GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 15.
I.NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH KHỞI PHÁT CỦA 9 ĐỜI CHÚA VÀ 13 ĐỜI VUA NHÀ NGUYỄN.
II.LĂNG MỘ CỦA CÁC VUA NGUYỄN TẠI HUẾ.
1.LĂNG THIÊN THỌ CỦA VUA GIA LONG.
2. HIẾU LĂNG CỦA VUA MINH MẠNG.
3. XƯƠNG LĂNG(昌陵) - LĂNG CỦA VUA THIỆU TRỊ.
4. KHIÊM LĂNG – Lăng Tự Đức (chữ Hán: 嗣德陵) .
5. LĂNG VUA KHẢI ĐỊNH.
1/ TƯ LIỆU LỊCH SỬ.
1.1/ TIỂU SỬ.
1.2/Vua Khải Định và chuyến công du sang Pháp dự hội chợ thuộc địa Marseille
1.3/HÌNH ẢNH LỄ TANG VUA KHẢI ĐỊNH.
1.4/PHÂN KIM HƯỚNG MỘ.
Ông lên ngôi vào ngày 18-5-1916, là vị vua thứ 12 của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông ở ngôi được 10 năm thì lâm trọng bệnh và mất ngày 20-9 năm Ất Sửu tức ngày 6-11-1925 an tang tại Ứng Lăng thuộc làng Châu Chữ thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế.
Vua Khải Định và tứ trụ đại thần triều đình.
Để xây dựng lăng cho mình, Vua Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lí́ dâng lên và cuối cùng Vua đã chọn triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) làm vị trí tọa lạc cho nơi an nghỉ của mình sau này. Tọa lạc ở vị trí này, Ứng Lăng lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm “Tiền án”, có khe suối Châu Ê chảy từ trái qua làm nơi “Thủy tụ”, núi Chóp Vung ở bên Tả và Kim Sơn ở bên Hữu làm Tả Thanh Long và Hữu Bạch Hổ (Rồng, Cọp chầu Ứng Lăng). Nhà Vua đã cho đổi tên núi Châu Chữ là nơi khu lăng tọa lạc thành Ứng Sơn và khu lăng được gọi tên là Ứng Lăng. Hiện nay dưới chỗ đặt bức tượng sâu 9m là nơi chôn cất thi hài của nhà Vua. Có một điều đặc biệt Lăng Khải Định khác với nhiều lăng của các vị Vua triều trước, đó là, đối với các lăng của vua triều Nguyễn, thi hài nhà Vua nằm ở đâu đó trong lăng rất khó để xác định, nhưng riêng Lăng Khải Định được định vị rõ ràng. Do tình hình lịch sử biến động khi Khải Định lên ngôi vua, triều đình bị người Pháp thao túng. Nhất cử nhất động của nhà Vua đều có ánh mắt của quan thầy Pháp dõi theo, cũng chính vì thế mà đám tang của Vua Khải Định có nhiều người nước ngoài đưa tiễn và vì thế thi hài của nhà Vua chôn ở đâu không còn là một điều bí mật như các Vua đời trước.Có giai thoại kể rằng: Lăng được xây từ khi nhà Vua còn sống.Người ta đào một đường hầm ở dưới lòng đất từ bức bình phong đến điện chính của lăng (nơi chôn cất nhà Vua) là 30m. Sau khi nhà Vua băng hà, quan tài của Vua được đưa vào bằng đường hầm ở dưới, sau đó người ta bịt kín đường hầm. Trong các đời Vua, duy nhất chỉ có Lăng Khải Định mới xác định được rõ ràng ví trị quan tài của nhà Vua.
Đưa thi hài vua Khải Định vào lăng.
Một điều đặc biệt là trên ngai vàng của nhà vua có một lọng che được làm bằng xi măng cốt thép trọng lượng trên 1 tấn nhưng trông rất mềm mại, có cảm giác như những cơn gió thổi có thể làm lọng che khẽ khàng lay động. Người thiết kế cũng chính là ông Phan Văn Tánh, người vẽ bức “Cửu long ẩn vân”.
Những người trông coi di tích lăng tẩm Vua Khải Định kể lại rằng: Từ khi mất đi cho đến nay ông chưa bao giờ nhận được một nén nhang từ con và cháu của mình.Quần thể lăng hoàn thành cách đây 83 năm, cho đến nay vẫn còn khá nguyên vẹn. Nét đặc sắc của lăng và giá trị nghệ thuật nhất là cung Thiên Định, nơi chôn cất thi hài của Vua Khải Định.
HƯỚNG TRỤC THẦN ĐẠO : 222 độ.
Trước Lăng có khe suối Châu Ê chảy từ trái qua – Tả Thủy đảo Hữu phóng thủy tại Canh Dậu.
TỌA CẤN – HƯỚNG KHÔN. MỘC CỤC.
Thủy ra 6 chữ : Đinh –Mùi , Khôn – Thân,
Canh – Dậu. Thì phương Quý – Sửu, Cấn – Dần,
Giáp – Mão cao, nên là Mộc dục , khởi Trường sinh tại Hợi để luận thủy.
THỦY RA CANH – DẬU.
Là Mộc cục . Thủy ra Thai phương. Lập được 4 Hướng : Mộc dục – Suy – Tuyệt – Thai.
Tả Thủy đảo Hữu.
Lập Hướng Tuyệt.
Tọa Cấn – Hướng Khôn.
Phú quý , đinh , tài đều phát lớn.
1.NHÂM LONG NHẬP THỦ.
NHÂM LONG: Nhâm Long là Dương long, sinh ra người bình thường chóng suy. Hay sinh ra người 6 ngón tay hay chân, hoặc sứt môi.
Gồm có 3 Hướng :
1/ Tý Sơn – Ngọ Hướng.
2/ Cấn Sơn – Khôn Hướng.
3/ Tân Sơn - Ất Hướng.
Lấy Bính Tý làm chính Khí của Long.
Cấn Sơn – Khôn Hướng.
Nhâm Long nhập thủ , mạch lạc bên Hữu , lập Huyệt Tọa Cấn – Hướng Khôn ; ai tả gia Hợi nửa phân , lấy Nhâm mạch xuyên suốt lưng Hữu.
Thôi quan Thiên có thơ :
Nhâm Sơn thiều thiều , Huyệt Thiên Thị.
Thiên Phú Khí bôn xung Hữu du.
Huyệt Tả vi xâm bán phân Hợi.
Phú quý thanh danh hương lư lý.
Nghĩa : Nhâm Sơn từ xa đến , Huyệt lập Cấn ( Thiên Phụ ) , chạy xung vào Hữu. Huyệt Tả lấn nửa phân vào Hợi. Giầu sang thơm nức tiếng nơi xóm làng.
• Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
- Kiêm Sửu Mùi : Tọa Đinh Sửu – Hướng Đinh Mùi. ( 222,5 độ )
- Kiêm Dần Thân : Tọa Tân Sửu – Hướng Tân Mùi. ( 227,5 độ )
• Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
- Kiêm Sửu Mùi : Tọa Tân Sửu – Hướng Tân Mùi.
- Kiêm Dần Thân : Tọa Bính Dần – Hướng Bính Thân.
2.TÝ LONG NHẬP THỦ.
TÝ LONG : Tý long là Dương long , cũng là Khảm long , hay sinh ra người to béo giầu có, lợi về canh tác .
Long này độc nhất có 1 hướng chóng phát là Tọa Cấn – Hướng Khôn. Lấy Canh Tý làm chính Khí.
Tọa Cấn – Hướng Khôn : Tý Long nhập thủ , lạc mạch từ bên Hữu xuống , lập Huyệt Tọa Cấn – Hướng Khôn, nhích sang bên Tả một chút Nhâm phương chừng 1 phân, khiến chính khí ở Tý xuyên suốt qua tai bên Hữu.
Thôi quan Thiên có thơ :
Dương Quang huyệt Tọa Thiên Thị viên.
Khí trung Hữu nhĩ nãi vi huyền.
Huyệt nghi ai Tả gia Thiên Phụ.
Dụng sinh lục chỉ, đa điền viên.
Nghĩa : Long Dương Quang ( Tý ), Huyệt Tọa Cấn – Hướng Khôn . Khí theo tai phải vào là huyền diệu nhất. Huyệt nên nhích về bên Tả gia Nhâm ( Thiên Phụ ). Dùng Long này hay sinh người có 6 ngón tay hay chân nhưng giầu có , nhiều ruộng vườn.
• Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
- Kiêm Sửu Mùi : Tọa Đinh Sửu – Hướng Đinh Mùi. (222,5 độ )
- Kiêm Dần Thân : Tọa Tân Sửu – Hướng Tân Mùi. ( 227,5 độ )
• Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
- Kiêm Sửu Mùi : Tọa Tân Sửu – Hướng Tân Mùi.
- Kiêm Dần Thân : Tọa Bính Dần – Hướng Bính Thân.
3.QUÝ LONG NHẬP THỦ.
QUÝ LONG : Quý long là Dương long, thứ long tầm thường , hay sinh ra người to béo , tròn và trắng bạch . Quý long hay sinh ra người tu hành , nếu không thì sinh ra người phá của. Duy có Quý long có Quý thủy triều thì lợi về kinh doanh , buôn bán .
Quý Long gồm 2 hướng :
1/ Cấn Sơn – Khôn Hướng.
2/ Tý Sơn – Ngọ Hướng.
Lấy mạch Đinh Sửu làm chính Khí Quý Long.
1/ Cấn Sơn – Khôn Hướng.
Quý Long nhập thủ , lạc mạch bên Hữu thì lập Huyệt Tọa Cấn – Hướng Khôn, xê dịch quan tài qua bên trái gia Tý một chút , lấy Đinh Sửu làm chính Khí của mạch , để Khí xuyên suốt qua tai phải.
Thôi quan Thiên có thơ :
Thôi Quan thập tam, hướng Huyền Qua.
Âm Quang tuần mỹ hữu nhĩ qua.
Ai Tả vi gia bán phân nguyệt .
Phú quý tiên kiến , phong lưu đa .
Nghĩa : Thôi Quan thứ 3 Hướng Huyền Quan ( Khôn ) . Âm Quang thuộc Quý mạch đẹp xuyên qua tai Hữu. Nhích về bên Tả nửa phân gia Tý ( Nguyệt ). Trước thấy giầu sang , cuộc sống rất phong lưu.
• Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
- Kiêm Sửu Mùi : Tọa Đinh Sửu – Hướng Đinh Mùi. (222,5 độ )
- Kiêm Dần Thân : Tọa Tân Sửu – Hướng Tân Mùi. ( 227,5 độ )
• Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
- Kiêm Sửu Mùi : Tọa Tân Sửu – Hướng Tân Mùi.
- Kiêm Dần Thân : Tọa Bính Dần – Hướng Bính Thân.
4.DẦN LONG NHẬP THỦ.
DẦN LONG : Dần long là Dương long. Hay phát về văn , sinh người tuấn tú , nếu kiếm được Huyệt tốt cũng phát được vài đời .Dần long thường phát cho tuổi Dần – Ngọ - Tuất – Hợi . Dần long phân kim thừa Bính Dần , Canh Dần phát 3 đời . Nếu thừa Mậu Dần là Không vong , thừa Giáp Dần , Nhâm Dần là cô hư sát , chỉ phát 1 đời rồi bại tuyệt, phải tiếp Phúc ngôi đất khác mới bền .
Dần Long có 2 hướng Thôi Quan.
1/ Cấn Sơn – Khôn Hướng.
2/ Dần Sơn – Thân Hướng.
Lấy Nhâm Dần làm chính Khí.
1/ Cấn Sơn – Khôn Hướng.
Dần Long nhập thủ lạc mạch bên Tả , lập Cấn Sơn – Khôn Hướng , nhích quan tài về bên Hữu là gia Giáp, Lấy Nhâm Dần làm chính Khí , mạch xuyên qua tai Tả.
Thôi quan Thiên có thơ .
Công Tào tọa Cấn , diện Huyền Qua.
Tả nhĩ thừa khí cô thiên phá.
Vi Gia Giáp vi cục chu hoàn.
Long mạch tinh kì phát như hỏa.
Thử Huyệt phát phước cực tốc.
Nghĩa : Long Dần ( Công Tào ) tọa Cấn mặt hướng về Khôn ( Huyền Qua ). Thừa Khí mạch vào tai Tả, không có xung phá. Hợi gia về Giáp là cục chu toàn nhất . Long mạch tinh kì phát nhanh như lửa dậy , Huyệt này phát phúc rất nhanh.
• Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
- Kiêm Sửu Mùi : Tọa Đinh Sửu – Hướng Đinh Mùi. ( 207,5 độ )
- Kiêm Dần Thân : Tọa Tân Sửu – Hướng Tân Mùi. ( 212,5 độ )
• Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
- Kiêm Sửu Mùi : Tọa Tân Sửu – Hướng Tân Mùi.
- Kiêm Dần Thân : Tọa Bính Dần – Hướng Bính Thân.
5.GIÁP LONG NHẬP THỦ.
GIÁP LONG : Giáp long là Dương long , thuộc Mộc . Là loại long thường hay sinh ra người xấu xí , nhỏ bé. Giáp long nếu đắc địa , hoạnh phát trong các năm Dần – Mão . Phát được vài đời thì hết, muốn phát đạt tiếp phải kiếm ngôi khác tiếp Phúc .
Long này được 2 hướng Thôi Quan:
1/ Cấn Sơn – Khôn Hướng.
2/ Tốn Sơn – Càn Hướng.
Lấy Kỷ Mão làm chính Khí.
1/ Cấn Sơn – Khôn Hướng.
Giáp Long nhập thủ , lạc mạch ở Tả, lập Huyệt Tọa Cấn – Hướng Khôn , nhích quan tài về bện Hữu gia Dần 1 phân . Lấy Kỉ Mão làm chính Khí , mạch xuyên vào tai Tả.
Thôi quan Thiên có thơ .
Âm cơ Long lập hướng Khôn.
Tả nhĩ thừa Khí phước vô cùng.
Huyệt nghi niêm hữu vi gia Dần.
Long kỳ cục tỏa, phương kham dụng.
Thử Huyệt dị hưng.
Nghĩa : Long Âm cơ ( Giáp ) lập hướng Khôn. Mạch rót khí vào tai Tả đặng phước vô cùng. Huyệt nên niêm ( dán ) ở Hữu, gia bên Dần. Long kì lạ đặc biệt, địa cục khóa chặt , nên chọn mà dùng. Huyệt này phát đạt làm nên sự nghiệp.
• Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
- Kiêm Sửu Mùi : Tọa Đinh Sửu – Hướng Đinh Mùi. ( 207,5 độ )
- Kiêm Dần Thân : Tọa Tân Sửu – Hướng Tân Mùi. ( 212,5 độ )
• Phân kim theo Trung châm Nhân bàn :
- Kiêm Sửu Mùi : Tọa Tân Sửu – Hướng Tân Mùi.
- Kiêm Dần Thân : Tọa Bính Dần – Hướng Bính Thân.
6.CẤN SƠN – KHÔN HƯỚNG.
Thủy ra Canh Dậu. Mộc cục.
Tuyệt Hướng , Thủy ra Thai. Nếu Tả Thủy đảo Hữu ra phương Canh Dậu , hợp Văn khố tiêu Thủy, Dương công tiến thần Thủy pháp . Thư nói : Lộc tồn lưu tận bội kim ngư là cách này. Chủ phát phú quý , phúc thọ toàn 2. Sai một chút là Tuyệt, không nên khinh thường, như chân Long Huyệt đích thì không ngại.
CẤN SƠN – KHÔN HƯỚNG.
• Cấn Sơn – Khôn Hướng gia Sửu.
Dùng Tọa Đinh Sửu – Hướng Đinh Mùi phân kim. Tọa sao Đẩu 9 độ , là Mậu dần Hỏa độ , bình phân Bính dần. Chủ ngành 2 và 4 phú quý. Chẳng hợp vào vị trí sao Đẩu 8 độ , phạm Hỏa Kim quan sát , mọi ngành bại tuyệt .
• Cấn Sơn – Khôn Hướng gia Dần.
Dùng Tọa Tân Sửu – HướngTân Mùi phân kim . Tọa sao Đẩu 1 độ , ấy là Nhâm Dần Thủy độ- Tọa sao Đẩu 2 độ ấy là Canh dần Kim độ, bình phân Mậu Dần . Chủ ngành 2 phú quý , ngành trưởng cũng phát đạt .
• Cấn Sơn – Khôn Hướng chính châm.
Dùng Tọa Tân Sửu – Hướng Tân Mùi phân kim. Tọa sao Đẩu 4 độ - Hướng sao Tỉnh 9 độ làm Thủy cục . Cấn sơn nên cao lớn có nham thạch càng đẹp, trưởng phòng đinh tài đại vượng . Quý sơn hai núi cao khởi , ngành 2,3 có vợ quý , nữ có chồng sang . Tuất Càn phương có sơn phong cao lớn , núi nhọn , ngành trưởng ngành 4 đếu cát , nếu thấp lõm thì không lành .Dậu sơn tú lệ , ngành 3,5 sinh quý tử. Thân sơn tú lệ , ngành 3,6 đinh tài đại vượng . Hữu Thủy đảo tả ra trước mặt Đinh Mùi tiêu thủy là Tuyệt xứ phùng Sinh ( Mộc cục ) , chủ phú quý , đa tử tôn . Tả Thủy đảo hữu ra Canh Dậu là Văn Khố tiêu Thủy , chủ phú quý , thọ cao . Chính cục hợp Thủy phóng Đinh là cát ( Tuyệt Hướng – Mộ lưu Thủy ).
Phản cục : Nếu Tị Sơn rơi Không vong , ngành 4 chẳng lợi . Nếu Khôn Sơn không cao nhọn , ngành 3,4 sinh người ngu độn .Sơn Sửu ít cao , ngành trưởng , ngành 2 đổi vợ , tuyệt tự . Gió hõm tại phương Cấn , tất chết đường . Thìn Sơn cao lớn , ngành 2 vô tự cầu con rể . Nếu Thân Hợi có sơn phong cao lớn , có thể cứu , hóa cát không hung. Sửu sơn cao lớn , chủ quan phi khẩu thiệt , tai họa thường đến , chủ nam mắt mờ . Nếu Thìn , Tuất , Sửu , Mùi sơn cao lớn như nhau , mọi ngành đều tuyệt tự .Nếu Thủy xuất Bính Ngọ là xung phá Thai Thần ( Sinh Hướng , Thủy chảy ra Thai ), lúc đầu có phát đinh tài , lâu dài tuyệt tự . Thủy xuất Tuất Càn là Hỏa cục . Bệnh Hướng , chủ có đinh không tài , thường đau ốm.
• Cấn Sơn – Khôn Hướng , kiêm Sửu Mùi.
Dùng Tọa Đinh Sửu – Hướng Đinh Mùi phân kim . Tọa sao Đẩu 8 độ - Hướng sao Tỉnh 14 độ . Làm Mộc cục . Phu thê chính phối , Âm Dương hội hiệp – là cách Lộc – Mã đồng quan.
Cục – Hướng chân đích , Thanh Long tiềm phục , cục này nếu có Thủy đến ngang , hữu Thủy đảo tả rồi ra , ấy là chủ về lâu dài không bị suy bại , lại được Càn, Tuất , Hợi Thủy lai triều Minh đường , chảy đến phương Ất THÌN mà thành Thủy cục – Sinh lai Hội Vượng , đại phú quý.
Nếu Tốn Tị xuất Thủy khẩu, ít vượng nhân đinh, nhưng có thọ cao . Cấn Dần phương sơn loan nhọn đẹp , rất lợi khoa cử , nếu thấp bé được tiểu quý. Nếu 5 cát phương Thủy lai triều ( Vượng , Quan , Lâm , Mộc , Sinh ), chủ thực lộc vạn chung.
Nếu Canh phương Thủy đến chuyển hướng Tị , Bính mà ra , lợi các năm tháng Tý – Ngọ - Mão – Dậu , bất lợi năm tháng Thìn – Tuất – Sửu – Mùi .
Phản cục : Cục này phạm : Bảng sát trinh dâm ,là hung tinh . Vì Khôn là lão mẫu , Mùi là trưởng nam . Trẻ con phối mẹ già là ngỗ nghịch , loạn luân, phạm khắc tử hình thê. Ngọ Đinh Thủy đến, thì cờ bạc , dâm loạn . Ngọ Đinh có sơn phong cao lớn, chủ xuất trộm cướp, phá gia chi tử.
Khôn phương có sơn phong cao lớn, bệnh lâu ngày về huyết hỏa khí vượng . Canh Thân có sơn phong cao lớn, cùng Thủy chảy lại xuất sinh phong tật , phụ nữ trụy thai , khó nuôi con . Dần Giáp Thủy xuất khứ là Giao như bất cập , giáng quan , mất chức . Càn Hợi Thủy xuất khứ , tổn hại trẻ con , sát nhân Hoàng tuyền . Thủy ra Sửu Cấn chủ phá sản tổn tài đinh . Thủy ra Tân Tuất chủ quan phi.
• Cấn Sơn – Khôn Hướng , kiêm Dần Thân.
Dùng Tọa Tân Sửu – Hướng Tân Mùi phân kim. Tọa sao Đẩu 1 độ - Hướng sao Tỉnh 6 độ , là Đảo Dương Thủy cục . Tuy là cách Thiên Trụ , chỉ vì Âm Dương chẳng hợp . Cấn gia Sửu trên là chồng , Dần với Giáp Mộc là vợ , tức em lấy chị dâu. Nếu được cục chân đích , thác sơn ở sau cần thấp nhỏ , Thanh long cần cao lớn, Bạch Hổ tiềm phục hợp pháp , lại được phương Dưỡng có núi đẹp , khuất khúc Thủy triều Minh đường , chủ mọi ngành đều phát đạt. Nếu Trương sinh sơn thủy triều chủ phát phước vào các năm Thân – Tý – Thìn, nhân đinh đại vượng.
CẤN SƠN – KHÔN HƯỚNG.
1/Kiêm Sửu Mùi ( Theo Thủy cục ).
Vòng địa bàn chính châm 120 phân kim : Tọa Đinh Sửu – Hướng Đinh Mùi.( 222,5 độ ).
Vòng Thiên bàn Phùng châm 120 phân kim : Tọa Tân Sửu – Hướng Tân Mùi.
Tú độ : Tọa sao Đẩu 10 độ - Hướng sao Tỉnh 13 độ.
Xuyên sơn 72 Long : Tọa Quý Sửu – Hướng Kỷ Mùi.
Thấu địa 60 Long : Tọa Bính Dần – Hướng Nhâm Thân, nạp âm thuộc Hỏa.
Độ tọa Huyệt : Hỏa độ ( Không nằm trong Mộc.
Quẻ : Long thấu địa thuộc quẻ : Địa Sơn Khiêm .
Dùng Cục : Tị - Dậu – Sửu , Kim cục , Bình.
Cục :Thân – Tý – Thìn : Thủy cục , tốt .
Cục : Hợi – Mão – Mùi , Mộc cục – Hung sát.
Cục : Dần – Ngọ - Tuất ( Hỏa cục ) : tọa Tam sát hung.
2/Kiêm dần Thân ( Theo Mộc cục ).
Vòng địa bàn chính châm 120 phân kim : Tọa Tân Sửu – Hướng Tân Mùi.( 227,5 độ ).
Vòng Thiên bàn Phùng châm 120 phân kim : Tọa Đinh Sửu – Hướng Đinh Mùi.
Tú độ : Tọa sao Đẩu 2 độ - Hướng sao Tỉnh 6 độ.
Xuyên sơn 72 Long : Tọa Bính Dần – Hướng Nhâm Thân.
Thấu địa 60 Long : Tọa Mậu Dần – Hướng Giáp Thân , nạp âm thuộc Thổ.
Độ tọa Huyệt : Bình phân Thủy độ.
Quẻ : Long thấu địa thuộc quẻ : Hỏa Sơn Lữ .
Dùng Cục : Dần – Ngọ - Tuất ( Hỏa cục ) : Cát.
Cục :Thân – Tý – Thìn : Thủy cục , thứ cát .
Cục : Hợi – Mão – Mùi , Mộc cục – Hung sát.
Cục : Tị - Dậu – Sửu , Kim cục , Tọa Tam sát hung.
3/ Chân lịch số .
• Tiết Đông chí , Thái Dương đến Cấn hội Bính , Tân tốt.
• Tiết Hạ chí , Thái Dương đáo Hướng chiếu Cấn tốt.
• Tiết lập Xuân : Thiên Đế đến Cấn tốt.
Khai môn : Thân phương hợp chất khố.
Phóng Thủy : nên dùng phương Bính tốt. Cả tả Thủy đảo hữu và hữy Thủy đảo tả đều tốt.
Hoàng Tuyền : Sát tại Canh , Đinh , Khôn , Dương trạch không nên khai môn , phóng Thủy.
Tạo táng : Cấn sơn – Khôn Hướng, kiêm Sửu Mùi , Không nên dùng năm tháng ngày giờ Dần – Ngọ - Tuất ( Hỏa ) là phạm Tam sát hung.
3/ Chọn năm tháng ngày giờ cho cục tọa Cấn – Hướng Khôn.
Không nên dùng năm tháng ngày giờ Dần – Ngọ - Tuất ( Hỏa ) là phạm Tam sát hung.
Tháng Giêng ( Dần ) : Tọa Tam sát hung.
Tháng 2 ( Mão ) : Ngày Đinh ,Quý – Sửu tốt. Ngày trực Khai thượng cát . Ngày Đinh ,Quý – Mùi , Bình.
Tháng 3 ( Thìn ) : Ngày Đinh,Tân, Quý – Dậu , cát . 5 ngày Mão bình.
Tháng 4 ( Tị ) : Ngày Đinh, Tân,Quý – Dậu cát . Ngày Ất ,Đinh,Tân, Quý –Sửu tốt.
Tháng 5 ( Ngọ ) : Tam sát hung không dùng.
Tháng 6 ( Mùi ) : Kiếm phong sát , an táng bất lợi.
Tháng 7 ( Thân ) : Ngày Đinh,Tân, Quý – Dậu , cát . Kỷ Mùi bình.
Tháng 8 ( Dậu ) : Ngày Quý , Đinh– Dậu cát . Ngày Quý , Đinh – Sửu cát.
Tháng 9 ( Tuất ) : Tọa Tam sát an táng bất lợi.
Tháng 10 ( Hợi ) : Ngày Đinh,Tân, Quý – Dậu , Ngày trực Khai thượng cát, Ngày Ất ,Đinh,Tân, Quý- Mùi bình.
Tháng 11 ( Tý ): Bính , Mậu,Nhâm – Thìn tốt. Bính , Mậu,Canh ,Nhâm- Thân bình , Hướng sát.
Tháng 12 ( Sửu ) : Kiếm phong sát , an táng bất lợi.
4/ Khảo chính giờ cát hung định cục .
Tý – Tốt , Sửu – Bình , Dần –Bình , Mão – Hung. Thìn – Tốt , Tị - Bình, Ngọ - Bình. Mùi – Hung . Thân – Tốt , Dậu – Bình . Tuất – Bình, Hợi – Hung.
5/Chọn các ngày tốt cho cục Tọa Cấn – Hướng Khôn , Kiêm Dần Thân.
Không nên dùng năm tháng ngày giờ Tị - dậu – Sửu ( Kim ) là phạm Tam sát hung.
Tháng Giêng ( Dần ) : Bính Ngọ, Nhâm Ngọ cát .
Tháng 2 ( Mão ) : Ngày Bính , Canh , Nhâm- Dần tốt. Ngày Bính , Canh , Nhâm – Thân thứ cát.
Tháng 3 ( Thìn ) : Ngày Giáp, Bính , Canh , Nhâm- Ngọ cát. Ngày Giáp, Bính , Canh , Nhâm- Thân cát. Ngày Giáp, Bính , Canh , Nhâm- Tý cát.
Tháng 4 ( Tị ) : Tọa Tam sát hung không dùng.
Tháng 5 ( Ngọ ) : Ngày Bính , Mậu ,Canh , Nhâm- Dần, Thân , Tý tốt.
Tháng 6 ( Mùi ) : Kiếm phong sát , an táng bất lợi.
Tháng 7 ( Thân ) : Bính Ngọ, Nhâm Ngọ, Trực Khai cát. Bính , Mậu , Nhâm – Thân , Tý cát.
Tháng 8 ( Dậu ) : Tọa Tam sát an táng bất lợi.
Tháng 9 ( Tuất ) : Ngày Bính , Mậu ,Canh , Nhâm- Dần, Ngọ cát.
Tháng 10 ( Hợi ) : Canh Ngọ, Mậu Ngọ cát.
Tháng 11 ( Tý ): Ngày Bính , Mậu ,Canh , Nhâm- Dần, Thân , Tý tốt. Thìn thứ cát.
Tháng 12 ( Sửu ) : Kiếm phong sát , an táng bất lợi.
6/ Khảo chính giờ cát hung định cục .
Tý – Tốt , Sửu – Hung, Dần –cát , Mão – bình. Thìn – Tốt , Tị - Hung, Ngọ - cát. Mùi – Bình . Thân – Tốt , Dậu – Hung . Tuất – cát, Hợi – Bình.
( Lưu ý : Phân cung định cục cho tứ duy Càn – Khôn – Cấn – Tốn, thì phân 2 mà luận Tọa Tam sát, để chọn ngày giờ như trên ).
CẤN SƠN – KHÔN HƯỚNG.
1/Cấn Sơn – Khôn Hướng.
Kiêm Sửu Mùi 3 phân – Tên là Thiên Thọ Long.
Thiên Thọ Long vị , chuyển hưng Long,
Nhất cử thành danh , bạn Đế Vương.
Nếu đặng Ngũ hành đồng nhập miếu ,
Đời đời con cháu thọ ấn phong.
Long ấy đại cát , được Long Thủy Cửu tinh nhập miếu, ngành trưởng và giữa vượng tướng, sinh người có mạng Kim và Thủy Thực lộc vạn chung, người mạng Thổ đại phú, nếu giầu thì chỉ 1 đời là hết .
Như hạ Huyệt 7 phân Cấn Sơn đầu, Thủy lưu Đinh , làm Mộc cục thượng cát. Hướng này hợp Thuỷ cục. Thủy ra Mộ khố là Sinh Hướng, 12 năm sinh quý tử, 18 năm đại phú, 24 năm ngành ngành đại vượng, công hầu khanh tướng , gần bậc Đế Vương , 5 đời con cháu đại vượng .
Nếu Thủy ra Hỏa cục thì Bệnh Hướng, tất suy bại , gia đạo đa hung, ứng vào các năm Hợi – Mão – Mùi. Hướng này không hợp Kim cục.
2/Cấn Sơn – Khôn Hướng.
Kiêm Dần Thân 3 phân – Tên là Thiên Khánh Long.
Thiên Khánh Long là phúc tinh . Phải xem tọa vị như thế nào để luận ? Nếu như Hỏa tinh lại tương ứng thì cập nhị đệ chí trung thư ( Dưới Thượng thư ). Thúc vị tại Mão, Hỏa tinh tại Bính – Ngọ - Đinh , Long ấy phú quý đều trọn vẹn . Ngành giữa và út phát trước . Người mạng Thổ thực lộc , người mạng Hỏa quý nhân , mạng Thủy thì giầu.
Nếu như hạ Huyệt 7 phân Cấn Sơn, đầu Tọa Giáp Dần – Hướng Giáp Thân – Thủy Long , Thủy Hướng, Dương lai , Dương tác , Lộc lai sơn đầu, thì người đặng phú quý . Mã đáo sơn Hướng , nhân đinh hưng thịnh . Hợp rộng rãi , có ao hồ ở Minh đường chứa nước .
Như Càn Tân , Canh Khôn , có Thủy triều , xuất Thủy tại Ất Thìn là thượng cách – Chính Sinh Hướng. Càn Nhâm làm Võ Khúc , Canh , Khôn , Đinh làm Tham Lang . Khôm làm nhất Dương , Tân làm Nhị Dương, Càn làm Tam Dương .
Sách rằng : Tam Dương Thủy lộ nhiều tiến lưu , đời đời con cháu phú quý tới Tam Công. Năm Thân – Tý – Thìn sinh quý tử . 12 năm đại phát . 24 năm phú quý lâm môn , 36 năm vị chí trung thư , tử tôn phú quý .
Nếu Canh Dầu Thủy lai triều thì là Văn Khúc , Mộc dục quá Đường, chủ phiêu lãng ly hương, sản nạn , tự ải , ngỗ nghịch , nhiều bệnh tật , bại tuyệt .
3/Cấn Sơn – Khôn Hướng.
Chính Hướng – Tên là Thiên Văn Long.
Thiên Văn Long vị, nên xem xét cẩn thận , nếu phạm sát , một đời sẽ tuyệt người hiền lương, truyền để các thời Sư được biết . Chớ nên xem thường an táng Hướng này. Long này nếu 6 phương Lục Tú tôn quý, chủ bạch ốc xuất thân ( Nhà nghèo xuất thân hay tay trắng làm nên ), trở thành siêu quần chúng.
Cấn làm Mã, Khôn Thân làm Cửu Thiên phú ngũ Lộc , Tị làm Sung Thiên Lộc , Hợi làm Đại Lộc quý nhân , Ngọ làm Võ nghĩa , Tý làm văn nghĩa . Nếu không tại Bính lại gia Càn Tốn, phương sơn phối hợp, cần có Võ Khúc Thủy triều nhập quy, xuất khố tại Ất Thìn là Sinh Hướng , xuất Mộ thì phú quý.
Nếu xuất tại Tốn Tị, Bính Ngọ là Tuyệt , Thai – Tiên phú , hậu bần . Hướng này Kim mạng thực lộc, Thổ mạng phú quý .
Như hạ Huyệt tại Cấn sơn , đầu Tọa Thiên văn – Hướng Thiên Bửu – THổ Long , Thổ Hướng, trong Dương sinh Âm , Thủy xuất Tốn Tị Bính thì cũng tạm cát . Năm Thân – Tý – Thìn đại phát , một đời phú quý , trước tuyệt ngành trưởng , đời đời nuôi con nuôi- Vậy cát chẳng vẹn toàn . Cục này sai Thủy pháp , Hợi – Mão – Mùi tuyệt. Hoặc có giảm sút – Do vậy bảo chính Cấn khó đương hạ Táng là vậy .
Triều Nguyễn có 13 vua, nhưng vì nhiều lý do nên chỉ có 7 khu lăng tẩm được xây dựng.
1/Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng). Lăng Gia Long còn gọi là Thiên Thọ Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Lăng thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này.
2/Lăng Minh Mạng - Hiếu Lăng. Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng do vua Thiệu Trị cho xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 để chôn cất vua cha Minh Mạng. Lăng nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km.
3/ Lăng Thiệu Trị - Xương Lăng. Lăng Thiệu Trị còn gọi là Xương Lăng nằm ở địa phận thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. Được vua Tự Đức cho xây dựng vào năm 1847 để chôn cất vua cha Thiệu Trị. So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có những nét riêng. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn.
4/Lăng Tự Đức - Khiêm Lăng. Lăng Tự Đức được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị, là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng. Lăng có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
5/ Lăng Dục Đức - An Lăng. Lăng Dục Ðức tên chữ An Lăng tọa lạc tại thôn Tây Nhất, làng An Cựu, xưa thuộc huyện Hương Thủy, nay thuộc phường An Cựu, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố chưa đầy 2 km; là nơi an táng của 3 vua nhà Nguyễn: Dục Ðức, Thành Thái và Duy Tân. Dục Đức lên ngôi năm 1883 được 3 ngày thì bị phế trất và mất, sau này con ông là vua Thành Thái (lên ngôi năm 1889) cho xây lăng để thờ cha đặt tên là An Lăng. Năm 1954, khi vua Thành Thái mất, thi hài được đưa về chôn tại địa điểm hiện nay trong khu vực An Lăng và được thờ ở ngôi điện Long Ân. Năm 1987, hài cốt vua Duy Tân được đưa về an táng cạnh lăng Thành Thái.
6/ Lăng Đồng Khánh. Lăng Ðồng Khánh còn gọi là Tư Lăng tọa lạc giữa một vùng quê thuộc làng Cư Sĩ, xã Dương Xuân ngày trước (nay là thôn Thượng Hai, phường Thủy Xuân, thành phố Huế). Nguyên trước đây là Ðiện Truy Tư được vua Đồng Khánh xây dựng để thờ cha mình là Kiên Thái Vương. Khi Ðồng Khánh mắc bệnh và đột ngột qua đời. Vua Thành Thái (1889-1907) kế vị trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế suy kiệt nên không thể xây cất lăng tẩm quy củ cho vua tiền nhiệm, đành lấy điện Truy Tư đổi làm Ngưng Hy để thờ vua Ðồng Khánh.
7/ Lăng Khải Định - Ứng Lăng. Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế là lăng mộ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng được xây dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi. Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi sự pha trộn kiến trúc Đông Tây Kim Cổ lạ thường, với các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo.
Các Lăng Tẩm Huế có một chủ đề tư tưởng chung nhưng lại mang phong cách nghệ thuật riêng. Sự dị biệt ấy được nêu ra bằng những tính từ sau :
Lăng Gia Long hoành tráng.
Lăng Minh Mạng thâm nghiêm.
Lăng Thiệu Trị thanh thoát .
Lăng Tự Đức thơ mộng.
Lăng Dục Đức đơn giản.
Lăng Đồng Khánh xinh xắn.
Lăng Khải Định tinh xảo.
Trong quá trình điền dã tại Huế vừa qua , rất tiếc Lăng Dục Ðức đang sửa chữa nên không vào được .Lăng Ðồng Khánh dienbatn chưa ghé khảo sát được , hẹn khi đủ duyên vậy.
Xin theo dõi tiếp BÀI 16. dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét