Vua Khải Định đang làm việc.
A/Thân thế .
Khải Định có tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Đảo (阮福寶嶹), khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Tuấn (阮福晙), là con trưởng của vua Đồng Khánh, mẹ là Dương Thị Thục. Ông sinh vào ngày 1 tháng 9 năm Ất Dậu, tức 8 tháng 10 năm 1885, tại kinh thành Huế.
Sau khi kinh đô thất thủ 7/5/1885 vua Hàm Nghi chạy ra vùng rừng núi Quảng Bình-Hà Tĩnh, phát chiếu Cần Vương chống Pháp. Không chiêu dụ được vua Hàm Nghi trở về, người Pháp đưa người con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Hoàng tử Chánh Mông lên làm vua (19/9/1885), lấy hiệu là Đồng Khánh. vua Đồng Khánh Ở ngôi được hơn ba năm ( 19/9/1885- 25/1/1889) thì băng hà lúc mới 25 tuổi, lúc này con trưởng của vua Đồng Khánh là Hoàng tử Bửu Đảo mới hơn 3 tuổi do còn quá nhỏ nên không được đưa lên nối ngôi vua cha.
Nǎm 1906, Bửu Đảo được phong là Phụng Hóa công, nên còn được gọi là Hoàng thân Phụng Hóa. Trong khoảng thời gian giữ tước vị Phụng Hóa Công, Khải Định rất ham mê cờ bạc, nhưng thường xuyên bị thua, có khi phải cầm bán cả những đồ dùng và những người hầu hạ. Thậm chí, vợ ông là con gái của quan đại thần Trương Như Cương, luôn luôn bị buộc về xin tiền của bố mẹ để gán nợ cho chồng.
Đệ nhất gia phi họ Trương là ái nữ của quan đại thần Trần Như Cương, được cưới làm phủ thiếp khi Khải Định còn là ông Hoàng của Phụng Hóa Công ở cung An Định ( Tiềm đế ). Bấy giờ, Khải Định là người ham mê cơ bạc, ỷ gia thế nhà họ Trương giàu có, ông ăn chơi sa đọa và bắt bà về xin tiền cha mẹ để có tiền chơi bạc. Thương con, ông bà Trương đành phải chiều ý đứa con rể vương tôn .Thấy vậy, Khải Định cư nghĩ rằng của cải nhà vợ là vô tận nên càng ăn chơi đã đời. Nhiều lần bà Trương đã bị cha mẹ quở trách năng nề. Rồi một hôm ( khoảng năm 1915 ) Khải Định nung nấu ý định mở một chén bạc lớn để thử vận nhưng lại bị thua sạch tiền, bị các con bạc chận tay không cho mở chén đánh liều, ông mất mặt sai vợ về nhà xin tiền. Bà Trương tức giận vì thấy ông chồng không còn liêm sỉ, bà dùng dằng không muốn đi, thế rồi Khải Định nổi nóng , la lối đòi dọa sẽ có thái độ với bà. Cuối cùng, bà cũng đã đi và đó cung là lần cuối cùng về nhà xin tiền cha mẹ của bà. Ngán nẩm sự đời, bà quyết định ra đi bỏ mặc sự đời, lên chùa đi tu. Bà lập một cảnh chùa ở độn Sầm, làng Thanh Thủy, huyện Hương Thủy ( cách kinh thành Huế khoảng 3km về phía Nam) , bà lấy pháp hiệu là Đạm Thanh ( biệt hiệu Tuyết Nhan ).Năm 1916, Bửu Đảo chính thức lên ngôi vua lấy hiệu Khải Định. Vì còn chút tình xưa, ông phái người lên chùa rước bà về làm Hoàng quý phi tuy nhiên bà lại từ chối. Người vợ chính thức của ông sau này là bà Hồ Thị Chỉ phong là Nhất giai Phi, hiệu Ân phi.
Sau khi phế truất Thành Thái (9/1907),thực dân Pháp định đưa Bửu Đảo lên ngôi vua nhưng vấp phải sự phản đối của phần đa triều thần nên đành chấp nhận Duy Tân.
Sau khi Duy Tân bị đi đày vì thái độ bất hợp tác và chống đối người Pháp, ngày 18 tháng 5 năm 1916 hoàng tử Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu là Khải Định ngôi vị mà đáng ra đã thuộc về ông 16 năm về trước
Ngày 18 tháng 5 năm 1916, Bửu Đảo lên ngôi lấy niên hiệu là Khải Định (啓定).
B/Trị vì .
Dưới thời Khải Định, triều đình Huế không có xích mích với Pháp. Mọi việc đều do Tòa Khâm sứ định đoạt. Khải Định cũng kết thân với Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles và gửi gắm con mình là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy cho vợ chồng Khâm sứ.
Ngày 20 tháng 5 năm 1922, Khải Định sang Pháp dự Hội chợ thuộc địa ở Marseille. Đây là lần đầu tiên một vị vua triều Nguyễn ra nước ngoài. Chuyến công du của Khải Định đã làm dấy lên nhiều hoạt động của người Việt Nam yêu nước nhằm phản đối ông. Phan Châu Trinh đã gửi một bức thư dài trách Khải Định 7 tội, thường gọi là Thư thất điều hay Thất điều trần. Trong bức thư đó Phan Chu Trinh chỉ gọi là Bửu Đảo chứ không gọi vua Khải Định và trách Khải Định tội "ăn mặc lố lăng". Trong thư chỉ ra 7 tội sau:
Một là tội tự tôn quân quyền
Hai là tội thưởng phạt không công bình
Ba là chuộng sự quỳ lạy
Bốn là tội xa xỉ vô đạo
Năm là tội phục sức không đúng phép tắc
Sáu là du hạnh vô độ
Bảy là tội Pháp du ám muội (đi Pháp với mục đích không chính đáng).
Tại Pháp, trên tờ báo Người cùng khổ, Nguyễn Ái Quốc có một loạt bài chế giễu Khải Định trong đó có truyện ngắn Vi hành và còn viết vở kịch Con rồng tre, diễn ở ngoại ô Paris.
Tháng 9 năm 1924, từ Pháp về, Khải Định còn lo tổ chức lễ tứ tuần đại khánh rất lớn và tốn kém, bắt nhân dân khắp nơi gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ, ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định cho tǎng thêm 30% thuế điền. Ngô Đức Kế đã làm bài thơ liên châu (4 bài liên tiếp) để đả kích, trong đó có một bài như sau:
Ai về địa phủ hỏi Gia Long,
Khải Định thằng này phải cháu ông?
Một lễ tứ tuần vui lũ trẻ,
Trǎm gia ba chục khổ nhà nông.
Mới rồi ngoài Bắc tai liền đến,
Nǎm ngoái sang Tây ỉa vãi cùng?
Bảo hộ trau rồi nên tượng gỗ,
Vua thời còn đó, nước thời không!
Khải Định cũng không được lòng dân chúng. Ở Huế nhân dân đã truyền tụng câu ca dao phổ biến về Khải Định:
Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây,
Nghề này thì lấy ông này tiên sư!
Khải Định có xây cất nhiều công trình, trong đó nổi tiếng nhất chính là lăng của ông. Lăng Khải Định khác hẳn các lǎng tẩm xưa nay và đã trở thành vấn đề thảo luận của nhiều người, cả dư luận chung và trong giới chuyên môn kiến trúc. Nhiều người chê lăng Khải Định có kiến trúc lai căng, nhưng lại có ý kiến cho là độc đáo và khác lạ.
Khải Định ở ngôi được 10 năm thì bị bệnh nặng và mất vào ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu tức 6 tháng 11 năm 1925, thọ 41 tuổi. Lăng của vua Khải Định hiệu Ứng Lăng, tại làng Châu Chữ, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
Gần một năm sau Khải Định qua đời (6/11/1925), lễ tang kéo dài đến tận 31 tháng 1 năm 1926. Trong thời gian trị vì, Khải Định xây cất nhiều công trình như cho Hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Ðịnh, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Ðức, nổi tiếng nhất là lăng mộ của chính mình – Ứng Lăng. Lăng Khải Định lộng lẫy, xa hoa, kết hợp giữa kiến trúc Tây phương và truyền thống, tuy nhiên cũng có một số nhận xét đây là sự lai căng.
C/Gia đình .
Khải Định có tất cả 12 bà vợ. Sách sử còn chép vua Khải Định bị chứng bất lực, không thích gần đàn bà . Tuy nhiên, vua Khải Định vẫn đối xử tốt với các bà vợ của mình và ông vẫn có được con trai nối dõi?
Hậu duệ : Tuy Khải Định có 12 bà vợ nhưng chỉ có duy nhất một người con là :
- Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (1913 -1997), tức hoàng đế Bảo Đại, mẹ là Nhất giai Hậu phi Hoàng Thị Cục
Vua thứ 12 nhà Nguyễn
Tên Húy: Nguyễn Phúc Bửu Đảo
sinh: 8/10/1885
Mất: 6/11/1925
Tiền Nhiệm: Vua Duy Tân
Kế Nhiệm: Vua Bảo Đại
Trị vì: 18/5/1916
Hoàng Qúy Phi: Trương Như Thị Tịnh
Thân Phụ: Vua Đồng Khánh
Thân Mẫu: Hựu Thiên Thuần Hoàng Hậu.
Vua Khải Định có tất cả 12 người vợ tuy nhiên ông lại được biết đến là vị vua “bất lực”, nghĩa là không có khả năng trong tình dục. Có sử sách còn chép Khải Định không thích đàn bà và chỉ ham muốn với đàn ông. Tuy vậy ông vẫn rất trân trọng và đối xử tốt với các vợ của mình.
Trong số các bà vợ của vua Khải Định, được nhắc đến nhiều nhất là Hoàng quý phi Trương Như Tịnh, Ân phi Hồ Thị Chỉ và bà Huệ phi Hoàng Thị Cúc là mẹ của vua Bảo Đại.
Hoàng quý phi Trương Như Tịnh.
Hoàng quý phi Trương Như Tịnh .
Đệ nhất gia phi họ Trương là ái nữ của quan đại thần Trần Như Cương, được cưới làm phủ thiếp khi Khải Định còn là ông Hoàng của Phụng Hóa Công ở cung An Định ( Tiềm đế ). Bấy giờ, Khải Định là người ham mê cơ bạc, ỷ gia thế nhà họ Trương giàu có, ông ăn chơi sa đọa và bắt bà về xin tiền cha mẹ để có tiền chơi bạc. Thương con, ông bà Trương đành phải chiều ý đứa con rể vương tôn .Thấy vậy, Khải Định cư nghĩ rằng của cải nhà vợ là vô tận nên càng ăn chơi đã đời. Nhiều lần bà Trương đã bị cha mẹ quở trách năng nề. Rồi một hôm ( khoảng năm 1915 ) Khải Định nung nấu ý định mở một chén bạc lớn để thử vận nhưng lại bị thua sạch tiền, bị các con bạc chận tay không cho mở chén đánh liều, ông mất mặt sai vợ về nhà xin tiền. Bà Trương tức giận vì thấy ông chồng không còn liêm sỉ, bà dùng dằng không muốn đi, thế rồi Khải Định nổi nóng , la lối đòi dọa sẽ có thái độ với bà. Cuối cùng, bà cũng đã đi và đó cung là lần cuối cùng về nhà xin tiền cha mẹ của bà. Ngán nẩm sự đời, bà quyết định ra đi bỏ mặc sự đời, lên chùa đi tu. Bà lập một cảnh chùa ở độn Sầm, làng Thanh Thủy, huyện Hương Thủy ( cách kinh thành Huế khoảng 3km về phía Nam) , bà lấy pháp hiệu là Đạm Thanh ( biệt hiệu Tuyết Nhan ).
Năm 1916, Bửu Đảo chính thức lên ngôi vua lấy hiệu Khải Định. vì còn chút tình xưa, ông phái người lên chùa rước bà về làm Hoàng quý phi tuy nhiên bà lại từ chối. Người vợ chính thức của ông sau này là bà Hồ Thị Chỉ phong là Nhất giai Phi, hiệu Ân phi.
Bà ân phi Hồ Thị Chỉ .
Bà Hồ Thị Chỉ có thân sinh là cụ Hồ Đắc Trung. Bà Hồ trước kia từng được gả cho vua Duy Tân, thế nhưng vua Duy Tân đã không chấp nhận. Đến khi vua Duy Tân bị quân Pháp bắt vì tham gia khởi nghĩa thì cuộc đời bà bắt đầu chuyển sang trang khác. Năm 1917, vua Khải Định tham gia lễ đặt viên đá đầu tiên xây trường Đồng Khánh, ông đã để ý tới một người phụ nữ xinh đẹp, người mà dâng lên ông một chiếc kéo mới đặt trên khay phủ gấm điều. Ngày 3/12/1917, lễ nạp phi đã được diễn ra rất long trọng . Hồ Thị Chỉ được phong là Ân phi, hàng Nhất giai Phi chỉ đứng dưới Hoàng quý phi. Bà thường xuyên xuất hiện cùng vua Khải Định trong các yến tiệc và tiếp kiến quan khách nước ngoài. Trong cung, bà rât được nể trọng, là một phụ nữ xinh đẹp, thông thái, thông thạo tiếng Pháp, am hiểu văn hóa Đông Tây…
Bà ân phi Hồ Thị Chỉ, vợ của vua Khải Định .
Sau khi vua Khải Định qua đời ( 1925 ) , bà Ân phi không có con nối dõi và thái tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy lên ngôi lấy niên hiệu là Bảo Đại. Ân phi không được thụ phong quyền lợi, không sống ở nội cung mà chuyển về biệt thự riêng ở đường Phan Đình Phùng trú ngụ. Cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm, lại không có con, về sau bà bị mắc bệnh trầm cảm ngày ngày sống đơn độc và mất vào năm 1985.
Đức Từ Cung, Đoan Hy Hoàng Thái Hậu.
Và người phụ nữ được nhắc đến cuối cùng là bà Hoàng Thị Cúc, thường được mọi người biết đến là Từ Cung Hoàng thái hậu hay là thân mẫu của vua Bảo Đại. Bà sinh ở làng Mỹ Lợi, Phú Lộc, Huế là con của ông Hoàng Trọng Tích và bà La Thị Sơn. Là một cung nữ trẻ trung xinh đẹp nên bà có được sự chú ý của vua Khải Định, lúc này ông đang có vợ là bà Trương Như Thị Tịnh.
Đức Từ Cung và vua Bảo Đại khi còn nhỏ.
Đầu năm 1913, bà mang thai và đã nhận là của vua Khải Định. Vì thân phận thấp hèn và vua Khải Định được biết là một người ” bất lực ” nên bà rất nhiều lần bị tra khảo bởi hai bà Tiên Cung và Thánh Cung thế nhưng bà vẫn một mực khăng định đó chính là con của vua Khải Định. Ngày 22/10/1913, bà đã hạ sinh thái tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy tuy nhiên bà lại bị cách ly khỏi con trai của mình. Bà Tiên Cung đã đón cháu nội về nuôi nấng và chăm sóc. Trong suốt những năm trong cung bà phải chịu khá nhiều thiệt thòi, từ việc chăm sóc con cho đến cuộc sống với vua Khải Định. Sau khi vua Khải Định qua đời, Vĩnh Thụy lên ngôi lấy hiệu là Bảo Đại kể từ đây cuộc đời bà thay đổi. Bà được phong lên là Đoan Huy Hoàng Thái Hậu và là người có quyền thế nhất trong cung
Đức Từ Cung khi về già .
Năm 1980, Đức Từ Cung qua đời, bà được an táng gần lăng Khải Định tại xã Hương Chữ, Hương Thuỷ, Thừa Thiên-Huế. Căn nhà số 79 Phan Đình Phùng mà bà đã ở những ngày cuối đời hiện nay đã được tu bổ trở thành điểm tham quan cho khách du lịch trong và ngoài nước
Ở Huế không có ai đủ tư cách thừa kế gia sản cho nên ngôi nhà của bà và các hiện vật bên trong được giao cho Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế quản lý.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét