thiên Mã).
2) Đặt bếp tại các cát sơn (chiếm 3 điểm):
(a) Đặt bếp theo vòng lục diệu:
Nhất long, Nhị Vũ, Tam Âm, Tứ Hổ, Ngũ Xà, Lục Trận
Trong đó Nhất Long, Tứ Hổ là cát các cung còn lại là hung.
Theo toạ sơn của nhà để tính, không căn cứ vào toạ sơn của phòng bếp. Trường hợp bếp nằm thành nhà riêng tách rời độc lập, khác mái với nhà thì tính cung của nhà bếp riêng (cũng chia nhà bếp thành 9 cung và tính toán như tính với một cái nhà). Vị trí của nhà bếp nằm riêng này căn cứ vào toạ, hướng của nhà chính để chia thửa đất thành 9 cung và chọn cung tốt về huyền không và không có các thần sát xấu mà dựng bếp.
Cách tính:
Nhà toạ NHÂM, TÝ, BÍNH, NGỌ, GIÁP, MÃO, CANH, DẬU khởi Nhất Long tại NHÂM TÝ, sau chạy thuận cứ hai sơn một cung Nhị Vũ, Tam Âm, Tứ Hổ, Ngũ Xà, Lục Trận Nhà toạ CẤN, DẦN, KHÔN, THÂN, TỐN, TỊ, CÀN, HỢI khởi Nhất Long tại QUÝ SỬU. Nhà toạ ẤT, THÌN, CANH, TUẤT, QUÝ, SỬU, ĐINH, MÙI khởi Nhất Long tại CÀN HỢI. Đông tứ mệnh đặt Nhất long tốt hơn. Tây Tứ mệnh đặt Tứ hổ tốt hơn
Bảng lập sẵn để tra
Ngoài ra còn dùng kết hợp cung Phi mệnh chủ với cửu cung của 24 hướng để
tìm thêm các vị trí tốt xấu của bếp (Sự kết hợp này giúp chúng ta sử dụng trong trường
hợp không tìm được vị trí Nhất Long, Tứ Hổ phù hợp khi xây sửa nhà, hoặc kết hợp cả
hai để lấy cái tối ưu)
- Nhâm, Thìn, Ngọ, Đinh, Thân thuộc Khảm
- Tý, Dần, Bính, Tân, Tuất thuộc Ly
- Quý, Khôn thuộc Khôn
- Sửu, Ất, Tị, Canh thuộc Đoài .
- Cấn, Dậu thuộc Cấn
- Giáp, Mùi, Hợi thuộc Chấn
- Mão, Tốn thuộc Tốn
- Càn thuộc Càn
Nếu đặt bếp, mệnh trạch chủ phối với khu vực đặt bếp ra:
- Sinh khí là Phúc tinh Tốt nhất
- Phục vị là Quý tinh Tốt nhất
- Thiên y là Thọ tinh Tốt thứ 2
- Diên niên là Tài tinh Tốt thứ 3
- Lục Sát là Sát tinh Xấu
- Ngũ Quỷ là Hao tinh Xấu
- Tuyệt mạng Xấu
- Hoạ hại Xấu
Bếp ra Phúc tinh: là tốt nhất, vị trí này phù hợp với bếp có Mộc dưỡng Hoả như
nguồn dưỡng mệnh. Nếu lại được âm dương Quý nhân hợp cách nữa thì có thể chế ngự
được hung sát, tăng cường phúc khí cho ngôi nhà.
Bếp ra Quý tinh: cũng như Phúc tinh, Quý tinh có Mộc khí nuôi dưỡng táo hoả
quý hoá như viên ngọc châu gia truyền linh bảo trong nhà. Nếu được cùng âm dương
Quý nhân hợp cách nữa thì chủ quý hiển vinh hoa, giải trừ hung hoạ, chế phục cát tinh.
Nếu đã đủ các yếu tố đã nêu mà lại ra vào cung tử tức nữa thì là phép dùng hoả cầu tự.
Phép này các bậc tiền nhân đã dùng, linh diệu thật khó lường.
Bếp ra Thọ tinh: tức phép lấy chân hoả hậu thiên bổ khuyết cho hoả hầu tiên
thiên mà kéo dài tuổi thọ. Phép này nếu được cùng với thái cực Đào hoa ra vào cung
Diên thọ là cầu thọ pháp.
Bếp ra Tài tinh: là vị trí được đánh giá thấp nhất trong 4 vị trí cát, nó chủ về phát
tài lộc. Lấy tài tinh là dùng nguyên lý “Ngã khắc giả vi tài”, dùng hoả đốt chảy nguyên
tinh chân phách mà dẫn nhập thành tài. Nói cách khác là cách này dùng chân hoả hậu
thiên hỗ trợ đốt chảy nguyên tinh (phách) của chính mình mà dẫn nhập biến thành tài.
Cũng tựa như một người hút lấy tuỷ cốt của mình để mà ăn. Tài quá vượng thì tự đốt
cháy hết phách, con cháu không được nhờ, không được hưởng gì.
(3) Hướng cát theo vòng du niên bát biến ( cùng với kỵ ở dưới thì đạt 2 điểm):
So mệnh chủ nhà với hướng bếp (từ sau bếp nhìn tới
trước), được Sinh Khí, Thiên y, Diên niên là tốt. Trường hợp vợ
chồng Đông Tây tứ trạch khác nhau thì có thể lấy hợp với vợ để
san sẻ cái tốt cho vợ, nhất là đối với người vợ nhiều bệnh tật.
(4) Kỵ:
- Kỵ đặt bếp tại vị trí Hoàng tuyền, Bát sát.
(4) Kỵ:
- Kỵ đặt bếp tại vị trí Hoàng tuyền, Bát sát.
- Kỵ bếp trực xung với cổng và cửa nhà: chủ về hao tài, sinh ra ăn uống tụ tập, trẻ
em lười học.
- Kỵ thuỷ hoả tương xung: bếp cạnh nước, hoặc trên hoặc dưới nơi chứa nước
(cách khoảng 80cm là được).
- Kỵ xú uế: chủ trong nhà có bệnh tật, ốm đau, sức khoẻ kém (nhà có mùi không
khí tanh khoảng 10 đến 30 ngày dễ có tang).
- Kỵ bị thực khí xung xạ đè nén (trên có dầm nhà, góc chéo dưới gầm cầu thang,
góc nhọn chiếu vào bếp...): chủ nhà bế tắc không hanh thông.
(5) Những vị trí cần phải kiêng tránh đặt bếp:
Nhà toạ Càn kiêng đặt bếp tại Bính.
Nhà toạ Cấn kiêng đặt bếp tại Ất.
Nhà toạ Đoài, Khôn kiêng đặt bếp tại Quý.
Nhà toạ Chấn, Tốn kiêng đặt bếp tại Canh.
Nhà toạ Khảm, Ly kiêng đặt bếp tại Giáp.
(Mệnh chủ, hướng nhà cũng nên kiêng như vậy)
8. TRẤN TRẠCH:
(1) Trấn hướng nhà không hợp:
Hướng nhà không hợp mệnh dùng bếp để trấn. Dùng hướng cát của bếp (là chiều
từ bếp nhìn ra ngoài).
Hướng nhà Tuyệt mệnh dùng táo quay hướng Thiên y.
Hướng nhà Ngũ Quỷ dùng táo quay hướng Sinh khí.
Hướng nhà Hoạ hại, Lục sát dùng táo quay hướng Diên niên.
Mức độ trấn tuỳ thuộc sự sinh vượng của Thiên y, Sinh khí, Diên niên. Dùng
hướng bếp so với sơn chủ và mệnh chủ.
Ví dụ: Sơn chủ (lưng nhà) Tốn hướng Càn, mệnh Tốn. Bếp quay hướng Bắc (Khảm) kết hợp với
Tốn được Sinh khí mộc. Sinh khí được Khảm thuỷ sinh.
Ví dụ: Mệnh Khảm.
Nếu nhà sơn chủ Khôn (Tuyệt mạng) dùng bếp hướng Chấn là Thiên y (thổ).
Nếu nhà sơn chủ Khôn (Tuyệt mạng) dùng bếp hướng Tốn là Sinh khí (mộc).
Nếu nhà sơn chủ Khôn (Tuyệt mạng) dùng bếp hướng Ly là Diên niên (kim).
Dùng khí tạo ra bởi hướng bếp với với mệnh chủ (cùng Đông Tây): Sinh khí
(Mộc), Thiên y (Thổ), Diên niên (Kim) so sánh với quẻ của sơn chủ (lưng nhà)
Ví dụ: Mệnh Tốn.
Phương Khảm (1) sinh khí.
Sơn chủ (lưng nhà) Càn (6)
1 + 6 = Thuỷ hợp với Tốn mộc
2 + 7 = Hoả
3 + 8 = Mộc
4 + 9 = Kim
6 + 1 = Thuỷ
Ví dụ: Ly mệnh, nếu lưng nhà là Cấn (hợp thành Ngũ quỷ) đặt bếp Chấn (hợp thành Sinh khí)
giáng Ngũ quỷ, tốt vì 8 + 3 = Mộc. So sánh: Mệnh Ly Hoả. Khí bếp Sinh khí Mộc. Sơn chủ Cấn Thổ. Vì
Thổ của Cấn sinh mộc (8 + 3 = Mộc) làm cho mộc tiên thiên càng vượng. Nếu lưng nhà Khôn thì bị khắc thực sự.
(2) Trấn cửa không hợp cách (theo vòng Phúc đức gặp phải sao xấu):
PHÉP DI YÊN HẠ HOẢ:
- Nhâm, Thìn, Ngọ, Đinh, Thân thuộc Khảm
- Tý, Dần, Bính, Tân, Tuất thuộc Ly
- Quý, Khôn thuộc Khôn
- Sửu, Ất, Tị, Canh thuộc Đoài
- Cấn, Dậu thuộc Cấn
- Giáp, Mùi, Hợi thuộc Chấn
- Mão, Tốn thuộc Tốn
- Càn thuộc Càn
Ví dụ: Nhà toạ Canh hướng Giáp. Bếp đặt tại Quý sơn. Mệnh chủ là nam sinh
năm 1973 (Ly).
Quý sơn đặt bếp thuộc quẻ Khôn
Mệnh chủ là Ly
Sơn Quý nơi đặt bếp thuộc quẻ Khôn
(nếu di chuyển thì là sơn nơi mới đến)
Nhà toạ Canh theo cách tính vòng Lục Diệu thì bếp Quý rơi vào Nhị Vũ (xấu)
Mệnh chủ sinh năm Quý Sửu 1973 tính ra cung sinh là Tốn 4. Từ quẻ Minh Di
chi Khôn ta bỏ đi hào 4, còn lại 8 hào. tiếp tục bỏ hào 1 và 9 còn lại 6 hào là quẻ Dự
(a) Cấp độ 1: (Đưa bếp về Nhất Long hay Nhị Vũ... để tân táo hợp với mệnh chủ)
Lần đầu chuyển chỉ cần chọn ngày đẹp như thông thường
Quý sơn đặt bếp thuộc quẻ Khôn
Mệnh chủ là Ly
Tân táo: chọn cùng Đông Tây tứ trạch
với mệnh chủ (Ví dụ Tý sơn) .
Mệnh chủ sinh năm Quý Sửu 1973 tính ra cung sinh là Tốn 4. Từ quẻ Minh Di
chi Hoả ta bỏ đi hào 4, còn lại 8 hào. tiếp tục bỏ hào 1 và 9 còn lại 6 hào là quẻ Giải.
Khảm với Chấn tạo thành khí Thiên y (Cự môn 8), đẹp.
Lấy số của sao nhân với số cung Phi của mệnh chủ (Ly 9):
72 9 8 = × vậy sau 72 ngày thì việc chuyển tới nơi mới của bếp mới có hiệu lực,
lúc đó mới có thể chuyển dịch tới nơi khác nếu muốn.
(b) Cấp độ 2: (Để tạo ra quẻ lục hào là khí cát, có tác dụng chế cửa bị ra sao xấu của
vòng Phúc đức)
Sau 72 ngày chọn ngày đẹp để chuyển bếp
* Phương án thứ nhất là chuyển về Bính (thuộc quẻ Ly) là nhất Long
Cựu táo Tý sơn
Phục vị
Mệnh chủ là Ly Phục vị
Tân táo: Bính Nhất Long Phục vị
Mệnh chủ sinh năm Quý Sửu 1973 tính ra cung sinh là Tốn 4. Từ quẻ Thuần Ly
chi Hoả ta bỏ đi hào 4, còn lại 8 hào. tiếp tục bỏ hào 1 và 9 còn lại 6 hào là quẻ Khốn.
Đoài với Khảm tạo thành khí Hoạ hại , xấu. không dùng
phương án này.
* Phương án thứ hai:
Cựu táo Tý sơn
Phục vị
Mệnh chủ là Ly
Tân táo: Ngọ
Mệnh chủ sinh năm Quý Sửu 1973 tính ra cung sinh là Tốn 4. Từ quẻ Thuần Ly
Hoả ta bỏ đi hào 4, còn lại 8 hào. tiếp tục bỏ hào 1 và 9 còn lại 6 hào là quẻ Tuỳ.
Đoài với Chấn tạo thành khí Tuyệt mạng, xấu. không dùng phương án này.
* Phương án thứ ba:
Cựu táo Tý sơn
Mệnh chủ là Ly
Tân táo: Cấn
Mệnh chủ sinh năm Quý Sửu 1973 tính ra cung sinh là Tốn 4. Từ quẻ Thuần Ly chi Hoả ta bỏ đi hào 4, còn lại 8 hào. tiếp tục bỏ hào 1 và 9 còn lại 6 hào là quẻ Khốn.
Đoài với Khảm tạo thành khí Hoạ hại , xấu. không dùng
phương án này.
Chỉ dùng hai cấp độ là phải ra quẻ đẹp. Quẻ lục hào ra khí tốt thì có tác dụng chế
hoá được cửa xấu. Còn nếu chỉ ra được quẻ đẹp thì chỉ có nghĩa là vị trí đặt bếp đó đẹp.
Ý NGHĨA CỦA PHÉP DI YÊN HẠ HOẢ:
Táo đặt ở Nhất Long:
Nếu chọn được Nhất Long mà quẻ lục hào ra Sinh khí thì chế được cửa Bại tuyệt
và Xương dâm.
Nếu chọn được Nhất Long mà quẻ lục hào ra Thiên y thì chế được cửa Ôn hoàng
và Thiếu vong.
Nếu chọn được Nhất Long mà quẻ lục hào ra Diên niên thì chế được cửa Khốc
khấp và Khẩu thiệt.
Táo đặt ở Tứ Hổ:
Nếu chọn được Nhất Long mà quẻ lục hào ra Sinh khí thì chế được cửa Cô quả
và Tự ải.
Nếu chọn được Nhất Long mà quẻ lục hào ra Thiên y thì chế được cửa Điên
cuồng và Trường bệnh.
Nếu chọn được Nhất Long mà quẻ lục hào ra Diên niên thì chế được cửa Pháp
trường và Tố tụng.
Xin theo dõi tiếp bài 15- dienbatn .
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaEm chào anh Hùng !
Trả lờiXóaThôi anh quan tâm làm gì đến mấy cái truyện vớ vẩn của cái ông thiensu hoang tưởng ấy ,cả thế giới này nếu ai đã từng nghe thấy truyện năm 2010 ở Niệt Nam có ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh tuyên bố sẽ ngăn mây cản mưa cho Hà Nội chắc đều cười khẩy và quay đi nói truyện khác . Ngày em còn học PTLV thì cũng chỉ nghĩ đơn giản là ủng hộ cho việc phục hồi văn hiến Việt thôi .Lúc ấy nghĩ nếu đúng là cả kho tri thức cổ phương đông mà là của người Việt thì tự hào quá , thế là theo chứ chẳng nghĩ thiệt hơn gì . Sau đến vụ đuổi mây ngăn mưa thì em chợt giật mình vì thấy ông ấy có vẻ không bình thường . Lúc đầu còn tưởng ông ấy nói đùa nên cứ kệ sau ai dè ông ấy nghĩ thế thật .
Ở Việt Nam giờ chắc chỉ còn vài chục ông đệ tử ruột là còn tin tưởng và cổ vũ cho ông ấy thôi .Thực ra họ cũng trong sáng thôi chứ chẳng có động cơ giống ông ấy đâu . Nhưng vì họ chưa am tường về phong thủy lại chưa được chứng kiến thực tế nên họ ngộ nhận mà cuồng tín đó thôi . Kệ họ rồi đến một lúc nào đó họ sẽ nghĩ ra ,giờ thì chưa đâu vì đã va đâu mà biết .Cứ rỗi là họ lại vào đó đọc long phong rồi nịnh bợ nhau nên mụ mẫm chẳng biết giời đất gì cả . Không lẽ nền khoa học hiện đại của cả thế giới có khả năng đưa con người lên mặt trăng và lặn sâu xuống đáy đại dương 7000 mét lại phải quẳng hết đi để phụng sự ông thiensu hoang tưởng đó sao ? Thật xấu hổ khi dân tộc Việt Nam có người con như ông ấy ,mà ông ấy lại lấy danh xưng văn hiến 5000 năm Lạc Việt mới nhục cho quốc thể chứ .
Cái ông trucgiac ấy thì kệ ông ấy ,mồ mả nhà ông ấy cứ để cho sư phụ thiensu của ông ấy lo . Vừa nói phong phong bên này một lúc đã thấy chạy về bên ấy khen ông thiensu dự đoán bão số 7 rồi . Có sư phụ siêu thế cần gì phải sang đây đòi kiểm chứng việc làm mộ ,có mà rỗi hơi lại đi đuôi có với mấy cái ông đệ tử của PTLV .
Cảm ơn bài viết số 14 này của anh nhiều ,nhờ nó mà em hiểu cái anh thầy phong thủy đầu tiên đến nhà em tư vấn đã theo trường phái của thầy Trần Mạnh Linh – Vụ ấy tốn khá tiền mà chẳng đem lai hiệu quả gì . Sau lại đến ông thiensu tư vấn cho làm em khốn khổ khốn nạn . Sau vụ ấy bỏ công tìm hiểu qua anh em bạn bè mới biết hầu hết chỗ nào ông ấy làm điều khốn khổ như thế . Lần ấy em còn môi giới cho mấy đứa em họ để ông ấy tư vấn nữa mới khổ chứ . Tróng số đó có thằng em giờ có nguy cơ vợ nó không sinh đẻ được . May mà sau mấy lần ấy em phát hiện kịp thời nếu không đã nhờ ông ấy để mộ cho ông già em thì giờ chắc nhục te tua rồi . Không hiểu sao hồi đó mình ngu thế không biết !
Anh còn nhớ cái bể nước trước nhà em hồi anh sang dùng mật tông làm lễ không ? Tháng chín năm ngoái em đập nó đi tiện thể em mở lối cho cổng đi thẳng từ đường cái xóm vào sân chứ không đi vòng sang phải như mấy ông PTLV bảo nữa . Lúc làm vì chán quá nên tiện cái đế bể bằng xi măng còn đó dùng làm nền đường đi luôn cho đỡ phải đập . Làm xong giờ phân cung điểm hướng mới thấy tâm cổng và 3/4 chiều ngang của cổng nằm ở sơn Ngọ của cung Ly . Nhà em thì 195 độ lẽ ra cổng phải nằm trọn ở sơn Đinh mới phải . Nay cổng không nằm ở Đinh mà lại ở Ngọ chắc không được tốt rồi anh nhỉ ?
Thôi anh nghỉ ngơi cho khỏe rồi mai viết tiếp cái phongt hủy luận đi anh ,anh càng viết càng hay đó anh ạ !
Chúc anh chị vui và khỏe !
Em : NHC
Chào anh dienbatn,
Trả lờiXóaMấy bài anh viết thật bổ ích khi học về Huyền không. Nhưng có một số phần đối với em thật sự khó hiểu. Ví dụ trong bài 14 có phần "khai môn điểm thần sát" từ bước 1-4 thì bắt đầu bước 2 đến 4 khó hiểu quá. Đặc biệt bước 4 có " Đặt Can Chi của môn khí vào trung cung chạy thuận đến Can Chi của các thần
sát". Không hiểu chạy thuận như thế nào, bắt đầu từ đâu. Rất mong anh giải rõ nghĩa hơn được không. Xin chân thành cảm ơn.
daothu2011 à .
XóaBạn cho hắn chạy từ trung cung theo chiều thuận là theo đường lường thiên sích ấy . Cụ thể là từ : Trung Cung ---> Càn ---> Đoài ----> Cấn ----> Ly-----> Khảm -----> Khôn -----> Chấn -----> Tốn ----> Rồi trở lại trung cung .
Được biết bạn từng học hết PTLV trương trình nâng cao của bác thiensu ,vậy bạn không chép bài này về à ?
Thân .
Để dienbatn bổ xung thêm phần này cho rõ vào bài viết. Thân ái. dienbatn.
Xóahic .
Trả lờiXóabác dienba không viết phong thủy luận nữa mới đúng ý đồ của sư phụ ra . hic .
" Dù ai nói ngả nói nghiêng.
XóaLòng ta vẫn giữ như kiềng ba chân ". dienbatn.
Trước hết Cảm ơn anh Dienbatn đã quan tâm.
Trả lờiXóaAnh gì nặc danh ấy cũng xin cảm ơn anh đã góp ý. Mình trao đổi với nhau cho biết tên dễ gọi được không. Tôi thì mới chỉ học lớp PTLV cơ bản thôi, nhưng thật ra tôi cũng đã đọc rất nhiều về huyền không. Tuy vậy trong các tài liệu thường dùng từ Phi thuận, phi nghịch. Ở đây anh dienbatn lại dùng từ Chạy thuận nên tôi không hiểu là thuận như thế nào. Nhưng dù gì thì tôi cũng rất khó hiểu vì chưa thông về kiến thức này.
Coc Vang do daoth2001.
XóaKính thưa anh Dienbatn, trong bài 14 anh có cho đường link http://www.nhantrachoc.vn về bài viết anh Vanhoai để rõ thêm nhưng tôi tìm hoài không thấy. Nếu tiện anh có thể cho link cụ thể đến bài viết luôn được không. Xin cảm ơn.
Trả lờiXóahttp://www.nhantrachoc.vn/archive/index.php?t-4307-p-3.html&s=d42ebd9bb6eb89dc5f8e251eea2ecdc5
XóaHì hì ,chạy với phi thì cũng vậy thôi mà bạn . Kiểu như khi bạn muốn lấy chồng sớm thì bạn chạy ,còn khi sợ người khác lấy mấy chàng ấy thì phạn phi cho nhanh ấy mà .
Trả lờiXóaÀ không phải mình dấu tên đâu ,mà vì mình chọn TK google xong rồi nhâp meo và pass nó cứ bị lỗi nên chọn ẩn danh cho nhanh thôi mà . mình tên duyen
Thân
Xin cảm ơn anh dienbatn nhiều!
Trả lờiXóamọi người ơi cho mình hỏi ngải yêu bên thái rất hay có phải không ạ
Trả lờiXóaCháo chào chú dienba .
Trả lờiXóaChắc chú bận làm lễ ngày rằm nên thấy ít viết . Cháu định chờ đến phần phong thủy luận của riêng chú mới đọc ,dưng mà nóng ruột quá nên hỏi trước chú câu thứ hai chú ạ . Lúc nào ngừng làm lễ mà chú mở máy tính thì chỉ giùm cháu với chú nhé :
Cháu đã học được phép mở cổng ,cửa ..... chính xác rồi chú ạ . Nhưng mà khi mở cổng vào đất nếu đã chọn được sơn tốt rồi thì có cần chọn hướng cho cổng không ạ ? Cụ thể là thông thường khi mở cổng người ta hay có thói quen lấy hai mép cổng ra hết mép đất xong xây hai cái trụ cổng là xong . Điều đó dẫn đến mộ hiện tượng là cứ đất hướng nào thì cổng hướng đó .
Giờ ví dụ hướng đất 205 độ là hướng xấu ,nếu mở cổng ở sơn tốt nhưng hai trụ cổng xây thẳng mếp đất nên cũng có hướng 205 độ mất rồi .
Vậy thì chủ nhà có thể xây lệch một trong hai trụ cổng ( thò ra ,thụt vào) thì lập tức cái cổng sẽ có hướng khác ngay thôi . he..he .chú dienba thấy cháu có siêu không ?
Dưng mà cháu hông biết làm như vậy có tốt không ? Và khi xoay lấy hướng thì phải xoay về hướng nào (phải hay trái ) ?
Cái này là thiết thực với mọi người lắm đó chú dienba ạ . Vì thế cháu thiết tha mong chú làm phúc chỉ cho mọi người đi chú !
Cháu ngàn lần cảm ơn chú .
Trong phong thủy , với mỗi tiết minh người ta thường có 3 yếu tố cần kiểm tra : Sơn - Hướng - Vị . Sơn là đằng lưng, Hướng là phía trước mặt, vị là tọa độ của tiết minh đó trong địa trạch. Khi xây cổng cũng phải thực hiện tương tự. Người ta thường xây cổng thụt vào như cái hom giỏ để đón khí.Thân ái. dienbatn,
XóaCháu chào chú dienba .
Trả lờiXóaChú dạy vậy nghĩa là khi gặp trường hợp đất hướng bị phạm KHÔNG VONG ta sau khi chọn vị + Sơn ta phải xây hai trụ cổng thụt vào như cái phễu để đón khí . Nhưng vì hướng đất phạm KHÔNG VONG nên ta chỉ việc xây một trong hai trụ cổng lồi ra thụt vào sao cho hướng của riêng cái cổng không bị không vong nữa là ổn phải không ạ ?
Nhưng cháu hỏi thên chú chút ạ :
Cháu thấy trên diễn đàn HKLS từng có người hỏi câu này nhưng hông thấy ai trả lời . bản thân cháu nghĩ đây cũng là vấn đề hóc búa nên vẫn để ý tìm hiểu nhưng hôm nay mới gặp cao nhân nên quyết định hỏi chú ạ :
Ví dụ :
Một nhà có một miếng đất mà hai cạnh trước và sau không song song ,nhà ấy làm một cái nhà chông chênh ở giữa đất . Giờ nếu đo hướng của đất thì lấy cạnh trước nhà hay sau nhà để đo ạ ?
Cháu mong chu dạy cháu ạ .
Tôi không nói là đo theo hướng đất, xin xem lại câu đã trả lời. dienbatn.
XóaCháu chào chú dienba .
Trả lờiXóaCháu đã hiểu ý chú rồi . Dưng mà cháu muốn chú giải đáp một câu hỏi ạ :
vậy chúng ta có cần quan tâm đến hướng đất không ạ ? Nếu có thì khi nào cần quan tâm đến nó ạ ?
Cháu đã từng thấy có rất nhiều người tranh luận về một miếng đất có cạnh phía trước và cạnh phía sau không song song với nhau . Khi đo thì cạnh sau bị phạm đại không vong ,còn cạnh dước không bị phạm không vong . Sau đó miếng đất bị thầy kết luận là bị phạm đại không vong . Vị thầy này khuyên chủ nhà nên bỏ một phần phía sau đất rồi xây tường thụt vào hoặc ra để chỉnh cho nó vào độ số không bị phạm .
Mong chú giải đáp cho cháu câu hỏi hóc búa này ạ ?
Cháu cảm ơn chú .
Theo tôi, khi bố trí nhà chúng ta nên có chút linh hoạt. Với nhà vùng nông thôn đất rộng thì không nói làm gì. Với nhà thành phố, như tại Tây Hồ bây giờ giá 500 triệu đồng/m2 thì chắc chẳng ai dám bỏ như thày cậu. Tuy nhiên với một miếng đất nhất định , chúng ta cố gắng quy cho vuông hoặc chữ nhật căn nhà, phần còn lại làm sân hoặc trồng cây. Cổng vẫn có thể lấy hướng và vị theo hướng tốt và vị tốt. Thân ái. dienbatn.
Trả lờiXóaVậy là cháu hiểu rồi .
Trả lờiXóaTúm lại là mọi thứ từ cổng ,cửa ...đến giếng nước đều căn cứ vào tâm của căn nhà . Nếu đất không vuông thì cứ mặc kệ hắn ,cố gắng lấy nhà cho vuông vắn là được . Còn cổng thì căn cứ vào việc phân cung điểm hướng của ngôi nhà mà chọn vị và hướng cho cổng là ổn .
Dậy mà cháu cháu học phong thủy lạc việt sư phụ cháu lại bảo là cổng lấy theo tâm đát .
Giờ cháu làm theo chú vậy .
Cháu rất cảm ơn chú .
Chào chuyên gia, tôi muốn hỏi một chút. Thực sự là tôi không hiểu chuyên sâu về An thần sát, nhưng muốn tìm hiểu xem ngôi nhà của mình có phạm không, đọc bài của chuyên gia tôi thấy viết sâu quá, nhưng áp dụng thì bản thân còn chưa hiểu rõ. Vậy nhờ chuyên gia bỏ mấy phút xem giúp nhà tôi xem các vùng trường khí Âm quý nhân, Dương quý, Đào Hoa, Thiên Lộc, Độc hỏa, Thiên hình... nằm ở vị trí nào của ngôi nhà. Thông tin nhà tôi là: Tôi sinh năm 1981, nhà Tọa Tây Bắc, hướng Đông Nam (Tốn - 133 độ), nhà ống chữ nhật dọc theo hướng Tây Bắc đến Đông Nam. Cửa chính hướng Đông Nam.
Trả lờiXóaÀ, có 1 của phụ tại phương Bắc (Tý). Xin cảm ơn chuyên gia trước nhé.
Trả lờiXóaChào diendantnblog. Tôi xin hỏi một chút về vị trí đặt bàn thờ thân tài.
Trả lờiXóaTôi sinh năm 1983. Hiện nay tôi đang thuê một văn phòng làm việc. Tôi đứng tên công ty. Văn phòng hướng Tây Nam. Cửa văn phòng đặt về bên trái ( đứng từ trong nhìn ra), nếu theo la bàn đặt từ trung tâm văn phòng thì cửa hướng về phía Nam. Bàn thờ thân tài tôi đặt cuối văn phòng ( tọa đông) nhìn về hướng tây Nam. Tôi muốn đặt bàn thờ ở phía tây Bắc hoặc Đông Nam và hướng về Tây Nam. Nhưng 2 vị trí trên lại nằm ở giữa Vp và không có tường che chắn. Vậy tôi muốn hỏi là vị trí bàn thờ thần tài ( góc đông của văn phòng) có hợp lý không. Nếu muốn chuyển vị trí như tôi trình bầy ở trên thì tôi phải làm ntn. Cám ơn diễn đàn
http://dienbatnblog.blogspot.com/2013/05/nhung-hieu-biet-can-thiet-ve-ban-tho.html
XóaChào Bác HungBui
Trả lờiXóaem mới bập bỏm tìm hiểu Phong thủy, em thấy trang nhà mình có nhiều bài hay và thiết thực. em đang theo dõi và tìm hiểu phong thủy tại đây: rất mong Bác và các anh chị chỉ bảo.
em xin hỏi về an thần sát: vì em làm lại ví dụ trên Bác đã nêu nhưng đến phần Thay số bằng thần sát thì lại không khớp
vd: 6....2.....4
5.....58....60
1.....3.....59
đối chiếu với các can chi để an thì có 58;59;60;1 thì trùng còn lại 2;3;4;5;6 thì không khớp rất mong được Bác và mọi người chỉ bảo. Thanks
Tôi rất thích loạt các bài viết của tác giả Dienbatn. Đây là loạt bài có đầu tư về thời gian và kiến thức cả kinh nghiệm thực tiễn khi đi làm để viết ra. Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần và thấy rất có ích cho bản thân mình trong quá trình sửa đổi một số vị trí trong nhà cho mình và thấy tính hiệu dụng của nó rất rõ rệt. Tuy nhiên tôi vẫn còn chưa hiểu được việc tìm Nguyên khí cho cuộc đất và ngôi nhà để hợp nhất được địa khí nhân khí và Thiên khí cho ngôi nhà của mình. Việc lập thành 64 đồ hình và cách sử dụng nó cho phù hợp với từng Tọa hướng cụ thể của ngôi nhà và cuộc đất. Xin được hướng dẫn hay cung cấp các tài liệu hướng dẫn dduocj không ạ. Xin Cám ơn
Trả lờiXóaChào bác Dienban,
Trả lờiXóaViệc an thần sát chẮc là không quá khó. Cái khó ở đây là việc hóa giải nếu như bị phạm ( ví dụ cung cửa phạm phải Thiên hình, độc hỏa hay đại sát) thì phải làm cách nào để hóa giả điều đó trong trường hợp không chuyển được cửa hoặc việc đó quá tốn kém?
Cháu chào Bác Hùng! Chúc Bác ngày mới mạnh khỏe ạ! Thưa Bác cháu cũng đang nghiên cứu học thuật phương đông. Đến bài này cháu có một số thắc mắc sau khi có nghiên ngẫm ạ:
Trả lờiXóa- La kinh phân châm nên chọn loại nào để điểm thần sát ạ? La kinh phân châm thông thường và la kinh phân châm huyền không.
- Phần cuối bài Bác có viết ngụ ý riêng, sau khi đọc xong cháu rất hoang mang không biết nên theo hay không theo cách chỉ dạy của thầy Trần Mạnh Linh.
Mong Bác bớt chút thời gian viết đôi lời cho cháu với ạ!
Cháu cảm ơn Bác và một lần nữa cháu chúc Bác luôn mạnh khỏe để giúp đời ạ!