NHỮNG ÔNG ĐẠO VÀ SỰ HÌNH THÀNH ĐẠO MỚI Ở VIỆT NAM
NHỮNG ĐỆ TỬ CỦA PHẬT THÀY TÂY AN.
Phật Thày Tây An có nhiều đệ tử giỏi như Đức Cố Quản (Trần Văn Thành), Tăng Chủ (Bùi Đình Thân), Đạo Xuyến (Nguyễn Văn Xuyến), Đạo Lập (Phạm Thái Chung), Đạo Thắng (Nguyễn Văn Thắng),v.v...Những người này đã cùng với Phật Thày Tây An dựng nên một Đạo Giáo mới ở Việt Nam có hàng triệu tín đồ vào cuối thế kỷ 19 và để lại nhiều dấu ấn trong lòng người dân Việt Nam. Chúng ta lần lượt điểm qua về cuộc đời và thân thế những vị tiền bối này.
1/ Đức Cố Quản (Trần Văn Thành).
Tượng đài Trần Văn Thành tại Châu Phú, An Giang
Trần Văn Thành (? - 1873) còn được gọi là Trần Vạn Thành, Quản Cơ Thành (khi được thăng chức Chánh Quản cơ), Đức Cố Quản (tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương gọi tôn). Ông là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 - 1873) trong lịch sử Việt Nam.
Trần Văn Thành sinh ra trong một gia đình trung nông ở ấp Bình Phú (Cồn nhỏ), làng Bình Thạnh Đông, tổng An Lương, quận Châu Phú Hạ, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).
Làm võ quan nhà NguyễnNăm 1840, Trần Văn Thành gia nhập quân đội nhà Nguyễn giữa lúc Nặc Ông Đôn, em vua Cao Miên, nhờ có Xiêm La giúp sức, đã khởi quân chống lại cuộc bảo hộ của Việt Nam.
Nhờ có sức khỏe, giỏi võ nghệ, khá thông thạo chữ nghĩa, nên ông được cử làm suất đội (chỉ huy khoảng 50 lính), từng đóng quân ở Chân Lạp (Campuchia). Năm 1845, sau khi lập được nhiều công lao, ông được thăng làm Chánh quản cơ, coi 500 quân, đóng quân ở Châu Đốc để giữ gìn biên giới phía Tây Nam.
Năm 1846, Nặc Ông Đôn qui phục nhà Nguyễn. ông xin giải ngũ về quê nhà. Năm 1949, Trần Văn Thành gia nhập giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương do Đoàn Minh Huyên sáng lập.
Nghe lời thầy Đoàn Minh Huyên, ông cùng gia đình và một số tín đồ đến khai khẩn trại ruộng Bửu Hương Các (Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú).
Tháng 2 năm 1961, Đại đồn Chí Hòa thất thủ, sau đó quân Pháp lần lượt đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Vua Tự Đức liền ra lời kêu gọi các sĩ dân nơi đây cùng hợp tác chống ngăn quân xâm lược. Hưởng ứng lệnh vua, Trần Văn Thành trở lại đội ngũ.
Ngày 20 tháng 6 năm 1867, quân Pháp chiếm thành Vĩnh Long. Sau đó, một đoàn tàu chiến do trung tá hải quân GaLey cầm đầu, tiến lên huy hiếp thành Châu Đốc, buộc Tổng đốc Phan Khắc Thận phải đầu hàng, tỉnh An Giang mất ngày 22 tháng 6 năm 1867.
Để cứu nguy nước nhà, Trần Văn Thành mang quân qua phía Rạch Giá, hỗ trợ cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. Tháng 6 năm 1968, thủ lĩnh Trung Trực đánh chiếm được đồn Kiên Giang mấy ngày, thì bị quân Pháp tổ chức phản công. Lập tức, Trần Văn Thành cho quân (có đông đảo đồng bào Núi Sập tiếp tay) đắp cản ở Ba Bần, Trà Kên (nay đều thuộc huyện Thoại Sơn) để ngăn cản tàu chiến Pháp.
Cuộc cản phá thất bại, Nguyễn Trung Trực bị đánh thua rút quân ra Hòn Chông, còn Trần Văn Thành thì dẫn lực lượng của mình vào Láng Linh - Bảy Thưa dựng trại, khai hoang, luyện quân và rèn đúc vũ khí…để chuẩn bị làm cuộc đánh đuổi ngoại xâm.
Tổ chức kháng Pháp ở Láng Linh - Bảy Thưa
Khởi nghĩa Bảy Thưa
Cây bảy thưa, chỉ còn lại vài bụi nhỏ tại Dinh Sơn Trung
Láng Linh - Bảy Thưa là hai cánh đồng rộng nằm liền kề. Xưa kia, nơi đây có nhiều đầm lầy, đế sậy và vô số cây bảy thưa (vì thế mà thành tên cuộc khởi nghĩa), lại ít có kênh rạch thông vào...Căn cứ chính của Trần Văn Thành có tên là Hưng Trung doanh, đặt tại trung tâm rừng Bảy Thưa (xưa thuộc phủ Tân Thành, huyện Vĩnh An; nay thuộc xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú), xung quanh thiết lập các đồn làm tuyến ngăn cản đối phương, như: Đồn Cái Môn ở Cái Dầu, đồn Giồng Nghệ ở Mặc Cần Dưng (Châu Thành), trạm canh Ông Tà ở Tri Tôn, đồn Hờ ở xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú), đồn Hàng Tràm ở xã Phú Bình (Phú Tân)...Mỗi đồn đều được trang bị súng thần công, súng điểu thương, hỏa hổ,...với khoảng 150 nghĩa quân phòng thủ.
Theo sử liệu, thì lúc bấy giờ lực lượng của ông có khoảng 1.200 nghĩa quân, bao gồm một số quân triều và nghĩa dân (trong đó phần đông là tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương). Để củng cố thêm thế lực, Trần Văn Thành cho người đến liên hệ với Pu Kom Pô, thủ lĩnh kháng Pháp ở Campuchia, nhưng vì ông này cũng đang gặp khó khăn nên việc liên kết không mấy hiệu quả. Ngoài ra, ông còn cho người sang Xiêm La và Cao Miên để mua súng đạn, nhưng không thành công, vì hai nước ấy không muốn nhúng tay vào việc Nam Kỳ e mất lòng Pháp.
Cuối năm 1868, các phong trào kháng Pháp tại Nam Kỳ đã bị tan rã gần hết, lực lượng Trần Văn Thành lâm vào thế cô, và ông trở thành nhân vật bị Pháp truy nã, treo giải thưởng cao. Mặc dù vậy, Trần Văn Thành vẫn cương quyết đánh, dù đối phương đã mấy lần ra lời chiêu dụ.
Sau một thời gian dài chuẩn bị, năm 1872, Trần Văn Thành chính thức phất cờ chống Pháp, lấy hiệu là Binh Gia Nghị. Kể từ đó, ông thường tổ chức đánh phá các đồn Pháp, và làm cản trở việc lưu thông của đối phương ở quanh vùng.
Bị tấn công
Tranh mô tả Trần Văn Thành đang đánh trận, hiện trưng bày tại đền thờ ông
Năm 1871, một cộng sự của Pháp là Trần Bá Lộc thử hành quân vào Bảy Thưa, nhưng chẳng thâu được kết quả do sình lầy, bốn phía lau sậy mù mịt, thỉnh thoảng bị phục kích.
Sang năm 1872, nhờ lời khai của nghĩa quân ra hàng và mật thám thăm dò được, thực dân quyết định mở cuộc càn quét lớn vào Bảy Thưa. Tuy nhiên mãi cho đến năm sau, họ mới phát lệnh hành quân.
Tháng 3 năm 1873, thực dân Pháp chia quân ra làm hai cánh. Cánh quân thứ nhất, từ Châu Đốc tiến dọc sông Hậu đánh chiếm đồn Hàng Tràm, đồn Hờ, rồi tiến vào Hưng Trung doanh. Cánh quân thứ hai, từ Long Xuyên theo rạch Mặc Cần Dưng tiến vào bắn phá Sơn Trung rồi đánh thẳng vào bản doanh trên. Đây là cánh quân mạnh nhất do Tri phủ Trần Bá Tường (em ruột Trần Bá Lộc) chỉ huy, có Phó quản Hiếm (trước kia là quân Bảy Thưa) cầm đầu một toán quân nhỏ theo hỗ trợ. Nhưng thực ra, viên chủ tỉnh Pếch mới là người chỉ huy chính, có đại úy Guyon làm trợ lý.
Tuy biết mình đang bị bao vây tứ phía, và người Pháp có vũ khí hữu hiệu, nhưng Trần Văn Thành và nghĩa quân vẫn cương quyết đối phó.
Khoảng 9 giờ sáng ngày 19 tháng 3 năm 1873, quân Pháp bắt đầu xung phong chiếm Hưng Trung doanh. Báo Le Courrier de Saigon tường thuật:
Tại Hưng Trung, Trần Văn Thành vẫn bình tĩnh đứng sau chiến lũy làm bằng những tấm ván và những bao gạo chồng lên nhau, để đốc thúc nghĩa binh chiến đấu. Nghĩa quân trong các chiến lũy thổi tù và, đánh trống và reo hò để tăng uy thế. Bên cạnh ông còn có con trai ông hỗ trợ cho ông bắn"...
Dinh Hưng Trung ngày nay
Nhà văn Sơn Nam kể:
Ông Trần Văn Thành vẫn bình tĩnh đối phó, tuy đang bị vây. Ông đứng sau phòng tuyến làm bằng ván với những bao gạo chồng chất. Ông thách thức bọn Pháp, dùng ống loa mà chửi rủa thậm tệ. Đồng thời ông day về phía quân sĩ của mình mà khích động tinh thần; quân sĩ hò reo vang rân, chửi rủa bọn Pháp, trống đánh liên hồi. Ông Trần Văn Thành cắt từng lọn tóc nhỏ của mình mà phân phát cho các tín đồ...Bọn Pháp được lịnh đánh tràn vào. Ông Thành mặc áo màu đo sậm, đốc thúc chiến sĩ, ra hiệu lịnh, bên ạnh ông là đứa con ruột đang tiếp tay và đích thân ông bắn súng...
Tuy nhiên, trước hỏa lực mạnh mẽ của đối phương, dù cố gắng chống trả nhưng chỉ vài giờ sau thì quân Bảy Thưa cũng bị đánh tan. Cũng theo Sơn Nam thì sau trận này, bên nghĩa quân có 10 người chết (trong đó có Trần Văn Thành và đội Văn), 5 người bị thương (trong đó có Trần Văn Chái, con thứ ông Thành), 15 người bị bắt sống. Ngoài ra, họ còn bị đối phương chiếm đoạt 16 súng điểu thương, 70 cây đao, nhiều gạo cùng ghe xuồng, một số giấy tờ cho thấy ông Thành từng ở Rạch Giá với Nguyễn Trung Trực và can dự vào vụ đánh giết Salicetti (chủ tỉnh Vĩnh Long) ở Vũng Liêm.
Xong trận, quân Pháp nổi lửa đốt tất cả dinh trại, phá hủy hết các lò đúc vũ khí, rồi mang xác ông Thành và Đề đốc Văn về chưng bày tại chợ Cái Dầu (Châu Phú) để thị uy, để ngăn chận những tin đồn cho rằng ông còn sống, chỉ tạm thời đi lánh mặt và sẽ tiếp tục kháng chiến .
Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành
(Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (gọi tắt là Đền Quản cơ Thành), còn có tên Bửu Hương tự, chùa Láng Linh (gọi tắt là chùa Láng); thuộc ấp Long Châu I, xã Thạch Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang; nằm giữa đồng lúa Láng linh[1], bên bờ kênh xáng Vịnh Tre (kênh Tri Tôn), cách thành phố Long Xuyên khoảng 50 km, là một di tích lịch sử cấp Quốc gia Việt Nam )
Nhận xétNhà văn Sơn Nam viết về Trần Văn Thành và cuộc khởi nghĩa của ông như sau:
Trần Văn Thành từng tham gia những trận chống quân xâm lược Xiêm, đời Thiệu Trị. Qua đời Tự Đức, thấy sự áp bức của vua quan, ông trở thành tín đồ của Đoàn Minh Huyên, bấy lâu nổi danh với tài trị bệnh, cải cách Phật giáo, bỏ những nghi thức rườm rà, nhằm huy động nông dân chống lại phong kiến...
Với chí lớn không chút bi quan yếm thế, ngay sau khi An Giang mất, ông đưa nghĩa dân và nghĩa quân qua phía Rạch Giá, tham gia cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, và ông trở thành nhân vật mà thực dân Pháp truy nã gắt gao, treo giải thưởng. Sau đó, ông rút lui về Láng Linh để khẩn hoang. Có thể nói, ông là người đầu tiên dám nghĩ đến việc canh tác ở vùng trũng phèn này. Từ năm 1871 đến đầu năm 1873, mật khu lần hồi thành hình...Nghĩa quân gồm quân sĩ cựu trào, thêm khá đông người yêu nước từ các tỉnh.
Khi đề cập cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, nhiều sử gia đều đánh giá cao, vì:
-Việc tổ chức khá khoa học, với công sự, kho lương thực; đặc biệt là đúc súng ống tại chỗ, tuy súng hãy còn thô sơ, kiểu “ống lói”.
-Biết dùng hình thức tôn giáo để qui tụ quần chúng và che mắt thực dân.
-Thủ lĩnh (Trần Văn Thành) thấy rõ tương lai dân tộc ở hành động cụ thể là phải chống ngoại xâm, không thể ngồi khoanh tay chờ núi Cấm nứt ra “bất chiến tự nhiên thành”. Thái độ của thủ lĩnh và nghĩa quân là “chiến đấu không thỏa hiệp”. Tưởng nhớTrần Văn Thành hy sinh tại trận ngày 21 tháng 2 năm Quý Dậu (19 tháng 3 năm 1874). Nho sĩ Cao Văn Cảo, người cùng thời, có làm bài thơ chữ Hán tưởng niệm ông. Vô danh dịch như sau:
“ Non sông Hồng Lạc, giặc xâm lăng
Thẳng thắng, Trần công cố sức ngăn.
Trời đất biết cho lòng sốt sắng,
Kiếp đời ghi mãi chí thù hằn.
Đền thờ tỏ dấu dân trong nước,
Thơ vịnh nêu tình khách viết văn.
Những đứa phản thần qua đến cửa,
Gục đầu, run mật, cặp mày nhăn. ”
Năm 1909, một tu sĩ trong giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương tên là Vương Thông có viết tập văn Nôm “Trần Quản Cơ dữ Gia Nghị Binh”. Tập sách này kể về cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, trong đó có nhiều câu nói đến lòng quả cảm và tiết tháo của ông, trích 2 câu:
Thà thua xuống láng xuống bưng,
Kéo ra đầu giặc lỗi chưng quân thần.
Trần Văn Thành được tôn thờ ở nhiều nơi, như: Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành, Dinh Hưng Trung, Dinh Sơn Trung...Ngoài ra, tên ông còn dùng để đặt tên cho trường học và đường phố trong tỉnh An Giang.
Dinh Sơn Trung ngày nay
Vợ, conVợ ông tên Nguyễn Thị Thạnh (1825 - 1899), là người ở rạch Sa Nhiên, Sa Đéc. Bà là người vợ nhân hậu, đảm đang, văn võ đều khá giỏi. Trong công cuộc kháng Pháp của chồng, bà và người con gái thứ năm tên Trần Thị Nên, đã giúp đắc lực, nhất là về việc hậu cần , an ủi và động viên binh sĩ.
Ông Thành và bà có tất cả 6 người con: ba trai, ba gái. Trừ trai út tên Trạng mất năm 7 tuổi, hai trai còn lại đều khá danh tiếng:
Một là, Trần Văn Nhu (1847 - 1914), còn gọi là Cậu hai nhà Láng (người miền Nam gọi con đầu lòng là thứ hai), người lập ra Bửu Hương tự (tức chùa Láng) và cũng là người kế truyền mối đạo Bửu Sơn Kỳ Hương khi cha mất. Khi cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa bị đánh dẹp, mẹ ông, ông và những người thân tín khác, bị Pháp truy nã rất gắt nên phải lẩn trốn nhiều nơi. Năm 1897, ông Nhu trở về căn cứ cũ lập Bửu Hương tự (nay là Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành), phát “lòng phái” để thu nhận tín đồ. Ông Nhu mất tại Trà Bang (Rạch Giá) ngày 25 tháng 3 âm lịch năm 1914.
Mộ Trần Văn Nhu.
Hai là, Trần Văn Chái (1855 - 1873), bị thương rồi bị Pháp bắt khi cùng chiến đấu với cha tại bản doanh Hưng Trung. Nghe tin con bị thực dân dụ hàng, bà vợ Quản Cơ Thành liền nhét một con dao, kèm theo một bức thư giấu bên trong đòn bánh tét, ý khuyên con phải cố giữ khí tiết. Năm ngày sau khi nhận thư, người con tự tử trong nhà ngục Châu Đốc, bỏ lại người yêu vừa mới hứa hôn, năm ấy Trần Văn Chái mới 18 tuổi.
Không rõ Trần Văn Thành và Trần Văn Chái được chôn cất ở đâu. Trong khu mộ của dòng họ Trần ở gần chùa Bửu Hương tự thuộc xã Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú), không có phần mộ của hai người....
....Sau khi Khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 - 1873) thất bại, bà Nguyễn Thị Thạnh (vợ Trần Văn Thành) cùng các con về trú ngụ trên nền một trại ruộng xưa (Bửu Hương các) của Phật Thầy Tây An (Đoàn Minh Huyên) tại Long Châu.
Năm 1897 , bà và con trai trưởng là Trần Văn Nhu (còn gọi là ông Hai Nhà Láng), cho xây dựng tại đây một ngôi chùa, đến năm 1903, thì hoàn thành và chính thức đặt tên là Bửu Hương tự , để tưởng nhớ cha và những quân dân đã bỏ mình trong cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa...
Trước đây, Trần Văn Nhu là người có công lớn trong việc giúp cha điều hành cuộc khởi nghĩa , nay ông tiếp tục hốt thuốc trị bệnh, tổ chức trồng dâu nuôi tằm và phát triển mối đạo Bửu Sơn Kỳ Hương.
Ngày 21-22 tháng 2 âm lịch năm 1913, trong lúc tín đồ cùng nhân dân đang làm lễ tưởng niệm Quản cơ Thành và các nghĩa binh Gia Nghị, thì quân Pháp từ Châu Đốc kéo vào Bửu Hương tự vây ráp, bắt người và đốt chùa, vì họ sợ sẽ nổ ra một cuộc khởi nghĩa mới. Trần Văn Nhu, nhờ người con nuôi là Trần Văn Chánh, cõng chạy thoát.
Sau đó, thực dân Pháp lập tòa tiểu hình tại Châu Đốc, gán 56 người bị bắt vào tội tham gia Hội kín Nam Kỳ, trong số đó có 20 người bị kết án đày ra Côn Đảo
Mộ Trần Văn Nhu.Bị truy nã gắt, Trần Văn Nhu phải lẩn trốn nhiều nơi và mất tại Trà Bang (Rạch Giá) ngày 25 tháng 3 âm lịch năm 1914.
Năm 1942, Trần Văn Tịnh, một đệ tử của ông Nhu, đã đứng ra vận động để xây dựng lại đền thờ tại nền cũ, lợp ngói, xây tường gạch, cột gỗ, nền lát gạch rất khang trang và rộng rãi.
Năm 1947, lực lượng kháng Pháp từ chùa kéo ra tiêu diệt một đồn Pháp tại xã. Năm sau (1948), quân Pháp kéo đến khủng bố và đốt đền một lần nữa.
Năm 1952, nhân dân quanh vùng chung góp tiền của, công sức xây dựng lại đền khang trang như ngày hôm nay.
Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành, kiến trúc dạng chữ “tam”, kiểu cổ lầu, mái hai cấp lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe và bê tông, tường gạch, nền lát gạch bông. Về nghệ thuật thì khá đơn giản so với các đình chùa ở trong vùng.
Ở nơi thờ này, hàng năm có nhiều lễ giỗ, nhưng quan trọng nhất là lễ giỗ ông Trần Văn Thành, được tổ chức trọng thể vào các ngày 21-22 tháng 2 âm lịch. Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành được Bộ Văn Hóa - Thông Tin xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 6 tháng 12 năm 1989.
Khởi nghĩa Bảy ThưaKhởi nghĩa Bảy Thưa (1867 - 1873) là một cuộc kháng Pháp do Quản cơ Trần Văn Thành làm thủ lĩnh, đã xảy ra trên địa bàn của tỉnh An Giang, thuộc Việt Nam.
Hoàn cảnh lịch sử
Một con rạch chảy qua Bảy Thưa ngày nay
Tháng 2 năm 1861, Đại đồn Chí Hòa thất thủ, sau đó quân Pháp lần lượt đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Vua Tự Đức liền ra lời kêu gọi các sĩ dân nơi đây cùng hợp tác chống ngăn quân xâm lược. Hưởng ứng lệnh vua, Trần Văn Thành (năm 1845 làm Chánh quản cơ), trở lại đội ngũ.
Ngày 20 tháng 6 năm 1867, quân Pháp chiếm thành Vĩnh Long. Sau đó, một đoàn tàu chiến do trung tá hải quân GaLey cầm đầu, tiến lên huy hiếp thành Châu Đốc, buộc Tổng đốc Phan Khắc Thận phải đầu hàng, tỉnh An Giang mất ngày 22 tháng 6 năm 1867.
Lập tức nhiều binh sĩ và người dân ở tỉnh này chống lại, hình thành nên hai cuộc khởi nghĩa đáng chú ý, đó là cuộc khởi nghĩa của Chánh vệ thủy Đỗ Đăng Tàu và Phó vệ thủy Lê Văn Sanh ở Châu Đốc, và cuộc khởi nghĩa của Quản cơ Trần Văn Thành ở Láng Linh - Bảy Thưa.
Diễn biến
Tham gia khởi nghĩa Nguyễn Trung TrựcĐể cứu nguy nước nhà, Trần Văn Thành mang quân qua phía Rạch Giá, tham gia cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. Tháng 6 năm 1968, thủ lĩnh Trung Trực đánh chiếm được đồn Kiên Giang mấy ngày, thì bị quân Pháp tổ chức phản công. Lập tức, Trần Văn Thành cho quân (có đông đảo đồng bào Núi Sập tiếp tay) đắp cản ở Ba Bần, Trà Kên (nay đều thuộc huyện Thoại Sơn) để ngăn cản tàu chiến Pháp.
Cuộc cản phá thất bại, Nguyễn Trung Trực bị đánh thua rút quân ra Hòn Chông, còn Trần Văn Thành thì dẫn lực lượng của mình vào Láng Linh - Bảy Thưa dựng trại, khai hoang, luyện quân và rèn đúc vũ khí…để chuẩn bị làm cuộc đánh đuổi ngoại xâm.
Tổ chức kháng Pháp ở Láng Linh - Bảy Thưa
Bản đồ Bảy Thưa - Láng Linh
Láng Linh - Bảy Thưa là hai cánh đồng rộng nằm liền kề, ít có kênh rạch thông vào. Phía bắc giáp núi Sam, phía đông giáp sông Hậu, phía tây dựa vào Thất Sơn, phía nam giáp rừng Bảy Thưa... Xưa kia, cả vùng rộng lớn này, đến mùa nước nổi là một biển nước mênh mông; còn vào mùa khô, nước không cạn hẳn mà biến thành những ao đìa, đầm lầy với vô số cá tôm, đĩa vắt và rắn độc. Đặc biệt nơi đây có nhiều đế sậy mọc rậm rạp, và vô số cây bảy thưa (vì vậy mà thành tên cuộc khởi nghĩa) .
Căn cứ chính của Trần Văn Thành có tên là Hưng Trung doanh, đặt tại trung tâm rừng Bảy Thưa (xưa thuộc phủ Tân Thành, huyện Vĩnh An; nay thuộc xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú), xung quanh thiết lập các đồn làm tuyến ngăn cản đối phương, như: Đồn Cái Môn ở Cái Dầu, đồn Giồng Nghệ ở Mặc Cần Dưng (Châu Thành), trạm canh Ông Tà ở Tri Tôn, đồn Hờ ở xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú), đồn Hàng Tràm ở xã Phú Bình (Phú Tân)...Mỗi đồn đều được trang bị súng thần công, súng điểu thương, hỏa hổ,...với khoảng 150 nghĩa quân phòng thủ.
Theo sử liệu, thì lúc bấy giờ lực lượng của ông có khoảng 1.200 nghĩa quân, bao gồm một số quân triều và nghĩa dân (trong đó phần đông là tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương). Để củng cố thêm thế lực, Trần Văn Thành cho người đến liên hệ với Pu Kom Pô, thủ lĩnh kháng Pháp ở Campuchia, nhưng vì ông này cũng đang gặp khó khăn nên việc liên kết không mấy hiệu quả. Ngoài ra, ông còn cho người sang Xiêm La và Cao Miên để mua súng đạn, nhưng không thành công, vì hai nước ấy không muốn nhúng tay vào việc Nam Kỳ e mất lòng Pháp .
Cuối năm 1868, các phong trào kháng Pháp tại Nam Kỳ đã bị tan rã gần hết, lực lượng Trần Văn Thành lâm vào thế cô, và ông trở thành nhân vật bị Pháp truy nã, treo giải thưởng cao. Mặc dù vậy, Trần Văn Thành vẫn cương quyết đánh, dù đối phương đã mấy lần ra lời chiêu dụ.
Sau một thời gian dài chuẩn bị, năm 1872, Trần Văn Thành chính thức phất cờ chống Pháp, lấy hiệu là Binh Gia Nghị. Kể từ đó, ông thường tổ chức đánh phá các đồn Pháp, và làm cản trở việc lưu thông của đối phương ở quanh vùng.
Trận Hưng Trung Năm 1871, một cộng sự của Pháp là Trần Bá Lộc thử hành quân vào Bảy Thưa, nhưng chẳng thâu được kết quả do sình lầy, bốn phía lau sậy mù mịt, thỉnh thoảng bị phục kích.
Sang năm 1872, nhờ lời khai của nghĩa quân ra hàng và mật thám thăm dò được, thực dân quyết định mở cuộc càn quét lớn vào Bảy Thưa. Tuy nhiên mãi cho đến năm sau, họ mới phát lệnh hành quân.
Lúc bấy giờ chủ tỉnh Long Xuyên tên Pếch (Emile Puech) đã có trong 60 lính Mã tà , nhưng để chắc ăn, ông còn xin chi viện 40 lính Mã tà từ Cần Thơ lên tăng cường, đồng thời thông báo cho chủ tỉnh Châu Đốc, tùy khả năng mà phối hợp.
Tháng 3 năm 1873, thực dân Pháp chia quân ra làm hai cánh. Cánh quân thứ nhất, từ Châu Đốc tiến dọc sông Hậu đánh chiếm đồn Hàng Tràm, đồn Hờ, rồi tiến vào Hưng Trung doanh. Cánh quân thứ hai, từ Long Xuyên theo rạch Mặc Cần Dưng tiến vào bắn phá Sơn Trung rồi đánh thẳng vào bản doanh trên. Đây là cánh quân mạnh nhất do Tri phủ Trần Bá Tường (em ruột Trần Bá Lộc) chỉ huy, có Phó quản Hiếm (trước kia là quân Bảy Thưa) cầm đầu một toán quân nhỏ theo hỗ trợ. Nhưng thực ra, viên chủ tỉnh Pếch mới là người chỉ huy chính, có đại úy Guyon làm trợ lý.
Tuy biết mình đang bị bao vây tứ phía, và người Pháp có vũ khí hữu hiệu, nhưng Trần Văn Thành và nghĩa quân (khoảng 400 đến 500 quân, theo ước lượng của chủ tỉnh Pếch) vẫn cương quyết đối phó.
Khoảng sáng ngày 19 tháng 3 năm 1873, quân Pháp xung phong chiếm Hưng Trung doanh. Báo Le Courrier de Saigon tường thuật:
Tại Hưng Trung, Trần Văn Thành vẫn bình tĩnh đứng sau chiến lũy làm bằng những tấm ván và những bao gạo chồng lên nhau, để đốc thúc nghĩa binh chiến đấu. Nghĩa quân trong các chiến lũy thổi tù và, đánh trống và reo hò để tăng uy thế. Bên cạnh ông còn có con trai ông hỗ trợ cho ông bắn"...
Nhà văn Sơn Nam kể:
Ông Trần Văn Thành vẫn bình tĩnh đối phó, tuy đang bị vây. Ông đứng sau phòng tuyến làm bằng ván với những bao gạo chồng chất. Ông thách thức bọn Pháp, dùng ống loa mà chửi rủa thậm tệ. Đồng thời ông day về phía quân sĩ của mình mà khích động tinh thần; quân sĩ hò reo vang rân, chửi rủa bọn Pháp, trống đánh liên hồi. Ông Trần Văn Thành cắt từng lọn tóc nhỏ của mình mà phân phát cho các tín đồ...Bọn Pháp được lịnh đánh tràn vào. Ông Thành mặc áo màu đo sậm, đốc thúc chiến sĩ, ra hiệu lịnh, bên ạnh ông là đứa con ruột đang tiếp tay và đích thân ông bắn súng...
Tuy nhiên, trước hỏa lực mạnh mẽ của đối phương, dù cố gắng chống trả nhưng chỉ vài giờ sau thì quân Bảy Thưa cũng bị đánh tan. Cũng theo Sơn Nam thì sau trận này, bên nghĩa quân có 10 người chết (trong đó có Trần Văn Thành và đội Văn), 5 người bị thương (trong đó có Trần Văn Chái, con thứ ông Thành), 15 người bị bắt sống. Ngoài ra, họ còn bị đối phương chiếm đoạt 16 súng điểu thương, 70 cây đao, nhiều gạo cùng ghe xuồng, một số giấy tờ cho thấy ông Thành từng ở Rạch Giá với Nguyễn Trung Trực và can dự vào vụ đánh giết Salicetti (chủ tỉnh Vĩnh Long) ở Vũng Liêm .
Xong trận, quân Pháp nổi lửa đốt tất cả dinh trại, phá hủy hết các lò đúc vũ khí, rồi mang xác ông Thành và Đề đốc Văn về chưng bày tại chợ Cái Dầu (Châu Phú) để thị uy, để ngăn chận những tin đồn cho rằng ông còn sống, chỉ tạm thời đi lánh mặt và sẽ tiếp tục kháng chiến .
Trần Văn Thành hy sinh, cuộc khởi nghĩa mà ông và các đồng đội đã dày công gầy dựng kết thúc (tháng 3 năm 1873).
Nhận xét
Súng của nghĩa quân Bảy Thưa, hiện trưng bày tại Bảo tàng An Giang
Nhà văn Sơn Nam viết về Trần Văn Thành và cuộc khởi nghĩa của ông như sau:
Trần Văn Thành từng tham gia những trận chống quân xâm lược Xiêm, đời Thiệu Trị. Qua đời Tự Đức, thấy sự áp bức của vua quan, ông trở thành tín đồ của Đoàn Minh Huyên, bấy lâu nổi danh với tài trị bệnh, cải cách Phật giáo, bỏ những nghi thức rườm rà, nhằm huy động nông dân chống lại phong kiến...
Với chí lớn không chút bi quan yếm thế, ngay sau khi An Giang mất, ông đưa nghĩa dân và nghĩa quân qua phía Rạch Giá, tham gia cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực, và ông trở thành nhân vật mà thực dân Pháp truy nã gắt gao, treo giải thưởng. Sau đó, ông rút lui về Láng Linh để khẩn hoang. Có thể nói, ông là người đầu tiên dám nghĩ đến việc canh tác ở vùng trũng phèn này. Từ năm 1871 đến đầu năm 1873, mật khu lần hồi thành hình...Nghĩa quân gồm quân sĩ cựu trào, thêm khá đông người yêu nước từ các tỉnh.
Khi đề cập cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, nhiều sử gia đều đánh giá cao, vì:
-Việc tổ chức khá khoa học, với công sự, kho lương thực; đặc biệt là đúc súng ống tại chỗ, tuy súng hãy còn thô sơ, kiểu “ống lói”.
-Biết dùng hình thức tôn giáo để qui tụ quần chúng và che mắt thực dân.
-Thủ lĩnh (Trần Văn Thành) thấy rõ tương lai dân tộc ở hành động cụ thể là phải chống ngoại xâm, không thể ngồi khoanh tay chờ núi Cấm nứt ra “bất chiến tự nhiên thành”. Thái độ của thủ lĩnh và nghĩa quân là “chiến đấu không thỏa hiệp”.
Sau trận đánh, theo Sơn Nam, viên chủ tỉnh Pếch cũng đã nhận xét rằng cai tổng Lý Mun và phủ Trần Bá Tường, từng tham gia đánh nhiều lần, nhưng trong trận này, quả là mất tinh thần. Quân Bảy Thưa gan lỳ khi bị bao vây, hứng chịu hỏa lực mạnh, chứng tỏ uy tín của Trần Văn Thành khá lớn. Pếch cũng thú nhận là không chiến thắng hoàn toàn vì phần lớn nghĩa quân rút lui an toàn. Cánh quân do chủ tỉnh Châu Đốc hẹn hợp đồng không đến kịp để chận nút
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_V%C4%83n_Th%C3%A0nh)
ĐỨC CỐ QUẢN.
Ông tên tộc là Trần Văn Thành, hồi trào vua Thiệu Trị và Tự Đức làm đến chứng chánh quản cơ. Có lẽ người đời gọi ông Trần Văn Nhu trưởng nam của Ngài bằng cậu, nên vì kính trọng mà gọi Ngài là Đức Cố. Ngài quê quán ở cù lao Nhỏ thuộc xã Bình Thạnh Đông. Tổng An lương, tỉnh Châu đốc. Trên bước đường võ nghiệp, Ngài đã lập nhiều chiến công hiển hách. Ngài đã cầm quyền đánh tan giặc Miên nhiễu hại biên thùy và đã thu phục được hai tướng Miên là Ông Bướm và ông Vôi.
Khi Đức Phật Thầy Tây An giáng lâm ở Xẻo môn rạch Ông chưởng, tỉnh Long Xuyên, cứu dân độ thế, Đức Cố Quản thân đến ra mắt, nhưng vì bịnh nhơn đông đảo nên Ngài phải ở đợi trong ba hôm mới được Đức Phật Thầy Tây An cho mời vào và được Đức Phật Thầy tiếp đón và đàm đạo rất tâm đắc.
Ngài trở về Bình Thạnh Đông cùng khuyên gia quyến quy y. Khi Đức Phật Thầy Tây An về ở Núi Sam. Ngài phế cả sự nghiệp mà theo Thầy, đem gia cư về núi Doi, phá rừng dựng lên làng Hưng Thới. Ngài được Đức Phật Thầy giao phó trọng trách đi cắm 4 cây thẻ tại vùng Thất Sơn và giữ trại ruộng Bửu Hương Các ở Láng Linh.
Ngài là một trong Thập nhị HIền thủ được Đức Phật Thầy truyền nhiều bí pháp. Có thể nói Ngài là một đệ tử bậc nhứt của giáo hệ Bửu- Sơn Kỳ- Hương đã hành sử và thực thi đạo Tứ Ân trong công cuộc phục vụ chánh nghĩa quốc gia.
Gặp hồi nhà nghiêng nước đổ, quân Pháp đến xâm chiếm Việt Nam, các nơi nhiều vị anh hùng như Trương Công Định ở miền Đông, Thiên hộ Võ Duy Dương ở Đồng Tháp dấy binh khởi nghĩa Cần vương, Đức Cố Quản chiêu mộ nghĩa binh kháng địch.
Ông Vương Thông, có tả tình hình nước nhà lúc bấy giờ trong những câu:
Bây giờ đến lúc gập ghình.
Giặc thời lấy nước lánh mình đi đâu.
Các quan ẩn ánh san đầu.
Chiêu binh ra đánh giải sầu một phen.
Nam Kỳ có tướng qua Thiên.(Thiên hộ Dương)
Cùng quan lớn Định (Trương Công Định) cầm quyền đánh Tây.
An Giang có một ông đây (Đức Cố Quản)
Chữ dạ nghe Thầy ái quốc trú quân..
Nghe theo lời Thầy dạy phải tận trung báo quốc, Đức Cố Quản rút về rừng Bảy thưa ở khoảng Thất Sơn Núi Sập, lập đồn lũy, huấn luyện quân binh chờ ngày đánh Pháp. Ngài đánh nhau với Pháp trong hai trận.
Trận thứ nhất là trận quân Pháp hãm đồn Hưng Trung cũng gọi Sơn Trung. Trong trận này vì quân ta bị tấn công thình lình nên bị đánh bại. Dầu vậy, quân Pháp không chiếm đồn, vì địa thế hiểm yếu sợ bị phản công nên rút lui.
Về trận này, ông Vương Thông có viết:
Sơn trung quan mới đặt bày.
Khen ai khéo mách Tây hay kéo vào.
Anh hùng một trận đề đao,
Ngay vua sống thác quản bao thân này.
Dốc làm một trận với Tây.
Sống thời làm tướng thác nay thành Thần.
Rồi thì:
Giặc vô bốn phía phủ này.
Rập bô nó bắn gẫy cây hư đồn.
Đội cai thất vía kinh hồn.
Đâm đầu mà chạy lũy đồn tan hoang.
Sau trận thất bại này, Đức Cố Quản về ẩn ánh ở Láng Linh lo việc tu hành, khai kinh mở đất, sống một cuộc đời vô cùng vất vả.
Thời Trời còn khiến nhơn dân.
Nghe Ngài về đórần rần đến thăm.
Chịu bề khổ hạnh mấy năm
Khai kinh mở ruộng nhứt tâm tu hành.
Thân Ngài chẳng quản rách lành.
Ở trong Láng đó lều tranh chờ thời.
Nhưng đến năm Nhâm Thân (1872) Cố được sắc lịnh của triều đình mưu việc cần vương khởi nghĩa. Cố lại dựng cờ ở Bảy Thưa lập lên quân đội, mạng danh là “Binh Gia Nghị”, lo việc tích trữ quân lương rèn luyện võ khí, đợi ngày hưng binh phạt địch. Songchưa kịp khởi binh thì quân Pháp từ ba mặt tấn công vào, quân Gia nghị tận lực chống ngăn nhưng cự dương không nổi, phải đành tan rã. Trong trận đánh lần thứ hai này, Đức Cố Quản mất tích luôn, nhằm ngày 21 tháng 2 năm Quí Dậu (1873), nêu một tấm gương sáng vị quốc vong thân cho muôn đời ngưỡng vọng.
(BSKH - VK - sdd) .
2/Tăng Chủ (Bùi Đình Thân)
Đình Thới Sơn, do Tăng Chủ tạo lập, để làm nơi thờ phụng và nơi tu.
Tăng Chủ, tên thật là Bùi Đình Thân, không biết năm sinh năm mất, chỉ biết ông sống nửa cuối thế kỷ 19. Tuy có tên thật, nhưng từ khi ông làm đệ tử Phật Thầy Tây An (gọi tắt là Phật Thầy), và được ban cho đạo hiệu là Bùi Thiền Sư, thì cái tên thật kia ít ai còn nhớ đến. Sau này, khi được thầy giao việc coi sóc trại ruộng tại chân núi Két, ông còn được gọi là Tăng Chủ (theo nghĩa ông sư làm chủ trại ruộng), và đây chính là cái tên còn được gọi cho đến hôm nay.
Ông là người có công phát triển giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương và là người có công khai phá sơn lâm, lập nên hai làng là Hưng Thới và Xuân Sơn mà sau này hợp thành xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt nam.
Một số thông tinTăng Chủ không có vợ con. Về sau ông xin một đứa trẻ, con của người em, về làm con nuôi, đó là ông Đình Tậy
GS. Nguyễn Văn Hầu mô tả:Tướng mạo ông cao lớn, miệng rộng, tay dài, tiếng nói sang sảng mà tâm tính bao giờ cũng thuần hậu.
Và khi Phật Thầy dựng lên cái trại ruộng ở Hưng Thới, thì người ta đã thấy ông Tăng Chủ có mặt bên thầy đầu tiên. Kể từ đó, ông là người thay thầy truyền đạo, phát phù trị bịnh, chiêu nạp dân cư và cùng với hai ông là Đình Tây và Phạm Văn Lăng tổ chức việc "phá lâm, lập làng"
Năm 1859, sau ngày Phật Thầy mất ba năm, nhân có sự bất đồng ý kiến với ông Lăng, ông bèn trở lại làng Xuân Sơn lập một ngôi Tam Bảo (nay là đình Thới Sơn)rồi cùng với người con nuôi là Đình Tây về nơi đó hành đạo.
Tăng Chủ mất tại đình Thới Sơn vào ngày 27 tháng Mười năm Mùi, thọ được trên 80 tuổi. Hiện nay mộ ông (mộ không đắp nấm) nằm cách đình khoảng trăm mét. Trên bia có ghi mấy dòng chữ:
Đại Nam quốc, An Giang tỉnh, Tịnh Biên phủ, Qui Đức tổng, Thới Sơn thôn.
Nguyên Tăng chủ Bùi Thiền Sư, hưởng thượng thọ.
Mùi niên, thập nguyệt, nhị thập thất nhật chi chung.
Giai thoại
Mộ Bùi Tăng Chủ.
Nhiều người dân nơi ở xã Thới Sơn cho biết, lúc bấy giờ quanh núi Két hãy còn rừng rậm nên thú dữ rất nhiều.
Tương truyền, theo hai nguồn tham khảo ghi bên dưới, thì một hôm ông Tăng Chủ đi thăm ruộng về, trong khi trời nhá nhem tối, ông trông thấy một con hổ lớn nằm bên vệ đường. Thấy ông, hổ đứng dậy há miệng rồi tỏ vẻ đau đớn lắm. Ông Tăng Chủ bèn hỏi: Chắc ngươi mắc xương phải không? Hổ gật đầu và đập đuôi. Liền khi ấy, ông Tăng Chủ co tay đấm mạnh vào cổ con thú, lập tức hổ khạc lên mấy tiếng rồi trong miệng văng ra một cục xương lớn. Hôm sau, ông Tăng Chủ thấy xác một con heo rừng nằm bên tự viện, do hổ đem đến để đền ơn cứu chữa. Hiện nay, bên đình Thới Sơn vẫn còn một cái miễu nhỏ thờ “ông hổ” ấy.
(http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C4%83ng_Ch%E1%BB%A)
ÔNG TĂNG CHỦ (Giữa thế kỷ thứ 19)A. Thân Thế
Ông họ Bùi, tên thật là chi không ai biết được cho đến tấm bia trước mộ ông cũng chỉ biên là Tăng Chủ Bùi Thiền Sư mà thôi.
Có lẽ vì ông là người có công nghiệp rất lớn lao trong việc thừa mạng của Đức Phật Thầy Tây An để lập ra làng Xuân Sơn và đạo đức quá cao siêu cho nên người đời quen lệ kiêng cử mà tên ông bị quên mất!
Thấy ông có đủ tư cách một người thay mặt cho mình để truyền đạo, cùng coi sóc quanh vùng Hưng Thới và Xuân Sơn, Đức Phật Thầy đặt cho ông cái đạo hiệu là Bùi Thiền Tăng Chủ. Nhân thế người ta gọi ông là ông Tăng Chủ.
Ông không vợ không con nên chi ông xin ông Đình Tây là con người em về làm con nuôi từ khi ông Đình vừa khôn lớn.
ông Tăng hình vóc cao lớn, miệng rộng, tai dài, bàn tay buông xuống chí đầu gối, tay chân mọc lông rất nhiều, tiếng nói sang sảng mà tâm tính bao giờ cũng ôn lương thuần hậu. Có người đã ví dung mao lẫn tâm hồn ông không khác một nhân vật đời thượng cổ.
B. Ở Trại Ruộng Hưng Thới
Trong khi Đức Phật Thầy mới vào mở trại ruộng ở Hưng Thới, ông Tăng là người có công rất lớn trong việc chiêu nạp dân cư và phát phù trị bịnh. Cùng với ông Đình Tây và ông Phạm Văn Lăng là những người coi sóc công việc ruộng rẫy hồi ấy, ông Tăng còn có cái biệt tài ở chỗ thu phục được các mãnh thú, làm cho dân chúng được an ổn làm ăn, khỏi bị nạn khuấy phá.
Ông thường lui tới Phước Điền Tự (2) để trông nom mấy thửa ruộng của Đức Phật Thầy giao cho tín đồ ở làm. Ông rất siêng năng công việc, mặc dầu đã có nhiều thân chủ tình nguyện làm công quả và kính trọng ông là một bậc sư huynh, Ông vẫn không lấy đó làm cao, phàm việc gì từ nặng nhọc cho đến nhẹ nhàng, đều có tay ông nhún vào tất cả. Do đó mà có sự phật lòng giữa Ông và ông Phạm Văn Lăng (tục gọi là ông Cả Lăng.)
Theo lời của ông Trần Văn Khánh (gọi là ông Chủ Khánh) hiện giờ đag làm cố vấn cho Đạo ở làng Thới Sơn kể lại thì một hôm, ông Lăng thấy ông Tăng vác tre bèn kêu lên nửa đùa nửa thật mà bảo:
- Ông sức lực mạnh mẽ quá mà sao vác ít như thế? Thôi hãy vào đây nghỉ với tôi, để tôi cho sáp nỏ nó vác cũng xong!
Ông Tăng tuy ngoài miệng không nói năng chi chứ trong bụng có ý hơi buồn. Ông buồn dây vì lẽ thấy ông bạn ngồi không lại hayganh tị với những công tác đắc lực của mình, chứ không phải buồn vì tiếng nói. Cho nên từ ấy trở đi, ông xử sự rất dè dặt với ông Lăng.
C. Lập Đình Xuân Sơn
Năm 1859, nghĩa là sau ngày Đức Phật Thầy diệt độ ba năm, ông thấy dân chúng trong vùng Xuân Sơn đã được trù mật, lại nhân có sự bất đồng ý kiến với ông Lăng, ông bèn đến lập một ngôi Tam Bảo tại làng Xuân Sơn, rồi cùng với ông Bùi Văn Tây về ở (chùa này lúc đầu cất trước miểu sau chùa, rồi í lâu đổi hẵn là đình.)
Tuy về đây, ông Tăng vẫn tiếp tục phát phù trị bịnh, và thỉnh thoảng có tới lui nơi chùa Phước Điền và chùa Hưng Thơí để thăm lom công việc và nhắc nhở giáo lý của Đức Phật Thầy cho anh em trong đạo nghe.
Cũng tại đình này, một hôm ông Tăng đi thăm ruộng về, trời đã tối, khi đến gần cửa ông trông thấy một con hổ nằm lù lù bên vệ đường. Thấy ông, hổ đứng dậy hẳ miệng rồi cúi đầu tỏ vẻ đau đớn lắm. Ông Tăng hiểu ý bèn hỏi:
-Chắc ngươi mắc xương đó phải không? Sao không tới đây cho sớm đặng ta cứu cho mà để đến nổi ốm o quá đổi nhu thế này vậy!
Hổ cúi đầu và phụ xuống, tỏ ý là lời nói phải.
Ông Tăng bảo:
- Nếu thật mắc xương thì hãy ngay cổ ra, ta trị cho.
Hổ vâng theo lời dạy. Ông Tăng co tay đấm vào cổ con hổ một cái. Lập tức hổ khạc lên mấy tiếng rồi trong miệg văng ra một cục xương rất lớn.
Ông Tăng cười mà bảo:
- Thôi hết rồi, hãy đi đi, từ nay ăn uống nên cẩn thận hơn, đừng hồ đồ quá ta cứ không kịp thì nguy đa!
Hổ cúi đầu vâng lời rồi lui ra. Hôm sau, hổ bắt một con heo rừng đem đến dâng cho ông Tăng mà đền ơn cứu bịnh. (3)
Từ đó, đối với các mãnh thú trong vùng Thất Sơn, ông Tăng không phải là một người thường mà là một vị Thần linh, hay một ông chúa tể. Ông Tăng có thể truyền một lời ra, hầu hết hùm beo đều phải cứi đầu theo lịnh.
Ông độ đời và nhắc đạo được một thời gian khá lâu thì tịch tại đình Xuân Sơn vào ngày 27 tháng 10 năm Mùi, thọ được trên 80 tuổi. Hiện nay mộ ông vẫn còn ở cách đình khoảng 100 thước, có dựng bia và chép:
Đại Nam quốc, An Giang tỉnh, Tịng biên phủ, Qui Đức tổng, Thới sơn thôn.
Nguyên Tăng chủ Bùi Thiền Sư, hưởng thượng thọ.
Mùi niên, thập ngoạt, nhị thập thất nhật chi chung.
GS Nguyễn Văn Hầu.
CHÚ THÍCH:
(1) Ở dưới chân núi Két xưa kia có hai làng Xuân Sơn và Hưng Thới, sau sáp nhập lại gọi là Thới Sơn.
(2) Nơi này là chỗ trại ruộng mà xưa Đức Phật Thầy để ông Sấm, ông Sét (hai con trâu), về sau gài giao cho bà Hai Mun, nghĩa tử của Ngài đến ở.
(3) Theo lời của ông Năm Hạnh (rễ của ông Đình Tây) thì việx trị bịnh cho hổ lúc Đức Phật Thầy còn, song bằng vào lời ông Chủ Khánh và nhiều bậc phụ lão khác thì lúc đó Đức Phật Thầy đã tịch rồi và việc này xảy ra tại đình Xuân Sơn. Vậy xin chép theo thuyết của đa số.
http://www.nguyetsanlonghoa.net/bt1107NguyenVanHauTSMN.htm
Xin xem tiếp bài 7. dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét