Phàm kết Huyệt
, đất hình thành như phi cầm tẩu thú, hoặc là hình thể người vật , thì trong
Huyệt có vật tương ứng. Cho nên khi khai Huyệt thấy đất đá có hình thù quái dị
, đó là chuyện bình thường , không có gì đáng kinh sợ và nghi ngờ cả.
1/ Khi Long hình hết Huyệt :
Có đá như long châu tinh quang hồng
nhuận, hoặc lộ ra màu ngũ sắc rực rỡ , sáng lạn . Nếu không đất đá tất có ngũ sắc
thành những viên tròn , ném mạnh thì bể tan. Hoặc trong đất có đá mũi nhọn Phá
toái tựa hình Hỏa, gọi là “ Hỏa Diễm Thạch “ ( Đá hình ngọn lửa ). Cũng thuộc đất
Long hình thường có.
Được đất
Long hình ấy , Địa sư hoặc hiếu tử tất có trước điềm báo mộng. Như Hàn lâm Hà Tử
Trinh có Tổ táng tại Đạo châu . Địa sư lúc đầu muốn lấy đất cho gia đình mình,
thường nằm nơi cát địa , một hôm mộng thấy một lão nhân cầm trượng đi đến và bảo
rằng “ Đất này để cho hiếu tử táng mẹ, mày há chiếm hay sao?”.Vậy mưu cầu đại địa
phải biết rõ đạo lý này. “ Phước địa chỉ dành cho phước nhân “.
2/ Hổ hình kết Huyệt :
Có đá như trứng chim sẻ, màu sắc
như mã não lấp lánh , hoặc có đá hình tròn , đều đủ nghiệm chứng đúng Huyệt vậy.
Duy sách Địa mỗi nhà đều nói đất Long , Hổ , cùng Ngô công , mọi hình là Thần vật.
Nếu được chân hình , chân Huyệt mà hạ táng , chủ sẽ sát Địa sư ( Đất sát Sư ) ,
nên lập Huyệt , định Hướng ở trước chế đó, đề phòng mọi việc xảy ra ngoài ý muốn.
Theo khẩu truyền rằng “ Đa phần những Đại địa đều Sát Sư , chỉ có Thiên táng mới
thành “. Vì đất lớn có đại Thần hộ trì ( thủ Huyệt ), người ít phước khó mưu cầu.
3/Phụng hình kết Huyệt : Cũng có như hạt châu sắc đỏ, hoặc
đá tròn ngũ sắc , hoặc đất đá đều có sắc đỏ như gan gà, hoặc toàn như châu sa gạo
nát , màu hồng đỏ rất chân. Đá Vân mẫu , đá son , đều Phụng hình kết Huyệt , nếu
đá đó màu trắng , đen thì không phải.
4/Sư tử hình kết Huyệt : Có đá hình trái cầu , hoặc có đá
tròn ngũ sắc hoặc hồng đỏ. Hình Voi cũng có đá tròn , chỉ sắc trắng mà lớn ,
cũng có khi đá hình gan gà , cùng đá hoàn màu đen chẳng đều.
5/ Ngưu hình kết Huyệt : ( Trâu )- Thời đá như hình lưỡi hoặc
sắc màu tro , hoặc đất mang sắc đen . Nếu đất hồng vàng , hoặc mang màu chu sa
rực rỡ, tất chủ đại phú.
6/ Cẩu hình kết Huyệt : ( Chó )- Có đá đầu tròn hoặc hình
dài , hoặc hình như răng xương các loại , hoặc có hình như rễ cây kỳ hình quái
dạng.
7/ Ưng Diêu kết Huyệt : ( Hình chim ưng , chim cắt ) – Có
đá như gan gà , đất sắc vàng hoặc tía hồng , nhưng hạt nhỏ mang sắc sáng thanh
kiết rất chân.
8/ Xà Miết kết Huyệt : ( Rắn , ba ba ) – Có đá trắng nhỏ
mà dài , hoặc hình tròn như trứng , hoặc đất mang màu sắc phấn trắng . Xà hình
phân nhiều hình đá như con cóc , sắc vàng tía điểm hồng , hoặc có đá đỏ, hoặc
hình tròn mà sáng , cũng có những đá loang lổ , sắc tựa hạt cau đều là chân Huyệt
vậy.
9/ Trước Sa có : Kiếm , ấn , cờ trống , ngọc hốt ,
báo tiệp kì ấy là nam hình . Nam hình trong Huyệt có đá tròn sắc sáng , sắc trắng
tinh khiết , hoặc có đá thạch anh tía, như trứng gà lớn hoặc nhỏ.Đất này chẳng
luận văn hay võ , trong Huyệt chứa đá đều là hình tròn . Hoặc địa cục hình tăng
, thì trong Huyệt tất có đá như “ Xá lợi Tử “.
10/ Trước Sa có : Trang đài ( Bàn trang điểm
) , trâm cài , lược , kính ngọc , các loại ấy là Nữ hình . Nữ hình trong Huyệt
có thạch nhũ rực rỡ , ngoài trắng trong vàng , phàm khai Huyệt hơn 1 m , thấy
có các loại vật như vậy , thì chỉ định không nên đào thêm . Hoặc sâu hoặc cạn ,
tức an táng vào khoảng sâu đó . Huyệt sâu cạn đều nên ước lượng Khí Mạch dày mỏng
. Nếu Huyệt trường cao lớn , hoặc cục Nhũ , Đột thì táng nên đào sâu. Huyệt trường
thấp nhỏ hoặc Oa , Kiềm thì nên an táng nông.
Phàm khai
Huyệt nên bỏ lớp đất cây cỏ ở trên mặt đất , tới lớp thực Thổ . Khi đào lớp thực
Thổ này thấy có đất đá khác lạ , thì ứng đến chỗ nên dừng lại , không đào thêm
nữa, kẻo đào bỏ mất lớp đất có Linh Khí.
Trích từ QUYẾT ĐỊA TINH THƯ - Tuệ Minh.
Bài này rất lạ, có lẽ chỉ thấy trong sách vở xưa cũ
Trả lờiXóa