NHÂN VẬT VÀ ĐIỂN TỊCH PHONG
THỦY.
Dương Quân Tùng.
CÁC NHÀ PHONG THỦY TRUNG QUỐC.
Sủ
Lý Tử: (300
trước CN). Sư Lý Tật (chữ Hán: 摢裏疾, ?-300 TCN), tên thật là
Doanh Tật (嬴疾), gọi theo thụy là Nghiêm
quân (嚴君), là đại thần nước Tần thời Chiến Quốc trong
lịch sử Trung Quốc. Ông có công lớn trong việc đưa mở rộng lãnh thổ, khuếch
trương thế lực làm cho nước Tần trở thành nước lớn nhất trong số Thất hùng, mở
đường cho việc thống nhất Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng sau này.Tên là Tật, em
trai của Tân Huệ Vương, từng nhiều lần đem quân Tần đi chinh phạt các nước
Triệu Ngụy, Sở; được phong tước Nghiêm Quân. Khi Tần Vũ Vương lên ngôi ông làm
Tả thừa tướng.
Là
một người túc trí đa mưu, biệt hiệu “Trí Nang" (túi khôn). Sắp chết đa
chọn trước cho mình mộ huyệt ở phía nam Vị Thuỷ và nói : “Trăm năm sau, sẽ có
cung tiến từ bên mộ của ta”. Đến đời Hán hưng thịnh, ngươi ta đã xây dựng cung
Trường Lạc ở phía đông ngôi mộ và cung Vị Ương ở phía tây ngôi mộ, kho vũ khí
thì ở ngay chỗ ngôi mộ. Việc này không đáng tin lắm, nhưng các nhà phong thủy
dựa vào đó coi Sù Lí Tử là nhà địa lý nổi danh đầu tiên.
Thanh
Ô tiên sinh : Tức
Thanh Ô Tử, người đời Hán. Tả Từ (?-?, chữ Hán: 左慈,
bính âm: Zuǒ Cí) là một nhân vật huyền thoại sống vào cuối thời Nhà Hán và kỷ
nguyên Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Mặc dù ông được biết lưu trú tại Lư
Giang, nhưng năm sinh năm mất không rõ. Người ta tin rằng ông đã sống trước khi
Nhà Hán sụp đổ và khẳng định rằng ông thọ đến 300 tuổi.
Tả
Từ học phép thuật đạo Lão để được trường sinh bất tử, từ vị đạo sĩ tên Phong
Hành (封衡), và sau đó truyền lại đạo thuật cho Cát
Huyền (葛玄).
Tả
Từ là một đạo sĩ Lão giáo, tự là Nguyên Phóng (元放),
đạo hiệu là Ô Giác Tiên sinh (烏角先生), người quận Lư Giang, nay
là Tiềm Sơn, tỉnh An Huy.
Tả
Từ tu trên đỉnh núi Thiên Trụ, luyện tập nội đan thuật và nuôi dưỡng tinh khí
bằng khí công và tập luyện Phòng trung thuật, một phương pháp luyện khí công
tình dục của Đạo giáo. Nhiều người nói rằng ông có thể sống trong nhiều thời kỳ
mà không cần ăn. Tả Từ cũng học Tứ thư Ngũ kinh và Chiêm tinh học.
Có thuyết nói ông là người thời Hoàng đế.
Tương truyền tinh thông Thuật Phong thủy. Hiện có Thanh Ô tiên sinh táng kinh,
1 quyển, nghi là do người thời Tấn - Đường mạo danh viết ra. Lại có Cựu đường
thư Kinh tịch chí chép Thanh Ô Tử, 3 quyển, đã thất lạc.
Quản Lộ : ( năm 207 - 256 ), tự Công Minh, người nước
Ngụy, ở Bình Nguyên (nay là tây nam huyện Bình Nguyên, tỉnh Sơn đông). Nổi
tiếng thần đồng. Từng được thái thú Thanh Hà tên là Hoa khen có tài văn chương,
lại được thứ sử Ký châu cho giữ chức Văn học tòng sự, sau đỗ tú tài, làm quan
đến chức Thiếu phủ thừa. Quản Lộ tinh thông Chu Dịch, bói toán, Phong thủy,
đoán gì đúng nấy. Từng qua chỗ mộ Vô Khưu Kiệm, tựa gốc cây buồn bã nói
"Cây cối rậm rạp như rừng, nhưng vô hình chẳng thể sống lâu; bia mộ tuy
đẹp, nhưng không có mặt sau để giữ. Huyền vũ rụt đầu, Thương long không chân,
Bạch hổ ngậm xác, Chu tước than khóc, 4 cái nguy đều có cả, đó là cái họa giết
cả họ" (Tam quốc chí, quyển 29. Đây là thuyết Tứ linh của Thuật Phong thủy
được thể hiện lần đầu bằng văn tự.
Hiện
còn sách Quán thị địa lý chí mông, 1 quyển, thực ra là của người đời sau mạo
danh. Xem thêm mục Quán thị đều lý chi mông).
Quách
Phác : (
năm 276 - 324), tự Cảnh Thuần, người cuối thời Tây Tấn, huyện Văn Hỷ, Hà Đông
(nay là huyện Văn Hỷ, tỉnh Sơn Tây), tránh loạn đến Giang Đông, lúc đầu được
Thái thú thành Tuyên cho làm Tham quân, sau làm Trước tác tá lang, rồi mượn cớ
mẹ mất mà từ chức. Sau lại được Vương Đôn ban chức Ký thết tham quân, nhưng vì
không theo Đôn mưu phản nên bị Đôn giết. Quách Phác thuở nhỏ yêu thích kinh
thuật thơ phú nổi danh một thời, sau theo Quách Công học Dịch lý, địa lý, thiên
văn, bói toán , được Quách Công tặng Thanh nang thư. Từng chọn đất mai táng cho
mẹ ở bãi sông, người ta báo sao lại chôn dưới nước, ông nói rồi nơi đây sẽ
thành đất khô. Quả nhiên về sau nơi đó được cát bồi thành nương dâu. Lại từng
chọn mộ cho người khác. Tấn Minh đế từng tới xem, hỏi chủ nhân vì sao chôn ở
đất “Long giác", dễ thành tai họa cả họ bị giết. Chủ nhân đáp rằng Quách
Phác bảo táng ở tai rồng thì sẽ được nhà vua hỏi tới. Huyền thoại này e của
người đời Đường, khó tin. Hiện có sách Táng thư còn gọi là Táng kinh. 1 quyển,
đề của Quách Phác, có lẽ do người đời Đường mạo danh viết nên.
Tiêu
Cát : Tự
Văn Hưu, người Lan Lăng (nay là tây bắc thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô),
cháu của Lương Vũ Đế. Nhà Lương diệt vong, ông vào Bắc Ngụy làm Nghi đồng. Sau
khi nhà Tùy thống nhất, ông làm quan đến chức Thượng nghi đồng, Thái thường;
Tùy Dạng Đế lên ngôi, phong ông chức Phủ thiếu khanh. Chết khi đang làm quan.
Tiêu Cát là người uyên bác, tinh thông âm dương, thuật đoán mệnh , Thuật Phong
thủy. Nhân Thái tử ở Đông cung hay thấy ma quỉ, ông đã lập đàn thần trấn yểm.
Lại chọn mộ cho Văn Đế hoàng hậu. Trước tác về phong thủy có Trạch kinh, ý
quyển, Táng kinh 6 quyển ; nay đều thất truyền. Song trong trước tác của các
nhà phong thuỷ đời sau thường dẫn lời của Tiêu Cát.
Thư
Xước :
Người Đông Dương (nay thuộc tỉnh Chiết Giang), đời nhà Tùy. Giỏi thuật số địa
lý. Tể tướng Dương Cung Nhân muốn dời mộ tổ, bèn mời năm sáu ông thày nổi tiếng
trong nước tới, lấy đất ở 4 góc ngôi mộ, mỗi góc 1 đấu, vẽ địa hình ngôi mộ rồi
bỏ vào phong bì dán kín lại, đoạn đưa đất ra cho các thày phán. Duy chỉ có Thư
Xước nói rằng đất ấy có phúc và miêu tả hình thế giống hệt như thực địa. Thiên
hạ nhân đó tôn ông là thánh phong thủy. Đây là một ví dụ điển hình về phép nhìn
đạt biết phong thủy thời cổ .
Lã
Tài : (
665 ), ngươi đời Đường, ở Thanh Bình, Bác Châu ( nay là huyện Liêu, tỉnh Sơn
Đông). Giỏi âm dương, thiên văn, phương thuật, địa lý, âm luật học. Thời Trinh
Quán vào cung Huyền Văn, làm Lụy thiên thái thường bác sĩ, Thái thường thừa.
Từng được triều vào triều san định sách âm dương để ban hành cho thiên hạ. Còn
làm “Phương vực đồ”. Các trước tác phần lớn nay đã thất truyền. Hiện còn Tự
trạch kinh , Tự táng thư, Tự trạch kinh chuyện bàn về cách phối ngũ tính với
ngũ hành để xác định cát hung của nhà ở và huyệt mộ. Táng táng thư thì nói đại
ý rằng Táng thư có đến 120 nhà, với đủ thứ thuyết cát hung, cấm kỵ. Song thời
thượng cổ chôn cất có ai chọn lựa gì năm tháng ngày giờ chẳng ai tin chuyện
lành dữ, cũng không phân biệt họ tên, tước vị, quan chức. Như vậy táng thư chỉ
làm bại hoại phong tục, làm những chuyện vô bổ. Lã Tây là người đầu tiên thời
cổ đi sâu vào Thuật Phong thủy mà phê phán các yếu tố mê tín.
Lý
Thuần Phong : (
năm 602 - 670), người đời Đường ở đất Ung, Kỳ châu ( nay là phía nam huyện
Phụng Tường tỉnh Thiểm tây).
Lý Thuần Phong (Trung văn giản thể: 李淳风; Chữ Hán phồn thể: 李淳風 - sinh năm 602 mất năm 670)
là người đời Đường. Ông là người học rộng tài cao tinh thông thiên văn, địa lý
và có tài lập luận phá án. Ông là một Gia Cát Lượng thứ 2, là nhà thiên văn học, nhà chính trị cũng như nhà
số học.
Đầu thời Trinh Quăn, từ chức Tướng sĩ lang vào
thẳng Thái sử cục, chế ra máy Hỗn thiên nghi, dần dần được thăng đến chức Thái
sử lệnh. Trước tác phong thuỷ có Trạch kinh, Âm dương chính yếu, nay không rõ
bao nhiêu quyển, ngờ rằng do người đời sau mượn tên soạn nên.
Khâu
Diên Hàn :
Tự Dực Chỉ, người đời Đường, ở đất Văn Hỷ ( nay là huyện Văn Hỷ, tỉnh Sơn Tây
). Thuở nhỏ nổi tiếng về văn thơ. Truyền thuyết kể rằng Khâu từng du ngoạn Thái
Sơn, gặp thần trong hang đá. nhận “Hải giác kinh", nhờ đó thông hiếu âm
dương, phong thủy.
Khoảng
năm Khai Nguyên ( 7 1 8 - 714 ) có chọn mộ cho viên tri huyện, có khí thiên tử
bốc lên trên mộ. Triều đình kỵ điều đó, sai phá bỏ mộ, đồng thời hạ chiếu bắt
giữ Khâu Diên Hàn, nhưng ông trốn được. Sau triều đình tha tội, Khâu đem dâng
Thiên cơ thư. Đường Huyền Tông phong làm Á đại phu và cất sách kia vào hộp
ngọc. Cuối đời Đường thì sách ấy bị Dương Quân Tùng, Tăng Cầu Kỷ lấy trộm.
Trước tác có Ngọc hàm kinh , 1 quyển, Hoàng nang đại quái quyết 1 quyển, Nội
truyện thiên hoàng biết cực trấn thế thần thư 3 quyển. Theo Địa lý chính tông,
Khâu Diên Hàn là đệ tử của Phạm Việt Phụng, mà Phạm Việt Phụng là cao túc của
Dương Quân Tùng. Dương là người thời Hi Tông, Khâu là người thời Cao Tông, như
vậy là lẫn lộn về thời gian, chứng tỏ truyền thuyết về sự việc và trước tác
không đáng tin, là do người đời sau tạo ra.
Dương Quân Tùng : Vốn tên là ích, tự Thúc
Mậu, hiệu Cứu Bần, người Đậu châu ( nay là phía nam huyện Tín Nghi tỉnh Quảng
Đông ) đời Đường. Thời Hi Tông, ông làm Quốc sư, làm quan đến chức Kim tứ quang
lộc đại phu, phụ trách công việc địa lý của Linh Đài. Năm Quảng Minh ( năm 880
), khi nghĩa quân Hoàng Sào tiến đánh kinh đô, Dương Quân Tùng thửa cơ rối ren
đã lấy trộm sách Thiên cơ thư cất trong hộp ngọc của hoàng thất rồi trốn đến
núi Côn Luân, sau đến Kiền châu hành nghề địa lý phong thủy, sáng lập nên phai
Giang Tây, được đời sau tôn là tổ sư chính tông của Thuật Phong thủy. Học
thuyết của ông lấy hình pháp làm chính, chú trọng hình thế sông núi, phối hợp
Long – Huyệt – Sa – Thủy, chú trọng bám sát thực địa , mà ít dung phép suy lý.
Về sau do học thuyết này lấy hình pháp làm chỗ dựa, bởi vậy chủ yếu được áp
dụng cho Phong thủy âm trạch, mà ít cho phong thủy dương trạch. Trước tác có
Hám Long Kinh 1 quyển , Nghi long kinh 1 quyển, Táng pháp chế trượng còn gọi là
Thập nhị trượng pháp 1 quyển, Thanh nang áo ngữ 1 quyển, Thên ngọc kinh 1
quyển, Hắc nanh kinh, Tam thập lục long. Nhưng việc và sách của ông không thấy
chép trong sử truyện; duy Trực trai thư lục giải đề của Trần Chấn Tôn và Tống
sử. Nghệ văn chí có chép 12 trước tác đề là của Dương Cứu Bần soạn. Các chuyện
về ông phần lớn la do các nhà phong thủy lưu truyền.
Tăng Văn Siêm : Có khi viết la Tăng Văn
Thuyên hoặc viết lầm thành Tăng văn Địch . Người Ninh Đô (nay là tỉnh Giang
tây) đời Đường. Cha là Tăng cầu Kỷ đã cùng Dương Quân Tung lấy trộm Thiên cơ thư
trong hộp ngọc của hoàng thất mà chạy đến Giang Nam. Ông là đệ tử giỏi nhất của
Dương Quân Tùng, nổi tiếng không kém gì thầy; sau đem thuật học được truyền cho
Trần Đoàn. Những điều đó lẫn lộn về thời gian, không đáng tin. Trước tác có
Thanh nang tự 1 quyển.
Hà
Phổ: Tự
là Lệnh Thông, người thời Ngũ Đại, Nam Dường; quê quán, lai lịch không rõ. Có
Linh thành tinh nghĩa, 2 quyển, thực ra la của người đời Minh mượn tên soạn
nên. Xem mục Linh thành tinh nghĩa.
Ngô
Cảnh Loan :
( 1068 ). Tự Trọng Tường, người Đức Hưng (nay là tỉnh Giang Tây ) đời Tống.
Tương truyền cha ông là Ngô Khắc Thành từng theo học Trần Đoàn, được thầy
truyền hết nghề. Loan từ bé thông minh đĩnh ngộ, được cha truyền lại cái học
của Trần Đoàn. Năm Khánh Lịch thứ nhất ( năm 1041), triều đình hạ chiếu tuyển
dụng các nhà âm dương. Ngô Cảnh Loan được tiến cử vào kinh đô, ứng đối trôi
chảy được giữ chức Tư thiên giám chính. Sau do trái ý Tống Nhân Tông, bị hạ
ngục. Nhân Tông chết,
ông
được phóng thích, bèn gọt tóc giả điên, đi ẩn cư. Mất năm Trị Bình thứ nhất
(l068 ). Cái học của ông được truyền cho con gái, sau truyền cho Liêu Vũ. Trước
tác có Lý khí tâm ấn, Ngô Công giải nghĩa. Tiếp tục viết xong 2 cuốn sách cha
mình viết dở là Thiên ngọc kinh ngoại truyện, Tứ khố toàn cục đồ.
Liêu
Vũ : Tự
Nghiêu Thuần, lại có tự là Vạn Bang, người Vu Đô ( nay là huyện Vu Đô, tỉnh
Giang Tây ) đời Tống. Có thuyết nói lầm ông là người đời Đường. Thuở nhỏ thông
minh, 15 tuổi thông thuộc ngũ kinh, dân làng nhân đó đặt cho biệt hiệu “Liêu
Ngũ kinh". Khoảng năm Kiến Viêm ( 1127 - 1 130 ) đi thi không đỗ. Ông được
truyền thụ cái học từ con gái của Ngô Cảnh Loan, tinh thông Thuật Phong thuỷ.
Sau ẩn cư ở núi Kim Tinh, do vậy có biệt hiệu “Kim Tinh sơn nhân". Trong
giới phong thủy, nổi tiếng ngang với Dương Quân Tùng, Liêu Văn Xiêm, Lại Văn
Tuấn thành tên gọi gộp “Dương, Tăng, Liêu, Lại". Trước tác có Cửu tinh
huyệt pháp, 4 quyển, Biết cực kim kinh (không rõ mấy quyển, nghi là do người
đời sau mạo danh ).
Thái Nguyên Định : (năm 1135 – 1198) Tự Quý
Thông, người Kiến Dương ( nay là tỉnh Phúc Kiến ). Cha vốn là nhà Lý học, thuở
nhó ông theo học cha mình, sau thành học trò của Chu Hy, cùng Chu Hy biện luận
ý nghĩa các kinh đến tận đêm khuya. Học trò bốn phương đến học, nếu hỏi gì thì
Chu Hy bao giờ cũng trao đổi trước với Thái Nguyên Định . Khi Hàn Thái Trụ nêu
việc “Cấm ngụy học” ông bị đày đi Đạo châu. Đến Xuân Lăng, học trò theo học
càng đông. Ông chết ở đó, sau khi chết được truy tặng thụy hiệu Địch công lang,
Văn Tiết. Trước tác rất nhiều, về phong thủy có Phát vi luận 1 quyển, dùng học
thuyết Nho gia giải thích lý luận phong thủy. Xem thêm mục Phát vi luận.
Vương
Cấp : Tự
Triệu Khanh, còn có tự là Khổng Chương, người thời Nam Tống. Tổ tiên vốn ở Biện
Châu (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam ), sau di cư đến Cán châu (nay
là tỉnh Giang Tây). Vương Cấp chịu khó học hành, nhưng đi thi hai lần không đỗ,
bèn bỏ nhà đi ngao du sơn thủy. Sau ông yêu thích phong cảnh núi Long Tuyền mà
định cư tại Tùng Nguyên ( nay là huyện Tùng Khê, tỉnh Phúc Kiến ). Ông đọc các
sách phong thủy của Quản Lộ, Quách Phác, nắm vững và vận dụng vào việc chọn
huyệt mộ cho người ta, sao cho con cháu họ quí hiển, thường thường linh nghiệm.
Lập luận của ông coi trọng lý pháp và các nguyên lý thuật số để định cát hung
của phương vị tọa hướng, mà coi nhẹ hình thế sông núi, nên ông trở thành nhân
vật tiêu biểu cho trường phái Phúc Kiến ( thiên về Lý pháp). Trước tác có Tam
kinh và các ghi chép vấn đáp, được môn nhân là Diệp Thúc Lượng biên soạn thành
sách.
Lại
Văn Tuấn :
Tự Thái Tố, hiệu Bố Y Tử, nên còn có tên Lãn Bố Y, người Xử châu (nay là huyện
Lệ Thủy tỉnh Chiết Giang) đời Tống. Có thuyết nói ông người Ninh Đô ( nay là
tỉnh Giang Tây) đời Đường là nhầm. Theo truyền ngôn của các nhà phong thủy, Lại
Văn Tuấn là con rể Tăng Văn Siêm, đệ tử đời thứ ba của Dương Quân Tùng. Làm
quan đến chức Kiến Dương lệnh, sau mê thuật phong thủy nên từ quan mà hành nghề
địa lý. Hiện nay một dải đất Quảng Đông có rất nhiều truyền thuyết về ông.
Trước tác có Thiệu Hưng đại địa bát kiềm, đã thất truyền. Chỉ còn Thôi quan
thiên, 2 quyển.
Lưu
Binh Trung : (năm
1216 - 1274). Thoạt đầu tên là Khản, tự Trọng Hối. Tổ tiên vốn là người Thụy
châu (nay ]à thành phố Hình Đài tỉnh Hà Bắc ). Năm 17 tuổi làm Tiết độ sứ phủ
lệnh sử Hình Đài, sau bỏ quan vào rừng đi tu, đổi tên thành Tư Thông. Hốt Tất
Liệt (Nguyên Thế tổ) triệu vào dinh cùng bàn việc cơ mật, nên người ta gọi ông
là “Thông thư ký". Sau khi Hốt Tất Liệt lên ngôi , liền phong cho ông chức
Quang lộc đại phu, Thái bảo, Tham dự trung thư tỉnh sự và ban cho cái tên Bỉnh
Trung. Ông tham gia bàn tính nhiều kế sách lớn trong thiên hạ. Ông tinh thông
cái học âm dương địa lý, từng giám sát việc xây dựng Thượng Đô (hiện ở Nội
Mông) và Đại Đô (nay là thành Bắc Kinh ), dùng Thuật Phong thuỷ để xác định qui
mô hai Đô ấy. Cuối đời lại có hiệu Tàng Xuân Tản Nhân, khi chết được truy phong
tước Thường son vương, thụy Văn Chinh. Trước tác có Ngọc Xích kinh 4 quyển,
thực ra là của người đời sau mạo danh soạn nên.
Lưu
Cơ : (năm
1311 – 1875) Tự Bá ôn, người Thanh Điền ( nay là tỉnh Chiết Giang ) đời Minh.
Đỗ tiến sĩ cuối đời Nguyên, bỏ quan đi ẩn cư. Sau phò tá Chu Nguyên Chương dựng
nước, giữ chức Khanh sử trung thừa, Thái sử lệnh, tước Thanh Yù bá. Khi mất
được phong thụy Văn Thành. Lưu Cơ tinh thông âm dương, thiên văn, thuật số;
người đời sau tạo các đồ thư thường mượn tên ông. Hiện còn Phệ can lộ đởm kinh.
Kham dư mạn hung cùng nhiều bản chú.
CAO BIỀN :
Cao
Biền (giản thể: 高骈; phồn thể: 高駢;
bính âm: Gāo Pián; 821 - 24 tháng 9, năm 887), tên tự Thiên Lý (千里), là một tướng lĩnh triều Đường, một nhân
vật chính trị, người đầu tiên trở thành Tiết độ sứ của trị sở Tĩnh Hải quân
trong lịch sử Việt Nam.
Thoạt
đầu, ông trở thành danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu,
song sau đó ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, quản
lý yếu kém Hoài Nam quân. Năm 887, một cuộc nổi dậy chống lại ông đã dẫn đến
cảnh giao chiến khốc liệt tại Hoài Nam quân, kết quả là ông bị Tần Ngạn giam
cầm rồi sát hại.
Truyền
thuyết dân gian kể rằng khi sang Giao Châu, Cao Biền thấy long mạch rất vượng,
nên muốn phá đi, thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy đi khắp nơi để xem địa
thế, hoặc giả tảng lập đàn cúng tế để lừa thần bản địa đến rồi dùng kiếm báu
chém đầu, xong đào hào, chôn kim khí để triệt long mạch. Cao Biền có lần đến
núi Tản, định dùng chước này, nhưng Tản Viên sơn thánh biết được, liền mắng Cao
Biền rồi đi.
Các
sách của Cao Biền :
CAO
BIỀN TẤU THƯ ĐỊA LÝ KIỂU TỰ .
Về
khoa địa lý có những tài liệu quí giá cho việc khảo cứu, nhưng không thực rộng
nên chưa in thành sách. Lần này chúng tôi khởi giới thiệu tài liệu “Cao Biền
tấu thư địa lý kiều tự” là tập tài liệu nói về các kiểu đất kết bên Việt nam mà
Cao Biền trình về vua Đường Trung Tông. Những đất nói trong tập này có ngàn
kiểu mà Cao Biền mới yểm được một số ít đất Đế vương quí địa còn cả ngàn đất
Công hầu, Khanh tướng vẫn còn nguyên vẹn. Các cụ xưa giữ sách này làm gia bảo
và theo nó tìm cho ra đất kết dành cho họ hàng mình dùng khi cần đến.
Xuất
xứ sách
Xưa
kia về đời Vua Đường Trung Tông bên Tàu có Cao Biền được phong là “An nam tiết
độ sứ” sang đô hộ nước ta, là người rất giỏi địa lý được vua Tàu uỷ cho sứ mạng
trình về vua biết các kiểu đất bên Việt nam và yểm phá các đất kết lớn nào khả
dĩ có ảnh hưởng cho Trung Quốc.
Sau
khi nhận chức và khảo sát địa lý bên Việt nam, Cao Biền thấy nước ta có nhiều
đất phát rất lớn có thể tạo nên những bậc tài giái mà sự nghiệp khả dị ảnh
hưởng cho Trung Quốc trong vấn đề Nam tiến biên soạn tập “Cao Biền tấu thư địa
lý kiều tự” này trình về vua Đường đồng thời dùng phép yểm phá một số Long mạch
có đất kết lớn. Truyền thuyết có nói trước khi yểm một kiểu đất nào Cao Biền
thường phô đồng để kều các vị thần cai quản khu vực đó nhập vào đồng Nam, đồng
Nữ rồi trừ đi sau đó mới ra yểm đất. Cũng theo truyền thuyết Cao Biền có yểm
được một số ít đất lớn song cũng bị thất bại trước nhiều vị thần linh trong đó
đáng kể nhất là “Tản viên sơn Thần” và “Tô lịch giang Thần” (núi Tản viên thuộc
huyện Bất Bạt tỉnh Sơn tây và sông Tô lịch chảy qua Hà nội ở Ô Cầu Giấy (gần
làng Láng). Đền Bạch Mã ở Hàng Lược Hà Nội là đền thờ thần Tô Lịch.
Trải
qua Đường Tống đến đời nhà Minh có Trương Phô, Mộc Thạch và Hoàng Phúc là ba
danh tướng Trung Hoa được Minh đế cho kéo quân sang Việt nam bề ngoài với danh
nghĩa phò hậu Trần diệt Hồ nhưng bên trong có mang một kế hoạch diệt chủng
người Việt và đổi nước ta thành quận huyện của Trung Quốc. Kế hoạch này tỉ mỉ
và thâm độc hơn những kế hoạch tương tự mà người Hán đã làm từ xưa đến
giờ.Trong số 3 danh tướng Trung Hoa này thì Hoàng Phúc là người rất giỏi địa lý
có mang theo “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự” sang duyệt xét lại và yểm nốt
những đất kết lớn nào còn sót lại cho Việt nam không thể còn có những thế hệ
thịnh trị sản sinh ra được những nhân tài xuất chúng như Lý Thường Kiệt, Trần
Hưng Đạo đã làm khó khăn cho Trung Quốc như trong thời đại Lý và Trần vừa qua.
May thay Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã khôn khéo và kiên trì lãnh đạo cuộc kháng
Minh đến thành công sau 10 năm gian khổ. Khi bắt sống được Hoàng Phúc ta thu
được toàn bộ tài liệu của kế hoạch nêu trên trong đó có cả tập “Cao Biền tấu
thư địa lý kiều tự”.
Bây
giờ tập sách này trở nên một tài liệu vô cùng quý giá cho ta trên nhiều phương
diện: Sử liệu, chính trị, địa lý.
1.
Trên phương diện sử liệu nó là một sử liệu cổ xưa có giá trị. Tài liệu này soạn
thảo từ ngàn năm trước.
2.
Trên phương diện chính trị: Nó là tài liệu chứng minh một cách cụ thể chính
sách người Hán và tham vọng của họ với dân tộc Việt nam.
3.
Trên phương diện địa lý: Nó là một áng văn tuyệt tác về phép mô tả các kiểu đất
kết mà các cụ xưa kia thường dùng để soi sáng cho việc học “Tầm Long”. Chúng
tôi đã thấy và có nghe nói nhiều đến các cụ địa lý, hơn nữa cả bọn thanh niên
để cả chôc năm liên tiếp với chiếc ô (dù) và tay nải đi hết làng nọ sang làng
kia, tỉnh này sang tỉnh khác nghiên cứu thực hành “Tầm Long mạch” qua sự chỉ
dẫn địa danh và thế đất mô tả trong “Cao Biền địa lý tấu thư kiều tự”. Quyển
địa đạo diễn ca của cụ TẢ AO mà chúng tôi biên nơi đây chú trọng đến việc tầm
Long tróc mạch nên chúng tôi xin cống hiến quý bạn một phần đầu quyển “Cao Biền
tấu thư địa lý kiều tự”.
Cao
Biền đề cập đến 632 huyệt chính và 1517 huyệt bàng của các tỉnh.
-
CAO
VƯƠNG CHÂN TRUYỀN ĐỊA LÝ ĐỒ CHÂM CHÂN HUYỆT .
-
CAO
BIỀN TẤU THƯ CỬU LONG KINH.
- CAO
BIỀN DI CẢO.
CÁC SÁCH PHONG THỦY CÒN TRUYỀN LẠI.
Cung
trạch địa hình :
Tên sách. Không rõ tác giả. 20 quyển, đã thất truyền. Hán thư. Nghệ văn chí xếp
vào phái Hình pháp. Sửù ký khảo chứng nói sách này bàn về phương vị phong
thủy". Hán chí viết : “Thuộc loại Hình pháp, bàn về hình thế 9 châu đề xây
dựng nhà cửa thành quách". Đủ biết sách này là trước tác phong thủy sớm
nhất chuyên bàn về phong thủy dương trạch.
Kham
dư kim quí : Tên
sách. Không rõ tác giả, 14 quyển, đã thất truyền. Hán thư. Nghệ văn chí xếp vào
loại ngũ hành. Sử ký khảo chứng nói sách này bàn về “phương vị phong
thủy". Theo Sử ký. Nhập giả liệt truyện, các nhà Kham dư (địa lý) từng
tham khảo phần bàn về ngày lành cho việc cưới vợ, thuộc về “Chiêm gia” (thày
bói), đủ biết đây không chỉ là sách phong thủy. Lai theo Luận hoành, Chu Lễ
chú, Hoài Nam Tử, Thuyết văn giải tự, thì hai chữ Kham dư là tên vị thần, có
thuyết nói la tên gọi chung trời đất, không phù hợp hoàn toàn với những gì
phong thủy đề cập. Cho nên nghĩ rằng sách nay là sách bói toán, trong đó có
phần bàn về phong thủy.
Thanh
Ô tiên sinh táng kinh :
Tên sách. Trước đề là do Thanh Ô tiên sinh (Thanh Ô Tử) đời Thanh soạn Kim thừa
tướng Ngột Khâm Trắc chú, 1 quyển. Trong lời tựa viết: “Táng thư của họ Quách
thường dẫn "Kinh viết” chính là sách này vậy”. Khảo cứu văn của Kinh viết
trong Táng thư với Thanh ô tiên sinh táng thư, thì thấy có nhiều điểm giống
nhau, song cũng có chỗ khác nhau. Tứ khố toàn thư tổng mục viết : “Văn sách này
thiển cận, kinh với chú như của cùng một người viết ra, hẳn là người đời sau
mạo danh kinh vậy”. Khảo cứu các sách như Văn tuyển, Sơ học ký, Thái bình ngự
lãm có Sách Tướng chủng thư ( sách xem mộ) của Thanh Ô Tử thì nghi là sách này.
Sách Táng thư ~ của Quách Phác đời Đường thì mãi về sau này (mấy trăm năm sau)
mới xuất hiện, trong khi Tướng chủng thư thì đã sớm thất truyền cho nên nghi là
người đời sau mạo danh viết ra. Nội dung Táng kinh khá tỉ mỉ, chuyên bàn về cát
hung của hình thế sơn thủy, lại đưa ra những qui tắc thế nào là đất công hầu,
đất tể tướng, đất phú quí, đất văn sĩ mà không có lý luận kèm theo.
Đồ
trạch thuật : Tên
sách. Tác giả là người thời Đông Hán, khuyết danh. Sách này nay đã thất truyền,
chỉ còn hai đoạn văn nói sơ qua về lành dữ trong cách phối hợp ngũ tính ngũ
hành nhà ở, thuộc loại văn tự sớm nhất về phong thủy còn giữ được đến ngày nay.
Quán
thị địa lý chỉ mông : Tên sách. Trước đề là của Quản Lộ đời Tam Quốc nước Ngụy
Soạn. Tổng cộng 100 thiên. Thực ra là sách của ngưđời đời Minh viết ra. Chuyên
ban về hình pháp âm trạch là chính, văn từ thanh nhã, chú giải rõ ràng. Thuyết
hình pháp đến đây đã hầu như hình thành quá nửa. Duy sách trình bày thành 100
thiên là gò ép miễn cưỡng, rắc rối khó đọc.
Táng
thư : Tên
sách. Còn gọi là Quách Phác táng thư, 1 quyển. Trước đề là do Quách Phác đời
Tấn soạn; nhưng sách này xuất hiện lần đầu trong Tống sử. Nghệ văn chí khảo sát
nội dung, thì sách này hẳn do người đời Đường viết, mạo danh Quách Phác. Sau
khi sách ra đời các nhà phong thủy thêm thắt vào, thành ra hơn 20 thiên. Thái
Nguyên Định đời Tống mới san định lại còn 8 thiên; Ngô Trứng san đinh lại còn 2
thiên nội, ngoại tức bản hiện hành. Sách này nêu các thuyết, như thuyết Sinh
khí, thuyết Tam cát lục hung, thuyết Hình thế, thuyết Ngũ bất táng phát triển
hoàn thiện thuyết Tứ linh; đồng thời đề xuất định nghĩa Phong thủy, tôn định hệ
thống lý luận của Thuật Phong thủy, là tiêu chí hoàn toàn chín muồi của phong
thủy âm trạch, trở thành một trước tác lý luận rất quan trọng của học thuyết
phong thủy. Đời sau tôn sùng gọi là “Táng kinh". Trong Táng thư có nhiều
chỗ viết hai chữ “Kinh nói”, đủ hiểu trước sách này từng có một bộ Táng kinh,
sách nay chi la tiếp tục phát triển học thuyết kia mà thôi.
Thanh
nang Hải giác kinh : Tên sách. Tên đầy đủ là Cửu thiên Huyền nữ thanh nang
hải giác kinh, trước đề do Quách Phác đời Tấn tu chỉnh, đòng thời có lời tựa
của Trương Sĩ Nguyên đời Tống và Ngô Thiên Tước đời Minh, 4 quyển. Sách này nửa
đầu nói về Lý khi, nửa sau về Hình pháp, chuyên luận âm trạch, nội dung cực kỳ
rắc rối. Tam ban đại quái, Long huyệt sa thủy, nào ngũ tinh cửu tinh, chính thể
biến thể, đều tập hợp ở sách này. Có thiên chuyên bàn về huyệt pháp, lại được
nhắc lại phía sau, văn từ lúc nhã lúc thô, dưới chính văn có chú văn, không rõ
của ai. Ngờ rằng sách này là do người từ đời Minh trở đi mạo danh Quách Phác mà
soạn nên.
Trạch
kinh :
Tên sách. Thời Tùy Đường có rất nhiều sách Trạch kinh lưu truyền, không dưới
vài ba chục loại; theo người đời sau chép lại, thì có Hoàng đế nhị trạch kinh,
Địa điển trạch kinh, Tam nguyên trạch kinh, Văn vương trạch kinh, Khổng tử
trạch kinh, Thiên lão trạch kinh, Lưu căn trạch kinh, Huyền nữ trạch kinh, Tư
Mã Thiên sư trạch kinh, Hòai nam Tử trạch kinh, Vương Vĩ trạch kinh, Tư tối trạch
kinh, Lưu Tấn Bình trạch kinh, Lục thập tứ quái trạch kinh. Hữu bàn long trạch
kinh, Tả bàn long trạch kinh, Lý Thuần Phong trạch kinh, Ngũ kinh trạch kinh,
Lã Tài trạch kinh, Phi âm loạn phục trạch kinh, Tử Hạ trạch kinh, Điêu Đàm
trạch kinh, Huyền Ngộ trạch kinh, Ngũ Phi trạch kinh, Bát Quái trạch kinh, Tiêu
Cát trạch kinh .v.v… trong đó có một số là cùng một sách mà đề tên khác nhau,
nay đã không thể khảo cứu, vì hiện chỉ còn Hoàng đế nhị trạch kinh, các sách
khác đã thất truyền. Sự xuất hiện nhiều trạch kinh như vậy chứng tỏ trước tác
phong thủy rất thịnh hành vào đời Tùy đường.
Hoàng
đế trạch kinh :
Tên sách. Còn gọi là Hoàng đế Nhị trạch kinh. Không rõ người soạn. 2 quyển. Nhị
trạch tức là dương trạch và âm trạch. Sách chia ra 24 phương vị, khu biệt âm
dương, qui định cát hung, xác định hưu cữu. Điều cơ bản là âm dương tương đắc,
phương vị không loạn. Không khảo sát hình dạng cụ thể và địa hình xung quanh
nhà ở, cho nên có học giả coi đây là trước tác đại biểu cho trường phái Lý pháp
trong phong thủy. Sách bàn nhiều về việc chọn ngày có ảnh hưởng lớn tới việc
chọn lựa ngày giờ của Thuật Phong thủy đời sau. Tứ khố toàn thư cho rằng sách
này “rất có nghĩa lý” lại viết rằng trong Tổng sử có chép Tướng trạch kinh 1
quyển, chính quyển sách này. Nhưng khảo sát văn hiến Đôn Hoàng, thấy đã có văn
bản Hoàng đế trạch kinh đủ giết sạch đã được lưu hành rộng rãi từ đời Đường, và
hoàn toàn không phải là bản Tướng trạch kinh chép trong Tống sứ. Nghệ văn chí.
Thập
nhị trượng pháp :
Tên sách. Trước đề là do Dương Quân Tùng soạn, 1 quyển. Sách này chuyên bàn về
phép điểm huyệt căn cứ hình thể bối hướng của Lai long, sự thuận nghịch mạnh
yếu của khí mạch mà chia ra 12 loại huyệt pháp là : thuận trượng, nghịch
trượng, túc trượng, xuyết trượng, khai trượng, xuyên trượng, cao trượng, một
trượng, đối trượng, tài trượng, phạm trượng, đốn trượng. Tiếp đó lại phân ra 17
loại trượng kiêm như: thuận trượng kiêm nghịch, thuận trượng kiêm túc, thuận
trượng kiêm xuyết, thuận trượng kiêm xuyên, thuận trượng kiêm cao, thuận trượng
kiêm đốn, thuận trượng kiêm một, thuận trượng kiêm đối, thuận trượng kiêm tài,
thuận trượng kiêm phạm, nghịch trượng kiêm túc, nghịch trượng kiêm xuyết,
nghịch trượng kiêm khai, nghịch trượng kiêm xuyên, nghịch trượng kiêm cao.. Mỗi
loại đều có đồ hình, mỗi đồ hình có thuyết minh, căn cứ trượng pháp định huyệt
có thể tránh hung đón cát. Nguyên tắc chung là phân liệt từng li từng tấc để
thụ khí. Dương Quân Tùng lại có Táng pháp đảo trượng, thực ra là Thập nhị
trượng pháp, mà cuối sách kèm theo 1 thiên “24 sa táng pháp"' Thập nhị
trượng pháp là trước tác quan trọng của trường phái Hình pháp của Thuật phong
thùy, có ảnh hưởng rất lớn.
Nghi
long kinh : Tên
sách. Trước đề là do Dương Quân Tùng soạn, 1 quyển. Lý Quốc Mộc đời Minh chú.
Sách này gồm 3 thiên thượng, trung, hạ. Thiên thượng bàn về Can long tìm chi,
lấy “thủy khẩu quan cục" làm chính; thiên trung bàn về phép tìm phần tận
cùng của long, phép nhìn triều ứng trước sau, thiên hạ bàn về hình thế kết
huyệt. Cuối sách kèm theo “Nghi long thập vấn" đề giải thích những chỗ
khó. Là trước tác lý luận quan trọng, được lưu hành rộng rãi , của trường phái
Hình pháp trong Thuật Phong thủy. Sách Trưc trai thư lục giải đề của Trần Chấn
Tôn đời Tống co chép sách này, nhưng không nói ai là tác giả, nên Tứ khố tòan
thư tống mục viết : “Bản này không biết của ai".
Hám
long kinh :
Tên sách. Trước đề là do Dương Quân Tùng soạn, 1 quyển. Lý Quốc Mộc đời Minh
chú. Sách này chuyên luận về hình thế của sơn long mạch lạc, chia ra 9 sao : Cự
môn, Tham lang, Lộc tồn, Văn khúc, Vũ khúc, Liêm trinh, Phá quân, Hữu Bật để
nhận biết hình dạng sơn và phân biệt cát hung. Là trước tác tiêu biểu của
trường phái Hình pháp trong Thuật Phong thủy.
Thanh
nang áo ngữ :
Tên sách. Trước đề là do Dương Quân Tùng soạn, 1 quyển. Lưu Cơ đời Minh chú.
Sách này chuyên bàn về hình thế sông núi phân ra âm dương thuận nghịch, cửu
tinh thất diệu để phân biệt cát hung quí tiện. Khảo sát sách Quận trai độc thư
chí của Triệu Hy Biền đời Tống có chép Thanh nang bản chỉ, 1 quyển, không đề
người soạn sách Trực trai thư lục giải đề có chép Diệu kim ca, Tam thập đồ
tượng của Dương Quân Tùng, 1 quyển; sách Thông chí. Nghệ văn lọc của Trịnh Tiêu
lại có chép Thanh nang kinh của Dương Quân Tùng, Tăng Văn Xiêm, 1 quyển không
biết có phải là sách này chăng. Bản này được lưu hành đồng thời với Thanh nang
tự của Tăng Văn Siêm.
Kim
cương toàn bản hình pháp táng đồ quyết : Tên sách. Tên đấy đủ là Dương Tái Thương
tiên nhân Dương công Kim cương tòan bản hình pháp táng đồ quyết, 1 quyển. Đầu
sách có lời tựa, nói là của Dương Quân Tùng, rằng “Long hung mà huyệt cát, vô
tình mà có tình vậy, tuy có phúc nhưng không lâu bền; còn long cát mà huyệt
hung, có tình mà là vô tình vậy, tuy hung nhưng lại có phúc", cho nên sách
bàn về cách dùng sức người cải tạo địa hình Long cát mà huyệt hung, để tránh
hung đón cát. Sách có 24 bản hình, 24 pháp táng, kèm theo thuyết minh. Phàm Lai
Long mà có tình, thì dù thuỷ thế nào, mạch ra sao, Minh đường rộng hay hẹp, đều
có thể dùng nhân công cải tạo làm cho huyệt trở nên cát (lành ).
Thanh
nang tự : Tên
sách. Trước đề là do Tăng Văn Siêm soạn, 1 quyển. Lưu Cơ đời Minh chú. Sách này
lưu hành đồng thời với Thanh nang áo ngữ của Dương Quân Tùng. Sách lấy ngũ hành
phối hợp với 8 Can, khởi tính Tràng sinh theo từng hành. Tiếp đó lấy hợi mão
mùi làm mộc cục, dần ngọ tuất làm hỏa cục, tỵ dậu sửu làm kim cục, thân tý thìn
làm thủy cục, cứ thế diễn dinh, cộng thành 48 cục, dương nghịch âm thuận, dùng
để phán đoán cát hung của phương vị thủy lưu toạ hướng. Thực ra là “Song sơn
ngũ hành" đón sau. Tứ khố toàn thư tổng mục cho rằng các sách đời sau như
Ngô Công giáo tử thư, Ngọc xích kinh, Trục chí nguyên chân đều là sự tiếp tục
phát triển thuyết này mà thành, cho nên Thanh nang tự là trước tác quan trọng
của trường phái Lý pháp trong Thuật Phong thủy là khởi đầu của sáng lập pháp .
Song Tứ khố toàn thư tổng ngục lại nói Tăng Văn Siêm là đệ tử của Dương Quân
Tùng, nhân vật trung kiên tiêu biểu cho trường phái Hình pháp, chứ không phải
cho trường phái Lý pháp. Khảo cứu sách Thông chí. Nghệ văn lược của Trịnh Tiêu
thấy có chép Thanh nang tử ca, 1 quyển, của Tăng Văn Xiêm và Thanh nang kinh
của Dương Quân Tùng, Tăng Văn Siêm, 1 quyển: không có Thanh nang tự nên sách
này có lẽ do người đời sau soạn ra, mạo danh Tăng Văn Siêm cho thêm vẻ kỳ bí.
Linh
thành tinh nghĩa: Tên sách. Trước đề do Hà Phố đời Nam đường soạn Lưu Cơ
đời Minh chú. 2 quyển. Quyển thượng nói về hình thế sơn thủy, biện Long định
huyệt chủ theo thuyết Hình pháp. Quyển hạ bàn về thiên tinh quái lệ, cát hung
sinh khắc, để định huyệt lập hướng, lại theo thuyết Lý pháp pha tạp hai phái
Hình và Lý. Thuyết “nguyên vận" dùng trong sách nay vốn xuất hiện từ đầu
đời Minh nên chắc bằng sách nay hẳn phải do người đời Minh soạn mới đúng.
Cửu
tinh huyệt pháp :
Tên sách. Trước đề do Liệu Vũ đời Tống soạn, 4 quyển. Sách này chuyên nói lấy
Cửu tinh phân biệt hình dạng huyệt. Cửu tinh là Thái dương, Thái âm, Kim thủy,
Tử khí, Thiên tài, Ao não, Thiên Canh, Bình não, Song não; mỗi sao lại phân 9
thể : Chính thể (ngay ngắn), Khai khẩu (há miệng), Huyền nhũ (treo vú), Cung cước
(cong chân), Song tí (hai cánh tay), Đơn cổ (một đùi), Trắc não (đầu), Một cốt
(khung xương), Bình diện (bằng phẳng). Mỗi thứ đều có đồ hình và thuyết minh.
Là trước tác quan trọng cua thuyết Hình pháp liên quan đến việc định huyệt.
Sách còn nói nếu hình sơn không đẹp có thể dùng sức người san lấp tăng giảm.
Phát
vi luận :
Tên sách. Thái Nguyên Định đời Tống soạn. Nội dung chủ yếu nói về Địa đạo một
âm một dương, một cương một nhu, phàm sự động tĩnh, tụ tán, hợp phân, hướng
bối, thư hùng (đực cái), thuận nghịch, mạnh yếu, sinh tử, vi trước (nhỏ, rõ),
phù trầm (chìm nổi), sâu nông .. .của sơn thủy đều có thể từ đó mà phân biệt rõ
ràng, nghĩa là theo trường phái Hình pháp. Cuối sách có kèm một thiên nhan đề
“Nguyên cảm ứng” muốn dùng học thuyết Nho gia mà nghiên cứu và đề cao địa vị
phong thủy. Thái Nguyên Định là học trò Chu Hy, quan điểm của ông phản ánh thái
độ Lý học tán dương Thuật Phong thủy. Có thuyết nói sách này do Thái Thu Đường
soạn. Thái Thu Đường tức Thái Phát, hiệu Thu đường lão nhân, là cha của Thái
Nguyên Định, cũng tinh thông địa lý.
Thôi
quan thiên :
Tên sách. Lại văn Tuấn đời Tống soạn. 2 quyển. Gồm 4 thiên Long, Huyệt, Sa,
Thủy, mỗi thiên có ca quyết và chú giải. Long thì lấy 24 sơn chia âm dương, lại
phân ra tam cát lục tú, mà thay đổi thụ huyệt. Huyệt thì lấy Long làm chủ,
nhưng tùy theo khí mạch mà phân tả hữu. Sa, Thủy thì lấy phương vị phán đoán
cát hung theo cái lý sinh khắc chế hóa của âm dương ngũ hành. Tuy nhiên có
nhiều điều vô căn cứ ví dụ cho rằng Đoài Long Thìn thủy chủ đời con có sẽ bị
bệnh sâu răng, hư răng, bởi lẽ Thìn có kim sát, Đoài là miệng lưỡi, răng lợi bị
kim sát thì răng gãy, răng hư.
Ngọc
xích kinh : Tên
sách. Trước đề Lưu Bỉnh Trung đời Nguyên soạn, Lưu Cơ đời Minh chú. 4 quyển.
Thực ra người soạn và người chú đều là cuối đời nhà Minh. Sách nói về các mạch
núi lớn trong thiên hạ, Côn Luân là tổ của vạn ngọn núi. Ngũ nhạc cùng Trương
Giang, Hoàng Hà phối với 24 sơn. Nói rằng toạ hướng Long, Huyệt cát hung lấy
thủy làm chính, không hề tính đến hình thế của sơn, cường điệu cát hung của
thủy khẩu, coi Giang Nam là địa hình chính tông. Tưởng Bình Giai nói rằng sách
này "sao chép cách phân chia Long thành thuận nghịch và Sa thành quí tiện
của hai nhà Dương, Lại; lập luận theo kiểu ức thuyết, nông cạn" (Địa lý biện
chính).
Kham
dư mạn hưng :
Tên sách. Trước đề do Lưu Cơ đời Minh soạn. 1 quyển. Sách toàn dùng ca quyết
thất ngôn tứ cú, tổng cộng 150 đề, luận Long, Huyệt, Sa, Thủy lấy Hình pháp làm
chính. Lời văn ý tứ sáng sủa, tuy trước sau hay lặp lại, rất ít ví dụ.
Địa
lý đại toàn : Tên
sách. Lý Quốc Mộc đời Minh soạn. 2 tập, 55 quyển. Tập hợp rất nhiều trước tác
phong thủy của Quách Phác, Khâu Diên Hàn, Dương Quân Tùng, Liêu Vũ, Thái Nguyên
Định, Lưu cơ, Tăng Văn Siêm, Lưu Bỉnh Trung, Lại Văn Tuấn, Ngô Khắc Thành, có
đến hơn 10 loại Kèm theo phụ đồ, phụ thuyết của Lý Quốc Mộc, chiêm đến một nửa
bộ sách Tập chuyên luận về Hình pháp, tập 2 luận về Lý pháp. Tuy việc tuyển
chọn không tinh, nhưng phải nói là dày công.
Táng
kinh dực :
Tên sách. Mậu Hy Ung đời Minh soạn. 1 quyển. Nửa sách này nói về Táng thư của
Quách Phác, phần giữa giải thích “Thập nhị trượng pháp" của Dương Quân
Tùng; phần cuối tạp giải Tam hợp, Bát tự, kèm theo “Nan giải 24 thiên".
Lấy Hình pháp làm chính. Lời văn rõ ràng, tinh tế.
Thuỷ
long kinh :
Tên sách. Không rõ soạn giả, 5 quyển. Đầu sách có lời Tựa của Tưởng Bình Giai
là người ở buổi giao thời Minh - Thanh, viết năm "Hạ nguyên Quý Mão"
(tức năm 1663), người Tùng Giang, Giang Tô, một người tinh thông Thuật Phong
thủy. Quyển 1 nói về đại thể Hành long kết huyệt, chi long can long tương thửa;
quyển 2 nói về chính thể và biến thể ngũ tinh, thẩm biện cát hung; quyển 3 nói
về cách cục của thủy - long; quyển 4 nói về tượng thủy - long thác vật tỉ loại;
quyển 5 nhan đề "Thân ngôn". Trước sau tuy có mâu thuẫn, nhưng thể lệ
về cơ bản như của một tác giả, nên ngờ rằng sách này là do Tưởng Bình Giai tham
khảo các trước thuật liên quan mà soạn ra, chứ không chỉ viết lời Tựa. Nội dung
sách là vấn đề làm nhà xây mộ ở vùng đồng bằng sông nước, nhiều hình vẽ mà ít
lời văn, căn cứ hình dạng để định cát hung. Lại kèm theo thuyết Sơn long, lấy
Can thủy làm Hành long, Chi thủy làm Chi long, Can Chi tương phối, nội ngoại
hợp khí. Lại tạo Ngũ tinh thủy hình, Tinh tú thủy hình, nhưng dựa vào hình để
nhận biết cách, không nói đến Lý pháp; ca quyết thì thô kệch vụng về.
Dương
trạch thập thư : Tên
sách. Không rõ soạn giả. 10 quyển. Cuối sách có lời Bạt, với câu “Vương Tử đã
soạn xong Dương trạch thập thư” chứng tỏ soạn giả họ Vương. Nội dung rất phức
tạp, bao gồm những gì liên quan đến lý luận, phương pháp của Phong thủy dương
trạch. Sách có 10 thiên là : Luận trạch ngoại hình, Luận phúc nguyên, Luận đại
du niên, Luận xuyên cung cửu tinh, luận huyền không trang quái quyết, Luận khai
môn tu tạo môn, Luận phóng thủy, Luận trạch nội hình, Luận tuyển trạch, Luận
phù trấn. Do vậy có tên Dương trạch thập thư.
Sơn
pháp toàn thư : Tên
sách. Diệp Thái đời Thanh soạn. 19 quyển. Chép lại các sách địa lý của tiền
nhân, nhất là của Dương Quân Tùng .
Sơn pháp toàn thư : Tên
sách. Diệp Thái đời Thanh soạn. 19 quyển. Chép lại các sách địa lý của tiền
nhân, nhất là của Dương Quân Tùng và Ngô Cảnh Loan, kèm với lời bình chú của
soạn giả.
CÁC
NHÀ PHONG THỦY VIỆT.
Tả Ao hay Tả Ao tiên sinh, là nhân vật làm nghề địa
lý phong thuỷ nổi tiếng ở Việt Nam. Ông được cho là tác giả của một số cuốn sách Hán Nôm
cổ truyền bá thuật phong thủy của Việt Nam. Trong dân gian tương truyền nhiều
giai thoại cổ về hành trạng thuật phong thủy của ông ở các làng xã Việt Nam thời
xưa [1]. Tả Ao có quê ở làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ
An (nay thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
Cái tên Tả Ao không
phải là tên thật của nhân vật này, mà là tên làng quê của ông, được ông lấy làm
tên hiệu và gắn với tác phẩm của mình. Cũng tương truyền, tên ông được người
xưa lấy tên làng, nơi ông sinh ra để gọi, mà không gọi tên thật. Tên thật của
ông thì không rõ ràng. Bách khoa toàn thư Việt Nam viết rằng: Tả Ao, trong sách
Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, có tên là Hoàng Chiêm hay
Hoàng Chỉ. Còn trong dân gian, xuất phát từ quê hương ông, lưu truyền tên gọi
thật là Vũ Đức Huyền. Cũng có nguồn nói rằng ông có tên là Nguyễn Đức Huyền. Tả
Ao sinh vào khoảng năm Nhâm Tuất (1442), sống thời Lê sơ (Lê Thánh Tông, Lê Hiến
Tông và Lê Uy Mục, tức là khoảng những năm 1442-1509) [cần dẫn nguồn]. Có tài
liệu cho rằng Tả Ao sinh sống trong khoảng đời vua Lê Hy Tông (1676-1704).
Ngoài ra, có các sách Địa lý phong thủy Tả Ao và Địa lý Tả Ao chính tông của
tác giả Vương Thị Nhị Mười; Nghiên cứu Phong thủy và Phong thủy Việt Nam của
Ngô Nguyên Phi... đều nói sơ lược về lai lịch Tả Ao.
Các sử gia thời Lê
Nguyễn đều không chép về ông nên cuộc đời ông chỉ được chép tản mát trong một số
truyện, sách đại lý phong thủy thời nhà Nguyễn và sau này. Sách Hán Nôm được
cho là do Tả Ao truyền lại gồm:
Tả Ao chân truyền
di thư (左 幼 真 傳 遺 書),
Tả Ao chân truyền tập
(左 幼 真 傳 集),
Tả Ao chân truyền địa
lý (5 tập-左 幼 真 傳 地 理),
Tả Ao tiên sinh bí
truyền gia bảo trân tàng (左 幼 先 生 祕 傳 家 寶 珍 藏),
Tả Ao tiên sinh địa lý (左 幼 先 生 地 理),
Tả Ao xã tiên sư
thư truyền bí mật các lục (左 幼 社 先 師 書 傳 祕 宓各 局).
ĐỊA LÝ TẢ AO DI THƯ
CHÂN CHÍNH PHÁP.
TẢ AO CHÂN TRUYỀN
DI THƯ.
BẢN QUỐC TẢ AO TIÊN
SINH ĐỊA LÝ LẬP THÀNH CA.
Các tác phẩm này hiện
lưu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Tuy nhiên Viện Hán Nôm cũng chú thích rằng:
Tả Ao là tên hiệu của Hoàng Chiêm.
Tả Ao còn để lại
hai bộ sách, đó là:
Địa đạo Diễn ca
(120 câu văn vần),
Dã đàm hay Tầm Long
gia truyền Bảo đàm (văn xuôi) và một số dị bản khác: "Phong thủy Địa lý Tả
Ao Địa lý vi sư pháp",
"Phong thủy Địa
lý Tả Ao Bảo ngọc thư" (của Vương Thị Nhị Mười-Nhà xuất bản Mũi Cà
Mau-2005)
"Dã đàm Tả
Ao" (của Cao Trung xuất bản tại Sài Gòn năm 1974)"...
Các sách vở cũng
như truyền thuyết đều coi ông là Thánh Địa lý Tả Ao, trạng Tả Ao, là thuỷ tổ
khai môn, đệ nhất về địa lý phong thuỷ Việt Nam, giỏi địa lý phong thủy như Cao
Biền của Trung Quốc. Người đời xưa còn truyền lại bài thơ ca ngợi ông [cần dẫn
nguồn]:
Tả Ao phong thuỷ nhất
trên đời
Hoạ phúc cầm cân định
chẳng sai
Mắt Thánh trông
xuyên ba thước đất
Tay Thần xoay chuyển
bốn phương Trời
Chân đi Long Hổ luồn
qua gót
Miệng gọi trâu dê ứng
trả lời
Ai muốn cầu sao cho
được vậy
Mấy ai địa lý được
như ngài.
Cụ VIỆT HẢI : Cụ năm nay đã ngoài 70 tuổi, học địa lý từ năm trên 20
tuổi. Cuộc đời cụ chìm nổi lênh đênh vào sinh ra tử không biết bao nhiêu lần,
song nhờ cụ là người có đạo tâm, có bản lãnh, có một ý chí cương quyết và nhất
là có một tấm lòng chí thành, nên tài học địa lý của cụ ngày nay đã đạt đến một
trình độ rất cao, nếu không muốn nói là quán triệt. Cụ lại được có rất nhiều
sách địa lý rất quý báu; suốt 30 năm trời cụ đã khổ công sưu tập tất cả các
sách về địa lý của Trung Hoa, rồi cộng thêm với những kinh nghiệm sống khi đi
làm đất và phúc các ngôi cổ mộ, cụ đã biên soạn được một bộ sách địa lý hoàn
toàn bằng tiếng Việt Nam, gồm ba cuốn dày cả ngàn trang. Đó là các bộ: Tầm
long – Điểm huyệt và Lập hướng.
Có được cụ trực tiếp truyền thụ và có được đọc các tài liệu quý báu về địa lý
này của cụ, chúng ta mới thấy được cái công trình sưu khảo của cụ, không phải
là câu chuyện của một sớm một chiều; quan trọng nhất là những chỗ dụng tâm to lớn
của cụ đã làm cho chúng tôi càng thêm kính mến cụ.
1. – Cụ đã cố gắng đem hết tâm lực của cả một đời người để tập đại thành
cả một khoa cổ học của người Trung Hoa ( vẫn được coi là bí truyền), Việt hóa
nó để dành cho người Việt Nam dùng.
2. – Song song với việc soạn sách cụ còn mở các khóa học về địa lý để
truyền thụ cho môn sinh tất cả những bí quyết về địa đạo, với dụng ý nhờ các
môn sinh tiếp nối cái ý chí của cụ, là làm sao, qua sự ứng dụng của môn địa lý,
sẽ tạo dựng một nước Việt Nam hùng mạnh với những nhân tài lỗi lạc có thể làm rạng
rỡ cho núi sông sau này.
TÁC PHẨM : BẢO NGỌC THƯ.
Bảo Ngọc Thư Tập
Trung (Điểm Huyệt Bộ).
Bảo Ngọc Thư Tập
Thượng (Tầm Long Bộ).
Bảo Ngọc Thư Tập Hạ
(Lập Hướng Bộ).
Cụ HÒA CHÍNH.
Là một danh gia
Phong thủy thời chúa Trịnh , sang Trung hoa học thày là Cao Kị là hậu duệ đời
thứ 25 của Cao Biền về Địa lý – Phong thủy. Cụ Hòa Chính quê tại Trấn Sơn Nam –
Huyện Sơn Minh – Xã Thanh Cương .
Cụ Hòa Chính truyền
lại sở học cho cụ Lê Hữu Trác – Tức Hải thượng lãn ông . hậu duệ của cụ Lê Hữu
Trác đã nhiều đời làm Địa lý.
Tác phẩm : Hòa
Chính Địa lý bí truyền.
Về các
Địa mạch tại Việt nam còn có một số cuốn có giá trị như:
* VẤN
ĐÁP SẢN THỦY PHỤ AN NAM
CỬU LONG KINH CA.
* AN NAM PHONG THỦY.
* AN NAM ĐỊA CẢO.
* AN NAM CỬU LONG CA.
* THIÊN NAM ĐỊA THẾ CHÍNH ĐỊA
LÝ QUỐC NGỮ.
* THIÊN NAM ĐỊA THẾ CHÍNH
PHÁP.
Thân ái. dienbatn.
Đọc sách phong thủy người kém cỏi có thể biết lơ mơ nhưng có ích là biết rằng có đức mới gặp thầy gặp đất, lợi cho tu dưỡng nhân tâm đang ngày càng suy đồi.
Trả lờiXóaCó thể cho mình fb được ko
Trả lờiXóa