10 ĐIỀU CẤM KỊ CỦA
PHONG THỦY SƯ.
10 ĐIỀU CẤM KỊ CỦA
PHONG THỦY SƯ.
Ngày xưa những Địa Sư nổi tiếng đều
là hiền nhân, tài cao đức trọng , mang hàm ý “ Thế Thiên hành Đạo “. Vì Địa Lý
Phong thủy là điều bí mật của Trời Đất, phước địa chỉ dành cho phước nhân , ai
thiếu phước thì khó mưu cầu; cho dẫu người quyền cao , chức lớn , hay kẻ vàng
ngọc đầy nhà.
Bởi vậy người xưa đặt ra 10 điều cấm
kị cho đệ tử và làm khuôn phép để nhắc nhở các Địa sư Phong thủy sau này , theo
đó sẽ không bị lầm lẫn , sai trái .
Nên người làm Phong thủy phải luôn nhớ
nằm lòng 10 điều này , thời nào nó cũng là khuôn vàng thước ngọc, theo đó để
tránh họa cho mình và bớt học cho người khác .
10 ĐIỀU CẤM KỊ.
1/Không làm đất cho những gia đình có
con cái ngỗ ngược bất hiếu , bất trung.
( Vì nhà này
thiếu phước , gia đạo không kỷ cương , nhân quả hiện thời không tốt , khó cầu
mong phú quý ngày mai ).
2/Không làm cho những nhà cậy quyền
thế làm chuyện bất chính, cũng không để lợi danh , sắc đẹp mua chuộc .
( Vì người
này đã hưởng hết phước , thì không thể táng vào nơi phước địa. Đó là lý nhân quả
tự nhiên , không thể cưỡng cầu mà làm sai Thiên lý ).
3/Không làm đất cho những nhà dùng
quyền lực hay tiền bạc , chiếm đoạt đất của người , như vậy không đúng Thiên lý
, thì Địa lý không ứng .
( Xưa rằng :
Có phước mới có lộc , có lộc phải làm phước , hết phước lộc không còn . Nên các
nhà quan quyền , nhà phú quý là đang được hưởng phước lộc . Khi hết phước khó
mong cầu gì thêm được , vậy chớ làm cho những người giầu có mà không có tâm
lương thiện ).
4/Không làm đất cho những người “
Thân vi bất thiện “. Là làm cho những người làm những nghề nghiệp phi pháp hay
không lành.
( Ví như làm
cho những người đồ tể hay trộm cướp, cho vay nặng lãi , buôn bán cân non giạ
thiếu , các nghề nghiệp sát sinh , cờ bạc , các nghề sống lươn lẹo , trái trở
…).
5/ Không làm cho những người có tâm địa
bất trắc , có nghĩa là không đo lường được , nay thế này , mai thế khác , nói
chung là kẻ gian ác , thiếu đức tín.
( Bởi vì tâm
địa dĩ hoại , âm địa hà khả đáo lai . là kẻ tâm địa xấu xa , bại hoại lẽ nào được
âm địa tốt ).
6/ Không làm cho những người xuất
thân là hạ tiện , người có tâm địa hẹp hòi , bất chính , gian ác.
( Xuất thân
là hạ tiện như đĩa điếm , con hầu …vì những người này kém phước . Tâm địa bất
chính là tuy giầu sang hay có chức quyền nhưng làm những việc bỉ ổi mà xã hội
chê trách , vào luồn ra cúi , ban nước buôn dân . Tuy họ đưa nhiều tiền , mà đồng
tiền bất chính , thì phải gánh nghiệp cho người đó . Đạo pháp gọi là “ Tịnh tài
tịnh vật “ thì chớ nên lấy.)
7/ Không nên động đến cựu phần cổ mộ
của người khác .
( Mộ người
như mộ mình , làm như vậy sẽ bị âm trách , thì họa đến trong 1 sớm 1 chiều ).
8/ Không làm đất ở những nơi có nguồn
gốc đất đai không rõ ràng , cũng không làm theo ý của người khác .
( Tức là đất
đang tranh chấp, đất chuẩn bị làm quy hoạch cho những việc công cộng , táng xuống
sẽ không an. ).
9/ Không làm cho những người không có
đức tin theo Thày, tức là không tôn Sư trọng Đạo.
( Không tôn
Sư trọng Đạo , đối xử thiếu tôn kính với Địa Sư , nay theo Thày này , mai theo
Thày khác hoặc tâm lý đa đoan , tráo trở ).
10/ Không viết sách truyền đời , khi
bản thân chưa học đến nơi đến chốn , nói chung tu học chưa đắc Pháp thì chớ viết
hay truyền cho người khác.
( Vì đúng
sai chưa rõ , hư thực chưa phân , nếu viết sai , truyền sai , sẽ gây họa lớn
cho thế nhân )
NĂM LỜI KHUYÊN.
1/ Phàm học
Địa lý trước tiên quý việc đọc sách , chẳng đọc sách thời không thể hiểu tận
cùng sự lý. Nếu lý lẽ chưa hiểu tường tận , thì tri thức chẳng có bao nhiêu .
Cho nên lấy sự đọc sách làm lời khuyên thứ nhất .
2/Học Địa lý
tất nhiên quý ở việc đọc sách , vậy mà các sách Địa lý tuy nhiều mà chân thư
thì ít . Các sách của các vị chân Sư như Quách Cảnh Thuần , Dương Quân Tùng ,
Tăng Văn Địch , Liêu Vũ , thì một nửa là do người đời ngụy tạo nên . Trừ những
Táng Kinh , Nghi Long Kinh , Hám Long Kinh , Địa lý biện chính trực giải ,
Thiên nguyên ngũ ca, Tứ thư… thì phần nhiều là giả thư. Kẻ có chí cầu học đạo Địa
lý nên tìm đọc những chân thư , đó là lời khuyên thứ 2 .
( Ở Việt Nam
nên cầu học các sách của cụ Tả Ao , Hòa Chính là trên hết ).
3/ Học Địa
lý quý là được Minh Sư truyền thụ. Sách rằng : “ Ngày xưa học tất phải có Thày
, bậc Thày ấy sở dĩ truyền Đạo thụ nghiệp , hóa giải những cái nghi hoặc “. Chẳng
được như vậy thì như bắt gió nắm ảnh , sẽ hoang mang phạm sai lầm . Cho nên được
Minh Sư truyền thụ chỉ giáo là lời khuyên thứ 3.
4/ Học Địa
lý quý là được Minh Sư , và rất quý nữa là có bạn lành ( Thiện tri thức ). Người
xưa rằng : “ Học Thày không tày học bạn “ . Học một mình không bạn , thì cô đơn
, thủ lậu , hẹp hòi . Thước tấc có ngắn có dài , mỗi người có một sở trường
riêng , cùng nhau học hỏi những điều khó , điều hay ở bạn , thì Đạo lớn sẽ sáng
tỏ . Cho nên được bạn lành học hỏi lẫn nhau là lời khuyên thứ 4.
5/ Học Địa
lý quý là ở bền tâm chuyên cần , một phần siêng năng mà 10 phần giãi đãi thì
cái được không bằng cái mất . Ngày tháng như nước trôi qua không trở lại . “ Vạn
sự khởi đầu nan “ , lúc đầu không thành công , theo đó buồn rầu , thất vọng , về
sau tuy có hối hận cũng không tìm lại được , than tiếc ngày tháng đã qua đi .
Như biết dụng sức lâu dài , chuyên tâm , cần mẫn học hành sẽ có một ngày quán
thông. Cho nên lấy sự tự lực , chuyên cần làm lời khuyên thứ 5.
Quyết địa tinh thư - VÕ VĂN BA.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét