Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 31.
PHẦN III . HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN.
PHẦN IV. PHONG THỦY VÀ DANH NHÂN HUYỆN CAN LỘC.
Huyện Lộc Hà nằm ở phía đông bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh
khoảng 18 km về phía đông bắc, có vị trí địa lý:
Phía Đông giáp Biển Đông
Phía Tây giáp huyện Can Lộc
Phía Nam giáp huyện Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh
Phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân.
Huyện Lộc Hà có diện tích tự nhiên là 118,31 km2, dân số năm 2007 là
86.213 người, mật độ dân số đạt 729 người/km2. 16,4% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Địa hình của khu thị trấn Lộc Hà tương đối bằng phẳng, có thể chia làm 3
dạng địa hình chính như sau:
Vùng núi cao: Núi Bằng Sơn, có cao độ tự nhiên từ
(+17,8 +230,0)m và độ dốc nền từ (1,0 – 7,5)%.
Vùng đồng bằng: Có địa hình tương đối bằng phẳng, dố thoải
về phía của Sót, cao độ tự nhiên (+1,65+6,5)m và độ dốc nền từ (0,01 – 0,05)%.
- Vùng đất trũng: Nằm ven
sông Cửa Sót, chủ yếu nuôi thuỷ hải sản và vùng cát nằm về phía Biển Đông, cao
độ nhiên từ < 0,80m và độ dốc nền < (0,01%.
Địa hình huyện Lộc Hà tương đối bằng phẳng, thấp dần về phía biển, có một
số núi thấp như:
Núi Bằng Sơn (Rú Bờng): cao khoảng 230 m, trên núi có chùa Kim Dung
Núi Tiên Am: cao khoảng 100 m, thuộc xã Thịnh Lộc, trên núi có chùa Chân
Tiên, dưới chân núi có Bầu Tiên.
Tên huyện Lộc Hà được ghép từ chữ Lộc từ tên huyện Can Lộc và chữ Hà từ
tên huyện Thạch Hà.
Ngày 17 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 20/NĐ-CP. Theo
đó, huyện Lộc Hà được thành lập trên cơ sở một phần diện tích và dân số của hai
huyện Can Lộc và Thạch Hà, với diện tích 11.830,85 ha đất tự nhiên, dân số
86.213 người, 13 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 7.579,8 ha cắt từ 7 xã của
huyện Can Lộc với 43.204 nhân khẩu và 4.251,05 ha cắt từ 6 xã của huyện Thạch
Hà với 43.009 nhân khẩu. Huyện lỵ đặt tại xã Thạch Bằng.
Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết
số 819/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hà
Tĩnh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
Thành lập thị trấn Lộc Hà, thị trấn huyện lỵ huyện Lộc Hà trên cơ sở
toàn bộ diện tích và dân số của xã Thạch Bằng
Sáp nhập hai xã An Lộc và Bình Lộc thành xã Bình An.
Huyện Lộc Hà có 1 thị trấn và 11 xã như hiện nay.
Huyện Lộc Hà có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn
Lộc Hà (huyện lỵ) và 11 xã: Bình An, Hộ Độ, Hồng Lộc, Ích Hậu, Mai Phụ, Phù
Lưu, Tân Lộc, Thạch Châu, Thạch Kim, Thạch Mỹ, Thịnh Lộc.
Làng Thu Hoạch, xã Thạch Châu là quê hương của nhà sử học Phan Phu Tiên nhà nghiên cứu văn học và
nhà giáo nổi tiếng đầu đời Lê. Đây còn là quê hương của dòng họ Phan Huy, một dòng họ văn hóa của thế kỷ XVIII và XIX, mở rộng
ra cả Bắc Hà. Dòng họ này có các tên tuổi lớn như: Bình Chương Đô đốc Phan Huy Cận, Thượng thư Phan Huy Ích, nhà bác học Phan Huy Chú, các nhà thơ Phan Huy Thực, Phan Huy Ôn,Phan Huy Vịnh,
Phan Huy Thàng, Thủ tướng Phan Huy
Quát, Giáo sư sử học Phan Huy Lê,
Thừa chính sứ kiêm Quản đô lực sĩ Nguyễn
Tông Tây (1436-?)...
Làng Đại Yên, xã Thạch Mỹ là quê hương của dòng họ Phan Trọng, một dòng họ văn hóa của thế
kỷ XV mở rộng ra cả Hà Tây. Dòng họ này có các tên tuổi lớn như: Danh tướng khởi
nghĩa Lam Sơn Phan Trọng Búp, Bình Chương
sự kiêm tri Quốc Tử Giám tư nghiệp Phan
Trọng Lê Phiêu, Tri phủ Hoài Đức Tiến sĩ Kỷ Mão(1879) Phan Trọng Mưu, Quan khâm sứ triều đình Phan Trọng Hoa, Quan nha môm Phan
Trọng Dung sau ra ở Hà Tây,, nhà thơ cao dao Phan Trọng Bàng, Phó thủ tướng Phan
Trọng Tuệ, Chiến sĩ cánh mạng Phan Trọng Bình, Chiến sĩ cánh mạng Phan Trọng Quảng, Giáo sư Phan Trọng Luận...; Tiến sĩ Phạm Tông Tây.
Làng Ích Hậu là quê hương của Hoàng giáp Đông các hiệu
thư Trần Đức Mậu đời Lê Thánh Tông
(đền thờ đã bị đổ nhưng sắc phong hiện còn), Tam nguyên Hoàng giáp, Tể tướng Nguyễn Văn Giai mở đầu thời Lê Trung
Hưng (hiện còn đền thờ và một tấm bia lớn dựng ngay sau khi ông mất), và dòng họ Nguyễn Chi nổi tiếng về truyền
thống yêu nước, văn chương và khoa bảng. Dòng họ Nguyễn Chi (tức họ Nguyễn Đức,
cháu chắt trực hệ Trần Đức Mậu) sinh
ra những tên tuổi lớn như: nhà giáo và chí sĩ Nguyễn Hiệt Chi người đồng sáng lập Công ty Liên Thành và Trường Dục
Thanh theo tinh thần Duy Tân ở Phan Thiết, lãnh tụ phong trào chống thuế Nghệ
Tĩnh Nguyễn Hàng Chi, Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi Thứ trưởng Bộ Y tế thời
kháng chiến chống Pháp và Đại biểu Quốc hội bốn khóa I-IV, Giáo sư nhà văn hóa
học Nguyễn Đổng Chi, Giáo sư dân tộc
học Nguyễn Từ Chi, Giáo sư cổ văn học
Nguyễn Huệ Chi, Phó giáo sư chuyên
gia mỹ thuật cổ Nguyễn Du Chi...
Ngoài ra, cũng ở Ích Hậu còn có nhà cách mạng tiếng tăm Lê Viết Lượng.
Xã Thạch Vinh có Tiến sĩ Thiêm đô Ngự sử Nguyễn Phi Hổ thời Lê Uy Mục; Hồng Lộc
có Hoàng giáp Tể tướng Phan Đình Tá
dưới triều Nhà Mạc, Tiến sĩ Giám sát ngự sử quyền tham chánh Bùi Đăng Đạt thời Lê Trung Hưng (mộ phần
táng tại Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh); Phù Lưu có võ tướng Nguyễn Biên giúp Lê Thái Tổ chống giặc
Minh khôi phục đất nước, được truy tặng Thái phó Nghiêm Quận công (1425), truy
phong thần tích Đại vương; thời hiện đại có nhà thơ Chính Hữu...
Những người nổi tiếng ngày nay gồm có: Doanh nhân Phạm Nhật Vượng và Phạm Nhật
Vũ, quê gốc xã Phù Lưu...
Huyện Lộc Hà có hàng chục ngôi đền chùa miếu mạo, trong đó có 10 di tích
lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia, 30 di tích được công nhận là di
tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Chùa Chân Tiên: Chùa nằm trên núi Tiên Am, xã Thịnh Lộc.
Chùa nhìn xuống Bầu Tiên, tương truyền xưa là nơi tiên xuống tắm và còn lưu dấu
chân trên đá. Mỗi mùa lễ hội du khách các vùng đến dự rất đông để cầu phúc lộc,
nam nữ thì đến cầu duyên.
Chùa Kim Dung: trên núi Bằng Sơn.
Chùa Xuân Đài: ở thị trấn Lộc Hà là một ngôi chùa ở đồng bằng duy nhất
còn sót lại của thị trấn sau chính sách phá bỏ chùa chiền của những năm 60 thế
kỷ trước.
Chùa Long Hội.
Đền Cả: còn có tên là đền Lớn hoặc Tam tòa Đại
Vương thuộc xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà. Đền thờ 3 vị: Lý Nhật Quang (hoàng tử thứ
8 của vua Lý Thái Tổ), Lý Đạo Thành và Lý Thế Giai (là 2 vương hầu của Nhà Lý).
Đình Đỉnh Lự ở xã Tân Lộc: Di tích lịch sử thế kỷ XV. Đây là nơi để nhân
dân quanh vùng tưởng nhớ công ơn của võ tướng Nguyễn Xí thời Lê Sơ. Thời kỳ chống
Pháp, các chí sĩ yêu nước đã lấy đình làm trụ sở. Đình Đỉnh Lự là nơi thành lập
Chi bộ ĐẢng cộng sản đầu tiên của Hà Tĩnh.
Đền thờ Tể tướng Hoàng giáp Nguyễn Văn
Giai ở xã Ích Hậu.
Mộng Thương thư trai và Chi gia trang: Thư viện lớn bậc nhất xứ Nghệ của
dòng họ Nguyễn Chi ở xã Ích Hậu, có từ cuối thế kỷ XIX. Hiện nằm trong nhà thờ
Nguyễn Đức Lục Chi, xã Ích Hậu.
Nhà thờ họ Phan Huy ở xã Thạch Châu: Di tích văn hóa thế kỷ
XVIII.
Nhà thờ họ Phan Trọng Búp ở xã Thạch Mỹ (Danh tướng Khởi nghĩa Lam
Sơn):Di tích văn hóa thế kỷ XV.
Đình làng Ngọc Mỹ, nơi thờ Đặng Dung, Đặng
Tất ở xã Phù Lưu.
Nhà thờ Nguyễn Đức Mậu ở xã Phù Lưu
Miếu Biên Sơn ở xã Hồng Lộc
Chùa Đại Bi ở Xã Hồng Lộc
Đền thờ Nguyễn Đình Sỹ, di tích lịch sử nhà thờ họ Nguyễn Đình
xã Hộ Độ.
Danh lam thắng cảnh.
Bãi tắm Cửa Sót.
Núi Bằng Sơn tức Rú Bờng, là ngọn núi có Chùa Kim Dung. Chùa nằm giữa
núi, xã Thạch Bằng và Thạch Mỹ. Chùa được xây dựng vào thời Trần, thờ Phật Tổ,
Ngọc Hoàng và Thánh Mẫu. Do dòng họ Phan Hữu xây dựng nên đứng đầu là ông Quyền
Quang thời kỳ chống Pháp, các chí sĩ yêu nước đã lấy chùa làm trụ sở. Mỗi mùa lễ
hội du khách các vùng đến dự rất đông để cầu phúc lộc, nam nữ thì đến cầu
duyên. Trên núi có mộ tổ Bằng Quận công Nguyễn Hữu Chỉnh.
( Theo https://vi.wikipedia.org/).
II.VÀI NÉT VỀ ĐỊA CHẤT – THỦY VĂN. ( Tư liệu dienbatn sư tầm ).
Đặc điểm địa chất công trình.
Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa chất do Công ty CP Tư vấn Xây dựng Kỹ
thuật hạ tầng Bắc Hà Nội thực hiện 07/2007, kết quả khảo sát ở khu vực phía Cửa
sông Sót cho thấy từ trên xuống địa tầng được chia thành các lớp sau:
+ Lớp 1: Là lớp đất đắp có thành phần là cát pha, đất sét màu xám vàng,
xám xanh. Kết cấu chặt, trạng thái nửa cứng. Lớp có chiều dày từ 3.0m đến 3.5m.
+ Lớp 2: Thành phần là đất sét pha nhẹ, màu xám đen, kết cấu chặt, trạng
thái dẻo mềm chứa hữu cơ, vỏ sò. Chiều dày lớp từ 0.5m đến 2.3m.
+ Lớp 3: Thành phần là đất cát
pha màu xám đen, kết cấu chặt, trạng thái bão hoà nước, chứa hữu cơ, vỏ sò.v.v.
+ Lớp 4: Cát hạt vừa đến hạt nhỏ màu xám vàng, xám sáng, xám đen kết cấu
chặt trạng thái bão hoà nước.
5. Địa chất thuỷ văn:
Mực nước ngầm trong khoảng 0,4 - 1,0m, sâu dưới 12m thường bị nhiễm mặn.
Tài nguyên khoáng sản:
Có nhiều loại đá quý, các mỏ kim loại có trữ lượng lớn và chất lượng cao
đặc biệt là mỏ sắt Thạch Khê với trữ lượng 540 triệu tấn, Mangan, Sắt - Mangan
trữ lượng vài trăm triệu tấn với diện tích khoảng 1194 ha.
1.7. Địa chấn:
Nằm trong vùng động đất cấp 6. Khi xây dựng công trình cao tầng cần tính
đến kháng chấn.
Theo thống kê, từ năm 1954 đến năm 1990 có 62 cơn bão và áp thấp nhiệt đới
đổ bộ vào bờ biển khu vực Thanh Hoá - Nghệ An - Hà Tĩnh.
Bão đổ bộ vào Hà Tĩnh từ cấp 9
trở lên có tần suất 44% tương ứng với thời kỹ xuất hiện lại là 23 năm. Với bão lớn hơn hoặc bằng cấp 12 xuất hiện với
tần suất 10% với chu kỳ xuất hiện lại là 10 năm. Như vậy, trung bình khoảng 10
năm thì có một trận bão có tốc độ gió bằng hoặc trên cấp 12 đổ bộ vào Hà Tĩnh
tác động vào bờ biển, hệ thống đê biển và đê cửa sông.
Trong vùng biển Cửa Sót do không có trạm đo sóng do đó có thể tham khảo
số liệu điều tra khảo sát thu thập tài liệu về sóng của Viện khoa học và kinh tế
thuỷ lợi tại vùng Cửa Ròn. Theo kết quả quan trắc cho thấy trong mùa đông, sóng
tiến vào bờ chủ yếu theo hướng Đông với độ cao lớn nhất phổ biến từ 1.20m đến
1.75m với tần suất lớn hơn 50%, chu kỳ sóng khoảng 4 đến 5 giây và theo các hướng
Đông-Bắc, Đông-Nam chiếm 15%. Đợt khảo sát gió mùa Đông-Bắc tháng 12/1992 cho
thấy độ cao sóng có thể đạt Hmax=2.93m và chu kỳ khoảng T=10 giây vào ngày
16/12/1992. Về mùa hè, hướng gió Đông-Nam có tần suất lớn hơn 60% với độ cao
sóng phổ biến là 0.3m đến 0.6m. Đợt quan trắc tháng 8/1993 đã xác định
Hmax=0.8m đến 1.56m.
1/ ĐỀN THỜ VÀ MỘ LÊ KHÔI.
" Trong cuộc kháng chiến chống quân
Minh xâm lược , thế kỷ 15 , đã xuất hiện những dũng tướng tài ba thao lược ,
trong đó có Lê Khôi , người đã giúp Lê Lợi trong sự nghiệp " Bình Ngô
" . Ông Lê Khôi vốn xuất thân trong một gia đình dòng dõi , phong lưu ,
phú quý tại làng Lam Sơn - Huyện Thụy Nguyên - Thanh Hóa ( Nay thuộc Huyện Thọ Xuân
- Thanh Hóa ) . Thân phụ của ông là Lê Trừ , anh thứ hai của đức Vua Lê Thái Tổ
( tức Lê Lợi ) . Ngay từ nhỏ , ông vốn là người thông minh , nhân hậu , có dũng
khí . Lớn lên , khi Lê Lợi dấy quân khởi nghĩa ở Lam Sơn vào mùa Xuân năm 1418
, thì Lê Khôi là người đầu tiên đứng dưới cờ khỏi nghĩa . Ông là người có công
giúp Lê Thái Tổ kháng chiến chống giặc Minh , giúp Lê Nhân Tông trấn thủ Nghệ
An , được nhân dân thương yêu , quý trọng . Để ổn định biên giới phía Nam của
nước Đại Việt , dưới thời Vua Lê Nhân Tông năm 1443, Lê Khôi được cử thống lĩnh
đại quân đánh giặc . Sau khi thắng trận trở về , chẳng may ông bị ốm và mất
chân núi Nam Giới , mộ táng tại chóp Long Ngâm .Năm 1487 , Vua Lê Thánh Tông
truy tặng ông là " Chiêu Trưng Đại Vương " . Để tưởng nhớ công đức của
ông , nhân dân đã lập Đền thờ dưới chân núi Long Ngâm nơi ông mất . Đền gồm 3
tòa chính : Thượng điện , Trung điện , Hạ điện .Trước là Tam quan , cột nanh có
Nghê chầu , sau là lăng nhị hầu . Tòa Trung điện , kiến trúc chạm trổ tinh vi :
Cá hóa Rồng , Bát Tiên , Tiên múa ,Tiên đánh cờ , Tiên cưỡi hạc .... Quần thể
di tích này còn có bãi trước , bãi sau ,khe Hau hau , cồn Cóc , đền cá Voi , đền
thờ Mẫu , đền thờ vọng Lê Khôi .. Ngày nay du khách đến thăm di tích đền Lê
Khôi , không chỉ để tưởng nhớ đến ông mà còn chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc
độc đáo của ngôi đền . Cùng hòa nhập trong cảnh non xanh nước biếc , một vùng
thật hấp dẫn cho ngành du lịch tỉnh Hà Tĩnh . " ( Chép tại đền Lê Khôi ) .
2/Chùa Chân Tiên.
Chùa nằm trên núi Tiên Am, xã Thịnh Lộc. Chùa nhìn xuống Bầu Tiên, tương
truyền xưa là nơi tiên xuống tắm và còn lưu dấu chân trên đá. Mỗi mùa lễ hội du
khách các vùng đến dự rất đông để cầu phúc lộc, nam nữ thì đến cầu duyên.
3/Chùa Kim Dung: trên núi Bằng Sơn.
Chùa Xuân Đài: ở thị trấn Lộc Hà là một ngôi chùa ở đồng bằng duy nhất
còn sót lại của thị trấn sau chính sách phá bỏ chùa chiền của những năm 60 thế
kỷ trước.
5/ BÃI BIỂN THẠCH KIM – THẠCH BẰNG – THỊNH
LỘC.
6/ VÙNG NÚI CHÂN TIÊN.
6/ NGHĨA TRANG TẠI CHÂN NÚI BẰNG SƠN.
7/ BẢN ĐỒ QUY HOẠCH.
8/ MỎ SẮT THẠCH KHÊ.
9/ GIAO THÔNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐO THỊ.
10/ ĐÁNH GIÁ CHUNG.
Lộc Hà có lợi thế địa lý rõ rệt, có tọa độ thuộc vùng trung tâm của tỉnh
Hà Tĩnh, là một thế mạnh, tiềm năng đáng kể, có nhiều triển vọng phát huy và
mang tính đặc thù rõ rệt của huyện. Huyện nằm trên trục đường quốc lộ biển Bắc
- Nam, liền tuyến với Thành phố Vinh (Nghệ An), bãi biển Xuân Thành và khu lưu
niệm Đại thi hào Nguyễn Du (Nghi Xuân), khu mỏ sắt Thạch Khê và bãi biển Thiên
Cầm (Cẩm Xuyên), nằm sát liền Thành phố Hà Tĩnh về phía biển, có đường giao
thông thuận tiện nối với Cửa khẩu Cầu Treo. Trên cơ sở các tuyến hành lang phát
triển đã và đang định hình, gồm tuyến đường vành đai nối quốc lộ 1A đến mỏ sắt
Thạch Khê, tuyến nối Thành phố Hà Tĩnh với biển và tuyến quốc lộ chạy dọc bờ biển,
nổi bật lên khả năng Lộc Hà trở thành một trung tâm kết nối phát triển của tỉnh.
Huyện có bãi biển dài 12
km, cát phẳng và thoải rộng, là một nguồn tài nguyên quan trọng cần được khai
thác. Ngoài tài nguyên cát là những loại vật liệu xây dựng tốt, bãi biển Lộc Hà
còn có khả năng phát triển các bãi nghỉ dưỡng, khu du lịch.
Cửa Sót một cửa biển quan
trọng của cả tỉnh, có tiềm năng phát triển lớn do có vùng bãi ngập mặn nước lợ
700 ha cho phép nuôi trồng các loại hải sản như tôm, cua, cá nước mặn,… có thể
mở rộng và phát triển từ một cảng cá thành cảng biển có thể đón tàu 500 tấn. Cảng
Hộ Độ có khả năng tiếp nhận tàu và sà lan 200-500 tấn.
Thạch Kim là một trung
tâm đánh bắt, chế biến, thương mại, dịch vụ có truyền thống của tỉnh Hà Tĩnh,
là một lợi thế không nhỏ để phát triển thành khu hậu cần cung cấp nguồn thực phẩm
cho huyện lỵ mới và các khu du lịch.
Lộc Hà lại có nguồn tài
nguyên văn hóa - du lịch đáng kể. Truyền thống lịch sử - văn hóa, tính cách con
người, các di tích văn hóa, bao gồm đền chùa và lễ hội, của huyện khá phong phú
và có nhiều nét bản sắc độc đáo. Cộng với cảnh quan biển và rừng, những tài
nguyên đó tạo cho huyện lợi thế ban đầu rất quan trọng để phát triển ngành du lịch.
Vị trí trung tâm kết nối của Lộc Hà càng làm nổi bật hơn lợi thế này.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao 10%/năm đã góp phần cải thiện một bước quan trọng đời sống người dân, là tiền
đề tốt để phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Cơ sở hạ tầng của huyện
cũng đã có những cải thiện đáng kể. Hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi, mạng
lưới điện, các cơ sở y tế - giáo dục, v.v. được nâng cấp, đến nay đã phủ khắp
các xã, cơ bản đáp ứng các yêu cầu hiện tại. Một số dự án hạ tầng lớn (công
trình thủy lợi Đò Điệm, tuyến đường vành đai từ Quốc lộ 1 đến mỏ sắt Thạch Khê,
tuyến đường nối Thành phố Hà Tĩnh với bờ biển Lộc Hà, quốc lộ ven biển) đang được
triển khai, mở ra những triển vọng mới.
Các công trình thủy lợi hậu
Ngọt hóa sông Nghèn đảm bảo cấp nước tưới tiêu quanh năm cho toàn huyện Lộc Hà,
sản xuất nông nghiệp chủ động, tạo sự ổn định lâu dài.
Xin theo dõi tiếp BÀI 32. Thân ái, dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét