HÌNH THỂ VẬT ỨNG TRONG
HUYỆT.
Phàm kết Huyệt
, đất hình thành như phi cầm tẩu thú, hoặc là hình thể người vật , thì trong
Huyệt có vật tương ứng. Cho nên khi khai Huyệt thấy đất đá có hình thù quái dị
, đó là chuyện bình thường , không có gì đáng kinh sợ và nghi ngờ cả.
1/ Khi Long hình kết Huyệt : Có đá như long châu tinh quang hồng
nhuận, hoặc lộ ra màu ngũ sắc rực rỡ , sáng lạn . Nếu không đất đá tất có ngũ sắc
thành những viên tròn , ném mạnh thì bể tan. Hoặc trong đất có đá mũi nhọn Phá
toái tựa hình Hỏa, gọi là “ Hỏa Diễm Thạch “ ( Đá hình ngọn lửa ). Cũng thuộc đất
Long hình thường có.
Được đất
Long hình ấy , Địa sư hoặc hiếu tử tất có trước điềm báo mộng. Như Hàn lâm Hà Tử
Trinh có Tổ táng tại Đạo châu . Địa sư lúc đầu muốn lấy đất cho gia đình mình,
thường nằm nơi cát địa , một hôm mộng thấy một lão nhân cầm trượng đi đến và bảo
rằng “ Đất này để cho hiếu tử táng mẹ, mày há chiếm hay sao?”.Vậy mưu cầu đại địa
phải biết rõ đạo lý này. “ Phước địa chỉ dành cho phước nhân “.
2/ Hổ hình kết Huyệt : Có đá như trứng chim sẻ, màu sắc
như mã não lấp lánh , hoặc có đá hình tròn , đều đủ nghiệm chứng đúng Huyệt vậy.
Duy sách Địa mỗi nhà đều nói đất Long , Hổ , cùng Ngô công , mọi hình là Thần vật.
Nếu được chân hình , chân Huyệtmà hạ táng , chủ sẽ sát Địa sư ( Đất sát Sư ) ,
nên lập Huyệt , định Hướng ở trước chế đó, đề phòng mọi việc xảy ra ngoài ý muốn.
Theo khẩu truyền rằng “ Đa phần những Đại địa đều Sát Sư , chỉ có Thiên táng mới
thành “. Vì đất lớn có đại Thần hộ trì ( thủ Huyệt ), người ít phước khó mưu cầu.
3/Phụng hình kết Huyệt : Cũng có như hạt châu sắc đỏ, hoặc
đá tròn ngũ sắc , hoặc đất đá đều có sắc đỏ như gan gà, hoặc toàn như châu sa gạo
nát , màu hồng đỏ rất chân. Đá Vân mẫu , đá son , đều Phụng hình kết Huyệt , nếu
đá đó màu trắng , đen thì không phải.
4/Sư tử hình kết Huyệt : Có đá hình trái cầu , hoặc có đá
tròn ngũ sắc hoặc hồng đỏ. Hình Voi cũng có đá tròn , chỉ sắc trắng mà lớn ,
cũng có khi đá hình gan gà , cùng đá hoàn màu đen chẳng đều.
5/ Ngưu hình kết Huyệt : ( Trâu )- Thời đá như hình lưỡi hoặc
sắc màu tro , hoặc đất mang sắc đen . Nếu đất hồng vàng , hoặc mang màu chu sa
rực rỡ, tất chủ đại phú.
6/ Cẩu hình kết Huyệt : ( Chó )- Có đá đầu tròn hoặc hình
dài , hoặc hình như răng xương các loại , hoặc có hình như rễ cây kỳ hình quái
dạng.
7/ Ưng Diêu kết Huyệt : ( Hình chim ưng , chim cắt ) – Có
đá như gan gà , đất sắc vàng hoặc tía hồng , nhưng hạt nhỏ mang sắc sáng thanh
kiết rất chân.
8/ Xà Miết kết Huyệt : ( Rắn , ba ba ) – Có đá trắng nhỏ
mà dài , hoặc hình tròn như trứng , hoặc đất mang màu sắc phấn trắng . Xà hình
phân nhiều hình đá như con cóc , sắc vàng tía điểm hồng , hoặc có đá đỏ, hoặc
hình tròn mà sáng , cũng có những đá loang lổ , sắc tựa hạt cau đều là chân Huyệt
vậy.
9/ Trước Sa có : Kiếm , ấn , cờ trống , ngọc hốt ,
báo tiệp kì ấy là nam hình . Nam hình trong Huyệt có đá tròn sắc sáng , sắc trắng
tinh khiết , hoặc có đá thạch anh tía, như trứng gà lớn hoặc nhỏ.Đất này chẳng
luận văn hay võ , trong Huyệt chứa đá đều là hình tròn . Hoặc địa cục hình tăng
, thì trong Huyệt tất có đá như “ Xá lợi Tử “.
10/ Trước Sa có : Trang đài ( Bàn trang điểm
) , trâm cài , lược , kính ngọc , các loại ấy là Nữ hình . Nữ hình trong Huyệt
có thạch nhũ rực rỡ , ngoài trắng trong vàng , phàm khai Huyệt hơn 1 m , thấy
có các loại vật như vậy , thì chỉ định không nên đào thêm . Hoặc sâu hoặc cạn ,
tức an táng vào khoảng sâu đó . Huyệt sâu cạn đều nên ước lượng Khí Mạch dày mỏng
. Nếu Huyệt trường cao lớn , hoặc cục Nhũ , Đột thì táng nên đào sâu. Huyệt trường
thấp nhỏ hoặc Oa , Kiềm thì nên an táng nông.
Phàm khai
Huyệt nên bỏ lớp đất cây cỏ ở trên mặt đất , tới lớp thực Thổ . Khi đào lớp thực
Thổ này thấy có đất đá khác lạ , thì ứng đến chỗ nên dừng lại , không đào thêm
nữa, kẻo đào bỏ mất lớp đất có Linh Khí.
CẮT XÉN VÀ BỒI BỔ.
Phàm Long kết
Huyệt có cái chẳng được hoàn hảo, tất nên dùng nhân công bồi bổ thêm cái thiếu
, cắt xén bớt cái thừa .
1/ Như Dương
lai Âm thụ, Dương lai ấy khai thành Oa lớn , lõm lớn ( Dương ) ; Trong Oa Quật
( lõm , lỗ hổng ) cần có Nhũ đột, bởi vì Nhũ đột là Âm vậy. Nếu không có Nhũ đột
túc khai Huyệt mà táng , ấy là Âm Dương chẳng phối hợp, nói là “ Cô Dương bất
sinh “.
Chỉ nhân
Long , Sa , Thủy pháp đều được tú mĩ mà chẳng muốn bỏ đất này , thì nên trên mặt
đất đào bỏ lớp đất phân hóa , chọn chỗ lập Huyệt , sau đó đắp đất ngoài vào cao
lên mà tạo táng ( Tạo thành Nhũ đột ) , Khí theo dưới đất mà đi lên . Nếu có tiểu
bào , đột nhỏ , thì khai sâu cho tương hợp , đặt quan tài đắp đất mà táng. Hoặc
Oa Đột quá no đầy , thì cũng nên bỏ bớt mà lập Huyệt.
2/ Như Âm
lai tất Dương thọ. Nếu Âm lai chưa khai Oa Kiềm ( Dương ) ấy là thuần Âm, nói
là “ Cô Âm bất dục “. Nếu Sa nhiễu Thủy bao , thì nên khai Oa hoặc Kiềm nhỏ,
hình thành hiển nhiên là Dương kết , để được Âm Dương giao hợp mà sinh vậy.
Trời đất cấu
thành chân Huyệt , phần nhiều là chỗ chung Linh tú, luôn có sự che lấp , giữ
gìn. Hoặc nhân 4 mùa mây mù che phủ đại thế , kiến cho người ta chẳng trông thấy
được. Hoặc nhân đầy núi là đất , một nơi có đá lại sinh Huyệt. Hoặc dãy núi
toàn đá , mà cũng có chỗ chung Linh dục Tú , lưu giữ một mảnh đất nhỏ vừa lọt
quan tài . Hoặc có đột đầy , hoặc chỗ lõm thiếu , khiến cho người ta kinh sợ ,
e ngại , chẳng lưu tâm đến . Tất cả do Trời Đất tự nhiên bưng bít, che lấp nơi
Bảo địa.
Cho nên đòi
hỏi Địa sư phải có tuệ nhãn trác tuyệt mới hay biết mà thôi. Hoặc những người đầy
đủ Phúc đức mới gặp cơ duyên.
Tuy thế những
người tinh tường Long , Huyệt , Sa , Thủy cát hung , rõ được chân lý Âm Dương ;
Tuy có kết thành “ Kỳ Long Quái Huyệt “, hoặc Trời đất che dấu tự nhiên , cũng
chẳng qua khỏi tầm nhìn của Minh sư.
Lại như Sa đến
nước trong đa phần hợp cách , chỉ chỗ kết Huyệt bên tả nghiêng , thấy chỗ Thủy
lai chẳng cát , thì nên bên Tả dùng đất đắp bồi thêm vào cho tương xứng . Nếu
bên Hữu phía trước thấy phương hợp cát Thủy , cũng nên đào đất bỏ đi vài thước
, khiến cho chỗ hẹp được mở rộng . Chỗ lập Huyệt dùng La kinh hiệu đính , thấy
phương cát là tốt . Được như vậy nhà nhà đinh tài đều vượng.
Đơn cử thêm
một hướng Long nghịch Thủy kết Huyệt . Phàm Lai Long từ tả lại , sau đó hồi
chuyển nghịch kết , Thủy tất từ phương trước mà đến , hướng về phương tả mà lưu
khứ. Nghịch triều tất cần có Sa thấp ngăn ngang , lai Thủy tuy bình thản chảy
đi . Tuy chậm chạp không có Sa ngăn , thì trước Huyệt phải có Chiên Thần , nhân
nhục ( Chăn đệm ), đó là dư Khí của mạch Huyệt duỗi dài ra , bồi rộng ra vài
trượng , khiến cho Thủy xuất cao trước Huyệt lấy đó bổ cứu . Hồi Long nghịch kết
hạ Sa tất ngắn.
Tục rằng : “
Hồi Long nghịch Thế có trương triều , chẳng sợ gió 8 phương diêu động. Ấy là
nói Long có lực lớn vậy . Chỉ hạ Sa tuy ngắn , cần thiết không được thấp , khuyết
, nếu thấp huyết Huyệt bị gió thổi vào làm tán Khí , Thủy cũng bị bay xiên vậy.Cho
nên những chỗ thấp khuyết , dùng nhân công bồi cao duỗi dài ra , cao thấp cho hợp
pháp độ, thì thấy cả Sa và Thủy , phương vị được tốt đẹp mà định vậy.
Tóm lại :
Huyệt cũng cần cắt xén hay bồi đắp , chỉ không nên đào đắp thái quá , sợ tổn
thương Long mạch thì phước chưa đến mà họa đã đến vậy.
VÍ DỤ : Tần
Chánh năm Quý Dậu , nhân lúc làm khách xứ người có thân mẫu họ Thái là Thái phu
nhân , con cháu đều bị bệnh khạc ra huyết mà chết . Đã lâu trong đám anh em có
ý muốn xem mộ Tổ. Mộ lập Nhâm Sơn – Bính Hướng , trước Huyệt có hồ nước vào chữ
Ngọ sâu rộng. Biết là ngành lớn bị hại , chứng thổ huyết rất nặng ( vì Ly Cấn
phạm Liêm Trinh ) , bèn cho tại phương Ngọ đắp gò đất vài thước , lấy những cây
lớn che trấn yểm , khiến cho Thủy phương Ngọ chẳng thể xạ Huyệt . Từ đó về sau
bệnh thổ huyết hết dần. Đó là pháp bồi bổ , che yểm , phàm che chặn chỗ hung
thì hung được hóa giải . Che chặn chỗ cát thì chỗ cát cũng chậm chạp , chừng
vài chục năm sau , thử nhiều lần đều ứng nghiệm.
NƯỚC , KIẾN VÀO MỘ.
Đời thượng cổ
Thánh hiền chẳng nỡ để hài cốt cha mẹ phơi ra nơi đồng dã, chim chóc va thú vật
ăn và tàn hại bèn giấu thi hài vào dưới đất . Sau thấy trong đất cũng có kiến ,
có nước , mối xâm hại . Hoàng đế ra lệnh Đại Nạo làm quan tài bằng sành mà
táng.
Quan sành về
lâu nước cũng thấm ngâm đầy , kiến mối cũng chui vào . Sau Tiền hiền chọn lấy
chỗ đất tránh gió, không kiến mối , nơi tụ Khí , không nước , từ đó dần dần
thành thuật Phong thủy vậy.
Xưa rằng : “
Hiếu ân chẳng thiếu “. Á Đông vài nghìn năm trước coi trọng luân lý đạo đức .
Cho nên người xưa rất coi trọng việc coi trong Huyệt có hay không kiến , nước ,
có bị nghiêng quan đảo quách hay không ?Việc này thuật Kham Dư ( Phong thủy )
lúc đầu đã nhận định minh bạch . Lấy những bài học thông dụng tiền hiền thủa
trước , cùng với kinh nghiệm vài mươi năm trở lại đây , lược thuật như sau để mọi
người cùng tham khảo.
·
Chỗ
kiến sinh tất ở một mặt chịu gió thổi , hoặc có ở chỗ hồi phong. Cho nên Thanh
Long khuyết hãm , chẳng thể hộ vệ được Huyệt, thời có Ao phong từ tả thổi lại ,
gió làm Bạch Hổ Sa ngăn cản lại nên hồi phong đến Huyệt, khiến cho kiến sinh
nhiều ở bên hữu vậy.
·
Bạch
Hổ khuyết hãm thì chẳng thể hộ Huyệt , gió theo chỗ khuyết hãm thổi lại , bên tả
Thanh Long thu nhặt , nên kiến sinh bên tả của Huyệt . Mà Càn , Tuất , Dần Giáp
, Tốn Tị các gió phương này rất kị.
·
Phàm
không có lai Long , lại chưa kết Huyệt , mà Sơn lớn Thủy nhỏ tất sinh ra mối .
Trái lại Sơn nhỏ Thủy lớn mà không có Long Huyệt tất có suối nước . Hoặc 4 bên
Sa cao mà hình thành Oa trống , trong không có Nhũ Đột , Huyệt tại bình dương
bình cương , khai Huyệt hơn 1 thước đã thấy nước , táng xuống nước tất đầy quan
tài . Hoặc Âm mạch thô cứng mà lại , chưa có khai dương , khai diện , ấy là Âm
Dương chưa phân , đa phần sinh nhiều mối.
Cho nên lai
Long thuy chân , mà táng không đúng đích Huyệt , thì chẳng tránh khỏi mối kiến
hay nước vào quan tài ăn thây.
·
Chung
quanh mộ phần sinh cây cỏ lớn dài , mà trên nấm mộ độc không có cây cỏ tức là mối
đã đầy quan . Trên nấm mộ có rêu xanh mà bốn bên mộ không có rêu thì đó là quan
tài đầy nước.
Phàm Huyệt trường Âm Dương tuy phân mà táng Huyệt quá cao ,
các Sa không hộ được Huyệt sinh mối . Táng Huyệt quá thấp thì Khí không tụ .
Khí bị tiết lậu làm chỗ chứa góp ẩm tất có nước trong quan.
Lại như trên nấm mộ có cỏ trắng , hoặc lá cây có sắc trắng ,
đều là điềm báo trong Huyệt có nước. Phàm đào Huyệt an táng , thấy kiến hai loại
đen trắng đều không nên táng , vì địa mạch đã bị kiến phát tiết rồi. Nếu khai
Kim tĩnh , thấy trong đó có lỗ hang , trong lỗ hang đó có gió , ấy là Phong
Nhãn vậy , vạn nhất không nên táng . Nếu do rễ cây mục nát mà thành lỗ , hoặc
là khí hang động , nếu đem đèn vào đèn không tắt thì có thể táng được.
·
Từ
hai vai Long Hổ thẳng dài mà đi ra phía trước , không có án sơn ngăn ngang ,
gió đến trước mặt , tả hữu không có chỗ tiêu nạp , thì hài cốt bị gió thổi vào
đầu .
·
Những
Huyệt Hoành Long ( quay ngang ), phía sau thấp như miếng ngói ngửa , không có
Quỷ sơn , Lạc sơn hộ Huyệt , gió thổi đằng sau lại , hài cốt bị gió thổi vào
chân.
·
Không
Thanh Long , thủy hướng tả phương chảy ra , thì bên tả bị Ao phong thổi lại ,
làm hài cốt bị nghiêng về bên hữu.
·
Không
Bạch Hổ , thủy hướng bên hữu lưu xuất, thì bên hữu bị Ao phong thổi lại , hài cốt
bị nghiêng về bên tả.
TÓM LẠI : Ao phong xạ Huyệt tất có nghiêng quan lật quách ,
việc này rất nghiệm . Tả hữu không che ôm tất chủ sinh mối đầy quan . Cho nên “
Táng thừa sinh khí “ hợp xem gió và nước đến . Không có Sa che chở thì gió thổi
vào , gió làm cho Khí tán , sinh Khí tán thì Huyệt cô hàn , làm cho con cháu khốn
cùng.
Nếu thủy đến thì gió đi , gió đi thì tụ Khí . Sinh Khí tụ thì
Huyệt ấm tất làm đinh tài đều vượng.
Bởi vì Thủy theo Sơn chuyển , Thủy mà triển bão , đều nhân địa
thế sơn sa khiến nên vậy . lại có Địa Sư nói : “ Cao Sơn bất luận Thủy , Bình địa
chẳng sợ Phong “. Thuyết này có khi lầm .
Cao sơn kết Huyệt tất có Long Hổ Sa tầng tầng hoàn bão , trước
có Án sơn ngăn che, trong thì hình thành Minh đường . Minh đường là chỗ các
dòng chảy hội tụ lại há không phải Thủy để nuôi dưỡng Huyệt sao ?Ở đất bình
dương , chung quanh địa thế đều thấp , trong khởi một Đột , lại há hay tránh
gió , hay có hố dài , khe nhỏ , tức gió thổi vào Huyệt , cũng rất cấm kị vậy.
( Quyết địa tinh thư - VÕ VĂN BA ).
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét