Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 34.
PHẦN III . HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN.
PHẦN IV. PHONG THỦY VÀ DANH NHÂN HUYỆN CAN LỘC.
Thạch Hà là một huyện nằm ở trung
tâm của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.
Huyện có địa giới hành chính:
Phía Đông giáp biển Đông.
Phía Tây giáp huyện Hương Khê
Phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên
Phía Bắc giáp huyện Lộc Hà, Tây Bắc giáp huyện Can Lộc
Thành phố Hà Tĩnh nằm xen giữa huyện Thạch Hà, chia huyện thành hai nửa
phía Tây và phía Đông của thành phố.
Địa hình huyện cơ bản là đồng bằng duyên hải, đất phù sa, đất cát ven biển.
Các sông ngòi lớn là sông Nghèn, sông Rào Cái đổ ra Cửa Sót, hồ Kẻ Gỗ nằm ở
phía Tây Nam huyện. Thạch Hà có trữ lượng sắt lớn tại mỏ sắt Thạch Khê.
Phía Tây, liền với vùng núi Hương Khê là dải núi đồi thấp, rìa ngoài của
rặng Trường Sơn Bắc, kéo dài 24 km từ động Sơn Mao (Thạch Ngọc) đến ngọn Báu
Đài (Thạch Lưu), Nhật Lệ (Thạch Điền). Vùng bán sơn địa này rộng khoảng 11000 –
12000 ha chiếm 25% diện tích toàn huyện (Theo tài liệu điều tra của Tổng cục Thủy
sản). Các núi đều ở độ cao trung bình 200 – 250m, trừ ngọn Nhật Lệ (416m). Phía
Đông huyện có nhiều núi nhỏ, thấp và dãy Nam Giới với ngọn Quỳnh Sơn (373m) vốn
là những hòn đảo trong vũng biển xưa. Đồng bằng Thạch Hà có diện tích khoảng
29000ha, trong đó có khoảng 13000ha đất thịt và 10000ha đất cát pha. Ven biển
có khoảng 6000ha, chiếm 12,5% diện tích, trong đó có khoảng 1000ha là núi đá,
còn lại là cát biển (TLĐD). Do cấu tạo bằng phù sa núi và cát biển, đồng điền
tương đối bằng phẳng nhưng ít màu mỡ.
Thạch Hà có mạng lưới sông ngòi khá dày, 10 km/1 km². Tổng lưu vực hứng
nước rộng gần 800 km². Các sông suối, trong đó có ba sông chính (sông Dà – Hà
Hoàng, sông Cày, sông Rào Cấy) mỗi năm đổ ra cửa Sót 36 – 40 triệu m3 nước và 7
vạn tấn bùn, cát. Bờ biển dài khoảng 20 km với tổng diện tích vùng đặc quyền
kinh tế là 3310 km² (TLĐD).
Thạch Hà xưa nay vẫn là một huyện nông nghiệp. Hiện toàn huyện có
13.757,33 hecta đất nông nghiệp; 8.315,39 hecta đất lâm nghiệp; 815,56 hecta đất
nuôi trồng thủy sản,; 84,3 ha đất làm muối; 5,11 ha đất nông nghiệp khác.
2/VĂN HÓA.
Làng Hà Hoàng, tổng Thượng Thất, huyện Thạch Hà, phủ Hà
Hoa, trấn Nghệ An (nay là xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) là quê
hương của dòng họ Vũ Tá nổi tiếng đời
nhà Hậu Lê, với các danh tướng: Vũ Tá Đức,
Vũ Tá Kiên, Vũ Tá Sát, Vũ Tá Lý, Vũ Tá Dao...
Làng Phong Phú, huyện Thạch Hà, phủ Hà Hoa, trấn Nghệ An (nay là xã Thạch
Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) quê hương của Đông cung tùy giảng thị nội …Trương Quốc Kỳ, thi đỗ đầu hương cống
Khoa thi Quý Dậu (1753). Ông được vua Lê Hiển Tông trao trọng trách dạy Thái tử
Lê Duy Vỹ, cũng đồng thời là ông nội Đông Các Đại học sĩ Trương Quốc Dụng. Thị
độc học sĩ Trương Quốc Bảo, cha của Đông các Trương Quốc Dụng, Cử nhân quan chủ sự Trương Quốc Quán (con Trương
Quốc Dụng), Tiến sĩ Thừa hoa sứ Nguyễn
Tôn Tây, Phó bảng Bùi Thố, võ tướng
Dương Khuông... Nơi đây đã một thời
có giọng hò điệu ví của thôn Nam Khê làm nức lòng người, được Huy chương vàng
giải văn nghệ quần chúng tổ chức tại Hà Nội.
Thạch Hà cũng là quê hương của Phan Liêu; Tiến sĩ Trần Danh Tố (triều Hậu Lê); Trần
Danh Bính; Quốc tử giám Tế tửu Phan Ứng
Toản (1446-1515); Thượng thư Bộ Binh kiêm Hàn lâm viện Học sĩ Nguyễn Hộc (1412-?) Giám sát Ngự sử Trần Sảnh (1431-?);; anh hùng Lý Tự Trọng.
Xã Thạch Hội có làng nghề trống Bắc Thai lâu đời, buôn
bán trống khắp các tỉnh thành miền trung và nghề nấu rượu truyền thống.
Ngày nay có: Trung tướng Phạm Văn
Long, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam; Trung tướng,
PGS, TS Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm
Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; Thiếu tướng Hồ Trọng Ngũ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội;
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tân, Đại biểu
Quốc hội Khoá 12, Giám đốc Công an Hà Tĩnh (2000 - 2013), trung tướng Trần Xuân Ninh quê quán: xã Thạch Đài;
giám đốc học viện lục quân Đà Lạt.
III/ ĐÈO NGANG.
Đèo ngang
xưa..
Toàn cảnh
Đèo Ngang nay..
Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A ở ranh giới xã Kỳ Nam huyện Kỳ Anh tỉnh Hà
Tĩnh và xã Quảng Đông huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, trên dãy Hoành Sơn .Đèo
Ngang là một thắng cảnh của miền Trung Việt Nam, nổi tiếng qua bài thơ Qua Đèo
Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.Từ năm 2004 Hầm đường bộ Đèo Ngang được xây dựng,
thay thế đoạn đường đèo vượt núi Hoành Sơn.
Hoành Sơn là đoạn dãy Trường Sơn chạy ngang ra biển Đông. Đèo dài 6 km,
đỉnh cao khoảng 250 m (750 ft), phần đất phía Quảng Bình (tức phần phía Nam)
thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, phần đất phía Hà Tĩnh (tức phần phía Bắc)
thuộc xã Kỳ Nam,thị xã Kỳ Anh. Đèo Ngang cách thị xã Ba Đồn 24 km, cách bờ sông
Gianh (một giới tuyến Bắc-Nam khác trong lịch sử Việt Nam về sau này) 27 km,
cách thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình 80 km về phía Bắc (Đồng Hới ở phía Nam
đèo Ngang), cách thành phố Hà Tĩnh tỉnh Hà Tĩnh 75 km về phía Nam (Hà Tĩnh ở
phía Bắc đèo Ngang). Mới đây, Đèo Ngang được nhà nước Việt Nam lấy làm ranh giới
giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Còn xưa kia, Đèo Ngang là ranh giới giữa Đại
Việt (và trước đó là Đại Cồ Việt, nhà Tiền Lê đào sông Nhà Lê nối từ Hoa Lư tới
Đèo Ngang) với Chiêm Thành, từ sau khi người Việt giành được độc lập (năm 939,
thời nhà Ngô) và trước thời kỳ Nam tiến của người Việt (năm 1069, thời nhà Lý).
Thời Pháp thuộc đèo có tên trên bản đồ là Porte d'Annam.
Ảnh Hoàng
Sơn Quan xưa.
Hoành Sơn
Quan nay.
Hoành Sơn
Quan nằm tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Đây được biết tới là một điểm du lịch lịch sử nằm trên đỉnh đèo Ngang. Hoành
Sơn Quan xây dựng từ năm 1833, trải qua hàng trăm năm lịch sử trở thành những dấu
ấn ghi lại về những bước thăng trầm sử ký Việt Nam.
Năm 1833, vua Minh Mạng cho xây Hoành Sơn Quan (cửa Hoành Sơn) ở đỉnh
Đèo Ngang, cao hơn 4m, hai bên có thành đăng dài hơn 30m, ở trên cửa đắp nổi ba
chữ Hoành Sơn Quan. Hai phía Hoành Sơn Quan đào núi thành 1000 bậc. Nay Hoành
Sơn Quan vẫn còn, không nguyên vẹn nhưng vẫn uy nghi, phong trần nơi đầu núi
góc biển.
Đứng trên đỉnh đèo Ngang phóng mắt ra tầm xa nhìn con đèo uốn lượn quanh
núi đồi, ngắm trọn núi rừng trên dãy Hoành Sơn, nơi con đèo vắt ngang, và cũng
là một nhánh của dãy Trường Sơn hướng về phía biển Đông. Phía xa xa biển cả là
vịnh Hòn La, điểm du lịch sinh thái biển rất nổi tiếng.
Phong cảnh
nhìn từ Đèo Ngang xưa.
Nhánh núi
của dãy Trường Sơn đâm ra biển.
Phong cảnh
nhìn từ Hoành Sơn Quan thời xưa.
Vẻ đẹp Đèo
Ngang là nguồn cảm hứng bất tận của bao thi nhân.
(công ty
du lịch Thám Hiểm Phong Nha.).
“Sách Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn), quyển 4 - Đạo Hà
Tĩnh chép về Hoành Sơn và đèo Ngang như sau: “Hoành Sơn: Ở địa phận xã Hoằng
Lễ về phía nam huyện Kỳ Anh, là chỗ phân chia địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và
Quảng Bình, một dải núi liên tiếp chắn ngang đến biển; phía Đông có núi Đao, đường
quan đi qua trên núi, xưa là chỗ phân định địa giới giữa Giao Chỉ và Chiêm
Thành, ở đây có thành bằng đá”.
“Đường quan đi trên núi” như trong sách chép chính là đèo Ngang. Con đèo
này có chiều dài 6km, cao 256m so với mực nước biển, đường dốc quanh co, hiểm
trở, rất khó đi. Khởi nguyên, đèo Ngang qua dãy Hoành Sơn được xây dựng năm
992, dưới sự chỉ đạo của Ngô Tử An, một quan đại thần thời tiền Lê. Trong lịch
sử, đèo Ngang từng nhiều lần là nơi giao chiến giữa hai quốc gia Đại Việt và
Chăm Pa.
Đèo Ngang và dãy Hoành Sơn còn gắn liền với việc tiên chúa Nguyễn Hoàng
nghe lời sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, vượt dãy Hoành Sơn vào trấn
thủ Thuận Hóa (năm 1558), mở mang bờ cõi và lập nên nhà Nguyễn sau này. Trong
thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh giữa Đàng Ngoài - Đàng Trong (1570 - 1786),
sông Gianh thuộc Quảng Bình là ranh giới phân chia Nam - Bắc, nhưng chốt án ngữ
quan trọng của quân Trịnh ở bờ bắc chính là đèo Ngang.
Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi, lập nên triều Nguyễn và đóng đô ở Phú Xuân
(Huế) thì đèo Ngang với dãy Hoành Sơn vẫn là một điểm trấn thủ quan trọng ở mặt
Bắc. Năm Minh Mạng thứ 14 (1833), Vua cho xây Hoành Sơn quan trên đỉnh đèo
Ngang. Cùng với Hải Vân quan ở mặt Nam (trên đèo Hải Vân - ranh giới giữa Huế
và Đà Nẵng) và Trấn Hải thành ở mặt Đông (cửa biển Thuận An), Hoành Sơn quan ở
mặt Bắc là biểu tượng của cửa ngõ vào đất Kinh sư. Năm Mậu Tuất, Minh Mạng thứ
19 (1838), Vua cho đúc 9 đỉnh đồng lớn (cửu đỉnh) đặt ở Đại Nội (Huế), hình tượng
Hoành Sơn - đèo Ngang được chọn khắc vào “Huyền đỉnh”.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ở thế kỷ XX, đèo Ngang là trọng điểm
đánh phá ác liệt. Đây là nơi chứng kiến bao cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường
của lực lượng thanh niên xung phong và bộ đội công binh ngày đêm bám trụ để giữ
cho mạch máu giao thông thông suốt. Mặc dù có lịch sử bi hùng nhưng đèo Ngang vẫn
được coi là con đèo đậm chất thi ca lãng mạn nhất Việt Nam, là cảm hứng của bao
văn nhân thi sĩ, trong đó có bài thơ Qua đèo Ngang nổi tiếng của Bà huyện Thanh
Quan...”( HÀ THÀNH).
“ Hoành Sơn là biên giới tự nhiên của hai nước Việt – Chiêm xưa, nay là
địa giới hành chính giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Đồng thời đó cũng là
ranh giới khí hậu: Hà Tĩnh thuộc khí hậu Bắc, mùa đông có gió mùa Đông Bắc mạnh
còn mùa hè thì gió Lào nóng dữ dội. Lượng mưa ở Hoành Sơn rất lớn, 3000mm/năm
và bão cũng rất nhiều. Trong khi đó, Quảng Bình chỉ cách hơn 10km đã mang rõ đặc
điểm của khí hậu Nam: gió Đông Bắc rất yếu.
Đèo Ngang có khe Đá Bàn (Bàn Thạch) chảy về sườn núi phía Nam vào đất Quảng
Bình. Còn khe Đá Hạt (Hạt Thạch) thì đổ xuống sông Trí, chảy ra cửa Khẩu và chảy
ra biển Đông. Từ khi người Chămpa lập quốc vào khoảng Thế kỷ thứ II, Hoành Sơn
trở thành biên giới tự nhiên hai nước Việt – Chàm và Đèo Ngang là cửa quan hiểm
yếu, là ranh giới giữa hai nước. Người Lâm Ấp lập đồn đắp lũy dọc theo đỉnh núi
dài tới 30km từ Xuân Sơn (Kỳ Lạc) qua Thần Đầu đến Ngưu Sơn (Kỳ Nam bây giờ).
Theo các sách xưa thì “lũy cổ Lâm Ấp” có thể do chúa Chiêm là Phạm Văn xây dựng
vào khoảng những năm 345-357. Về sau, người Chàm, người Việt đều sửa chữa lại,
đến nay vẫn còn nhiều đoạn thành đá cao.
Suốt trong một thời gian dài, người Lâm Ấp – Chiêm Thành thường ra cướp
bóc, bắt người ở vùng Bắc Hoành Sơn. Năm 803, quân Hoàn vương tràn sang đánh đuổi
quân đô hộ nhà Đường, chiếm hai châu Ái Hoan (Thanh Nghệ Tĩnh bây giờ). Đến năm
808, tướng nhà Đường là Trương Chu làm Đô hộ Giao Châu mới đánh đuổi quân Hoàn
vương lùi sâu vào vùng Nam – Ngãi bây giờ. Một thế kỷ sau, khoảng 907-910, người
Chiêm Thành lại lấn sang chiếm đóng từ Đèo Ngang ra đến Nam Giới – Thành
Sơn,thuộc huyện Thạch Hà ngày nay đặt quan cai trị ngót 70 năm, cho đến năm
981, Vua Lê Đại Hành mới đem quân vào giải phóng khu vực này cho nước Việt.
Trong hai cuộc nội chiến dưới triều Lê, Đèo Ngang vẫn là nơi hiểm yếu,
lúc quân Mạc hoặc quân Lê, lúc quân Nguyễn hoặc quân Trịnh chiếm giữ. Từ tháng
5/1648 đến tháng 5/1655, nhà Trịnh lập đồn Hữu trấn dinh (trấn Nghệ An) ở Đèo
Ngang, sai Đông Quận công Lê Hữu Đức và Vũ Lương lĩnh một vạn quân đóng giữ. Đợt
thứ 5 cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài 4 năm (1655-1658), Đèo Ngang là
nơi tranh chấp quyết liệt, có lúc trở thành chiến địa đẫm máu. Mãi đến năm
1661, Dương Quận công Đào Quang Nhiêu làm Trấn thủ Nghệ An đóng ở Dinh Cầu,
trên Đèo Ngang có đồn binh án ngự bảo vệ trấn lỵ từ phía Nam.
Đời Tây Sơn, ở Đèo Ngang có đội quân của Đô đốc Dương Văn Tào đóng giữ.
Triều Nguyễn vẫn đặt đồn phòng thủ kiểm soát người qua lại đường đèo. Năm Quý Tỵ
(1833), Vua Minh Mạng cho xây dựng cửa quan trên đỉnh đèo, gọi là “Hoành Sơn
Quan”. Theo sách “Hà Tĩnh địa dư” thì
cổng cao 10 thước (4m) hai bên có tường trụ dài 75 thước (30m). Nhưng sách “Đại Nam nhất thống chí” lại chép cửa
quan xây dựng bằng đá dài 11 trượng 8 thước (47,2m), cao 5 thước (2m), khoảng
giữa là cửa quan, phía tả và hữu đắp tường dài 75 trượng (300m), cao 4 thước
(1,6m), về mặt tả mặt hữu và mặt hậu tường dài 12 trượng 2 thước (48,8m).
Hiện nay chỉ còn lại cổng chính cao khoảng 4m, còn các bức tường đã bị sụp
đổ. Đường thiên lý đi qua dưới cổng, hai phía ghép đá, phía ngoài vào 980 bậc,
phía trong ra 900 bậc, nay đã bị cây cỏ, đất đá phủ lấp. Đường quốc lộ bây giờ
đi vòng phía dưới, cách Hà Nội 423km. Năm Mậu Tuất, Minh Mạng thứ 19 (1838) đúc
9 đỉnh đồng lớn đặt ở nội thành Huế, hình tượng Hoành Sơn – Đèo Ngang được chọn
khắc vào “Huyền đỉnh”.
Ngót một thế kỷ thời cận hiện đại từ lúc thực dân Pháp xâm lược đất Hà
Tĩnh (1885) cho đến hết thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1975), vùng Đèo
Ngang luôn luôn là “điểm nóng”, là phòng tuyến, là chiến địa của nhân dân ta.
Quả thật thiên nhiên ở đây là một kiệt tác của tạo hóa: Non nước Hoành Sơn cảnh
trí tuyệt vời, hùng vĩ và thơ mộng. Lịch sử cũng để lại dấu ấn đậm nét trên mặt
đất và trong ký ức con người Hà Tĩnh. Từ bên “phế lũy Lâm Ấp” một nghìn sáu
trăm năm tuổi trên đỉnh núi nhìn xuống đám “xóm chài mái lá”, “ruộng lạc triều
dâng” lúc vua Lê Thánh Tông qua đây vào thế kỷ XV, ta sẽ gặp những làng xóm
đông vui, đồng lúa, đồng tôm hứa hẹn và cả một thị tứ Mũi Đao đang hình thành…”
( Trần Hải Hưng ).
Gần ngay chân đèo khoảng 600 m là đền thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh, nằm trong
cụm di tích, danh thắng đèo Ngang. Ðền được dựng từ năm 1557, sau đó bị hư hỏng
nhiều, nay đã được phục hồi theo nguyên mẫu. Cách đèo Ngang khoảng 3 km là Vũng
Chùa - đảo Yến, nơi yên nghỉ của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp , mỗi năm đón cả triệu
lượt người đến dâng hương, viếng thăm.
Người xưa làm rất nhiều thơ ca ngợi cảnh hùng vĩ của Đèo Ngang.
Qua Ninh công lữ hoài cổ.
(Thơ Vũ Tông Phan.)
Nhược tương thử địa phân Nam Bắc,
Hà sự kinh niên động giáp bào?
Thiên tạo Hoành Sơn do vị hiểm,
Nhân vi cô lũy diệc đồ lao.
Doanh thâu để sự không di chủng,
Sát phạt dư thanh đái nộ đào.
Vũ trụ như kim quy nhất thống,
Mạc nhiên sơn thủy tự thanh cao.
QUA LUỸ NINH CÔNG NHỚ CHUYỆN XƯA.
(Thơ Vũ Tông Phan.)
Đất này ví thử phân Nam, Bắc
Hà cớ năm dài động kiếm dao?
Trời tạo Hoành Sơn còn chẳng hiểm,
Người xây chiến lũy tổn công lao.
Thắng, thua rốt cuộc phơi hoang mộ,
Thù hận dư âm rợn sóng đào.
Thiên hạ nay đà quy một mối
Non sông muôn thuở vẫn thanh cao.
Người dịch: Vũ Thế Khôi..
Bàn Độ Sơn – Nghệ Tĩnh Sơn Thủy vịnh.
(Thơ Dương Thúc Hạp)
“Sơn tòng Vọng Liệu tằng loan hạ,
Địa
thị Kỳ Anh lục thụ đa.
Phiếu
Diếu cao phong lâm cự hải,
Sà
nga liệt bích chướng trường sa”
(Tạm
dịch: Núi non tầng tầng lớp lớp từ Vọng Liệu đi xuống/ Đất Kỳ Anh cây rừng rợp bóng
xanh um/ Những ngọn núi cao chất ngất kéo ra tận biển lớn/ Như những bức thành
chót vót dăng bủa trên bãi cát dài).
IV/VỀ PHONG THỦY CỦA DÃY HOÀNH SƠN.
“Địa hiểm nơi khúc ruột miền Trung. So với những con đèo nổi tiếng khác
trên đất Việt, đèo Ngang được cả huyền sử lẫn chính sử nhiều lần nhắc đến. Có lẽ
là do cảnh đẹp và cái thế đắc địa của con đèo này chăng. Tôi thì vẫn luôn nghĩ
vậy. Theo dòng lịch sử, ngay từ hồi thế kỷ thứ II, khi người Chămpa lập quốc
đèo này đã trở thành biên giới tự nhiên của hai quốc gia Đại Việt và Lâm Ấp. Để
bảo vệ quốc gia của mình, người Chiêm Thành đã không ngừng đắp đồn lũy dọc theo
đỉnh núi, từ Xuân Sơn (Kỳ Lạc) qua Thần Đầu đến Ngưu Sơn (Kỳ Nam), dài khoảng
30 km. Kể từ thời đó cho đến các triều đại phong kiến sau này “Lũy cổ Lâm Ấp”
không ngừng được các thế lực chính trị của người Chăm và người Việt gia tăng củng
cố. Dấu tích của một vùng biên ải ngày ấy bây giờ vẫn còn được hiển hiện qua những
bức tường thành chỗ còn chỗ mất rêu phong còn sót lại trên đèo mặc cho nắng
gió, phong trần nơi đầu non góc bể.
Vương quốc Lâm Ấp một thời thịnh
trị với biết bao dấu tích vàng son đã không ngừng đem quân xâm chiếm, cướp phá
Đại Việt. Khi ấy, đèo Ngang chắc chắc là một nơi giao tranh đầy máu lửa. Thế rồi,
thế gian biến cải. Để bảo vệ sự bình yên của Đại Việt, để tăng cường mối quan hệ
bang giao của hai quốc gia mà những cuộc
Nam chinh và cả những cuộc hôn nhân chính trị (thời Trần) đã không ngừng diễn
ra. Theo đó, biên giới phương Nam của người Việt cũng đã được mở rộng dần xuống
dải đất phương Nam, bằng chứng là châu Ô và châu Lý đã được vua Chiêm là Chế
Mân dâng cho nhà Trần vào hồi thế kỷ XIII, khi được vua Trần gả con gái Trần
Huyền Trân.
Chưa hết, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, để tránh mưu sát của chúa Trịnh,
Nguyễn Hoàng đã nghe theo lời dạy của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành sơn
nhất đái, vạn đại dung thân”, nghĩa là: “Một dải núi ngang có thể dung thân
muôn đời được” mà đã nhờ chị xin với Trịnh Kiểm cho mình được vượt đèo Ngang
vào trấn thủ ở Thuận Hóa. Không biết thực hư của giai thoại vừa kể ra sao nhưng
quả thực Nguyễn Hoàng vào trấn thủ ở Thuận Hóa đã tránh được sự tận diệt của
nhà Trịnh, đồng thời cũng bắt đầu mở ra một trang sử mới cho nhà Nguyễn. Kể từ
đây, nếu như sông Gianh trở thành ranh giới của Đàng Trong và Đàng Ngoài thì
đèo Ngang đã trở thành vùng đất tiền đồn của nhà Trịnh. Và gần đây nhất, thời
chiến tranh chống Mỹ, vùng đất đèo Ngang cũng đã trở thành một trong những
phòng tuyến bị kẻ thù đánh phá ác liệt. Một lần nữa mảnh đấy hữu tình ấy đã trở
thành chiến địa của quân dân ta. Cái chiến địa ấy cũng đã một thời làm cho nhà
thơ Lê Anh Xuân phải khắc khoải, lo lắng: “Tôi đau đớn Mỹ dội bom tàn phá/ Tất
cả những gì tôi quí, tôi yêu/ Dù đèo Ngang tôi chưa từng đến/ Thơ bà huyện
Thanh Quan tôi đã thuộc lòng/ Hoa lá cỏ cây có bị bom cháy xém?/ Mái nhà kia dưới
núi có còn chăng?” …
Thế đấy, cái địa thế hiểm yếu của
đèo Ngang đã khiến cho vùng đất này bao đời nay là một địa bàn chiến lược quan
trọng của đất nước, từ các triều đại phong kiến cho đến tận ngày nay. Chẳng thế
mà ngay từ thời xa xưa, các thế lực chính trị của người Chăm hay người Việt đều
rất quan tâm, coi trọng cái vị trí chiến lược này. Họ đã từng cho xây đắp những
chiến lũy và bày đặt đồn binh trên đỉnh đèo để kiểm soát và ngăn chặn binh biến.
Có lẽ vậy, năm 1842, khi ngự giá Bắc tuần, vua Thiệu Trị đã khắc thơ vào đá ca
ngợi Hoành Sơn Quan:
“Gìn Nam giữ Bắc chia nghiêm cửa,
Suốt
cổ về kim chốt chặt đàng”.
Và rồi đến năm 1838, vua Minh Mạng cho đúc chín đỉnh đồng để đặt trong nội
thành Huế, nhà vua vẫn không quên cho khắc cảnh vật của Hoành Sơn – Đèo Ngang
vào Huyền đỉnh. Bây giờ núi sông đã liền một dải từ địa đầu Lũng Cú cho tới
chót mũi Cà Mau nhưng chiến lũy và Hoành Sơn Quan vẫn còn đó trên đèo như thể
là một minh chứng cho cái vị thế địa hiểm của con đèo trong suốt một trường kỳ
khói lửa binh đao. Bây giờ, cái vai trò vùng biên ải hay tiền đồn của đèo Ngang
không còn nữa. Nó đã được hoán đổi thành vai trò cầu nối. Đèo Ngang (hay hầm đường
bộ xuyên đèo Ngang) đã trở thành một chiếc cầu nối giữa hai vùng đất Bắc - Nam.
Chiếc cầu nối ấy có người ví như chiếc đòn gánh để gánh hai đầu đất nước. Một
bên nạm Bắc là “Hà Tĩnh mình thương” - vùng đất địa linh quê hương của Nguyễn
Du và một bên mạn Nam là “Quảng Bình quê ta ơi” có biển Vũng Chùa đang an giấc
ngàn thu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi trăm tuổi trở về với đất mẹ. Chỉ lược qua vậy thôi, cũng đủ để cho ta thấy giá trị của cái vị trí chiến
lược hiểm yếu mà đèo Ngang đã từng đảm đương trong suốt trường kỳ của dân tộc:
hôm qua, hôm nay và cả ngày mai.” (Giang
Hiền Sơn ).
“Theo các nhà viết sử có uy tín
như Trần Trọng Kim thì “núi Hoành sơn tức núi Đèo Ngang ở Quảng Bình” vốn là một
nhánh của dãy Trường Sơn đột nhiên kéo đâm ra sát biển. Đứng từ đỉnh cao nhất của
Hoành Sơn (khoảng 250m) nhìn bao quát sẽ thấy hiện lên dưới tầm mắt màu xanh
ngút ngàn của rừng núi phía Tây, biển rộng mênh mông trải dài như tấm thảm xanh
về phía Đông, thấp thoáng những hòn đảo nhỏ nhô lên mặt nước như đang chầu về
“sơn lâm”.
Con đường xuyên Đèo Ngang thời trước nằm trên đường thiên lý, cách Đồng
Hới khoảng 80 cây số, chạy ngoằn ngoèo qua các sườn đồi cheo leo, men theo vực
sâu, đưa người hành trình theo chiều dọc từ hướng Bắc vào Nam. Nhìn dưới góc độ
phong thủy, Hoành Sơn đi vào các tài liệu nghiên cứu về địa lý xưa và cả thời
nay.
Ngay các tác giả người nước ngoài như học giả Léopold Cadière, chủ bút tạp
chí Bulletin des Amis du Vieux Hue, khi luận về các chi tiết phong thủy ứng dụng
xây kinh thành Huế đã nhắc đến “Hoành Sơn che chở” từ xa đối với nhà Nguyễn. Những
nhà sử học, địa lý học khi viết đến lịch sử triều Nguyễn đều nhắc đến “Hoành
Sơn” thời khởi nghiệp.
Nhà phong thủy học Cao Trung khi luận về long mạch trong Tả Ao địa lý
toàn thư đã đưa “Hoành Sơn” vào nội dung phân tích và nêu rõ hai phần trong
khoa địa lý gồm: Loan đầu và Lý khí. Phần Loan đầu là những gì mắt ta nhìn thấy
trên đất đai của toàn thể một cuộc đất kết, hoặc một dòng nước thuận nghịch, một
thế núi quanh co.
Nếu cơ nghiệp Chúa Trịnh mở đầu với mối liên hệ về một cuộc đất thuộc
vùng “thủy” (nước), thì cơ nghiệp chúa Nguyễn mở đầu với mối liên hệ thuộc vùng
“sơn” (núi). Nói về “sơn”, cụ Tả Ao diễn giải nếu thấy núi hình thành theo dạng
“một vòng bọc lại” (nhất trùng bão khóa) rồi “một vòng mở ra” (nhất trùng khai)
thì ở đó có đất công hầu.
Nếu lại thấy một dạng núi “vòng ôm” (nhất sơn loan bão) rồi “ngoảnh lại”
(nhất sơn cố) là ở đó có đất công khanh. Trong tập “Địa lý gia truyền”, cụ Tả
Ao cũng chỉ rõ nếu thấy núi cao bao quanh một vùng thì hãy tìm huyệt ở chỗ thấp
(chúng sơn cao tầm đê) – còn chung quanh đều thấp thì hãy tầm huyệt ở chỗ cao
(chúng sơn đê tầm cao).
Đối chiếu và liên tưởng tới trường hợp “Hoành Sơn”, những chỉ dẫn phong
thủy và địa lý nêu tổng quát ở trên cũng cho ta thấy qua phần “loan đầu” (có thể
nhìn trực tiếp bằng mắt để đoán định), sau đó đến phần “lý khí” (liên quan đến
lý học, thiên văn) chắc hẳn những gì nêu trong “Thái ất thần kinh” đã được vận dụng bởi nhà văn hóa, nhà tiên tri lừng
danh nhất trong lịch sử Việt Nam: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhờ vậy, cộng
với khả năng thiên phú, Trạng Trình đã chỉ đúng con đường phải đi cho chúa Nguyễn.”
(Theo kienthuc.net.vn).
Dương Văn An miêu tả trong Ô châu
cận lục: “Núi này chạy dài từ núi tổ, thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng
trùng điệp điệp kéo mãi ra đến tận biển. Vách đứng cao vạn nhận (cứ 8 thước là
1 nhận) nom giống như bức tường thành, án ngữ cả một vùng phương Nam”.
Mộ tổ của dòng họ Nguyễn Đức Cao tại Đèo
Ngang Hà Tĩnh -Quảng Bình .
Là một vị quan trấn ải tại Đèo Ngang từ thời nhà Nguyễn đã có sắc phong
là "Thái Bảo Trung Quốc Công" . Ông là người gốc Hải Phòng nhưng lại
yên nghỉ tại đỉnh Đèo Ngang Hà Tĩnh - Quảng Bình , mộ ông nằm ngay bên cổng
Hoành Sơn Quan đã hơn 400 năm nơi đây từng có nhiều người qua lại và mỗi người
một nắm đất ,viên đá bồi đắp cho ngôi mộ nhờ đó mà ngôi mộ tổ này còn tồn tại đến
ngày nay.
V/MỘT CHÚT KIẾN THỨC PHONG THỦY CỦA ĐÈO
NGANG.
Hoành Sơn là loại Long mạch kiểu Hoành Long. Cần lưu ý không nhầm lẫn với trường hợp Hồi Long cố tổ.
LONG PHÁP HỘI NGHỊCH.
Phàm Địa chẳng nghịch thời chẳng lung kết, nghịch thời sơn hồi thủy chuyển,
Âm Dương giao thiệp mà huyệt sinh thành, nghịch càng xa thời lực càng trong hậu.
Có dại nghịch, tiểu nghịch, hoành nghịch. Nghịch long là trên hết, mạch nghịch,
sa nghịch làm thứ.
Nói Long nghịch là “Hối long cố tổ” kết tác, ấy bảo là Hội long uyển
chuyển tơ lưỡi câu, chưa tác huyệt mà trước đã tác Triều An, Triều sơn đều là
trong tổ sơn, chẳng kể ngàn dặm xa xôi mà đến, lấy cố tổ xa làm thương cách, gần
cổ sơn làm thứ. Xa thời cục càng lớn, đường cục rộng, sơn củng thủy triều, đều
là hữu dụng cho nên vậy.
Còn như long nhỏ trong tổ ở xa, thời đường khí chẳng thâu, nếu gần được
nơi quan tỏa thì mới hay. Long lớn mà trồng về tổ sơn ở gần, thời Tam Môn
(Thiên môn) chật hẹp bức bách, phải có ngoại đường rộng thì mới dẹp; duy cần
theo nơi chính giữa, của tinh phong hội nghịch đó, chuyển ngang kết huyệt, thể
đi lại phải hùng dũng, chẳng nên hội nghịch vội vàng. Hoặc yêu lạc một tinh
phong, hoành lại nghịch thủy, như Tý Ngọ lại long, mà Mẹo Dậu đắc huyệt.
Mạch nghịch là long tinh đều thuận, mạch cùng thế hơi nghịch, như trực lại
hoành thọ, hoành lại trực thọ vậy.
Sa nghịch là như tả lại hữu chuyển, hữu lại tả chuyển, lấy quan tỏa thâu
khí. Sách rằng: Huyệt thuận long kết tất nghịch; huyệt nghịch long kết tất thuận,
đó là lý tự nhiên. Thuận sơn thuận thủy thời có Âm không Dương, tất không dung
kết. Sách rằng: “Đắc thủy trên hết”, lời nói là quý chỗ nghịch vậy.
Tuy Long và Mạch nghĩa lý tách bạch hẳn hoi, mà thực tế hai cái không rời
nhau ra, vì có Long là có Mạch, dầu là khí vượng hay suy. Có Mạch đương nhiên
phải có Long, không thì Mạch trú ngu vào đâu?
Làm sao để biết được Khí Mạch đi? Hễ thấy chỗ nào đất gỗ cao lên, nước đổ
về hai bên, tức có mạch dẫn đi ở bên Sách nói: “Thủy phân bát tự, tất bữu lai
Long” (Nước phân chữ bát hai bên, tức có Long mạch đi lại). Đó chỉ là hình bên ngoài,
còn biết khí bên trong vượng suy thì phải xem cây cỏ, xanh tươi hay úa héo; nước
vùng đó nhiều ít, khô cạn.Nước Việt Nam những vùng núi non như Phan Rang, Phan
Rí, dọc đường Quốc lộ 1A, núi đá cằn cỗi khô khan, không có cây gì mọc được; chứng
tỏ bên trong khí tuyệt; cho nên cư dân nơi đây nghèo khó thưa thớt.
Hoành Long từ mặt bên mà kéo dài ra, khí thế như nghịch chuyển trông rất
hào hùng.
Hoành Long nhập thủ thì sách luận rằng: Sau địa huyệt của Hoành lòng nhất
định phải có Quỷ sơn và Lạc Sơn che chở hậu đầu, phải tương ứng với long sơn đứng
sừng sững phía sau.
Hoành Long : Long từ Tổ sơn đi xuôi theo dòng nước rồi
bỗng quay ngang với chiều nước chảy và kết Huyệt.
Hồi Long cố tổ : Thế mạch này núi uốn lượn trở lại , đầu
đuôi nhìn nhau tựa như một con Rồng uốn mình quay lại . Hồi Long là đệ nhất
Long kết Huyệt , an táng sẽ đại cát. Hồi long: còn gọi là Hồi Long cố tổ, Long
Hoài cổ, Thần Long Bái Vĩ, tức là dạng Long đang đi ngon trớn, chợt quay đầu lại
nhìn về chốn quê xưa, như “liếm đuôi”, như bái lạy cái đuôi. Đây là dạng Long Mạch
rất quý, Tả Ao tiên sinh đã liệt nó vào hàng ‘thứ tư’: Thứ nhất khai khẩu, thứ
nhì nhũ Long, thứ ba mạch thắt cổ bồng, thứ tư Sơn chỉ Hồi Long càng tài. Sơn
chỉ Hồi Long là Long dừng rồi hồi (quay ngoặt lên).
"Hồi long cố tổ" phải căn cứ vào hai điều kiện cần và đủ sau :
1- Lấy thân long làm án hoặc chí ít là triều án.
2- Thân long đồng thời là hạ sa thu khí và thuỷ.
"Hồi long cố tổ" là long cỡ bé thôi, nhưng quý do vậy chỉ có
căn cứ vào phụ mẫu sơn thôi ( trước có hiếu với Cha Mẹ sau có hiếu với Tổ
Tiên).
Không nên nhầm với long "hoành kết" mà cho là "hồi long cố
tổ". Hoành kết là long đang đi quay ngang kết huyệt còn nó khác khác với
"Hồi long cố tổ".
Hồi long cố tổ là kiểu đất có long mạch chạy vòng ngược lại hướng long đang
đi và kết huyệt. Long thuận thường được đánh giá không cao bằng long nghịch
(hay là Hồi long cố tổ) vì chỉ có long mạch có lực lớn thì mới có khả năng kết
huyệt ngược chiều theo hướng mạch chạy.
Theo quan niệm cổ, có mấy thế đất (địa thế) không tốt cần lưu ý sau: dạng
dắt trâu, chữ bát, cung ngược, nhảy ngược…
Dạng cung ngược: Lưng hình cung của con sông hoặc đường đi nằm ở phía
trước nhà, trong phong thuỷ gọi là địa hình cung ngược, không tốt.
VỀ 2 CHIỀU CỦA CHỮ VẠN.
Chữ Vạn nhà Phật . Chữ Vạn có chiều quay đồng chiều kim đồng hồ, tức là theo chiều tương sanh trong Ngũ Hành. Dùng hình tượng này khi Phát Khí.
Chữ Vạn có chiều quay ngược chiều kim đồng hồ, đây cũng là chiều quay tự
nhiên của các quả địa cầu quanh mặt trời và cũng là chiều tự quay của nó. Dùng hình tượng này khi Thu Khí.
Như vậy ta thấy dãy Hoành Sơn Khí tụ về mạn
Hà Tĩnh và khí tán tại phía Quảng Bình.
VI/SO SÁNH 2 PHÍA CỦA ĐÈO NGANG.
1/Tại Huyện
Thạch Hà - Hà Tĩnh :
Hoành Sơn là biên giới tự nhiên của hai nước
Việt – Chiêm xưa, nay là địa giới hành chính giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng
Bình. Đồng thời đó cũng là ranh giới khí hậu: Hà Tĩnh thuộc khí hậu Bắc, mùa
đông có gió mùa Đông Bắc mạnh còn mùa hè thì gió Lào nóng dữ dội. Lượng mưa ở
Hoành Sơn rất lớn, 3000mm/năm và bão cũng rất nhiều.
Thạch Hà có mạng lưới sông ngòi khá dày,
10 km/1 km². Tổng lưu vực hứng nước rộng gần 800 km². Các sông suối, trong đó
có ba sông chính (sông Dà – Hà Hoàng, sông Cày, sông Rào Cấy) mỗi năm đổ ra cửa
Sót 36 – 40 triệu m3 nước và 7 vạn tấn bùn, cát.
Làng Hà Hoàng, tổng Thượng Thất, huyện Thạch Hà, phủ Hà
Hoa, trấn Nghệ An (nay là xã Thạch Hạ, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) là quê
hương của dòng họ Vũ Tá nổi tiếng đời
nhà Hậu Lê, với các danh tướng: Vũ Tá Đức,
Vũ Tá Kiên, Vũ Tá Sát, Vũ Tá Lý, Vũ Tá Dao...
Làng Phong Phú, huyện Thạch Hà, phủ Hà Hoa, trấn Nghệ An (nay là xã Thạch
Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) quê hương của Đông cung tùy giảng thị nội …Trương Quốc Kỳ, thi đỗ đầu hương cống
Khoa thi Quý Dậu (1753). Ông được vua Lê Hiển Tông trao trọng trách dạy Thái tử
Lê Duy Vỹ, cũng đồng thời là ông nội Đông Các Đại học sĩ Trương Quốc Dụng. Thị
độc học sĩ Trương Quốc Bảo, cha của Đông các Trương Quốc Dụng, Cử nhân quan chủ sự Trương Quốc Quán (con Trương
Quốc Dụng), Tiến sĩ Thừa hoa sứ Nguyễn
Tôn Tây, Phó bảng Bùi Thố, võ tướng
Dương Khuông... Nơi đây đã một thời
có giọng hò điệu ví của thôn Nam Khê làm nức lòng người, được Huy chương vàng
giải văn nghệ quần chúng tổ chức tại Hà Nội.
Thạch Hà cũng là quê hương của Phan Liêu; Tiến sĩ Trần Danh Tố (triều Hậu Lê); Trần
Danh Bính; Quốc tử giám Tế tửu Phan Ứng
Toản (1446-1515); Thượng thư Bộ Binh kiêm Hàn lâm viện Học sĩ Nguyễn Hộc (1412-?) Giám sát Ngự sử Trần Sảnh (1431-?);; anh hùng Lý Tự Trọng.
Xã Thạch Hội có làng nghề trống Bắc Thai lâu đời, buôn
bán trống khắp các tỉnh thành miền trung và nghề nấu rượu truyền thống.
Ngày nay có: Trung tướng Phạm Văn
Long, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam; Trung tướng,
PGS, TS Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm
Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; Thiếu tướng Hồ Trọng Ngũ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội;
Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tân, Đại biểu
Quốc hội Khoá 12, Giám đốc Công an Hà Tĩnh (2000 - 2013), trung tướng Trần Xuân Ninh quê quán: xã Thạch Đài;
giám đốc học viện lục quân Đà Lạt.
2/ Tại Huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
.
Quảng Trạch là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Quảng Trạch có sông Gianh nổi tiếng trong lịch sử thời Trịnh-Nguyễn phân
tranh và sông Ròn đổ ra Biển Đông.
Trong khi đó, Quảng Bình chỉ cách hơn 10km đã mang rõ đặc điểm của khí hậu
Nam: gió Đông Bắc rất yếu.
Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu
của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm
1.500 - 2.000mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
Nằm ở dải đất hẹp, uốn theo hình vòng cung của đất nước, khí hậu Quảng
Bình mang những nét đặc trưng của miền khí hậu Đông Trường Sơn. Tuy có chế độ
mưa ẩm phong phú nhưng nằm trên hành lang chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt
đới của biển Đông và Thái Bình dương nên thường xuyên bị bão lũ và mùa hè thường
có gió Lào khô nóng gây ra hạn hán.
Danh Nhân :
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng
Bộ Xây dựng, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng, người gắn bố lâu năm với con đường Trường Sơn huyền thoại.
Nhạc sĩ Nguyên Nhung, tác giả các ca khúc nổi tiếng: "Bài ca bên
cánh võng", "Chim yến bay", "Cô dân quân làng Đỏ",
"Chiếc đàn môi", "Từ trên đỉnh núi"....
Ở giữa vùng cát khá bằng phẳng và được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng
bộ, nhiều năm nay, trung tâm của huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) không có dân và
các dịch vụ thương mại thiết yếu, ngoại trừ duy nhất một cây xăng. Đây cũng là
huyện duy nhất ở tỉnh không có thị trấn huyện lỵ.
Vùng cồn cát ven biển chạy dọc theo đường bờ biển từ chân Đèo Ngang (Quảng
Trạch) đến Mũi Lạy (Lệ Thuỷ) có chiều dài 126 km. Diện tích vùng cát khoảng
32.140 ha chiếm 4% diện tích tự nhiên. Dải cồn cát này có độ cao từ 2-3m đến
30-40m, nơi rộng nhất đến 7km, có độ dốc lớn, chịu tác động mạnh bởi quá trình
hoạt động của gió và nước dẫn đến hiện tượng cát bay, cát lấp vùng đồng bằng
ven biển. Nhìn chung đất ở Quảng Bình nghèo dinh dưỡng, tầng đất
mỏng và chua, diện tích đất phù sa ít.
Sách Ô Châu cận lục của Tiến sĩ Dương Văn
An đời nhà Mạc viết:
“ Núi Hoành sơn: Núi ở Châu Bố
Chính gần xã Sơn Tiêu (thuộc huyện Quảng Trạch ngày nay). Núi này chạy dài từ
núi Tổ, thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp kéo mãi ra tận biển.
Vách đứng cao vạn nhận nom giống như bức trường thành, án ngữ cả một vùng
phương Nam.
Núi Lỗi Lôi ở Châu Bố Chính gần cửa biển Di Luân ( thuộc huyện Quảng Trạch
ngày nay). Núi này cùng với vịnh Chùa tả hữu đối nhau, có khe nước rất ngọt.
Thuyền bè qua lại thường đậu lại nơi này. Leo lên cao phóng tầm mắt nhìn bốn
phía chỉ thấy trời nước hoà hợp một màu, tưởng như ngọn núi thần mọc trên biển
vậy.
Núi Đâu Mâu ở huyện Khang Lộc, gần xã Viễn Tuy ( Quảng Ninh ngày nay), đỉnh
núi vươn rất cao và nhọn hoắt như hình mũ Đâu Mâu. Tục truyền trên núi có giếng,
trong giếng có giống cá lạ. Trên núi có dòng sông lớn, có loài cua ngon sinh sống
ở đây.
Núi Thần Đinh ở xứ Thạch Giang huyện Khang Lộc (Rào Đá, huyện Quảng Ninh
ngày nay). Núi này có tên Bất Nghĩa, bởi vì các ngọn núi ở đây đều chạy theo
cùng một hướng Đoài (hướng Tây), riêng ngọn núi này chạy theo hướng ngược lại,
nên gọi như vậy.
Núi Mã Yên ở đầu nguồn huyện Lệ Thuỷ. Thế núi cao lớn, dáng hình uốn lượn,
chỗ đứt đoạn chỗ liên tục, chỗ đổ xuống chỗ ngóc lên, trông như hình cái yên ngựa,
có chỗ như ký mã thong dong, có chỗ như tuấn mã hăm hở. Tinh thần phong phú,
khí tượng dồi dào.
Núi Liên Sơn ở địa phận huyện Lệ Thuỷ, trong núi có hẻm đèo, có con đường
lớn chạy dọc theo, xen với rừng cây um tùm, phong cảnh kỳ thú. Dòng nước trong
chảy vòng róc rách như tiếng ngọc, giọt đổ xuống tính tang nghe tựa tiếng đàn.
Xuân sang đượm màu xanh ngắt, oanh hót véo von; hè về rợp bóng râm, ve kêu ra rả.
Trăng thu vằng vặc, ngàn cây nhuốm rực màu son; ngày đông tuyết dày, muôn cành
phủ toàn sắc trắng…”
Quảng Bình là vùng đất nối hai đầu đất nước, nơi giao thoa của những điều
kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội của hai đầu Bắc- Nam. Quảng Bình có vị trí chiến
lược quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong lịch sử,
đây là nơi mở đầu cho công cuộc mở cõi về phương Nam mà dân tộc ta đã theo đuổi
suốt gần 7 thế kỷ. Lịch sử khai thiết vùng đất Quảng Bình là lịch sử đấu tranh
với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển; là lịch sử của các cuộc đấu
tranh xã hội và chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền và vùng
lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét