GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN VỀ KINH THÀNH HUẾ VÀ LĂNG MỘ CÁC VUA NGUYỄN. BÀI 21.
I.NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH KHỞI PHÁT CỦA 9 ĐỜI CHÚA VÀ 13 ĐỜI VUA NHÀ NGUYỄN.
II.LĂNG MỘ CỦA CÁC VUA NGUYỄN TẠI HUẾ.
1.LĂNG THIÊN THỌ CỦA VUA GIA LONG.
2. HIẾU LĂNG CỦA VUA MINH MẠNG.
3. XƯƠNG LĂNG(昌陵) - LĂNG CỦA VUA THIỆU TRỊ.
4. KHIÊM LĂNG – Lăng Tự Đức (chữ Hán: 嗣德陵)
5. LĂNG VUA KHẢI ĐỊNH.
6.CUỘC CHIẾN TÂM LINH RÙNG RỢN GIỮA NHÀ NGUYỄN GIA LONG VÀ NGUYỄN HUỆ - TÂY SƠN.
7. NHỮNG CUỘC TÀN PHÁ VÀ THẢM SÁT CỦA NHÀ TÂY SƠN. ( Bài đọc thêm phần tư liệu ).
8.ĐƯỜNG TOẠI ĐẠO Ở LĂNG VUA CHÚA TRIỀU NGUYỄN.
9.ĐÀN NAM GIAO TẠI VIỆT NAM .
I.ĐÀN NAM GIAO Ở THĂNG LONG.
1. Đàn Nam Giao Thăng Long Thời Lý - Trần- Lê:
2.ĐÀN NAM GIAO TẠI THÀNH NHÀ HỒ - THANH HÓA.
3. ĐÀN NAM GIAO TẠI THỌ XUÂN - THANH HÓA.
4. ĐÀN TẾ NAM GIAO CỦA TÂY SƠN Ở BÌNH ĐỊNH.
5. ĐÀN TẾ NAM GIAO TẠI HUẾ.
1/ ĐÀN TẾ NAM GIAO CỦA TÂY SƠN TẠI NÚI BÂN – HUẾ.
2/ ĐÀN NAM GIAO NHÀ NGUYỄN TẠI PHỦ DƯƠNG XUÂN THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN:
3/ ĐÀN NAM GIAO NHÀ NGUYỄN TẠI KINH THÀNH HUẾ.( Tiếp theo ).
TƯ LIỆU 1 : LỄ TẾ ĐÀN NAM GIAO TẠI HUẾ NĂM 1935.
Những hình ảnh về lễ tế Đàn Nam Giao được diễn ra vào năm 1935 cho chính vua Bảo Đại đích thân chủ trì.
Đám rước đi ra cửa thành qua cổng Ngọ Môn để đến nơi tế lễ.
Đám rước đi qua vọng lầu.
Cột cờ kinh thành Huế trong ngày tế lễ Nam Giao 1935.
Vua Bảo Đại ngồi trong kiệu trên đường ra tế lễ.
Xa giá vua Bảo Đại bắt đầu rời cung điện.
Rời kinh thành Huế đám rước tới ngoại thành.
Kiệu vua Bảo Đại tới Trai Cung. Trai Cung là một công trình kiến trúc trong Đàn Nam Giao.
Ban nhạc dân tộc phục vụ trong buổi tế lễ.
Ban nhạc dân tộc.
Đội trống trên đường đi.
Đội nhạc cổ truyền trong buổi tế lễ.
Đội thổi sáo trên đường đi.
Các vũ công nhảy múa trên đường đi.
Voi dẫn đầu đám rước, thời phong kiến trong các buổi lễ voi thường được đi trước mở đường.
Bản đồ các chòm sao trên lá cờ dùng cho việc tế lễ Đàn Nam Giao.
Bàn thờ vọng trong buổi lễ.
Các bệ thờ đặt ở Đàn Nam Giao.
Bắt đầu tiến hành tế lễ.
Toàn cảnh đám rước trong lễ tế Đàn Nam Giao.
Đám rước trở về.
Đám rước trở về đi qua cửa Ngọ Môn
Lễ tế Đàn Nam Giao cuối cùng của triều Nguyễn được tổ chức vào ngày 23/3/1945. có 10 trong tổng số 13 vị vua nhà Nguyễn đích thân tế hoặc sai người tế thay ở đàn Nam Giao với 98 buổi đại lễ được tổ chức.
Nguồn : lichsunuocvietnam.com .
Ngày xưa, các bậc đế vương coi mình là thiên tử - con trời, mà trời là đấng chí tôn giữ gìn vận mệnh và ban phát hạnh phúc cho muôn dân nên thường năm họ đều tổ chức long trọng lễ tế trời rất. Vì là con trời, thay trời trị dân nên đích thân nhà vua phải đứng làm chủ tế để chứng tỏ hiếu nghĩa của một người làm con.
Dưới triều Nguyễn, lễ tế trời được cử hành tại đàn Nam Giao vào trung tuần tháng hai hàng năm. Trước triều vua Thành Thái, lễ được tổ chức một năm hoặc hai năm một lần. Đến năm Thành Thái thứ 2 (1890), ba năm tế một lần.
Đàn Nam Giao được xây dựng xong vào năm Gia Long thứ 5 (1806) ở làng Dương Xuân, phía nam Kinh thành Huế, trong một khuôn viên đất dài 390m, rộng 265m, trên một vị thế cao ráo, thoáng đãng. Chung quanh khuôn viên bao bọc bởi một vòng tường thành bằng đá trổ 4 cửa rộng theo 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, trước mỗi cửa xây một bức bình phong rộng 12,5m, cao 3,2m, dày 0,8m.
Đàn gồm 3 tầng:
Tầng trên cùng gọi là Đàn thượng hình tròn nên còn gọi là Viên đàn, đường kính 9 trượng 6 thước, nền cao 7 thước. Bốn phía đều xây bậc lên xuống, mặt nam 15 cấp, ba mặt bắc, tây, đông đều 9 cấp. Xung quanh Đàn là một vòng lan can màu xanh tượng trưng cho trời (Thiên), cao 2 thước.
Tầng thứ 2 gọi là Đàn trung có hình vuông nên được gọi là Phương đàn, vòng lan can màu vàng tượng trưng cho đất (Địa).
Tầng dưới cùng gọi là Đàn hạ, cũng hình vuông, vòng lan can màu đỏ tượng trưng cho người (Nhân).
Bên trái đàn là Trai cung, nơi vua chay tịnh trước khi hành lễ. Bên phải có Thần khố (kho để đồ tế) và Thần trù (nhà bếp chuẩn bị lễ vật cúng tế).
Trước 1 ngày, bắt đầu từ canh 5, Cấm binh cờ xí, giáo mác đầy đủ, dàn bọc xung quanh đàn cả trong lẫn ngoài và các nhà Thần trù, Thần khố, Trai cung. Lính của các quân bộ Binh xếp hàng nghiêm ngặt vào vị trí phân định của mình dọc hai bên con đường xa giá của nhà vua đi qua, kéo dài từ trong Đại Nội đến bến Phu Văn Lâu, qua bến đò bờ nam sông Hương ở xã Dương Xuân, cho tới tận đàn Nam Giao. Đồng thời kỳ lão 6 huyện thuộc phủ Thừa Thiên bày hương án hai bên đường từ bến đò bờ nam đó cho tới tận đàn sở, họ phải quỳ đón và quỳ tiễn xa giá của vua cho đến khi nhà vua yên vị tại Trai Cung.
Đám rước bắt đầu vào lúc trời vừa tản sáng, mở đầu bằng việc các Thái giám bưng Đồng nhân trong phòng Trai cung điện Cần Chánh bàn giao cho quan Thái Thường tự; Đồng nhân này sẽ được rước lên đặt ở Trai cung tại đàn Nam Giao. Một không khí chờ đợi, nao nức sống dậy sau một đêm thiếu ngủ trong hàng vạn binh lính, các kỳ lão và các dân chúng từ mọi vùng đến xem. Cờ xí, giáo gươm dựng lên phấp phới. Thế rồi, phút chốc cờ vàng tung bay trên Kỳ Đài báo hiệu giờ phút vua lên đường đến Đàn Nam Giao để tế trời. Đoàn Ngự đạo tiến về Đàn Nam Giao với 3 đạo: Tiền đạo, Trung đạo và Hậu đạo.
Tiền đạo:
Dẫn đầu bởi hai thớt voi trang hoàng rực rỡ, trên mình dựng lầu sơn son, mõi thớt da một viên Quản tượng và 3 tượng binh điều khiển, chúng chậm rãi bước đi với dáng vẻ nghiêm trang. Tiếp theo sau hai thớt voi, tiền đạo được xắp xếp lần lượt như sau:
- Hai võ quan cưỡi ngựa cầm cờ Cảnh tất có lính che lọng, theo sau là các võ quan gồm một viên Đô thống và hai viên Chánh quản di hai bên; đến hai toán lính nhung phục, toán bên trái khiêng một cái giá trống, đều che lộng đỏ.
- Viên thống chế cưởi ngựa che lọng cầm loa đồng, chung quanh là một toán lính mặc nhung phục, cầm cờ Ngũ hành (cờ Kim, Mộc ở bên phải, cờ Thủy, Hỏa bên trái; cờ thổ ở giữa).
- Phường trống ngũ lôi (gọi là Ngũ lôi đồng cổ) mang não bạt, thanh la, trống (đánh hai tiếng một).
- 60 lính Ngự lâm áo nỉ đỏ cầm cờ Tam tài, Tứ phương, Vân cẩm, Long vân, Thập nhị thời thần, Phong, Vân, Lôi, vũ và 8 lính Ngự lâm cầm phan Thi huệ, Phu văn, Chấn võ, hành khánh.
- 4 cấm binh cầm một lá cờ Bắc đẩu lớn đi ở giữa hai bên là hai hàng lính cầm 28 lá cờ Nhị thập bát tú.
- Cổ xe Ngọc lộ do một thớt voi kéo, hai hàng kỵ binh và 14 bộ binh đi theo hộ vệ.
- Cỗ xe Long đình do 4 con ngựa kéo, hai bên che quạt lá vả thêu rồng, mây, chữ phúc, chữ thọ, 12 bộ binh đi theo hộ vệ hai bên.
- Ban Đại nhạc với trống lớn, ken lớn, thanh la, tù và, nhưng không cử nhạc suốt đường đi.
- Một toán lính dàn hàng tư cầm cờ Tam tài, Tứ phương, 10 cái tàn màu vàng.
- Cỗ xe Long đình để rượu, gọi là phúc tửu, được che bằng hai cái lọng vàng.
- Một Long tiễn che bằng 4 lọng vàng, có 20 bộ binh hộ vệ hai bên.
- Cuối cùng là kiệu Cửu long khúc bính che 2 lọng vàng, 4 bộ binh đi theo hộ vệ.
Trung đạo:
- Đi đầu là viên Thống chế cưỡi ngựa, hai bên có hai con ngựa đóng bành, theo sau là hai viên Chánh quản đi song song.
Hai giá trống, giá chiêng che lọng đỏ do một viên suất đội điều khiển đám lính khiêng, theo sau là một toán các võ quan.
- Ban Nhã nhạc với đàn, sáo, hồ, nhị, phách, sênh, tiền.
- Cỗ Long đình kim bảo đựng các thứ ngọc quý khi làm lễ do 6 người khiêng, hai hàng lính cầm tờ, quạt dàn hai bên để hộ vệ.
- Một đoàn lính Hộ vệ, Cảnh tất đi hàng hai, cầm cờ Thanh long, Bạch hổ, Huyền vũ, Chu tước, cờ Bát quái, Long, Phụng, Nhật, Nguyệt.
- Cỗ xe long đình che hai lọng vàng, trong đó chở các đồ tế phục của vua.
- Hai hàng lính Ngự lâm cầm tàn vàng, quạt vả, gương trường hộ vệ kiểu Cửu long khúc bính che hai lọng vàng, sau kiệu là các vị tôn tước.
- Bốn hàng lính Cẩm y mang 4 đèn lồng, 2 lư hương, 2 hộp hương, 2 phất trần, 2 chiếc gươm tuốt trần chuôi mạ vàng, 2 thanh Ngự kiếm, 16 chiếc gậy Kim ngô, 16 chiếc gậy ngự trượng, 8 cái búa vàng, 8 cái vớt vàng.
- Kiệu vua, hai bên che 4 chiếc lọng vàng bằng lụa thêu hoa, mây ngũ sắc; 4 chiếc tàn vàng bằng vóc thêu 9 con rồng; hai bên có 20 lính Thị vệ dàn hầu, đi sau là một ban Nhã nhạc vừa tiến hành vừa cử nhạc. Nhà vua ngồi trên long tiễn, đầu chít khăn vàng, mình mặc áo vàng, im lặng, trang nghiêm. Theo hầu sau kiệu vua là các hoàng thân, hoàng tử, các thái giám.
- Bốn người lính khiêng Ngự kỷ (ghế của vua) che 4 lọng vàng, một toán lính Túc vệ cầm búa vàng, vớt vàng, trường thương theo hầu.
- Xe nhuyễn như che 4 lọng vàng, có lính cầm cờ quạt đi hai bên.
- Một cỗ xe Long đình che 4 lọng vàng, chở các đồ Ngự dụng (những vật nhà vua dùng).
- 20 lính Thị vệ và hai con ngựa đóng bành.
- Cuối cùng là một đám lính cờ, quạt phấp phới, đủ màu.
Hậu đạo:
- Mở đầu là các quan đại thần ban võ như Đô thống, Thống chế, Đề đốc, Lãnh binh; theo sau là giá chiêng, giá trống và bốn hàng bộ binh dài cầm cờ Tam tài, Nhị thập thời trần, Nhị thập bát tú.
- Một cỗ xe Long đình che 2 lọng vàng, 2 quạt vả, bên trong đặt tượng Đồng nhân, tay cầm cái biển ghi hai chữ Trai giới. Theo sau là đông đảo các quan võ tứ phẩm, quan văn ngũ phẩm trở xuống, người cưỡi ngựa, kẻ đi võng do lính khiêng, có che lọng.
- Phần cuối của Hậu đạo, cũng là phần cuối của đám rước là một đám lính cầm cờ quạt và 2 thớt voi trang hoàng rực rỡ.
Đến giờ quy định, Phương đàn, Hạ đàn các hạng hương, đen, trầm, trà, các lễ phẩm trâu, bò, đèn, lụa, vàng, ngọc, chén, bát, xuôi, rượu…đều được xếp đặt đày đủ, tử tế vào các chỗ đã quy định. Các quan phân hiến, Bồi tế, Chấp sự có mặt ở vị trí của mình. Các ca công cung kính đứng chờ ở hai bên tả, hữu đàn. 30 viên quản cai, quản vệ, cai đội, hiệu úy của Thân binh, cấm binh dàn hàng hai bên Viên đàn. Hai bên bậc cấp Hạ đàn và Phương đàn, mỗi nơi có 8 viên quản vệ, cai đội lính Thân binh, Cấm binh giơ cao đèn, đuốc, kiếm chờ đón vua đến làm lễ.
Một vùng đèn đuốc sáng rực giữa bốn phương đắm chìm trong bóng tối, giữa hơi sương mùa xuân nhẹ buông xuống vạn vật… tất cả tạo thành một khung cảnh vô cùng trang nghiêm, huyền ảo… để chờ Vua từ Trai Cung ra Đàn làm chủ tế.
Sau khi lễ tế đã xong, chuông trống tại Trai cung gióng giả nổi lên. Đại nhạc, nhã nhạc, quân nhạc cùng nhất loạt cử hành. Kiệu vua đến cửa Bắc thì chuông trống ngưng tiếng; kỳ lão phủ Thừa Thiên quỳ đón, tiễn vua về Đại Nội. Đến bến sông Hương, vua ngự lên thuyền, thay lễ phục bằng thường phục. Thuyền ngự vừa cập bến Phu Văn Lâu, lính Thị vệ, Biền binh đã chực sẵn để nghênh đón. Ngự giá theo cửa Quảng Đức tiến về Ngọ Môn. Chuông trống trên lầu Ngũ phụng nỗi lên. Khi ngự giá vào tới điện Cần Chánh, Vua lên ngai vàng nhận lại kỳ bài do quan giữ thành đem nộp.
Có thể nói, lễ tế Nam Giao là đại lễ quy mô nhất, tốn nhiều công của nhất trong số các lễ hội triều Nguyễn.
dienbatn giới thiệu. Xin theo dõi tiếp BÀI 22.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét