Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.Trong các cuộc chiến tranh ngày
xưa , người ta rất chú trọng đến việc lập trận . Kể từ những cuộc chiến của thời
Tam quốc với những cách Trận đồ Bát quái của Khổng minh Gia cát lượng đến những
trận đồ của phương Tây như trong trận OATECLO của NAPOLEON . Như vậy , việc thực
hiện Trận pháp là hoàn toàn có thật và đã đạt được những hiệu quả rất cao . Trận
pháp là một môn nghiên cứu đỉnh cao của nghệ thuật quân sự hàng ngàn năm nay .
Tại Việt nam chúng ta cũng có cuốn sách : Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần
Hưng Đạo về nghệ thuật quân sự, có lẽ chủ yếu là bày binh bố trận, nhưng đến
nay đã bị thất lạc. Ông sưu tập binh pháp các nhà, làm thành bát quái cửu cung
đồ, và đặt tên tác phẩm như vậy. Người ta chỉ còn biết được một ít nội dung tác
phẩm này, qua lời đề tựa của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư vẫn còn lưu giữ được.
Trong lời tựa của Trần Khánh Dư : " Người giỏi cầm quân thì không cần
bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì
không thua, người khéo thua thì không chết.
Ngày xưa, Cao Dao làm sĩ sư mà không ai dám trái mệnh, đến Vũ Vương, Thành
Vương nhà Chu làm tướng cho Văn Vương, Vũ Vương, ngầm lo sửa đức, để lật đổ nhà
Thương mà dấy nên vương nghiệp, thế là người giỏi cầm quân thì không cần phải
bày trận vậy. Vua Thuấn múa mộc và múa lông trĩ mà họ Hữu Miêu đến chầu, Tôn Vũ
nước Ngô đem người đẹp trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở mạnh,
phía bắc uy hiếp nước Tấn, nước Tần, nổi tiếng chư hầu, thế là người khéo bày
trận không cần phải đánh vậy. Đến Mã Ngập (Sách Tấn thư chép là Mã Long) nước Tấn
theo bát trận đồ, đánh vận động hàng ngàn dặm, phá được Thụ Cơ Năng để thu phục
Lương Châu. Thế gọi là người đánh giỏi không bao giờ thua vậy.
Cho nên trận nghĩa là "trần", là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, Hoàng
Đế lập phép tỉnh điền để đặt binh chế. Gia Cát xếp đá sông làm bát trận đồ, Vệ
Công sửa lại làm thành Lục hoa trận. Hoàn Ôn lập ra Xà thế trận có vẽ các thế
trận hay, trình bày thứ tự, rõ ràng, trở thành khuôn phép. Nhưng người đương thời
ít ai hiểu được, thấy muôn đầu ngàn mối, cho là rối rắm, chưa từng biến đổi.
Như Lý Thuyên có soạn những điều suy diễn của mình (sách Thái bạch âm kinh nói
về binh pháp), những người đời sau cũng không hiểu ý nghĩa. Cho nên Quốc công
ta mới hiệu đính, biên tập đồ pháp của các nhà, soạn thành một sách, tuy ghi cả
những việc nhỏ nhặt, nhưng người dùng thì nên bỏ bớt chỗ rườm rà, tóm lược lấy
chất thực.
Sách gồm đủ ngũ hành tương ứng, cửu cung suy nhau, phối hợp cương nhu, tuần
hoàn chẵn lẻ. Không lẫn lộn âm với dương, thần với sát, phương với lợi, sao
lành, hung thần, ác tướng, tam cát, ngũ hung, đều rất rõ ràng, ngang với Tam Đại,
trăm đánh trăm thắng. Cho nên, đương thời có thể phía bắc trấn ngự Hung Nô (ám
chỉ nhà Nguyên), phía nam uy hiếp Lâm Ấp (Chiêm Thành). "
Trích từ Đại Việt sử ký toàn thư:
" Sau này, con cháu và bồi thần của ta,
ai học được bí thuật này phải sáng suốt mà thi hành, bày xếp thế trận; không được
ngu dốt mà trao chữ truyền lời. Nếu không thế thì mình chịu tai ương mà vạ lây
đến con cháu. Thế gọi là tiết lộ thiên cơ đó. "
Trong cổ thi của Trung quốc có bài BÁT TRẬN ĐỒ
của ĐỖ PHỦ ca ngợi Khổng minh như sau :
Bát trận đồ
Công cái tam phân quốc
Danh thành Bát trận đồ
Giang lưu thạch bất chuyển
Di hận thất thôn Ngô
Dịch Nghĩa:
Công lớn trùm khắp, nước chia làm ba
Nổi danh trận đồ Bát quái
Nước sông cứ chảy đá không lay chuyển
Để lại hận đă thất kế thôn tính Ngô
Dịch Thơ:
Bát Trận Đồ
Vơ công trùm lợp thời Tam Quốc
Danh tiếng làm nên Bát trận đồ
Đá vẫn nằm trơ dòng nước chảy
Hận còn để măi lỡ thôn Ngô
Bản dịch của Trần Trọng San
Tam phân quốc công cao tột bực
Bát trận đồ danh nức muôn đời
Nước trôi đá vẫn không dời
Ngậm ngùi nỗi chẳng nghe lời đánh Ngô
Bản dịch của Trần Trọng Kim
Chú thích:
-Bát trận đồ: do Khổng Minh thời Tam quốc dựng thành, ở huyện Phụng Tiết, tỉnh
Tứ Xuyên. Tướng Ngô là Lục Tốn bị quân Thục vây hăm tại đây, nhưng nhờ được nhạc
phụ của Khổng Minh là Hoàng Thừa Nghiện chỉ đường nên ra thoát được
-Tam phân quốc: Khổng Minh chưa ra khỏi nhà đă biết thiên hạ thế chia làm ba,
Thục Ngô Ngụy
-Thôn Ngô: Lưu Bị đánh Đông Ngô để trả thù cho Quan Vân Trường, bị thua to về
tay Lục Tốn.
Các sách cổ của Trung quốc cũng
có rất nhiều tác phẩm viết về cách lập trận như các cuốn : DƯƠNG ĐẨU NGU CƠ ,
THỦY KINH CHÚ , VŨ LƯỢC CHÍ , QUA KÍP ĐÀN BINH ...
Trong các loại hình thế trận , người ta nghiên cứu phát minh ra nhiều loại trận
đồ với nhiều mục đích khác nhau : BÁT QUÁI TRẬN ĐỒ , VIÊN TRẬN ĐỒ ,
PHƯƠNG TRẬN ĐỒ , TRỰC TRẬN ĐỒ , KHÚC TRẬN ĐỒ , NHUỆ TRẬN ĐỒ TRƯỜNG XÀ TRẬN ĐỒ
.....
Bây giờ ta xem xét lại TRẬN ĐỒ TRẤN YỂM TRÊN
SÔNG TÔ LỊCH qua những ý kiến sau :
1/Kết luận của giáo sư Trần Quốc Vượng được chấp
nhận, đây là trận đồ bát quái yểm trấn giữ cửa thành Đại La từ thế kỷ IX.
2/ Các tác giả bên trang TTVNOL : cái trận ở dưới lòng sông đó có tên là
"An bang định quốc" nghĩa là nó đem lợi không chỉ cho vua chúa triều
thần sự yên ổn vững bền, mà thông quá đó nó còn giữ cho sự bình yên của cả một
dân tộc. Nếu động vzô thì chửa cần "người chèn vật ép" mờ ngay phần
linh của nó đã phản ứng rùi !
Trong dự án đó có vziệc nạo vét kè bờ các dòng sông trong thành phố, ở các khúc
khác thì "nỏ" mần chi, dưng đến khúc "Trấn Tây" này thì gặp
chuyện. Sau khi be bờ tát nước, vét bùn một chút thì đáy sông lộ ra một đám cọc
đóng thẳng đứng dưới lòng sông, mỗi cái cọc có bề hoành chừng hơn gang tay. Có
tám cụm, mỗi cụm bảy cái xếp theo hình thất tinh (hình chòm sao Đại hùng), tám
cụm cọc ấy xếp theo hình bát quải. Cái hình nhà bác Quốc "đầu râu tóc trắng"
chụp bằng ĐTDĐ dưng mà rõ nét ra phết.
3/dienbatn : Người viết bài này lại có ý kiến khác hẳn: Theo thiển ý của người
viết, đây là một hiện tượng chấn yểm nhằm cắt và bế Long Mạch, chận đường của
Khí. Ai đã chấn yểm vị trí này và mục đích sự chấn yểm này để làm gì?. Theo thiển
ý của người viết: Đây là tác phẩm của Cao Biền, Tiết độ sứ của TQ vào thế kỷ 8
-Tức là trước thời nhà Lý khoảng 200 năm.
Tư liệu cụ thể về Trận đồ này được
ghi nhận như sau :
1/ CỦA TTVNOL :" Chả là ngày ấy T.p. Hà nội
có dự án Thoát nước (giai đoạn I) xài tiền từ nguồn vốn ODA (cũng như nhiều đô
thị khác đã và đang làm). Trong dự án đó có vziệc nạo vét kè bờ các dòng sông
trong thành phố, ở các khúc khác thì "nỏ" mần chi, dưng đến khúc
"Trấn Tây" này thì gặp chuyện. Sau khi be bờ tát nước, vét bùn một
chút thì đáy sông lộ ra một đám cọc đóng thẳng đứng dưới lòng sông, mỗi cái cọc
có bề hoành chừng hơn gang tay. Có tám cụm, mỗi cụm bảy cái xếp theo hình thất
tinh (hình chòm sao Đại hùng), tám cụm cọc ấy xếp theo hình bát quải. Cái hình
nhà bác Quốc "đầu râu tóc trắng" chụp bằng ĐTDĐ dưng mà rõ nét ra phết.
"
" Ngày 15/8/2001 tôi vừa làm lễ trong đền Quán Đời, vừa cho máy xúc, máy ủi
xuống bờ sông khơi công. Vừa thắp được mấy nén hương thì tự nhiên lửa trong nắm
hương cứ bùng bùng cháy rực, đồng thời ngực tôi đau buốt. Mãi mới dập được lửa,
cắm lên bát hương thì công trường báo có sự cố. Vái vội mấy vái, tôi chạy ra
ngoài. Thì ra ngoài công trường sau khi đắp đe bơm nước ra, anh em phát hiện rất
nhiều cọc gỗ lim đóng theo những hàng ngắn, bố trí rất lạ. Cũng là vô sư, vô
sách, tôi chỉ huy cho máy nhổ cọc lên. Máy vừa nhổ được 2 chiếc cọc, thì tự
nhiên như có một lực gì đẩy, chiếc máy xúc tự trôi xuống sông, không có cách gì
giữ được. Đồng thời đê ngăn nước vỡ, nước tràn vào ngập kín chiếc máy xúc. Cũng
gần như cùng lúc ấy có tiếng người hét lên. Trong đống bùn mà máy xúc đã xúc
lên bờ có lẫn rất nhiều sương người, xương thú vật, rất nhiều đồ gốm, đồ sắt, đồ
dùng như bát đĩa, dao, liềm, kim khâu, tiền đồng, tiền cổ. Biết là gặp chuyện lớn,
tôi cho dừng thi công, yêu cầu công nhân gom tất cả đồ cổ, xương người lại và
báo với Bảo tàng HN. Ông Phạm Kim Ngọc GĐ Bảo tàng HN và nhiều nhà khoa học đã
đến hiện trường thu nhặt cổ vật mang về bảo tàng. Tối hôm đó, anh Hùng, người
lái máy xúc nhổ cọc, đang khoẻ mạnh vừa về đến nhà chợt lên cơn động kinh, mắt
trợn, miệng sủi bọt mép, người cứ quay tròn như gà bị cắt tiết. Cả nhà anh Hùng
biết có sự lạ, sắm lễ ra bờ sông vừa khóc vừa lễ. Thật sợ, vừa lễ xong, đốt
vàng mã được một nửa thì điện thoại ở nhà báo tin anh Hùng đã tỉnh lại. "
" Đến tháng 11/2001 nhờ tích cực vận động tôi đã mời được thượng toạ Thích
Viên Thành ở chùa Hương về làm lễ cúng cho tôi ở hiện trường. Vừa đến hiện trường
thầy đẫ ngồi xuống nhắm mắt niệm Phật. Niệm 1 lúc thầy đứng lên nói: Đây là trận
đồ trấn yểm rất nguy hiểm. Vì các đệ tử thầy sẽ lập đàn tràng hoá giải. Sau đó
thầy lập đàn tràng ở bờ sông hoá giải trấn yểm. Lễ xong thầy Thích Viên Thành
nói với mọi người, “mặc dù thầy đã cố hoá giải nhưng anh em phải cẩn thận, còn
anh Cường thì phải chịu nhiều hậu quả, gia đình, anh em con cháu cũng gặp hoạ.
Rồi buồn buồn thầy nói: vì cái đàn tràng này tính mạng thầy cũng khó giữ”, Ba
tháng sau thầy Thích Viên Thành hoá. Các đệ tử nói trước khi mất thầy còn nói
thầy mất vì trận đồ yểm ở sông Tô Lịch. "
" Lúc này một số báo chí đã nói tới những sự kỳ lạ xung quanh coong trình
sông Tô Lịch đoạn qua làng An Phú này . Bảo tàng Hà Nội , rồi viện tâm lý , các
nhà ngoại cảm cận tâm lý đều đã tổ chức các cuộc họp tại công trình .Kết luận
cuối cùng là …không giải thích được .Phía các nhà sử học khảo cổ học thì giải
thích đây là di tích namừ trong quần thể chính của Tây thành Đại La. ( có thể
là Ngọ môn ).Nhiều người còn yêu cầu khôi phục di tích này ,phía các nhà tâm
linh ,dịch học thì nói đây là một trận đồ trấn yểm tà ma,không cho phép xâm phạm
kinh thành , vì là trận đồ nên đã giam giữ rất nhiều ma mãnh, những bộ xương
người mà tôi đào được rất có thể là xương người bị tế sống chôn lúc làm lễ trấn
yểm .Cũng theo họ tôi đã động đến trận đồ , phá hủ nó , giải thoát cho bao
nhiêu tà ma nên nó ám vào làm hại những người có mặt lúc đó, mặt khác thánh thần
cũng oán giận việc làm của chúng tôi nên ra tay trừng phạt . Chuyện thánh thần
ma quỷ thì không ai nhìn thấy , nhưng những sự rủi ro mà chúng tôi phải chịu đựng
thì quả là đáng sợ . Có một hôm đóng cữ mới , bơm nước cạn chuẩn bị để kè bờ
thì phát hiện có thêm một cọc gỗ . Dùng máy xúc nhổ mãi không được "
" Cũng nói thêm, khi thi công công trình, ngoài số cổ vật moi ở trong trận
đồ bát quái tôi đã nộp cho Bảo tàng Hà Nội, các công nhân có moi được lên nhiều
bát đĩa, cốc chén cổ trong đó có một chiếc tước màu đen mà nói như GS Trần Quốc
Vượng, đó là một cổ vật quý hiếm. " .
" Gỗ ở dưới đáy sông đó bằng vàng tâm. Khi mang đi thử C14 được biết rằng
niên đại khi được đóng xuống lòng sông là năm 1009.
Cách yểm trấn đó không phải là cách của mấy chú Chiệc thường làm. Sau khi có
tham khảo, so sánh thì xác định được đó là cách yểm trấn của các pháp sư dòng
Thiền Tiniđalưuchi, và dòng này có ti tỉ cách yểm trấn, tùy theo từng mục đích
cụ thể. Cụ tỉ ở đó là gọi là kiểu yểm trấn "An bang định quốc". Thăng
long thành có tứ trấn thì mỗi nơi đều có cách "yểm trấn" khác nhau,
và mỗi trấn có một "chủ trấn". Tất cả những điều đó điều liên quan đến
tâm linh và vận số của quốc gia và các vua chúa và quần thần... " .
" . Còn phần hữu hình thì thực sự chỉ toàn cọc là cọc. Nhưng các vụ
"khai quật" gần đây các bác đều biết trong đó có hàng "tá"
các thứ bà nhằng bà nhí khác. Nào là xương người, nào là cổ vật, nào là các thứ
chả biết nó là cái gì...và... Vậy những thứ đó ở đâu ra? Không ai giải thích được
tường tận đâu? " .
" Đến bây giờ nhà cháu sẽ nói thêm một chút về chuyện cái trận ở sông Tô Lịch.
Như nhà cháu đã khẳng định, cái trận ở sông Tô Lịch không còn đơn thuần là cái
trận an bang định quốc như thuở ban đầu. Nếu là cái trận đó thì nó hiền khô,
không có gì để phá và chẳng có gì để giải. Nhưng thực tế lạI khác, cái mớ hỗn tạp
đó có thể gọI là đã bị giao thoa của rất nhiều trận, của rất nhiêu cá nhân, rất
nhiều môn phái, rất nhiều thơi đạI, rất nhiều mục đích
Và tất nhiên trong đó,
các phương tiện được sử dụng nhiều vô kể, đôi khi các phương tiện này đốI kháng
phản kháng nhau, đôi khi các phương tiện này giao thoa cộng hưởng nhau. Cái trận
ban đầu thì không nhưng các trận về sau thì gần như đều sử dụng âm binh để chuẩn
trận. Âm binh cộng vớI một cuộc chạy đua ngầm bằng tất cả sự đề phòng, sự mưu
tính, sự thông minh, sự nghi ngờ, sự tàn ác, sự đểu giả, sự chân thật
tất cả tất
cả biến nó thành một cuộc chiến tranh tâm linh thực sự.
Ta có thể tìm được ở đó tất cả những gì bi thương nhất! Sự hận thù, vị ngọt
ngào và man trá, những mưu mô, tất cả tất cả dệt thành một một vùng trũng mà
ngườI ta đã phảI thốt lên rằng đó là thờI kỳ tuyệt đỉnh thương đau, vùng đất
tuyệt đỉnh thương đau.
Không bên nào chịu nhường bên nào trong cuộc chạy đua ngầm đó. Cũng đúng thôi
nhường làm sao được? khi mà hai bên đang gồng mình kéo căng một sợI dây, cả hai
đều mệt mỏI và tổn hạI nhưng chỉ trùng sợI dây xuống là
.
Và sự việc cứ kéo dài suốt một ngàn năm cho đến ngày
..
Cái dự án ODA về thoát nước được cộc cộc chấp nhận. Sự việc xảy ra vớI mỗI cá
nhân, mỗI gia đình, vớI những cái máy xúc máy ủI các bác đều biết rồi. Chỉ có mỗI
cái cọc của ngườI quan trọng thứ 2 dựng mớI bị lung lay. Các cái khác y si
nguyên. Một vài thây chùa đến, một vài thầy chùa đi, hâu hết ai cũng lắc đầu
ngán ngẩm vớI một mớ bòng bongnày. Có thể tóm gọn tất cả những cái này lạI
trong một điều:
Nếu dùng quyền năng để giảI trận thì phảI thấu hiểu trận đó. Mà cổ kim, đông
tây khó có ai có thể cùng một lúc hiểu thấu về tất cả các trận đó được. Do đó
khi nhúng tay vào không phảI đầu thì cũng phảI tai. Không chảy máu mũi thì cũng
hộc máu mồm. Tránh được trận này thì bỏ mạng vì trận kia. Cứ như vậy không ai
có thể can thiệp vào đó được. " .
2/ CỦA BẠN theanh_vnpt " - Vậy các cọc
này là gì???
Là gì thì chưa thể biết rõ ràng được.
Nhưng chắc chắn đây không phải là Thánh Vật như cái tít bài báo trên.
Trận Bát Quái Tiên Thiên Đồ được sắp xếp để trấn long hãm địa như vậy mà lại
dùng đến lối trấn ác độc mức cao nhất của Phong Thủy rõ ràng là hành động tàn
ác phi nhân tính,không thể gọi là Thánh Vật được.
Theo như cách trấn long tàn độc này thì trong Huyền Không học có ghi rõ,cần 8
cái trụ để lập trận, chôn sống theo nó là 8 người con trai(tráng nam) khỏe mạnh,8
người con gái trinh tiết(đồng trinh) và 8 đứa trẻ con(đồng tử) để dùng oán khí
cộng hưởng của họ tạo thành bức tường bảo vệ trận. Về cơ bản đây là lối trấn mạnh
mẽ nhất và cũng là tàn ác nhất.
Nếu như bài báo ghi là đã trục vớt được 7 cái cọc, tôi nghĩ vẫn còn sót 1 cái.
Việc nhổ cọc và làm thoát tà khí-oán khí tích tụ hàng trăm năm khiến người xung
quanh bị ảnh hưởng là chuyện dễ hiểu. Nhưng đã chôn cất hài cốt,làm lễ siêu độ
rồi mà vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến vậy có lẽ không hẳn trong đó chỉ có oan hồn
không siêu thoát, hoặc là cách trấn ác độc này gìm giữ không cho các linh hồn
siêu thoát, hoặc là trên chúng có diêm thần,diêm tướng chỉ huy nên việc phá trận
là rất nguy hiểm với người phá trận.
Việc Thủ tọa Thích Viên Thành (xem kỳ 1 để biết là ai) muốn hàn lại long mạch
và phải hóa, có lẽ một phần do ý của thầy. Tôi vẫn nhớ hồi đó tôi đi theo chân
sư phụ dạy Pháp cho tôi là Đại Đức Cổ Vân, theo đoàn của Thầy Thích Thanh Từ của
phái Trúc Lâm lên Chùa Hương bởi lúc đó Thầy Thanh Từ và sư Ni Toan(sư Ni tu tại
gia nhưng rất giỏi) gặp nhau có xem thiên tượng và tính ra được quẻ đại hung với
thầy Thích Viên Thành nên lên Chùa Hương để giúp giải hạn. Thầy Thích Thanh Từ
nói rằng sư thầy trụ trì chùa Hương cần lập đàn tràng cầu siêu,thỉnh 100 vị sư
giỏi các nơi đến cùng làm lễ trong 49 ngày thì may ra mới giữ được tính mạng.
Thầy Thích Viên Thành đã từ chối và nói sống chết có số, không nên vì cái nhục
thân của mình mà làm khổ đến người khác phải lao tâm, cái chết cũng chỉ là 1
cách giải thoát để tới thế giới cực lạc. Thầy tự biết mình hết số và cũng không
muốn xin kéo dài thêm dương thọ. Vì vậy sau đó thầy Thích Thanh Từ đã về lại
Trúc Lâm dẫn 9 đại đệ tử lên núi nhập thất. Một thời gian sau, thầy Thích Viên
Thành quả nhiên mất thật,trước lúc hóa,có nói nguyên nhân hóa của mình là vì
không đủ sức mà vẫn cố phá giải trận Bát Quái Tiên Thiên Đồ trấn theo lối Thiên
Môn ác độc kia.
Tôi thì không rõ nguyên nhân vì học vấn của mình về lý số và phong thủy rất
nông cạn, nhưng tôi nhớ sư phụ tôi có lần nói lại rằng, sư phụ của thầy(thầy
Thích Thanh Từ) có nói chuyện Thầy Thích Viên Thành mất vì cách thầy muốn hàn lại
long mạch là sai,và sức của thầy cũng không đủ để phá trận nhưng vì giữ danh tiếng
bản thân(là bậc thầy phong thủy trong chuyện hàn long mạch) nên vẫn cố thực hiện
và kết quả dẫn đến vong thân.Khi tự biết hết số lại không muốn phải xuống nước
nhờ vả người khác giúp mình nên tự chấp nhận xuôi tay,như vậy chưa dứt được hết
trần tục.
Còn quan điểm của riêng tôi là không nên phá trận, bởi trận lập đã nhiều năm
oán khí chất chồng giải không hết được.Dòng sông và long mạch cũng đã bé lại
thành 1 cái cống thoát nước,dẫu hàn lại thì có được lợi ích bao nhiêu ? Giả như
1 đoạn sông khác bị lập trận trấn vào mắt rồng ,tạo thành thế Độc Nhãn Long(1
thế trấn ác độc nhằm hủy hoại long mạch) thì khi sống lại,con rồng lại thành tà
ác quấy phá có khi lại làm hại hơn.
Thế đất Hà Nội là thế đất trũng,địa tầng địa chất kém,việc trấn sông làm con rồng
chết cứng không thể vẫy vùng có thể cũng là 1 cách tốt làm cho đất cứng lại tiện
cho xây dựng,nếu phá đi,thế đất sẽ xấu đi và hạ tầng đất sẽ bị lún,sạt lở khi
long mạch chuyển động. Như vậy việc xây dựng và phát triển hóa đô thị còn tồi tệ
hơn.
Giống như cách chế thuốc giải độc, tốt nhất là biết thành phần độc tố, chế thuốc
sẽ dễ dàng và chính xác hơn, tuy nhiên có những độc tố hoàn toàn không có cách
giải. Các thầy đều là những vị cao tăng, uyên thâm phong thủy, giống như là dược
sư, nhưng chất độc này hoàn toàn không rõ cách trấn thế nào, thành phần độc tố
ra sao, nên e là sẽ khó mà giải được.
Còn ai trấn, trấn mục đích gì, theo tôi, chính Cao Biền trấn, trấn nhằn triệt
tiêu khí vượng của Đại Việt. Nếu giải trấn chắc chắn sẽ phát khí, nước nhà sẽ
hưng vượng. Vì bản chất vượng khí luôn phải là khí tốt, thầy Thích Viên Thành
cũng biết điều đó, nên cố gắng tìm cách phá trấn, dù biết hại đến tính mạng. Nếu
khí là tà khí thầy chắc chắn sẽ không phá làm gì.
Thời Pháp, Pháp cho lấp sông Tô Lịch, phá huỷ đền thờ đại vương Tô Lịch, chắc
trong người Pháp có các thầy địa lí người Tàu, giúp đỡ người Pháp làm việc ấy.
Vì long mạch kinh đô bị trấn làm đất nước ta suốt bao đời nay cứ đấu tranh chống
ngoại xâm hoài, biết bao giờ khá được, chưa "triều đại" nào của đất
nước ta hưng thịnh nổi quá 3 thế kỉ Theo tôi, đây là cơ hội cực kì thuận tiện để
phá thế trấn yểm quá ư tàn độc này, tồn tại ngay ở thủ đô đã hơn nghìn năm nay
.
.... Trận đồ trấn trên sông Tô Lịch thuộc về huyền cơ cao nhất của phong thủy
phái Huyền Không. Cách phá giải trận là tìm ra điểm yếu của trận để phá trận.
Người làm được điều này phải là người có kiến thức uyên thâm về Phong thủy am
hiểu cả 2 phái Bát trạch và Hình thế. " .
Người viết trích dẫn các ý kiến trên của các
tác giả ngõ hầu để các bạn rông đường suy luận .
dienbatn .
Như vậy chúng ta thấy rằng ,
không còn nghi ngờ gì nữa về việc tại khúc sông Tô lịch này có một TRẬN ĐỒ TRẤN
YỂM .
Tại đây một câu hỏi sẽ phải đặt ra : TẠI
SAO TRẬN ĐỒ TRẤN YỂM NÀY KHÔNG ĐẶT Ở CHỖ KHÁC MÀ PHẢI ĐÚNG VỊ TRÍ NÀY ???
Người viết xin được trả lời như sau : Thực ra
khu vực này là một Huyệt Âm khí , nơi đây chính là nơi giao hội của ba dòng
sông : Thiên Phù - Tô Lịch và Sông Nhuệ . Tại những nơi giao hội của hai hoặc
ba dòng sông thường có Huyệt kết . Điều này các bạn có thể kiểm tra lại với các
trường hợp như Ngã ba Hạc - Phú Thọ hay nơi giao của hai sông Ngàn Sâu - Ngàn
Phố tại bến Tam xoa - HÀ TĨNH mà không ít lần người viết đã nhắc tới . Các bạn
cũng nhớ lại một nguyên tắc khi kiểm tra Huyệt kết là khi đưa La Kinh vào khu vực
có Huyệt Kết , La kinh liền xoay tít , không có định hướng . Đây cũng chính là
câu trả lời cho việc khi phát hiện ra TRẬN ĐỒ TRẤN YỂM người ta thử đưa La bàn
vào thấy quay tít . Nguyên nhân của việc này chính là tại nơi Huyệt kết , Trường
khí và Từ trường không theo trục Nam - Bắc của Trái đất nữa , giống như một cái
xoáy nước , chất Khí có chiều hướng hút vào trong lòng đất . Nếu đã có lần nào
các bạn nhìn thất Huyệt kết khi đặt mộ , các bạn sẽ thấy những thớ đất màu vàng
Thổ rất đẹp , có chiều xoáy xung quanh một Tâm vòng tròn và tỏa ra mùi trầm
thơm phức . Việc này cũng chính là nguyên nhân Địa tầng của khu vực rất phúc tạp
vì tại vòng xoáy này , sẽ gom hết những vật ở gần đó cuốn vào lòng vực do cơn
xoáy tạo ra . Nó giống như một hố rác của dòng sông . Tất cả các rác rưởi , các
vật thể cứng tại khu vực gần tâm xoáy sẽ lần lượt bị kéo xuống , dần dần lấp đầy
vực thẳm này . Điều này lý giải tại sao khi máy xúc vớt lên có đủ các thứ lung
tung , không phải những đồ dùng Trấn yểm . Ngay cả một con Sò biển cũng có mặt
tại khu vực này . Các bạn chú ý hình chụp con sò ở phần trên sẽ thấy rằng đó là
sò biển chứ không phải sò nước ngọt vì nó có gân trên vỏ sò ( Sò nước ngọt trơn
láng và không có gân trên vỏ ) . Khi rác tập trung nhiều tại vực xoáy , qua một
thời gian dài hàng nghìn năm sẽ bị mục đi và lớp cát bao bọc vẫn ôm chặt lấy nó
. Chính việc này tạo ra những khoang rỗng trong Địa tầng khu vực , khi mà mũi
khoan thăm dò đi vào sẽ cảm thấy đi vào một khu vực trống không . Khi mũi khoan
được rút lên , một lỗ hổ của khoang rỗng sẽ tạo ra , kéo theo cát và nước tràn
vào khoang rỗng , gây nên sự sụt lở và thay đổi Địa tầng Địa chất của khu vực ,
không giống như sự khảo sát ban đầu nữa . Đây là nguyên nhân không thể đắp bờ
hút nước tại khu vực này TẠI THỜI ĐIỂM ĐÓ . Sau này , khi khoang rỗng đã đầy
cát thì việc thi công sẽ thực hiện được dẽ dàng hơn vì sự sụt lún đã ổn định .
Người ta chỉ có thể Trấn yểm tại nơi có kết Huyệt vì chính năng lượng của Địa
Huyệt này tạo thành nguồn động lực giúp cho Trận đồ vận hành được - Giống như một
nguồn xăng vô tận để chạy máy ô tô vậy . Năng lượng tại nơi kết Huyệt sẽ tạo
thành Mô men xoắn , khiến Trận đồ xoay chuyển được theo Thời gian - Có điều nó
quay thuận hay nghịch là phụ thuộc vào tính chất của Địa Huyệt . Đây là nguồn
Năng lượng để duy trì Trận đồ Trấn yểm có thể hoạt động liên tục hàng ngàn năm
. Người lập ra Trận đồ chỉ cần cung cấp một năng lượng ban đầu rất nhỏ , khiến
cho Trận đồ chuyển động được ( Giống như thắng sức Ỳ ban đầu ) , sau khi chuyển
động , nó nhận Năng lượng của Địa Huyệt và quay với vận tốc góc ngày càng lớn dần
theo Thời gian .
dienbatn .
Việc xác định được cửa SINH của
BÁT QUÁI ĐỒ , tuy khó khăn nhưng chưa thấm vào đâu so với việc tính toán thời
gian Huyệt mở của tại cửa SINH . Việc này ngày xưa các cụ tính rất giỏi nay tiếc
rằng đã thất truyền . Hiện nay chỉ còn nguyên lý của nó thông qua việc tính
toán THỜI CHÂM - TÝ NGỌ LƯU TRÚ VÀ LINH QUY BÁT PHÁP .
Tuy nhiên theo nguyên lý " Nhất Bổn tán Vạn thù - vạn thù quy nhất bổn '
và " Đời - Đạo , ÂM - DƯƠNG ĐỒNG NHẤT LÝ " . Chúng ta hoàn toàn có thể
dùng thời châm để tính thời gian Huyệt mở .
Ví dụ : TÝ - NGỌ LƯU CHÚ là hai tự trong 12 Địa Chi , chỉ về Thời gian . Hàm ý
quá trình ÂM - DƯƠNG biến hóa , tiêu , trưởng của Thời gian . Trong một ngày
thì giờ Tý ( 23 - 1g ) ở nửa đêm là lúc Âm thịnh nhất ( cũng là lúc Dương bắt đầu
được sinh ra . Giờ Ngọ ( 11 - 13 g ) vào lúc giũa trưa , lúc Dương thịnh nhất (
Cũng là lúc Âm mới sinh ra ) .
Trong một năm thì tháng Tý ( Theo âm lịch kiến Dần hiện nay là tháng 11 ) là tiết
Đông Chí , là thời kỳ Âm thịnh nhất nhưng cũng là thời kỳ Dương được sinh ra .
Tháng Ngọ ( Tháng 5 Âm lịch ) chứa tiết Hạ Chí là thời khí Dương cực thịnh ,
nhưng đồng thời cũng là thời kỳ " Nhất Âm sinh " .
Hai từ LƯU - CHÚ có nghĩa là chỉ vào sự chu lưu , tưới rót của Khí trong các
Kinh , Mạch .
Thuật ngữ TÝ - NGỌ LƯU CHÚ có hàm nghĩa : Khí thịnh , suy , lưu động trong các
Kinh mạch ( Hay Long mạch cũng vậy ) theo nhịp điệu của thời gian chuyển biến .
TÝ - NGỌ LƯU CHÚ PHÁP là một phép Thời châm , chọn Huyệt Khai , Mở theo giờ thịnh
, suy ( Huyệt mở hay đóng ) của Khí trong Kinh mạch ( Hay Long mạch ) . Nó sử dụng
66 Huyệt Ngũ du của 12 chính Kinh làm Huyệt chủ .
Phép TÝ - NGỌ LƯU CHÚ cũng như các phép LINH
QUY BÁT PHÁP , PHI ĐẰNG PHÁP đều là những phép THỜI ĐIỀU TRỊ từ thời cổ xưa .
Người xưa cho rằng , nắm được các phương pháp này thì nghệ thuật chữa bệnh hay
làm Phong thủy được nâng cao tột bậc , có hiệu quả hơn hẳn , tác dụng nhanh và
chính xác hơn , ví như chèo thuyền gặp nước xuôi .. nhất là với những ca cấp
tính .
Trong bài " Luận về phép Tý Ngọ Lưu Chú " - Từ Văn Bá ( Từ Thị ) viết
: " Nói phép Tý - Ngọ Lưu Chú là nói cương nhu tương phối , Âm - Dương
tương hợp , Khí Huyết tuần hoàn , giờ Huyệt mở , đóng " ( Theo Châm cứu Đại
thành của DƯƠNG KẾ CHÂU ) .
Cương , nhu ở đây là nói về Tạng phủ , Kinh mạch . Âm - Dương ở đây là nói về
Can - Chi phối với Âm - Dương . Nội dung chủ yếu của phép Thời châm này bao
quát : Thiên Can , Địa Chi , Âm Dương , Ngũ Hành , Tạng phủ , Kinh lạc cho đến
các Huyệt Tỉnh , Vinh , Du , Nguyên , Kinh , Hợp ....
Ngày phối Kinh , giờ phối Huyệt . Mỗi ngày ( Can ) có một đường Kinh chủ đạo đồng
tính Âm Dương - Ngũ hành với nó . Ngày Kinh chủ đạo bắt đầu và kết thúc vào giờ
đồng Can với ngày lịch . Dương Kinh dẫn Khí đi trước , Âm Kinh dẫn Huyết đi trước
. Ngày Dương ( Can , Chi ) , giờ Dương Khai ( mở ) Huyệt Dương . Ngày Âm , giờ
Âm Khai Huyệt Âm vì Dương gặp Âm thì đóng lại . Gặp các trường hợp này thì dùng
nguyên tắc tương hợp như Giáp ( 1 ) hợp Kỷ ( 6 ) ....và nguyên tắc " Bổ tả
Huyệt Mẹ con " để giải quyết .
Phần lý thuyết tuy đơn giản như vậy , song khi bước vào thực tế thật là vô cùng
nguy hiểm . Các bạn cứ tưởng tượng một bánh xe đang quay tít mà tính được đúng
thời điểm có thể chọc một cây đũa vào khe hở giữa hai cái Nan hoa là khó khăn
như thế nào , hơn thế nữa , mỗi sai lầm đều phải trả giá bằng tính mạng của
chính mình .
Trong gian chính giữa có tấm
hoành phi : HẬU LÝ MẪU NGHI ( Mẫu
nghi thời Lý ) .
Hai bên cũng có đôi câu đối :
LỊCH ĐẠI BAO PHONG CHIÊU THÁNH ĐỨC .
ỨC NIÊN HƯƠNG HỎA TẤU THẦN CÔNG .
Và :
THIÊN CỔ ANH HÙNG LĂNG HOÀNG HẬU .
NHẤT MÔN MẪU TỬ MIẾU THẤN CÔNG .
Bên Sơn trang có tấm hoành phi : SƠN TRANG MẪU TỰ NGÀN DUY NHẠC GIÁNG
THẦN ( Thần chọn nơi núi lớn hiển
hiện ) .
Bên Trần Triều có tấm hoành phi :
TRẦN TRIỀU HIỂN THÁNH .
Người viết xin cảm ơn tất cả những bản dịch của
TS. NGUYỄN XUÂN DIỆN - PGD. THƯ VIỆN HÁN NÔM .
DIENBATN .
THẦN TÍCH ĐỀN QUÁN ĐÔI .
( Chép tại Đền Quán Đôi ) .
Ngọc phả xưa ghi công tích của Khai Quốc Công Thần Triều Lý , có công lớn , một
vị Công chúa , một vị Hoàng tử Đại Vương trong bản chính của Bộ Lễ Quốc Triều về
Công Thần ( Bộ thứ 6 , có 9 nhân Thần - Thuộc chi Khảm ) .
Trước đây dân chúng truyền lại rằng : Ở trang YÊN DŨNG - HUYỆN TỨ KỲ - PHỦ HẠ
HOÀNG - TRẤN HẢI DƯƠNG , có Tù trưởng họ Trần , tên Lữ , vợ là VŨ THỊ HOÀN . Vợ
chồng hòa hợp , bản tính hiền lành , lấy việc Nông trang sinh sống . Vào giờ
Mão ngày 4 tháng 6 năm Bính Thân bà sinh được một người con gái . Hai vợ chồng
vô cùng mừng rỡ , nuôi dưỡng hết sức cẩn thận , chu đáo . Cô bé hồng hào rực rỡ
, dáng mạo đẹp đẽ , trong tay trái có chữ CHỦ màu đỏ . Ông bà rất lấy làm lạ ,
cho là không phải người thường . Cô bé được chăm sóc đầy đủ . Lên hai tuổi đặt
tên là Phương nương ( Nàng Phương ) .
Khi đã lớn , những lúc mẹ đi hái dâu nàng đều đi theo . Bỗng có đám mây che
trên đầu nàng Phương . Bà mẹ trông thấy việc kỳ lạ , liền về kể lại với chồng .
Lã Công biết thế xong dấu kín trong lòng , không lộ chuyện với ai . Ngày tháng
trôi đi , bé Phương đã 18 tuổi . Bấy giờ có một vị quan trong Triều tên là LÝ
CÔNG TRINH , nghe tiếng nàng Phương vừa đẹp lại đảm đang , liền lập tức mời bố
mẹ nàng Phương đến có lời và xin cưới về làm vợ . Ông bà Lã Công ưng thuận và
cho LÝ CÔNG TRINH được cử hành hôn lễ và rước Nàng về Công sở . Hai năm sau
nàng Phương sinh được một đứa con trai ( vào giờ Tý ngày mùng 8 tháng 12 năm Ất
Mão ) . Đứa bé mặt mày sáng sửa tai to ngực lớn , thân dài , tướng mạo đường đường
rõ không phải là người bình thường . Tròn 100 ngày cậu bé được đặt tên là THỐNG
. Năm cậu THỐNG được 18 tuổi , giặc đến xâm phạm bờ cõi nước ta , thư ở Biên giới
liên tục cấp báo về Triều đình . Vua nghe tin liền triệu Quan bộ Chủ LÝ CÔNG
TRINH thay mặt Vua cầm quân đi dẹp giặc . Vừa tiến quân vào đến nơi đồ sở của
giặc , Quan Bộ Chủ đã bị Tướng giặc bắn chết ngay tại chỗ ( ngày 17 / 5 ) , xác
bị bêu ở Bàng Châu . Lúc bấy giờ hai mẹ con nàng Phượng nghe tin dữ , liền lên
Bàng Châu nhận xác Quan Bộ Chủ về mai táng . Tướng giặc trông thấy nàng Phương
rắp tâm muốn ép về làm vợ . Song hai mẹ con nhất định không chịu . Tướng giặc
nói : Nếu ưng thuận theo ý ta thì mẹ sẽ được phong Hoàng hậu , con sẽ được
phong Hoàng tử . Hai mẹ con nàng Phương dứt khoát khgông nghe . Tướng giặc truyền
quân lính đưa hai mẹ con nàng Phương ra bờ sông Bàng Châu chém đầu . Lệnh ban
ra , hai mẹ con nàng Phương giả vờ ưng thuận , vì thế mà thoát khỏi tội chết .
Một hôm , hai mẹ con tìm cách ra đến ngôi quán ở Trang Dịch Vọng Tiền - Thuộc
Huyện Từ Liêm - PHỦ QUỐC OAI - TRẤN SƠN TÂY . Lúc ấy Trời đã xế chiều , hai mẹ
con vừa đói vừa khát . Bấy giờ trong Trang có nhà ông LÊ CÔNG ĐOAN , giàu có
phong lưu lại hay làm việc thiện . Thấy tình cảnh của hai mẹ con như thế mới hỏi
rõ tên tuổi , ngọn nguồn rồi chu cấp cho hai mẹ con tiền của sống qua lúc ngặt
nghèo . Ba ngày sau bỗng thấy Trời đất tối tăm , mưa to gió lớn nổi lên , hai mẹ
con hóa ngay tại đây ( ngày 21 tháng 3 ) . Một lúc sau Trời tạnh , dân làng kéo
ra xem thì đã thấy mối đùn lên thành một ngôi mộ . Từ đó nơi đây rất thiêng ,
ai có tâm thờ sẽ được bình yên , nhân dân bèn lập miếu thờ phụng .
Lại nói lúc đó nhà Vua nghe tin Bộ Chủ thất trận bèn thân chinh đi cầm quân
đánh giặc . Qua Dịch Vọng Tiền , tự nhiên xa giá bị níu lại , không tiến lên được
. Vua lấy làm lạ , đến nửa đêm mơ thấy một người đàn bà tự xưng là hai mẹ con
tâu rằng : Chúng Thần nghe tin nhà Vua thân chinh đáng giặc nên theo giá , xin
lập công Âm phù giúp nước , để lại tiếng thiêng , sau này mong được hưởng lộc
nước . Nói xong bỗng thấy hai khối lửa sáng bay ngay trước mặt . Vua tỉnh dậy ,
lập tức triệu dân trong vùng đến hỏi rằng : Đêm qua ta bỗng mơ thấy hai mẹ con
rất rõ ràng , vậy ngôi Miếu đó thiêng như thế nào . Bấy giờ mọi người mới nói đầu
đuôi sự việc . Vua bèn truyền cho dân chúng làm lễ tạ trước Miếu . Lễ xong bỗng
thấy mưa gió nổi lên , xa giá đi như bay , một khắc sau đã đến đồn sở của giặc
, đánh một trận giáp công ồ ạt . Quân Tướng giặc đại bại chạy tan tác . Sau khi
Vua thắng trận lập tức trở về Triều đại khai yến tiễc rồi ra lệnh mang Sắc chỉ
đến Linh Miễu ở Bản Trang , truyền cho nhân dân sửa sang Đền Miếu thờ phụng hai
mẹ con .
Vua lại cho dân 100 Quan tiền , để chi dùng vào việc đèn hương và bảo phong cho
Mỹ tự để được thờ mãi cho muôn đời . Thật đẹp thay .
Phương nương được phong là Lý Hoàng hậu , Trinh khiết , đoan phương , Tôn Linh
Công chúa .
Lý Công Thống được phong là : Dũng Vũ , Cương nghị , Thống Hoàng Đế Đại Vương .
Cho phép dân trang Dịch Vọng Tiền làm hộ nhi ( trông nom đèn hương , thờ phụng
, miễn phu phen , tạp dịch ) . Đây là nơi chính sở , được thờ phụng mãi mãi .
Ngày lành tháng 1 , niên hiệu Hồng Phúc năm đầu ( 1572 ) . Lễ Bộ Hàn lâm viện
Đông các Học sĩ NGUYỄN BÍNH phụng soạn .
Ngày lành tháng 8 niên hiệu Vĩnh Hựu 5 , Quản giám bách Thần Tri Diện Hùng lãnh
Thiếu Khanh Nguyễn Hiên phụng mệnh soạn theo chính bản .
Bản dịch : VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM.
PHÓ GS- TS ĐỖ THỊ HẢO .
ĐÂY LÀ BẢN GỐC CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU
HÁN NÔM .
NHỮNG TƯ LIỆU HÁN NÔM MỚI PHÁT HIỆN TẠI ĐỀN QUÁN ĐÔI TẠI KHÚC SÔNG TÔ LỊCH, HÀ
NỘI
ĐỖ THỊ HẢO
PGS.TS. Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Đền Quán Đôi xưa thuộc xã Dịch Vọng Tiền, tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ
Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà
Nội. Trong quá trình thi công xây kè bờ sông Tô Lịch đến đoạn đền Quán Đôi đã xảy
ra một số sự kiện vừa qua được báo chí đăng tải khá nhiều. Báo Văn hoá (ngày
2-6/10/2002) đăng bức thư ngỏ của Đội trưởng đội thi công 12 gửi các nhà khoa học
và các nhà nghiên cứu có những đoạn như sau: ... “Cách đây hơn một năm, tại nơi
chúng tôi thi công(1) đã phát hiện di chỉ khảo cổ học bao gồm nhiều hiện vật
như: xương răng động vật, đồ gốm sứ bị vỡ, liễn sành, nhiều cây cột gỗ vàng
tâm, một số vũ khí sắt và tám bộ hài cốt người... Điều làm cho chúng tôi hoang
mang và lo sợ nhất là sau khi phát hiện ra những hiện vật, trong đó có cả hài cốt
người thì hầu hết những người thân trong gia đình anh em công nhân đều có chuyện
bất hạnh xảy ra... Trong thời gian qua, cũng đã có một số nhà khoa học xuống hiện
trường và đưa ra một số nhận định sơ bộ. Để đảm bảo và ổn định tinh thần của
anh em công nhân trong thời gian tới, hơn nữa theo chúng tôi là cần có những ý
kiến chính thức về mặt khoa học đối với di chỉ khảo cổ học này, kính đề nghị
các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các cơ quan chuyên môn bắt tay nghiên cứu
một cách cụ thể nhằm đưa ra kết luận xác thực”.
Vào khoảng cuối năm 2001, GS. Trần Quốc Vượng và PGS. Đỗ Văn Ninh đã tìm ra ủng
thành duy nhất còn sót lại ở đây. Theo PGS. Đỗ Văn Ninh thì “có thể giả thuyết
đây là một địa bàn trấn yểm mà bất kỳ công trình xây dựng nào cũng phải có khi
động thổ, đặc biệt là đối với một vị trí quan trọng như cổng thành phía Tây của
La Thành”. Và còn nhiều những ý kiến khác đề cập đến vấn đề phong thuỷ, vấn đề
tâm linh, rồi “bùa yểm của Cao Biền”, hoặc là nơi diễn ra lễ hiến tế, mà vợ chồng
người bán dầu họ Vũ đã chấp nhận làm vật hi sinh để vua Lý khỏi bệnh đau mắt,
...
Vừa qua chúng tôi được các cụ trong Ban quản lý đền Quán Đôi mời đến khảo sát một
số tư liệu Hán Nôm hiện có trong đền. Trong bài viết này, chúng tôi không có ý
định giải thích bất cứ vấn đề gì đã nêu ở trên mà chỉ muốn giới thiệu những tư
liệu Hán Nôm tại đền Quán Đôi chưa từng được công bố nhằm góp phần thêm để rộng
đường nghiên cứu.
Ngoài tấm bia Hạ Mã ngay cửa đền, hiện trong đền còn một số hoành phi, câu đối
và tấm bia Mục lục Thái Hoàng bi ký, cùng bản thần tích (lưu tại Thư viện Viện
Nghiên cứu Hán Nôm, mang ký hiệu AE). Nội dung bản thần tích của xã Dịch Vọng
Tiền, tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông tóm tắt như
sau:
Tương truyền ở trang Yên Dũng, huyện Tứ Kỳ, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương có vị
tù trưởng họ Trần tên là Lữ, vợ là Nguyễn Thị Hoàn, vốn tính hiền lành, lấy việc
nông tang làm nghề sinh sống. Vào giờ Mão ngày mùng 4 tháng 6 năm Bính Thân bà
sinh được một cô bé mặt mũi rạng rỡ, dáng mạo đẹp đẽ, trong lòng bàn tay trái
có chữ “chủ” màu đỏ. Ông bà vô cùng mừng rỡ, cho là điềm lạ và đặt tên là
Phương. Ngày tháng trôi qua nàng Phương đã 18 tuổi. Bấy giờ có một vị quan
trong triều họ Lý tên là Công Trinh nghe thấy nàng Phương nết na xinh đẹp liền
đến xin cưới nàng làm vợ. Hai năm sau, vào giờ Tý ngày mùng 8 tháng 12 năm Ất
Mão, nàng sinh được một cậu con trai đặt tên là Thống mặt mày sáng sủa, tai to
ngực lớn, tướng mạo đường hoàng không phải người thường. Năm cậu Thống 18 tuổi,
giặc Ma Na kéo đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Vua liền cử quan Bộ chủ Lý Công
Trinh thay mặt vua cầm quân đi dẹp giặc. Vừa tiến đến đồn sở của giặc, quan Bộ
chủ đã bị tướng giặc bắn chết ngay tại trận (đó là ngày 17 tháng 5), xác bị bêu
tại Bàng Châu. Mẹ con nàng Phương nghe tin dữ bèn cùng nhau đến nhận xác quan Bộ
chủ về mai táng. Thấy nàng Phương xinh đẹp, tướng giặc rắp tâm muốn lấy làm vợ.
Nàng Phương bèn giả vờ ưng thuận để thoát chết. Rồi một hôm mẹ con tìm cách chạy
trốn đến ngôi quán ở trang Dịch Vọng Tiền thuộc huyện Từ Liêm, trời đã tối lại
vừa đói vừa khát. May nhờ người trong trang là Lê Công Đoan chu cấp cho để sống
qua lúc ngặt nghèo. Ba ngày sau, bỗng trời đất tối tăm, hai mẹ con tự nhiên hoá
tại đền (đó là ngày 21 tháng 5). Dân làng kéo ra xem thấy mối đã đùn lên thành
ngôi mộ. Từ đó nơi đây rất thiêng, ai có trắc trở khó khăn đến cầu khẩn đều được
bình yên, nhân dân bèn lập miếu thờ phụng.
Nghe tin Bộ chủ thua trận, nhà vua thân chinh cầm quân đi đánh dẹp. Quân lính
đi qua trang Dịch Vọng Tiền tự nhiên xa giá bị níu lại. Nửa đêm nhà vua mộng thấy
hai người tự xưng là hai mẹ con tâu rằng: Nghe tin nhà vua đi dẹp giặc nên đến
yết kiến xin đi theo lập công âm phù giúp nước, để lại tiếng thiêng sau này
mong được hưởng lộc nước. Tỉnh dậy biết là thần báo mộng, lập tức vua truyền lệnh
cho làm lễ tạ trước miếu. Lễ xong bỗng mưa gió nổi lên, xa giá đi như bay một
khắc sau đã đến đồn giặc, đánh một trận giáp công quân tướng giặc đại bại chạy
tan tác.
Sau khi thắng trận lập tức vua lệnh đem sắc chỉ đến miếu thiêng ở bản trang
truyền cho dân sửa sang đền miếu để thờ phụng hai mẹ con. Vua lại ban thêm cho
dân 100 quan tiền để chi dùng vào việc đèn hương và bao phong mĩ tự cho được thờ
mãi mãi cùng hưởng lộc nước.
Bản thần tích còn ghi rõ mỹ tự và nghi thức tế lễ như:
- (Nàng Phương) được phong là Lý hoàng hậu, Trinh Khiết, Đoan Phương, tôn linh
công chúa
- (Con) được phong là Dũng Vũ, Cương Nghị, Thống hoàng đế đại vương
- Cho phép dân trang Dịch Vọng Tiền làm hộ nhi (được miễn phu phen tạp dịch để
trông nom việc đèn hương) đây là nơi chính sở, được thờ phụng mãi mãi.
- Ngày sinh của thần (mẹ) là mùng 4 tháng 6, lễ vật dùng cỗ chay, bánh chay.
- Ngày sinh của thần (con) là mùng 8 tháng 12, lễ vật dùng lợn, xôi, rượu.
- Ngày hoá của thần là 21 tháng 5, lễ vật trong cung dùng cỗ chay, bánh chay,
ban ngoài là lợn, xôi, rượu. Tổ chức lễ tế.
- Phải kiêng không được đọc hai chữ tên huý Phương, Thống.
- Miếu dựng theo hướng Bắc Nam, đây là nơi đất “chính linh” (chính chỗ đất
thiêng).
Ngày lành tháng 1 niên hiệu Hồng Phúc năm đầu (1572), Lễ Bộ, Hàn lâm viện Đông
các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn.
Ngày lành tháng 8 niên hiệu Vĩnh Hữu 5 (1739) Quản giám bách thần, Tri điện
Hùng lĩnh Thiếu khanh Nguyễn Hiền phụng mệnh sao theo chính bản.
Còn tấm bia dựng trong đền đã ghi lại ngày, tháng, năm, trải qua các triều đại
Hoàng thái hậu (tức nàng Phương) được bao phong, cụ thể là:
- Ngày mùng 3 tháng 6 niên hiệu Tự Đức 10 (1857) được ban sắc cho thờ phụng như
trước.
- Ngày 24 tháng 11 niên hiệu Tự Đức 33 (1880) được ban sắc cho thờ phụng như trước
- Ngày mùng 1 tháng 7 niên hiệu Đồng Khánh 2 (1887) được ban sắc phong
- Ngày 11 tháng 8 niên hiệu Duy Tân (1909) được ban sắc cho thờ phụng như trước.
Đặc biệt bia có khắc nguyên văn đạo sắc phong ngày 25 tháng 7 niên hiệu Khải Định
9 (1924) như sau:
Sắc cho xã Dịch Vọng Tiền, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông vốn thờ Dực Bảo Trung
Hưng, hậu Lý Nam Đế Hoàng Thái Hậu. Hoàng Thái Hậu bảo vệ nước, che chở cho dân
có nhiều công đức, đã từng được ban cấp sắc chỉ cho phép dân thờ phụng. Đến nay
đã ban cho chiếu quý, ơn lớn, về lễ đáng được xếp lên bậc.
Đặc biệt cho phép dân xã được thờ phụng như cũ, để ghi nhớ ngày vui của nước được
thể hiện ở sự tôn trọng – Phải kính tuân theo.
Bia do xã Duệ Tú khắc ngày 17 tháng 8 giữa mùa thu niên hiệu Bảo Đại 16 (1941)
Hy vọng với sự phối hợp liên ngành, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu và lý giải
những điều nêu trên một cách thuyết phục, góp phần đáp ứng được nguyện vọng của
người dân địa phương nói riêng và của những người quan tâm đến vấn đề này nói
chung.
Chú thích:
(1) Đoạn đền Quán Đôi – trên khúc sông Tô Lịch, Hà Nội.
Như vậy , qua bản dịch về sự tích
của Đền Quán Đôi của : VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM - PHÓ GS- TS ĐỖ THỊ HẢO , chúng
ta thấy rất rõ ràng rằng - Câu chuyện về Đền Quán Đôi chẳng có liên quan gì đến
TRẬN ĐỒ TRẤN YỂM TRÊN SÔNG TÔ LỊCH cả - Hai chuyện này chẳng có liên quan gì đến
nhau . Là một người đã có một thời gian dài nghiên cứu về Huyền thuật ,
dienbatn thấy rất rõ điều này . Trời có luật Trời , Đất có luật đất , Người có
luật của người , Cõi Âm cũng có luật của cõi Âm . Chẳng có Thần , Thánh nào lại
đi làm cái việc trừng phạt những con người đang đổ mồ hôi , công sức ra cải tạo
, xây dựng quê hương một cách tầm bậy như thế cả . Thần tại Quán Đôi là một
Linh Thần , có công với nước , được nhiều Triều đại ban tặng Sắc phong , không
thể là nguyên nhân tạo ra những đau khổ cho con người chúng ta một cách hồ đồ
như đã nêu được . Thần Linh được các Triều đại tôn thờ , đều vì một lý do Linh
thiêng hộ Quốc - An dân , chúng ta không thể đổ tội cho Thần , Thánh được . Nếu
có người nào định làm vậy , thì chính là thái độ phỉ báng đối với Thánh , Thần.
Tuy nhiên , chúng ta nên để ý một chi tiết đáng chú ý sau : "
Ba ngày sau, bỗng trời đất tối tăm, hai mẹ con tự nhiên hoá tại đền (đó là ngày
21 tháng 5). Dân làng kéo ra xem thấy mối đã đùn lên thành ngôi mộ. Từ đó nơi
đây rất thiêng, ai có trắc trở khó khăn đến cầu khẩn đều được bình yên, nhân
dân bèn lập miếu thờ phụng. " .
Đây chính là hiện tượng THIÊN TÁNG trong thuật
Phong thủy . Chính điều này dẫn đến kết luận là nơi đây có Huyệt kết ( Có thể
Huyệt chính hay Huyệt bàng , dienbatn chưa dám kết luận , chỉ biết nơi đây là một
khu vực tập trung trường Khí rất mạnh . ) .
Bây giờ chúng ta trở về với sông Tô Lịch ngày
xưa . Theo cuốn ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM QUA CÁC ĐỜI của ĐÀO DUY ANH : " Bấy giờ , con sông Tô Lịch còn là một
con sông lớn , chẩy vào Hồ Tây bấy giờ còn là một khúc của sông Hồng , ở chỗ gọi
là Hồ Khẩu ngày nay . Thành của Trương Bá Nghi đó có lẽ là ở khoảng giữa sông
Tô Lịch và Hồ Tây hiện tại . Sông Tô Lịch không phải là một nhánh từ nguồn chảy
xuống sông Hồng , mà là một nhánh từ sông Hồng phân ra , cho nên nước chảy từ
sông Hồng về sông Tô Lịch { Trong sách Thiền uyển tập anh chép chuyện TỪ ĐẠO HẠNH
thử phép , ném một cây gậy xuống sông Tô Lịch ở cầu YÊN QUYẾT ( Tức là Cống Cót
) , thì thấy cây gậy trôi ngược dòng về phía cầu TÂY DƯƠNG ( Tức Cầu Giấy ) ,
điều đó cũng chứng tỏ rằng nước sông Tô Lịch chảy từ sông Hồng vào , cho nên
khi cây gậy trôi từ Cống Cót về Cầu Giấy gọi là trôi ngược - Chú thích của sách
- NV } . Thành của Trương Bá Nghi lúc bấy giờ tất phải ngoảnh mặt về Bắc ra
phía cửa sông Tô Lịch ở chỗ Hồ Khẩu , cho nên mới có hiện tượng nước chẩy ngược
trước mặt thành . Lý Nguyên Gia tin Phong thủy , thấy hiện tượng ây cho nên mới
xin dời thành sang phía Bắc sông Hồng ( có thể là vào địa điểm Thành Long biên
cũ ) . Có lẽ vì thấy bất tiện cho nên chỉ mấy tháng sau nhà Đường lại quyết định
dời Phủ trị về Tống Bình ở phía Nam sông . Bấy giờ thành mới có lẽ làm về phía
Đông thành cũ gần với sông Hồng ngày nay hơn - Như thế cũng đủ tránh được cái
hiện tượng nước chẩy ngược ở trước mặt thành .
Theo H. Maspéro - căn cứ vào Man thư - Thì năm 863 , khi quân Nam Chiếu xâm lược
nước ta , khoảng Hà nội ngày nay có đến ba thành : Thành thứ nhất là thành Đô hộ
Phủ , do quân nhà Đường cố thủ đến cùng ; Thành thứ hai là thành cũ trên sông
Tô Lịch , do quân Hà nam chiếm đóng ; Thành thứ ba là Tử thành do quân Nam Chiếu
chiếm đóng ( Man thư , q4 và Tư trị thông giám , q260 ) . Thành Đô hộ Phủ ở
phía Đông thành cũ Tô Lịch , vì khi quân Đường cùng thế quyết định phá vây để
thoát thì Man thư chép rằng họ xông ra bờ sông ở phía Đông thành , và khi ra đến
sông thấy không có thuyền thì họ lại vào " La thành ở phía Đông " . Về
sau Cao Biền xây Đại La Thành cũng là xây đắp thêm ở địa điểm ây mà thôi - (
Sách đã dẫn - T 95-96 - NV ) .
Cũng về sông Tô Lịch , theo cuốn
SỬ HỌC BÍ KHẢO của ĐẶNG XUÂN BÀNG ( Ông nội của Cố TBT Trường Chinh ) - Đây là
một cuốn sách về Phong thủy hay nhất còn lại từ trước đến nay " Hà nội có : Sông Nhị Hà ( Nguồn từ sông
Lô , sông Lôi ( sông Chảy ) , tỉnh Tuyên Quang , sông Thao , sông Đà tỉnh Hưng
Hóa và sông Đáy tỉnh Sơn Tây , hội nhau ở Bạch Hạc , tỉnh Sơn Tây chảy theo hướng
Nam đến huyện Yên Lạc , chia một chi xuống Đông là sông Nguyệt Đức , chảy vào Bắc
Ninh , lại chảy xuôi đến phía Đông Tỉnh thành ( Hà nội ) thì chia một chi phía
Tây gọi là sông Tô Lịch , chảy vào sông Nhuệ , lại chẩy theo hướng Nam đến huyện
Thanh Trì , chia một chi phía Đông gọi là sông Đại Bi , lại chảy theo hướng Nam
đến huyện Thượng phúc , thì chia một chi phía Đông gọi là Kim Ngưu , lại chảy
xuôi qua tỉnh thành Hưng yên , chia một chi phía Tây gọi là Xích Đằng...
...Sông Nhuệ , từ Huyện Từ Liêm tỉnhHà nội chảy vào Lang Đàm ( Linh Đàm - NV )
, rồi theo hướng Đông Nam chảy qua các huyện Thanh Oai , Thanh Trì đến ngã ba
Hà Liễu thì có sông Tô Lịch , từ sông Nhị Hà chia qua các huyện Vĩnh Thuận , Từ
Liêm , Thanh Trì từ phía Đông đến nhập vào . Lại chảy từ hướng Tây Nam đến ngã
ba Nghiêm xá , huyện Thượng Phúc , thì có sông Đỗ Đồng bắt đầu từ đầm Ngũ xã tự
phía Đông chảy nhập vào . Lại chảy theo hướng tây nam đến ngã ba Tả giai có
sông Kim Ngưu , bắt đầu từ Hồ Tây huyện Vĩnh Thuận rồi từ phía Đông nhập vào
..."
" Xét sách AN NAM KỶ YẾU chép rằng : Lý Nguyên Gia đời Đương Mục Tông làm
Đô hộ , thấy cửa Phủ có dòng nước chảy ngược , sợ người Giao Châu làm phản ,
nên năm Trường Khánh thứ 4 ( 824 ) , sai thày Địa lý xem đất , chọn được đất bờ
sông Tô Lịch liền đắp thành nhỏ rồi rời Phủ lên đấy . Xem thế thì thành Thăng
Long bắt đầu từ niên hiệu Trường Khánh dời đi trong niên hiệu Bảo Lịch ( Năm Bảo
Lịch thứ nhất là 825 ) , đắp lại trong niên hiệu hàm Thông . Từ đời Lý , đời Trần
về sau , đời nào cũng có sửa đắp . Nay thành có 16 cửa Ô , 36 phố phường là xây
dựng trong niên hiệu Cảnh Hưng ( Niên hiệu Lê Hiển Tông 1740 - 1786 ) đời Lê chứ
không phải dấu cũ thành Đại La của Cao Biền . Thành Đại La của Cao Biền lại
không phải dấu cũ thành Đại La của Trương Bá Nghi , cũng không phải lỵ sở Giao
Chỉ cũ đời Tuỳ ..."
Còn trong cuốn VŨ TRUNG TÙY BÚT của PHẠM ĐÌNH
HỔ có viết : " Lại như phường Giang Khẩu ngày xưa về
sau đổi thành Hà Khẩu . Phường này tiếp giáp với sông Nhĩ Hà , là nơi nước sông
phânlưu đổ vào sông Tô Lịch nên quanh năm phải khổ sở vì nạn nước xói lở bờ mà
chẳng có cách gì ngăn được . Thời Trung Hưng ( Chỉ giai đoạn sau năm 1533 ) ,
san dọc bến sông phường Hà Khẩu để lấy chỗ cho dân Hoa kiều cư ngụ . Hoa kiều ở
đây bèn khải xin chở đá làm một mỏm nhọn chắn ở Thượng lưu . Từ đó hết nạn nước
xói mà từ ven sông trở xuốngphía Nam mới dần dần hình thành bãi phù sa . Về sau
người ta kéo đến đó tụ họp , do vậy mà các bến Thái Cực ( Nay là sau Hàng Bạc )
, Đông Hà ( Thuộc Hàng Gai ) , Đông Các ( Hàng Bạc ) , trở thành phường phố ,
nhà cửa san sát như vẩy cá , mà hai Vạn Mắm , Bè ( Phố Hàng Mắm , Hàng Bè ) ra
cho đến bến Tây Long đều trở thành nơi đô hội cả .
dienbatn xin nhắc lại ý kiến của mình đã viết ở
trên : " Như vậy ,ta có thể kết luận rằng
:Trong quá trình xây dựng Thành Đại la ,Cao biền gặp một vùng đất có kết cấu
không ổn định nên đã thực hiên việc trấn yểm kể trên với mục đích làm cho đất cứng
và ổn định hơn trước.Biện pháp thực hiện là dùng thủ pháp điểm huyệt đất tương
tự như thủ thuật Châm cứu,điểm huyệt trong đông Y.Ở đây còn có ý nghĩa sâu xa
là chấn yểm các Long mạch ,các huyệt phát Đế vương của đất Việt.Tuy nhiên vì có
sự sai lầm về độ số hướng Tây nên sự trấn yểm không được trọn vẹn.Bằng chứng là
Sông Tô lịch vẫn còn tồn tại và chỉ thời gian ngắn sau này nước việt dã giành
được độc lập.Một dải Long mạch đã nói ở trên vẫn phát sinh ra những con người nổi
tiếng ,những vùng đất Địa linh nhân kiệt như chùa Dâu,núi Yên tử,Đền Kiếp bạc...Một
nguyên nhân nữa sau này,đã phá hoại sự Linh thiêng của Long mạch là các việc
san lấp của người Pháp, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.Không biết vô tình hay hữu
ý,khi xây dựng TP.HÀ NỘI,người Pháp đã cho lấp mất khúc sông Tô lịch,nơi đổ ra
sông Hồng -Nay là các phố Hàng Buồm,Hàng Bạc,Cầu Gỗ...Và Nhà thờ lớn HÀ NỘI hiện
nay đặt trên nền của Tháp Báo Ân ngày xưa...
" Một dân tộc đã được Thiên nhiên ưu đãi
về Địa linh về Sinh khí phải suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm bảo vệ và khai
thác sức mạnh Tâm sinh lý đó. Chúng ta cần phải có các chương trình đào tạo các
bậc anh hùng , hào kiệt , những bậc hiền tài cho Đất nước , những Vĩ nhân cho
thế hệ mai sau. Ngày trước các bậc Thánh Đế ,Minh Vương coi đó là trách nhiệm lớn
nhất đối với Non sông,Đất nước. - NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG "
3/ NGUỒN NĂNG LƯỢNG NÀO ĐÃ KHIẾN
TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI VẬN HÀNH LIÊN TỤC SUỐT HƠN 1.000 NĂM QUA .
Phần này dienbatn đã viết : "
Người ta chỉ có thể Trấn yểm tại nơi có kết Huyệt vì chính năng lượng của Địa
Huyệt này tạo thành nguồn động lực giúp cho Trận đồ vận hành được - Giống như một
nguồn xăng vô tận để chạy máy ô tô vậy . Năng lượng tại nơi kết Huyệt sẽ tạo
thành Mô men xoắn , khiến Trận đồ xoay chuyển được theo Thời gian - Có điều nó
quay thuận hay nghịch là phụ thuộc vào tính chất của Địa Huyệt . Đây là nguồn
Năng lượng để duy trì Trận đồ Trấn yểm có thể hoạt động liên tục hàng ngàn năm
. Người lập ra Trận đồ chỉ cần cung cấp một năng lượng ban đầu rất nhỏ , khiến
cho Trận đồ chuyển động được ( Giống như thắng sức Ỳ ban đầu ) , sau khi chuyển
động , nó nhận Năng lượng của Địa Huyệt và quay với vận tốc góc ngày càng lớn dần
theo Thời gian .
4/ MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ CÁCH HÓA GIẢI TRẬN ĐỒ
BÁT QUÁI .
Thực ra hiện nay TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI TRÊN SÔNG TÔ
LỊCH thực chất đã bị phá vỡ thế trận từ năm 2001 rồi . Các bạn có thể tham khảo
một trường hợp tương tự mà dienbatn đã viết trong bài sau :
http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=1627
Nó giống như một cái bánh xe bị gẫy gần hết nam hoa ( Căm ) . BÁT QUÁI THIÊN ĐỒ
TRẬN chỉ có đủ uy lực khi nó có đủ những cơ cấu của nó do những người lập Trập
pháp thực hiện . Khi bị vô tình hay cố ý phá vỡ một cơ cấu nào đó , trận đồ bị
giảm tác dụng tức thời . Nếu theo đúng yêu cầu thì người phá được Trận đồ này
phải hội tụ đủ những yêu cầu sau :
1/ Người đó phải rất giỏi về Phật Pháp , nhất
là MẬT TÔNG và có đức cao đức trọng .
2/ Người đó phải thật giỏi về Phong thủy để có thể hiểu hết được tính năng và kết
cấu của Trận đồ .
3/ Người đó phải hiểu biết sâu về HUYỀN MÔN để có thể hóa giải những cạm bẫy bằng
Bùa , Chú mà người lập trận đã cài đặt .
4/ NGƯỜI ĐÓ PHẢI CHẤP NHẬN HY SINH CẢ TÍNH MẠNG NẾU CÓ SỰ CỐ XẢY RA .
Một người hội tụ tất cả những yêu cầu như vậy
, thực ra dienbatn chưa gặp bao giờ .
Tuy nhiên , khi Lịch sử tới THỜI ĐIỂM cần giải khai Trận đồ này ( Một ngàn năm
đã trôi qua , lại một ngàn năm ....LờI bài hát HÒN VỌNG PHU ) , vì không có một
Nhân vật như thế nên Anh Linh của Đất nước thực hiện việc phá Trận đồ này bằng
một phương pháp đơn giản hơn nhiều : LẤY VÔ CHIÊU THẮNG HỮU CHIÊU . Tức là phải
dùng một số người không có bất cứ một khái niệm nào trong những yêu cầu trên thực
hiện việc này ...và như thế ....Trận đồ bị phá vỡ ....
Ở phần này dienbatn có thiển ý là : Nên chăng , chúng ta nên lập một Đàn tràng
giải oan cho những Vong linh bị hiến sinh và kìm giữ trong Trận đồ suốt một thời
gian dài vừa quan . Nếu có sự tham gia của người đại diện TP. HÀ NỘI , của một
nhà sư có Đạo cao , Đức trọng thì việc này hoàn toàn có thể thực hiện được mà
không hề nguy hiểm gì cả . Trải qua gần 6 năm , Khí tại chỗ hở nay đã phân tán
hết vào môi trường xung quanh rồi . Do vậy rất nhiều người đã đếntham quan tại
khu vực này mà chẳng bị làm sao cả , và việc thi công công trình đã làm xuông sẻ
.
5/ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC
TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI KHI BỊ PHÁ VỚI HÀ NỘI VÀ CẢ NƯỚC .
Hàng loạt những sự kiện lớn của Đất nước xẩy
ra có vẻ ngẫu nhiên ( Tôi chỉ nói về hình thức , không dám phủ nhận công lao của
cả Dân tộc ) là : HOÀNG THÀNH THĂNG LONG ĐƯỢC KHAI QUẬT , VIỆT NAM TỔ CHỨC
THÀNH CÔNG HỘI NGHỊ APEC ( Trong đó rất nhiều Nguyên thủ của các nước trên khắp
Thế giới tụ họp tại Việt nam - Một sự kiện hy hữu ) , VIỆT NAM CHÍNH THỨC TRỞ
THÀNH MỘT THÀNH VIÊN CỦA WTO , KINH TẾ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN HƠN BAO GIỜ HẾT
.....đã góp phần chứng tỏ việc cái TRẬN ĐỒ kia đã bị phá vỡ hoàn toàn . Nhánh
Thanh Long đã được hồi sinh và tương lai khu vực này sẽ xuất hiện những nhân
tài xuất chúng bởi chúng ta đã có đủ ÂM THĂNG - DƯƠNG GIÁNG- MỘT HÌNH THỨC CỦA
QUẺ ĐỊA THIÊN THÁI .
Đến đây chúng ta có thể đóng lại tất cả những
gì về cái gọi là THÁNH VẬT TRÊN SÔNG TÔ LỊCH . MỘT TRANG SỬ MỚI CỦA ĐẤT NƯỚC
ĐANG ĐƯỢC MỞ RA VÀ THEO DỰ ĐOÁN CỦA DIENBATN CHỈ ÍT NĂM NỮA THÔI - KHU VỰC HỒ
TÂY SẼ TRỞ THÀNH MỘT VIÊN NGỌC TUYỆT ĐẸP CỦA HÀ NỘI VỚI HAI TÍNH CHẤT : HIỆN ĐẠI
VÀ DÂN TỘC.
" Chuyện vui góp nhặt dông dài .
Mua vui cũng được mội vài trống canh "
Thân ái . dienbatn.
BẢN DỊCH SANG TIẾNG
ANH CỦA MỘT NGƯỜI BẠN CŨ - DIENBATN ĐÃ ĐĂNG TRÊN FENG SHUI network 2003
1. “Van Hien”’means “ the Vietnamese unique
national cultural set of values, which reflect and return to its original
oriental point- the culture based and developed on the spiritual values and
principles of the Hung’s dynastic civilization”
2. The phenomenon of ancient excorcizing
witchcraft on Tolich river’s bank at the western side of La citadel- A
observation from Fengshui point of view.
Dienbatn
On 21/9/2002 the Economy and Society newspapers
published an article about the recent reveal of acient excorcizing witchcraft
(with evidences) on Tolich river’s bank, where long time ago was the western
side of La citadel. This phenomenon has made a significant tumult among the
concerned parties and people not only in Hanoi capital but also at national
scale about unrevealed legendary magical misteries, which happened to happen at
the turning point of 21st century- the very century of booming scientic and
technologic inventions.
Briefly, what happened was as follows:
On 27/9/2001, the construction team No 12, which was employed by VIC
Construction Company, while dredging the To Lich’s river’s bed at the territory
of An Phu village, Nghia Do precint, Cau Giay district, Hanoi, happened to find
the extremely uncanny relics. In the river’s bed, there were 7 wooden pillars
to be driven in a stake vertically, which all formed a regular polygon, inside
which there were a few remains to be nailed up. Besides, there were a piece of
canary-wood with the Eight Triagrams, a few pottery items, elephant’s bones and
ivory, horse’s bones, knives and bronze coins to be placed together.
Upon taking up all these wooden pillars out of the river’s bed, having all
remains were delivered to Bat Bat- Hatay’s cemetery, the “unexplainable”
mistery started.
First of all, the construction plan could not be followed due to unexpected
problems. For example the KOMASU excavator “plunged” itself into the river,
some workers falled faced down coming in unconsciousness for many hours with
their limbs curled up, frozen and their tongues thrusted out, the geographic
layer of the construction site was found changed dramatically in comparision
with the initial geographic investigation figures. People used the compass to
help locate the directions but the compass’s needle rotated at full speed, so
it was useless, too.
One year after this event, there were a consecutive series of disasters
happened to the members of the construction team No 12. Not only these workers
who directly involved in taking up all wooden pillars and picking up all
remains to be in water burial, but encountered their families members, their
relatives with awful disasters such as death, fatal diseases, accidents etc..
The disaster came up to its highest peak when there were 43 workers resigning
from the work due to extreme fear of death. Not many could among them either
explains the reason of giving up or caring to claim their entitlements in
compensation and benefits. On 9/10/2001 these workers invited an exorcist (he
belongs to the Forth Incantation religion- Tứ phủ) to advise. According to this
exorcist, all found items were the evidence of the Eight Triagrams’s
incantation, which was exorcized for long time ago to exorcize the territory’s
Dragon pulse. After that, the workers insisted to invite the Superior Buddhist
Monk Thich Vien Thanh for further advice and explanation. The Superior Buddhist
Monk requested his 5 subordinates to build up a makeshift platform (for
worshiping Buddha) to perform a formal healing to the exorcized Dragon pulse.
Rumouredly, one month later after performing the makeshift platform, the
Superior Buddhist Monk passed away due to unknown disease. The competent
researchers and scientists have provided the sketchy study outcome on the
consequences but until now there is no reasonable explanation found to clearly
comprehend the route causes of such uncanny events as mentioned above.
An initial conclusion over this event was made by Professor Tran Quoc Vuong,
which was “Traditionally, the Royal Gate was administered not only by alive
solders, but also by Holy Spirits, each one at his respective directional gate
upon the exorcized witchcrafts and the Sacrifice. As such, the place used to be
the western side of the La citadel. Taking into consideration of the
unification between the epoch on the currency and other pottery articles such
as bowls, it seems that the excorcization happened between the 11st to 14th
centuries, which was under Ly-Tran dynasties in Vietnam and Tong dynasty in
China accordingly.
The coincidence at random between the landslide of the To Lich river’s bank
(due to the change in river’s stream flow) and the King’s eye’s sore may have
led to the Excorcization Ceremony with the water burial formalities and other
material sacrifices attached. Maybe Professor Tran Quoc Vuong wished to refer
to the legend about Mr. And Mrs. Dau in the Vietnamese tale (author’s opinion)
This is a part of what was published in the newspapers. Recently, a friend of
mine informed that it was televised that it had been decided to restore the
entire initial conditions of the Excorcization’ excavated archaeological things
as well as the archaeological site as much as possible.
Dienbatn now is offering a different point of view on this matter and welcoming
all exchanges and debates from TuViLySo members. According to my own opinion,
what have been seen is an evidence of a traditional ancient excorcization
attempt to cut and bring a stop to the Dragon pulse, consequently to stop the
movement flow of the Natural Force. Who conducted the excorcization and what
was the aim of this action?
In my poor opinion, this was done by Cao Bien, the commander in chief of allied
armies of China in the 8th century, 200 years earlier than Ly’s dynasty’s time.
Why it is said so? First of all, as quoted by Professor Tran Quoc Vuong and it
was agreeable that this was an excorcization ceremony on To Lich’s river, but
is was too vague and inconvincible to conclude that it happened in Ly’s dynasty
just to rely on the few excavated antique pottery items. Referring to the
Legend “Why the To Lich and the Thien Phu rivers became narrow?” or another
similar legend” Mr. And Mrs. Dau”, it was imposed that Ly’s Kings were those
who requested to have the excorcization to prevent the country from the Dau’s
vengeance. If so, it would have not happened that the flow of both To Lich and
Thien Phu rivers became such narrow and now these rivers turned into the main
water inlet sluices of the Hanoi city. As recorded in the annals, To Lich used
to be a main large river, which was a commercial port with endless flow of
incoming and outgoing vessels and to be used as the main transportation axle at
the time. Further more, in Ly-Tran’s dynasties, there were a lot of outstanding
fengshui masters such as Buddhist Priest Dinh Khong at Co Phap village (he
passed away at 79- 808), Bonze La Chan Nhan (852-936), Bonze Van Hanh...
As such, such fengshui masters could not let the Kings of Ly’s dynasties make
these excorcizations to the To Lich’s and Thien Phu’s rivers, which resulted
later in Ly’s throne unsurped by Tran’s dynasties. The Ly’s ancestry was
annihilated except only a few of those, who had to change the last name from Ly
to Nguyen.
Now we will look at this from another angle based on historic events and the
legends, which are passed by tradition from one generation to another as
follows:
In accordance with Vietnamese Sketchy History record, Da La citadel was built
up in the 7th century and was named Tong Binh. The 2nd year under Truong Khanh
epoch (the year 822-the night Heavenly Stem Tiger), the King Muc Tong (under
Duong’s dynasty- China) appointed Nguyen Hy to be the chief commander. Nguyen
Hy recognized current flows backward passing by the citadel’s Gate, he had a
gut feeling that the masses would do the throne unsurping event, he invited a
fortune teller to cast coins. The fortune teller said: You are not able to
build and enlarge this citadel, wait in 50 years, there will be a gentleman
named Cao, who would be able to setup a capital of his kingdom, so he would
raise the Royal palace here.
In King Duong Y Ton’s dynasty (841-873) Cao Biên was assigned to be the
Commander in chief of allianced armies in Vietnam. This man was a multi-titled
person: he was a general, an excortist, Taoist Hermit, and an excellent
Fengshui master. The Dai La citadel was gradually adjusted and corrected in
accordance with fengshui’s principles under Cao Bien’s direction in the
following years:866,867,868. As per legends, while Cao Bien was having the Dai
La citadel adjusted and corrected, there was a landslide happened in the
construction site. Having come to know that, Cao Bien immediately conducted the
excorcization on To Lich’s rulling sprit and some other sites such as White
Horse spirit’s temple, Tan Vien. After doing so, Cao Bien succeeded in
maintaining the citadel stay intact.
It recalls us about another Vietnamese legend “ Co Loa citadel legend”. The
tale said that King An Duong Vuong had not been able to complete the citadel’s
construction before the Tortoise Sprit appeared and gave him the claw and
instructed how to build a firm foundataion. Geographically, Dai La citadel and
Co Loa citadel were not far from each other (about a few ten kilometters by
flight route). There is a raising question about whether there is any coincidence
between the landslide’s occurances at Co Loa citadel, at La Thanh citadel and
recently at the construction site while To Lich’s river’s bed was being
dredged?
Based on the two above mentioned legend, having disregarded any superstitious
factors, we may agree that the natural geographic structure of the area
spreading from the To Lich’s riverhead to the territory of Co Loa- Dong Anh-
Hanoi has been altering continuously. We should remember that Tan Vien mountain
is in westward position to Hanoi. It is seen that at both western and
north-west sides of Hanoi there have been chains of mountains extending
endlessly in Hoa Binh, Son La, Lai Chau provinces consecutively. In Fengshui
theory, usually Qi’s currents mustered at such high mountains to form a Dragon
pulse. A mountain from that a Dragon pulse is formed up is called Founding
Father Mountain. Besides that Ngoài ra Long mạch còn xuất phát từ những khu vực
khác gọi là Thiếu sõn. As we may know, the Heavenly Qi always falls down and
the higher or highest mountains in this case would act as natural receivers to
obtain the Qi’s power. Logically, it was a major Dragon pulse formed atTan Vien
mountain and other neighbouring mountains at the western and north-west sides
of Dai La citadel, which was moving underground along the citadel following the
flow of To Lich’s river (Qi always accompanied with waterflow). It came along
the Westlake (Westlake used to be a part of Red River), then it reached Co Loa-
Dong Anh area and went forwards to East then East-North directions to continue
its way...
That having discovered this powerful Dragon pulse made Cao Bien very anxious
and worried, he thought long about how to stop the Pulse or to perform an
excorcization on it. It is just to name out a few of Cao Bien’s sorceries that
were in relation to this Dragon Pulse’s excorcization- Cao Bien might have
exorcized the Tan Vien Mountain by using 80,000 terra-cotta dummy towers, a few
of which recently were excavated at some points within Hanoi’s territory. Cao
Bien might also have used more than 4 tones of mixed metals including cooper,
steel, ... during the excorcization course at the White Horse’s Sprit Temple
where the To Lich’s ruling Sprit was supposed to live. More than once Cao Bien
repeated raising up the formal makeshift platforms (for worshiping Buddha)
along the To Lich River’s bank, using 4 main metallic elements including steel,
cooper, gold and silver for the excorcization ceremonies. According to the
annals, there were at least 19 crucial spots, which were exorcized by Cao Bien
along To Lich riverbank.
At that time in our country there were living a lot of Superior Buddhish
Priests, who knowed thoroughly and were well-versed on Confucianism, Medicine
and Pharmarcy, Numerology and Fengshui theories and practices, who then
relieved the negative impact caused by Cao Bien’s witchcrafts by Black Magic
Sect’s power. These gentlemen usually gathered at Mountain Genie- Neptune
Temple on Bavi mountain or at White Horse’s Spirit Temple, using their
Fengshui’s understanding to repress the witchcrafts performed by Cao Bien.
Returning to the case on To Lich river in 2002, based on the religious
incantation found underneath, there are strong reasons offering a support to
the conclusion that the incantation was a wizardry piece of Cao Bien’s work and
the kings of Ly’s dynasties had nothing to do with this matter. Cao Bien lived
under Duong’s dynasty in the 9th century, which was 200 years ealier than when
the Ly’s dynasty started (1010). There is no significant and major cultural
difference found yet between the 9th antiquities and those of 11st century.
There might be another approach that the found antiquities accidentally were
thrown into the river at a certain time in no relation at all to Cao Bien’s
exorcizing’s event.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét