GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ
VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN.
Theo wikipedia
: “Kinh thành Huế hay Thuận Hóa kinh
thành (chữ Hán: 順化京城) là một tòa thành ở cố đô Huế, nơi
đóng đô của triều đại nhà Nguyễn trong suốt 143 năm từ 1802 đến khi thoái vị
vào năm 1945. Hiện nay, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần
thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.
Kinh thành
Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ
1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Hiện nay, Kinh thành
Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía Nam giáp đường Trần Hưng Đạo và,
Lê Duẩn; phía Tây giáp đường Lê Duẩn; phía Bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía
Đông giáp đường Phan Đăng Lưu.
Bên trong kinh
thành, được giới hạn theo bản đồ thuộc các đường như sau: phía Nam là đường Ông
Ích Khiêm; phía Tây là đường Tôn Thất Thiệp; phía Bắc là đường Lương Ngọc Quyến
và phía Đông là đường Xuân 68.
Từ thời các
chúa Nguyễn, Huế đã từng được chọn làm thủ phủ xứ Đàng Trong: năm 1635-1687
Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần dựng phủ ở Kim Long; đến thời Nguyễn Phúc
Thái, Nguyễn Phúc Khoát đã dời phủ về Phú Xuân trong những năm 1687-1712;
1739-1774. Đến thời Tây Sơn, Huế vẫn được vua Quang Trung chọn làm thành kinh
đô cho vương quốc của ông. Năm 1802, khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế, mở
đầu cho Vương triều Nguyễn kéo dài suốt 143 năm, một lần nữa lại chọn Huế làm
nơi đóng đô.
Kinh thành
Huế được xây dựng theo kiến trúc Vauban.
Kinh thành Huế có 3 vòng thành lần lượt là Kinh thành, Hoàng thành và Tử
Cấm Thành. Ngay sau khi lên ngôi, Gia Long đã tiến hành khảo sát chọn vị trí
xây thành mới, cuối cùng ông đã chọn vùng đất rộng bên bờ Bắc sông Hương gồm phần
đất của các làng Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hoà, An Mỹ, An Bảo,
Thế Lại cùng một phần của hai con sông Bạch Yến và Kim Long làm nơi xây thành .
Về mặt phong thuỷ, tiền án của kinh thành là núi Ngự Bình cao hơn 100 mét, đỉnh
bằng phẳng, dáng đẹp, cân phân nằm giữa vùng đồng bằng như một bức bình phong
thiên nhiên che chắn trước kinh thành. Hai bên là Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm tả
Thanh Long, hữu Bạch Hổ (rồng xanh bên trái, hổ trắng bên phải) làm thế rồng chầu
hổ phục tỏ ý tôn trọng vương quyền. Minh đường thủy tụ là khúc sông Hương rộng,
nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành.
Kinh thành Huế được đích thân Gia Long chọn vị trí và cắm mốc, tiến hành khảo
sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chình vào năm 1832 dưới triều
vua Minh Mạng. Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, công trình xây dựng Kinh
Thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ, quy mô nhất với hàng vạn lượt người tham
gia thi công, hàng triệu mét khối đất đá, với một khối lượng công việc khổng lồ
đào hào, lấp sông, di dân, dời mộ, đắp thành... kéo dài trong suốt 30 năm dưới
hai triều vua.
Kinh Thành
Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích
mặt bằng 520 ha. Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm
Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi "Thánh nhân
nam diện nhi thính thiên hạ" (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị
thiên hạ).
Vòng thành
có chu vi gần 10 km, cao 6,6m, dày 21m được xây khúc khuỷu với những pháo đài
được bố trí cách đều nhau, kèm theo các pháo nhãn, đại bác, kho đạn; thành ban
đầu chỉ đắp bằng đất, mãi đến cuối đời Gia Long mới bắt đầu xây gạch . Bên
ngoài vòng thành có một hệ thống hào bao bọc ngay bên ngoài. Riêng hệ thống
sông đào (Hộ Thành Hà) vừa mang chức năng bảo vệ vừa có chức năng giao thông đường
thủy có chiều dài hơn 7 km (đoạn ở phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là
sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông
Hương).
Thành có 10
cửa chính gồm:
Cửa Chính Bắc
(còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành).
Cửa Tây-Bắc
(còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây).
Cửa Chính
Tây
Cửa Tây-Nam
(cửa Hữu, bên phải Kinh Thành).
Cửa Chính
Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố - nhà để đồ binh khí, lập thời Gia
Long).
Cửa Quảng Đức.
Cửa Thể Nhơn
(tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua
ra bến sông).
Cửa Đông-Nam
(còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa).
Cửa Chính
Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây).
Cửa Đông-Bắc
(còn có tên cửa Kẻ Trài)
Ngoài ra
kinh thành còn có 1 cửa thông với Trấn Bình Đài (thành phụ ở góc Đông Bắc của
Kinh Thành, còn gọi là thành Mang Cá), có tên gọi là Trấn Bình Môn. Hai cửa bằng
đường thủy thông Kinh Thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà là Đông Thành Thủy
Quan và Tây Thành Thủy Quan. Chính giữa mặt trước thành có cột cờ, được gọi là
Kỳ Đài.” ( https://vi.wikipedia.org).
BÀI 1.GIẢI MÃ ĐIỀU BÍ ẨN THỨ NHẤT.
1/ TƯ LIỆU : Theo ( https://vi.wikipedia.org) : “Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông
Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha. Kinh Thành và mọi
công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng
mà trong Kinh Dịch đã ghi "Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ" (ý
nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ). “
Thực ra Kinh
thành Huế không nằm theo trục Tọa Bắc triều Nam như đồng chí ( https://vi.wikipedia.org) nói. Điều này không theolẽ thường tình của thuật
Phong thủy .
Theo cuốn “
100 BÍ MẬT KINH ĐÔ HUẾ “ ( Minh Châu và DSC ) ‘ Trước khi xưng Đế , Vua Gia
Long bắt đầu cho xây dựng Hoàng thành ( tức Đại nội ) từ tháng 4 năm Nhâm Tuất
( 1802 ). Đúng 2 năm sau , song song với kiến trúc Hoàng thành , Vua hạ lệnh
cho xây Cung thành ( tức Tử Cấm thành ). Lại đúng 1 năm sau ( 1804 ) Vua bắt đầu
cho xây Kinh thành ( còn gọi là Phòng thành hay Hộ thành ). Như vậy 3 hạng mục
Cung thành , Hoàng thành và Kinh thành phần chính tạo ra kiến trúc Kinh thành
Huế ngày nay ….
…Trước khi
Vua Gia Long cho xây thành mới , ở Phú Xuân đã có thành cũ của các Chúa Nguyễn để
lại , hay thành của Tây Sơn dựng lên . Nhưng thấy các tòa thành cũ kia quá nhỏ
hẹp , nên Vua nghiên cứu địa bàn để mở rộng phạm vi cho kiến trúc mới. Đại Nam
thực lục chính biên viết trong “ Kinh đô Thuận Hóa “ , Vua thân hành đi xem xét
các địa điểm từ các làng Kim Long đến
Thanh Hà ( Bao Vinh ngày nay ) , đích thân đưa ra tiêu chuẩn và kích thước cần
thiết để xây dựng thành lũy . Vua Gia Long cho ngăn chặn hoặc lấp một số đoạn của
hai nhánh sông Kim Long và Bạch yến , và cũng lợi dụng một số đoạn của hai
nhánh sông này để làm 2 con sông đào , một ở trong và 1 ở ngoài thành . Cả 2
con sông ấy đều được đào vào năm khở công Kinh thành ( 1805 ) , nhưng qua đến
thời Minh Mạng , Vua mới đặt cho chúng 2 cái tên đẹp và chính xác : Ngự Hà và Hộ
thành Hà ..
Khởi đắp năm
1805, Kinh thành choán hết địa phận của 8 làng : Phú Xuân , Vạn Xuân , Diễn
Phái , An Vân , An Hòa , An Mỹ ,Thế Lại và An Bủu.Làng Phú Xuân bị mất đất nhiều
hơn cả nên được Vua ban cho số bạc bồi thường , cộng thêm ruộng đất ở xung
quanh huế và đến cả Quảng Trị và Quảng Bình . Tháng 3 , 1804 ,Vua xem xét địa
thế từ làng Kim Long đến Thanh Hà thân chế kiểu thành rồi mới giao cho lính ở
Kinh và dân các tỉnh mộ về làm . Ngoài những vật dụng tại chỗ , lại phải chở
thêm rất nhiều đá từ Thanh Hóa vào.
Huế trước
năm 1805 sông Hương có hai khúc sông nhánh là Bạch Yến và Kim Long , mảnh đất
giũa sông Kim Long và sông Hương gọi là Vương đảo , nơi các Chúa Nguyễn đặt
Kinh đô , cũng là nơi mà thành Huế được dựng lên , nhưng có thể lệch đi chút ít….
…Việc chọn đất
định Đô xét về mặt Phong thủy , là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo
nên sự ổn định và hưng thịnh cho cả Triều
đại và Quốc gia . Vì thế sau ngày lên ngôi, Vua Gia Long đích thân nghiên cứu
tìm hướng tốt và cuộc đất phù hợp để xây dựng Kinh thành Huế.
Tổng thể
Kinh thành Huế được đặt trong khung cảnh rộng, núi cao , thế đẹp , Minh đường lớn
và có sông uốn khúc rộng.
Núi Ngự Bình
cao hơn 100 m , đỉnh bằng phẳng , dáng đẹp , tọa lạc giữa vùng đồng bằng . Hai
bên là Cồn Hến và Cồn Dã Viên vào thế Tả Thanh Long , Hữu Bạch Hổ - Là một thế
đất lý tưởng theo tiêu chuẩn Phong thủy.
Minh đường
Thủy tụ là khúc sông Hương rộng nằm giữa 2 Cồn , cong như một cánh cung , mang
lại Sinh Khí cho Đô thành .
Do quan niệm
“ Thánh nhân Nam diện nhi thính Thiên hạ “ ( Thiên tử phải quay mặt về hướng
Nam để cai trị Thiên hạ ), đồng thời phải tân dụng được thế đất đẹp , nên Kinh
thành và các công trình trong đó được bố trí đối xứng qua trục Dũng Đạo .
Quay mặt hơi
chéch về hướng Đông Nam một góc , nhưng vẫn giữ được tư tưởng chính của thuyết
Phong thủy . Đây là cách sáng tạo và linh hoạt của người quy hoạch trong việc vận
dụng thuyết Phong thủy.
Mặt khác để tạo
Phong thủy tốt , các nhà quy hoạch không chỉ xem hướng công trình mà cần xem
xét ảnh hưởng của bố trí nội thất , các bộ phận và kết cấu trong công trình như
chiều dài , rộng , cao , các cột , cửa.
Ví dụ : các
bộ phận của Ngọ môn đều dựa vào những con số theo nguyên tắc của Dịch học như số
5, số 9 , số 100.
Năm lối vào
Ngọ môn tượng trưng cho Ngũ hành , trong đó lối đi của Vua thuộc hành Thổ , màu
vàng. Chính bộ mái của lầu Ngũ Phụng , biểu hiện con số 5 và 9 trong hào Cửu
Ngũ ở Kinh dịch , ứng với mạng Thiên tử.
100 cột là tổng
của các con số Hà Đồ ( 55 ) và Lạc Thư ( 45 )…Các con số này ta lại gặp ở sân Đại
triều nghi với 9 bậc cấp ở phần sân dưới và 5 bậc cấp ở phần sân trên .Trên mỗi
mái Điện Thái Hòa đều được đắp nổi 9 con rồng trong các tư thế khác nhau, và
trong nội thất cũng tương tự ( 9 con rồng trong Long sinh cửu phẩm ).
Về vị trí và
Phong thủy của Kinh thành Huế , các Sử quan triều Nguyễn đã nhận xét “ Kinh sư
là nơi miền núi miền biển đều hợp về , đứng giữa miền nam , miền Bắc , đất cao
ráo , non sông phẳng lặng.
Đường Thủy
thì có cửa Thuận An , cửa Tư Hiền sâu hiểm, đường bộ thì có Hoành sơn , Ải Hải
Vân ngăn chặn , sông lớn giữ phía trước , núi cáo giữ phí sau , Rồng cuốn Hổ ngồi
, hình thế vững chãi ấy là do Trời Đất xếp đặt , thật là thượng Đô của nhà Vua “.
Theo sử sách
, Gia Long chọn ngày tốt vào tháng 4 âm lịch ( 9/4/1804 ) để bắt tay vào xây dựng
vòng trong thành ( vòng trong của Đại Nội ) với tổng chu vi 4 cạnh là 307 trượng,
3 thước 4 tấc ( 1.229 m ), thành bằng gạch xây cao 9 thước 2 tấc ( 3,68 m ) và
dày 1 thước 8 tấc ( 0,72 m ) . Sau đó công việc tiếp tục qua nhiều giai đoạn ,
song nhìn toàn cục Kinh thành Huế quay mặt về hướng Đông Nam ( Cung Tốn ), thay
vì hướng chính Nam như các Vua ,Chúa thường chọntheo thuật Phong thủy để xây dựng
cung điện của mình.
Vì sao Vua
Gia Long lại quyết định chọn hướng như thế ? Nguyễn Đăng Khoa đề cập đến trong “
Kỷ yếu Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam số 7/1991 rằng : những công trình kiến trúc của
Kinh thành Huế được tiến hành theo một hệ thống các quy tắc hết sức nghiêm ngặt
của các hình thế núi sông , Long mạch “ mặt bằng và độ cao thấp của địa hìnhđược
người xưa quan niệm đó là văn của đất , có cao thấp , có sông suối , đầm , núi
, tạo ra những nhịp điệu riêng của từng vùng – Những nhịp điệu lớn chung của
nhiều vùng nhỏ tạo ra những đại cuộc đất “
Theo nhà
nghiên cứu lý số , Phong thủy học giả Vĩnh Cao có 4 ý chính , nguyên văn :
” 1/ Kinh đô
theo quan niệm Phong thủy ngày xưa đều hướng về Nam , nhưng ngay tại vùng Thừa
Thiên , mạch núi Trường sơn , đặc biệt
là quần Sơn kề cận Kinh đô cho đến dãy Bạch mã, đều chạy theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam . Dựa vào thế đất ấy , Kinh thành nhìn về hướng Đông Nam là tốt nhất.
2/Theo thuật
Phong thủy bất cứ một ngôi nhà hay cung điện
gì thì phía trước gọi là Chu tước ( chim sẻ đỏ ) , thuộc hướng Nam, hành
Hỏa. Phía trái ( từ ngoài nhìn vào ) gọi là Bạch Hổ (hổ trắng ) thuộc hướng Tây
– Hành Kim . Phía phải thuộc Thanh Long ( rồng xanh ) thuộc hướng Đông – Hành Mộc
. Phía sau thuộc Huyền vũ ( rùa đen ), thuộc hướng Bắc – hành Thủy . Đặt Kinh
thành dựa theo hướng Thiên nhiên , dùng Ngũ hành mà sinh , khắc , chế,hóađể sửa
đổi , tạo thế quân bình , rồi dùng Ngũ hành mà tạo Lục thân để đoán vị và quy
hoạch , bố trí cung điện.
3/Phong thủy
cũng quan niệm rằng : phía Tây thuộc về chủ, phía Đông thuộc về Thê thiếp, bạn
bè, nô bộc , vật giá, châu báu , kho đụn , vật lại …tức là những thứ mà chủ sai
khiến , sử dụng . Phía sau thuộc về Tử tôn , môn sinh , trung thần , lương tướng
. Từ đó việc bố trí các cung điện , dinh thư …trong Kinh thành , Hoàng thành ,
Tử cấm thành cũng dựa vào nguyên tắc này mà phân bố chức năng .
4/ Kinh
thành Huế xây dựng ở vùng đất có nước phủ bốn bề , theo Phong thủy là nơi tụ Thủy
, đất phát tài . Nhưng phía Tây Kinh thành lại có núi Khí xung sát , sông Hương
uốn khúc , vì thế hành Kim rất vượng . Điều này sẽ bất lợi cho phía Đông , chủ
hành Mộc ( Kim khắc Mộc ) . Mộc yếu sẽ dẫn đến sự hạn chế cho của cải , dân
chúng , thương mại …Kim động sẽ gây ra hại cho Dương trạch nên dễ sinh tật bệnh
, tổn hại gia đạo . Vì thế cần phải có chùa , miếu ở phía tây để trấn. Đó là lý
do ra đời Văn Miếu , chùa Thiên Mụ ở phía Tây Kinh thành Huế.
Bốn điều do
học giả Vĩnh Cao lưu ý trên , theo nhận định của Trần Đức Anh Sơn đều xuất phát
từ sự vận dụng Dịch lý và thuật Phong thủy vào địa hình cụ thể của Huế . Trước hết
, hướng của Kinh thành Huế quay về hướng Đông Nam là do địa hình chi phối, vì nếu
quay về hướng chính Nam như thường thấy , Huế sẽ lập với con sông Hương chảy theo hướng Tây Nam
– Đông Bắc , ngang qua Kinh thành Huế một góc 45 độ , khiến các yếu tố Phong thủy sẽ không còn giá trị . trong khi đó , quay mặt
về hướng Đông Nam , Kinh thành Hếu sẽ có con sông Hương làm vai trò Minh đường
tụ Khí và được hưởng tính chất tốt của 2 hòn đảo nhỏ tức Cồn hến và Cồn Dã Viên
. Thật vậy , theo GS Nguyễn Thiệu Lâu, đảo Thanh long và đảo Bạch Hổ cùng quay
đầu về Kinh thành để các luồng âm và dương thổi qua bảo vệ .” (Trần Đức Anh Sơn
).
2/ PHẦN KIẾN GIẢI CỦA DIENBATN.
Trước hết ta
nhìn Kinh thành Huế theo bản đồ google map sau :
1/ Trục Thần đạo (trục chính tâm, trục
thiêng) của Kinh thành Huế.
Theo ( TẠP
CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012 ) :
“Đó là trục
không gian. Dưới thời Gia Long kiến trúc đô thị Huế bắt đầu được hình thành rõ
ràng, bài bản trong việc tổ chức các lớp không gian kiến trúc. Một trong những
giá trị của kiến trúc truyền thống mà nhà Nguyễn đã để lại cho chúng ta là
phương thức tổ chức không gian theo trục tạo lớp không gian. Phương thức này đã
được áp dụng linh hoạt trong quá trình xây cất công trình và tạo dựng cảnh quan
đô thị Huế. Tổ chức lớp không gian theo trục tạo sự định hướng, hình thành nên
đặc trưng trong bố cục không gian đô thị.
Tổ chức không
gian lớp trên trục thần đạo ở kinh thành Huế được tạo ra do quá trình thích ứng
với khí hậu nhiệt đới gió mùa, công năng sử dụng, yếu tố phong thuỷ, quy luật
thẫm mỹ, điều kiện văn hoá, các giai đoạn phát triển lịch sử,… Trục thần đạo là
đặc điểm rất quan trọng trong kiến trúc truyền thống Huế và được sử dụng rất
nhiều trong kiến trúc cung điện, lăng tẩm, đình chùa Huế...Vị trí Kinh thành Huế
được lựa chọn cẩn thận, bao gồm đầy đủ các đặc trưng địa lý như là: sông, núi,
đất đai bằng phẳng và các nét cảnh quan đặc trưng. Theo nguyên tắc phong thuỷ,
dòng sông Hương và núi Ngự Bình đóng vai trò minh đường và bình phong cho Kinh
thành; cồn Hến và cồn Dã Viên là hai yếu tố tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ hình
thành nên các lớp không gian trong tổng thể đô thị Huế.” (Võ Ngọc Đức - Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế ).
Toàn cảnh Hoàng thành Huế năm 1932 với trục thần đạo chạy dọc theo bức ảnh. Ảnh: Aavh.org.
Các lớp không gian trên trục thần đạo từ Kỳ đài,Ngọ Môn, điện Thái Hoà .
PHẦN TÍNH TOÁN CỦA DIENBATN.
Hầu như tất
cả các tư liệu đều không nói chính xác phân kim của Kinh thành Huế. Theo tính
toán của dienbatn thì trục Thần Đạo của Kinh thành Huế nằm ở 145 độ .
Cung Tốn (Ðông-nam) có các sơn:
a. Thìn: nằm trong giới hạn từ 112.5 đến 127.4 độ.
Chính Thìn 120 độ ,
b. Tốn: nằm trong giới hạn từ 127.5 đến 142.4 độ.
Chính Tốn 135 độ .
c. Tỵ: nằm trong giới hạn từ 142.5 đến 157.4 độ.
Chính Tỵ 150 độ .
Tọa Hợi – Hướng Tị. HỮU THỦY
ĐẢO TẢ RA QUÝ SỬU.
1.LẬP HƯỚNG THEO THỦY.
(Trích từ Địa
lý chính tông và Ngũ quyết ).
Thủy ra 6 chữ
: Quý – Sửu, Cấn – Dần, Giáp – Mão. Tức các phương Đinh – Mùi , Khôn – Thân ,
Canh – Dậu đất
cao. Nên là Kim cục . Khởi trường sinh tại Tị đi thuận.
THỦY RA QUÝ – SỬU.
Là Kim cục ,
Thủy ra Mộ phương. Lập được 4 Hướng : Trường sinh – Đế vượng – Tử - Tuyệt.
Hữu Thủy đảo tả.
1/ Lập hướng Trường sinh :
Tọa Càn – Hướng
Tốn.
Tọa Hợi – Hướng Tị.
2. LẬP HƯỚNG THEO LONG NHẬP
THỦ.
1/CẤN
LONG NHẬP THỦ .
Cấn Long là
Long mạch tốt, lập được nhiều hướng nhất gồm 8 Hướng.
1/ Quý Sơn – Đinh Hướng.
2/ Nhâm Sơn – Bính Hướng.
3/ Giáp Sơn – Canh Hướng.
4/ Ất Sơn – Tân Hướng.
5/ Mão Sơn - Dậu hướng.
6/ Càn Sơn – Tốn Hướng.
7/ Hợi Sơn – Tị Hướng.
8/ Sửu Sơn – Mùi Hướng.
Hợi Sơn – Tị Hướng.
Cấn Long nhập
thủ,bên hữu lạc mạch , lập Huyệt Hợi Sơn – Tị Hướng , ghé sang bên hữu chút ít.
Lấy Mậu Dần làm chính Khí của Cấn, mạch xuyên vào eo lưng bên tả, Huyệt này có
phú mà không có quý ( Giầu mà không sang ).
Thôi quan
Thiên không có thơ .
·
Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
-
Kiêm Càn Tốn : Tọa Đinh
Hợi – Hướng Đinh Tị. ( 147,5 độ )
-
Kiêm Nhâm Bính : Tọa Tân Hợi – Hướng Tân Tị. (
152,5 độ )
·
Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
-
Kiêm Càn Tốn : Tọa Tân Hợi – Hướng Tân Tị.
-
Kiêm Nhâm Bính : Tọa Đinh Hợi – Hướng Đinh Tị.
2/ DẬU LONG NHẬP THỦ.
Gồm có 3 Hướng
.
1/ Tọa Khôn
– Hướng Cấn.
2/ Tọa Càn –
Hướng Tốn.
3/ Tọa Hợi –
Hướng Tị.
Lấy Kỷ Dậu
làm chính Khí.
Tọa Hợi – Hướng Tị.
Dậu Long nhập
thủ, lạc mạch ở hữu. Lập Huyệt Tọa Hợi – Hướng Tị, hợp xê dịch quan tài về
Thanh long , gia Canh 1 phân. Lấy Kỷ Dậu làm chính Khí của Đoài, mạch xuyên qua
tai hữu.
Thôi quan
Thiên có thơ .
Kim kê lai bạc Thiên môn đề.
Khí xung hữu nhĩ Thiên cứu hư.
Vi gia Thiên hán ,Thủy sa triều.
Thiếu niên nhất cử , đăng khoa đệ.
Nghĩa : Dậu
long ( Kim kê ) lại ghé vào Hợi ( Thiên môn ) mà đứng . Khí xung vào tai hữu tức
Càn ( Thiên cứu ) là hư. Phải gia chút ít vào Canh ( Thiên hán ), có Sa Thủy
triều tu, tất tuổi trẻ 1 lần đi thi đã đỗ cao.
• Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
- Kiêm Càn Tốn : Tọa Đinh Hợi – Hướng Đinh
Tị. ( 147,5 độ )
- Kiêm Nhâm Bính : Tọa Tân Hợi – Hướng Tân
Tị. ( 152,5 độ )
• Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
-
Kiêm Càn Tốn : Tọa Tân Hợi – Hướng Tân Tị.
-
Kiêm Nhâm Bính : Tọa Đinh Hợi – Hướng Đinh Tị.
Như vậy trục
Thần Đạo của Kinh thành Huế phải theo 2 phân kim :
·
Phân kim
theo Chính châm Địa bàn.
-
Kiêm Càn Tốn : Tọa Đinh Hợi – Hướng Đinh Tị. ( 147,5 độ )
-
Kiêm Nhâm Bính : Tọa Tân Hợi – Hướng Tân Tị. ( 152,5 độ )
·
Phân kim
theo Trung châm Nhân bàn :
-
Kiêm
Càn Tốn : Tọa Tân Hợi – Hướng Tân Tị.
-
Kiêm
Nhâm Bính : Tọa Đinh Hợi – Hướng Đinh Tị.
3/ PHÂN KIM THEO HƯỚNG
PHÁT VI.( Giảng
nghĩa Thủy pháp )
Trong 12 Sơn
, 12 Hướng , mỗi Hướng có đủ 12 Thủy khẩu. Hướng nào cát , hướng nào hung, Trường
sinh , Thủy pháp đều biện kỹ càng , xét đoán không sợ sai lầm. ( Triệu Cửu
Phong ).
CÀN
SƠN – TỐN HƯỚNG ; HỢI SƠN – TỊ HƯỚNG.
1/ Thủy ra Bính Ngọ. Thủy cục.
Thủy ra Thai – Lập hướng Tuyệt
. Tả Thủy đảo hữu ra Tuyệt phương, hợp Văn khố tiêu Thủy, Dương công cứu bần,
Tiến thần Thủy pháp. Thư nói Lộc tồn lưu tận bội kim ngư. Chủ phát phú quý ,
phúc thọ gồm hai. Hơi sai sơn là tuyệt ngay, không được khinh thường, phải là
chân Long đích Huyệt mới dùng.
2/ Thủy ra Đinh Mùi . Mộc cục.
Thủy ra Mộ - Lập hướng Bệnh. Phạm
thoái thần, Bệnh hướng xung Quan đới không nên lập, có hại cho kẻ nam thông
minh , nữ xinh đẹp , yểu tử , gia đạo lắm bệnh tật hiểm nghèo.
3/ Thủy ra Khôn Thân . Mộc cục.
Thủy ra Tuyệt – Lập hướng Bệnh.
Xung phá trên hướng Lâm quan, chủ tổ thương trẻ nhỏ thành tài , thọ ngắn , chết
non không con nối dõi , nghèo khổ bất lợi.
4/ Thủy ra Canh Dậu . Mộc cục.
Thủy ra Thai – Lập hướng Bệnh. Cách
này là Xung Sinh phá Vượng, chủ khốn cùng. Buổi đầu cũng có nhân đinh sau này bại
tuyệt.
5/ Thủy ra Tân Tuất. Hỏa cục.
Thủy ra Mộ - Lập hướng Lâm quan
. Phạm 10 cách thoái thần linh như quỷ. Hướng Lâm quan không nên lập, không bại
thì tuyệt , đa hung.
6/ Thủy ra Càn Hợi . Hỏa cục.
Thủy ra Tuyệt – Lập hướng Lâm
quan . Cũng gọi là : Giao như bất cập. Phần nhiều chủ bại tuyệt, đất sơn cước đại
hung vì trước cao sau thấp.
7/ Thủy ra Nhâm Tý . Hỏa cục.
Thủy ra Thai – Lập hướng Lâm
quan . Là cách Giao như bất cập, chủ đoản thọ , đại hung , bại tài.
8/
Thủy ra Quý Sửu . Kim cục.
Thủy ra Mộ - Lập hướng Trường
sinh. Hữu Thủy đảo tả ra chính Mộ phương, chính là Sinh hướng, hợp Vượng khứ
nghinh Sinh , Dương công tiến thần, cứu bần Thủy pháp, Ngọc đới triều yêu , Kim
thành Thủy pháp . Thư nói : Thập tứ tiến thần gia nghiệp hung . Chủ vợ hiền con
hiếu , ngũ phúc lâm môn, phú quý đủ điều, mọi ngành đều phát. Kim cục Tị - Dâu –
Sửu . Trường sinh ở Tị . Đế vượng tại Dậu . Mộ tại Sửu . Lập hướng Tọa Hợi – Hướng
Tị là Trường Sinh Hướng.
9/ Thủy ra Cấn Dần . Kim cục.
Thủy ra Tuyệt – Lập hướng Sinh.
Phạm thoái thần : Tình quá nhi cang. Buổi đầu có phát nhân đinh, có thọ không
có tài , công danh không lợi.
10/ Thủy ra Giáp Mão . Kim cục.
Thủy ra Thai – lập hướng Sinh.
Phạm xung phá Thai thần . Buổi đầu cũng hơi lợi về đinh tài , thọ cao. Lâu dần
trụy thai , chết non , nghèo khổ vì Thủy không về Khố.
11/ Thủy ra Ất Thìn . Thủy cục.
Thủy ra Mộ - Lập hướng Tuyệt. Hữu
Thủy đảo tả ra chính Mộ phương , là Tá khố tiêu thủy, Tuyệt xứ phùng Sinh , Tữ
Sinh hướng , hợp Dương công cứu bần , Tiến thần Thủy pháp. Không luận là xung
phá Dưỡng vị. Chủ phát phú quý , thọ cao , nhân đinh đại hưng vượng , trước
phát ngành út. Nếu Long , sa đẹp thì cũng phát ngành trưởng trước.
12/ Thủy ra Tốn Tị. Thủy cục.
Thủy ra Tuyệt – Lập hướng Tuyệt,
nước bên hữu dài , lớn đảo tả ra chính chữ Tốn , không phạm chữ Tị, ngoài 100 bộ
có Sa ngăn Thủy đó, tất xuất đại phú quý , nam nữ thọ cao, ví như Long Huyệt
sai thì bại tuyệt ngay, chớ nên khinh thường, hậu quả khó lường.
Biện về đồ hình 12 :
Càn sơn – Tốn hướng , Hợi sơn – Tị hướng. Nếu nước tả dài lớn đảo hữu, theo
trên Tốn Tị mà ra , tức phạm Mộ khố xung Sinh, táng xong bại tuyệt ngay. Không
được lầm là trên hướng trước tiêu Thủy, tất sinh hung. Biện rõ để khỏi lầm lận.
LƯU Ý : Nếu sau này con sông đổi dòng , Long mạch dời đi , Thủy khứ dịch chuyển chỉ cần căn cứ vào 12 trường hợp trên mà xét.
TÓM LẠI : Kinh thành Huế sẽ có Trục Thần Đạo theo 1 trong 2 phân kim là :
Tọa Hợi – Hướng Tị.
Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
- Kiêm Càn Tốn : Tọa Đinh Hợi – Hướng Đinh Tị. ( 147,5 độ )
- Kiêm Nhâm Bính : Tọa Tân Hợi – Hướng Tân Tị. ( 152,5 độ )
· Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
- Kiêm Càn Tốn : Tọa Tân Hợi – Hướng Tân Tị.
- Kiêm Nhâm Bính : Tọa Đinh Hợi – Hướng Đinh Tị.
Sông Hương chảy qua Kinh thành Huế đến Trục Thần Đạo , Hữu Thủy đảo Tả ra Quý Sửu . Đây là Thủy ra 6 chữ : Quý – Sửu, Cấn – Dần, Giáp – Mão. Tức các phương Đinh – Mùi , Khôn – Thân ,Canh – Dậu đất cao. Nên là Kim cục . Trường sinh tại Tị - Đế vượng tại Dậu - Mộ tại Sửu.
Thủy ra Mộ - Lập hướng Trường sinh. Hữu Thủy đảo tả ra chính Mộ phương, chính là Sinh hướng, hợp Vượng khứ nghinh Sinh , Dương công tiến thần, cứu bần Thủy pháp, Ngọc đới triều yêu , Kim thành Thủy pháp . Thư nói : Thập tứ tiến thần gia nghiệp hung . Chủ vợ hiền con hiếu , ngũ phúc lâm môn, phú quý đủ điều, mọi ngành đều phát. Kim cục Tị - Dâu – Sửu . Trường sinh ở Tị . Đế vượng tại Dậu . Mộ tại Sửu . Lập hướng Tọa Hợi – Hướng Tị là Trường Sinh Hướng.
Đây là lời giải thích cho nhận định của Phong thủy học giả Vĩnh Cao " Kinh thành Huế xây dựng ở vùng đất có nước phủ bốn bề , theo Phong thủy là nơi tụ Thủy , đất phát tài . Nhưng phía Tây Kinh thành lại có núi Khí xung sát , sông Hương uốn khúc , vì thế hành Kim rất vượng . Điều này sẽ bất lợi cho phía Đông , chủ hành Mộc ( Kim khắc Mộc ) . Mộc yếu sẽ dẫn đến sự hạn chế cho của cải , dân chúng , thương mại …Kim động sẽ gây ra hại cho Dương trạch nên dễ sinh tật bệnh , tổn hại gia đạo . Vì thế cần phải có chùa , miếu ở phía tây để trấn. Đó là lý do ra đời Văn Miếu , chùa Thiên Mụ ở phía Tây Kinh thành Huế."
PHẢI CHĂNG CON RỒNG VÀNG - KIM LONG đã nói về điều đó ?
Xin theo dõi tiếp bài 2. dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét