TÌM HIỂU CHÂN LÝ,NGHIÊN CỨU VÀ THIỀN - HỒ VĂN EM. BÀI 4.
Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020
TÌM HIỂU CHÂN LÝ,NGHIÊN CỨU VÀ THIỀN - HỒ VĂN EM. BÀI 4.
GIỚI THIỆU : Trong 10 tập sách cuối đời của GS. NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG - Bộ SỨ MỆNH ĐỨC DI LẮC ( 10 tập - Hơn 1000 trang .Công trình của thầy Phương là sự tổng kết cho những nghìn năm trước và tiên đoán và đề xuất chiến lược cho nghìn năm nay và những nghìn năm sau.) thường có nhắc đến cụ HỒ VĂN EM , và GS. NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG coi đó là người có thể kế tiếp những công trình mà Thày còn đang dang dở. Bữa nay dienbatn xin giới thiệu về một Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp mà cụ HỒ VĂN EM viết lại. Tùy theo từng sở kiến của từng người có thể tin hay không tin , nhưng nếu chịu khó đọc , chúng ta cũng có thể vỡ lẽ ra khá nhiều. Xin trân trọng giới thiệu. dienbatn.
BÚT TÍCH CỦA GS. NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG.
( Kính tặng anh Hồ Văn Em - Những người như anh đều được những người chân chính kính trọng - Hồ gia trang 19/3/4 - NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG.)
( Ta đã hoàn thành trách nhiệm đưa Phật Di Lặc trao cho tôi. Đây là sự bàn giao trách nhiệm của ta cho anh Hồ Văn Em trước khi tôi trở về - NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG.)
Ông Hồ Văn Em.
BÀN VỀ THIỀN
Thiền giúp
cho máu chạy điều hòa, hơi thở nhẹ nhàng và chậm lại. Trong khi đó, con người dần
dần mất hết ý thức về cảnh vật bên ngoài, và nhờ đó mới có thể gom cái tâm mình
lại về bên trong, để có thể hoà hợp với tâm thức siêu đẳng của vũ trụ.
Có những
chất bợn nhơ, những chất độc ẩn tàng trong bộ thần kinh, trong gân máu, thì người
ta không dùng thuốc gì mà tẩy nó ra được. Bởi đó mới cần đến phương pháp kiểm
soát hơi thở, để tinh luyện những gân máu làm cho chúng hết bợn nhơ.
Phương
pháp chế ngự hơi thở có thể chuẩn bị một trạng thái là kềm chế được tư tưởng,
được mọi cơ tạng trong châu thân, được những giác quan. Đó là phần quan trọng
hành giả cần tập luyện: bởi vì do nơi giác quan mà ta cảm xúc được mọi vật. Khi
kềm chế được giác quan thì tất nhiên ngoại cảnh, những sự cám dỗ bên ngoài,
không thể lay động tâm ta được nữa...
Đức Thích
Ca nhờ tham thiền nhập định sáu năm dưới cội bồ đề mới được chứng quả “Lậu Tận
Minh” thấu đặng máy huyền vi của Tạo Hóa. (Trích tập san “Tìm Hiểu
Thông Thiên Học” số 25.)
“Tham thiền
là để dòng tâm thức thiêng liêng cứ mãi cuồn cuộn chảy xuống không ngừng...
Trong lúc tham thiền, những tư tưởng phàm tục, những dục tình đều phải tắt hẳn.”
(Nhà tu đại đức Swami Sivananda Sarasvati.)
“Tham thiền
là làm cho thần định lại để thông hiểu và đạt lý, hầu diệt những điều xấu xa, ô
trược của lòng mình.” (Na Tiên Tỳ Kheo.)
“Tham thiền
là cái chí nguyện nồng nàn khó tả của tâm hồn hướng về với vô cùng, vô tận.”
(Bà Blavatsky, chân sư bên Thông Thiên Học.)
“Tham thiền
là một động cơ rất mạnh cho sự tiến bộ về đường tinh thần, trí thức và đạo lý.”
(Ông Pythagore.)
“Nên ghi
vào chương trình nhà trường để dạy nam nữ học sinh lớn nhỏ sự tham thiền luận
lý và ứng dụng. Tôi thấy nó là một cái sức mạnh dở nổi hoàn cầu.” (Bác sĩ
Isnard.) (120)
Các vị tổ
sư như Lão Tử, Liệt Tử và Quang Tử...đều lấy sự tham thiền làm nền tảng cho sự
tu thân của mình.
“Tham thiền
là con đường duy nhất đưa đến cõi trường tồn, đến sự phúc lạc miên tràng. Kẻ
nào không định trí, tham thiền là những kẻ sát hại thần hồn...”(Ông
Sivananda.)
120 Bác sĩ
là một nhà tu Phật đã chết tại Hà Tiên.
Tham thiền
đem vật thực cho linh hồn, và đưa đến trực giác cho phàm nhơn hiệp nhứt với
Chơn nhơn. Nó ví như cái thang thần bí, cái cầu linh vô giá nối liền trần gian
với Tiên cảnh.
Tham thiền
sẽ đưa tâm con người lên đến cái Chơn lý duy nhất. Nhờ tham thiền ta tập nghe,
tập thấy và tập cảm những cõi mà xác thịt không trực tiếp đặng.
Cảnh trần
là cảnh đau thương. Nếu ta muốn tránh sự khổ não của bánh xe luân hồi thì phải
gắng sức tham thiền. Ấy là con đường duy nhất đưa ta từ cõi giả đến cõi chơn, từ
cõi vô minh đến nơi sáng suốt, từ cõi tử đến cõi trường sanh.
Cái mãnh lực
tham thiền ví như lửa tam muội, nó đốt tan những sự ô trược của lòng dục vọng
và đưa đến cảnh minh triết thiêng liêng.
Tham thiền
là một linh dược cho tinh thần và xác thịt, luồng điển thiêng liêng chảy xuống
thấm nhuần sớ thịt, có thể trị nhiều chứng bệnh như thần kinh, đau tim, bao tử
v.v...
Sự suy rộng
thanh cao của người tham thiền sẽ túa rải ra muôn dặm như sự rung động âm thinh
chuyển đi trong làn không khí đem lại cho vạn ức người sự an tịnh và chí quật
cường.
Nếu người
tham thiền mà nhập định được (nghĩa là cái trí hết hoạt động) thì điển lực bay
bổng tận chín từng mây thấm nhuần vũ trụ.
Ta chỉ có
đặng sự Vĩnh Phúc hoàn toàn là khi ta yên tịnh tham thiền.
Tham thiền
là làm cho phát triển những tư tưởng mạnh mẽ và trong sạch.
Cũng như
mùi hương của cây hương trầm, từ xa bay lại, người biết tham thiền toả ra một
luồng từ điển sưởi ấm lòng ai đau khổ.
Những vật
hữu hình đều thuộc về giả. Mà tất cả sự giả đều phải tiêu tan trước sự hiểu biết.
Những cái gì đem đến sự hiểu biết? Ấy là sự tham thiền.
“Thiền đứng
riêng một chân trời cùng tuyệt, chủ trương chỉ thẳng vào nơi tánh, thấy thẳng tự
nơi tâm để tức khắc thành PHẬT khỏi phải khổ tu nhiều kiếp.”(Mahamaitri)
Với tu sĩ
Bạch Liên Phạm Ngọc Đa (Huynh trưởng bên Thông Thiên Học) thì thiền như sau
đây:(121) Thắng phục cái trí và rèn luyện
nó thành một khí cụ tốt cho Chơn Nhơn. Giúp cho Phàm Nhơn (đương hoạt động ở cõi trần)
và Chơn Nhơn từ cõi niết bàn xuống Thượng Thiên thấy và hiểu rõ nhiều phương diện
khác của Chơn Lý.
121 Trích
"Đạo Lý Thực Hành" trang 50.
nhất là mỗi ngày một lần, con người nhớ đến những
việc thanh khiết, cao siêu và tư tưởng vượt qua cuộc đời phù hoa mộng ảo lên đến
cõi tinh thần siêu việt.
Nó là phương pháp tập thể thao cái Vía và cái
Trí,nhờ vậy hai thể này trở nên mạnh mẽ và sáng suốt, thần lực lưu thông dễ
dàng.
Lợi dụng nó đặng mở mang những tánh tốt.Đem
tâm con người lên mấy cảnh cao, nhờ vậy khi trở về nhập xác con người sẽ sáng
suốt hơn.Nó là bước đầu tiên giúp cho con người có thần
nhãn, huệ nhãn và hiểu được sự bí mật của Tạo Công.Người tham thiền mỗi ngày có một sức mạnh lạ lùng
không ai biết mà cũng không ai tưởng tượng được.
THIỀN VỚI
TÂY PHƯƠNG (ÂU MỸ) (122)
Sự phát triển của thiền tại Tây phương đã mạnh
đến nỗi thiền đã trở thành một yếu tố quan trọng trong cuộc sống trí thức và
nghệ thuật của người Tây phương (Alan W. Watts, nhà văn Anh Quốc, hội viên hội
nghiên cứu Á Châu của Mỹ Quốc).
Sự xuất hiện của tư tưởng thiền tại thế giới
Tây phương là một sự kiện quan trọng cũng như sự xuất hiện của tư tưởng, lý luận
Descartes (nhà văn Paulhan, Hàn Lâm Viện Pháp).
Những ý tưởng xúc tích mới của thiền có thể
đem áp dụng vào khoa Nhân tâm học và khoa Tâm lý học tân tiến (nhà Tâm lý học nổi
tiếng Mỹ, bác sĩ Fromm và H. Kelman).
122 Trích
báo “Khoa Học Huyền Bí”.
Tiếp đây, xin hiến quý bạn một bài nói về thiền
rất đặc sắc của Đại Đức G. Hodson:(123)
Tôi sẽ nói một cách giản dị. Tôi lấy ví dụ
không phải thuộc về vô tuyến điện mà thuộc về điện thoại.
Nói theo
danh từ điện thoại, thì chẳng khác nào mình gọi Chơn Nhơn bằng điện thoại vậy.
Mình quay số điện thoại làm sao cho đúng để gọi Chơn Nhơn mình trả lời.Muốn vậy ta
cần phải biết số điện thoại và phải biết ngôn ngữ của Chơn Nhơn nói với mình. Thí dụ, ta muốn gọi Chơn Nhơn của ta bằng điện
thoại thì phải làm thế nào? Ta phải biết số mấy, rồi quay cho đúng mấy số đó và
đặt ống nghe nơi lỗ tai.Bây giờ Chơn
Nhơn trả lời bằng cách nào? Tôi xin đóng vai phàm nhơn dùng điện thoại để kêu gọi
và tôi cũng xin đóng vai Chơn Nhơn để trả lời. Chư huynh đệ sẽ có dịp
nghe câu đối đáp giữa hai đàng như vầy:
– Alô, Chơn Nhơn có đó không?
– Lẽ tự nhiên là tôi có ở đây từ hồi nào đến
giờ.
– Anh nói ở đây có nghĩa gì? Ở đây là ở đâu?
– Lẽ tất nhiên là trong người anh chớ ở đâu.
– Ủa nói vậy anh ở gần như vậy sao?
– Tự nhiên là tôi ở gần.
– Vậy tại sao mà anh không có điện thoại tôi hằng
ngày?
– Có khi tôi cũng ráng kêu anh, nhưng anh để ống
nói ở đâu?
123 Trích
“Tìm Hiểu Thông Thiên Học” số 67, 68
– Tư tưởng
anh đưa đến cho tôi là ống nói đó chớ gì. Cái đó không phải là vật cụ thể, nó
thuộc về vô hình.
– Mà anh có khi nào nghe được tôi hay không Chơn Nhơn?
– Có khi tôi nghe được anh bằng lương tri của
anh,bằng cách làm cho anh luôn luôn cố gắng để trở nên người tốt và sửa đổi
luôn. Anh biết rằng: “Mỗi khi anh có ý sửa
mình muốn trở nên người tốt, đó là tiếng nói của tôi đó. Nếu tôi để anh riêng một
mình, thì chắc anh không phải là con người.
– Cảm ơn anh nhiều lắm, nhưng xin lỗi anh có
thể cho tôi biết
được anh là ai? Sự thực anh là ai?
– Lẽ tất nhiên, tôi là con người thật của anh
chớ ai?
– Bây giờ mỗi khi tôi muốn nói chuyện với anh,
tôi phải làm thế nào?
– Anh hãy luôn luôn tưởng nhớ tới tôi. Điều đó
sẽ khích động đến tôi. Bây giờ, anh sẽ giữ yên lặng cho đến khi nào anh nghe được
tiếng nói của tôi.
– Điều đó rất tốt. Tôi xin cám ơn Chơn Nhơn. Mỗi
ngày tôi sẽ tưởng nhớ đến anh và sẽ làm khích động tới anh phải không?
– Phải rồi, nhưng anh còn phải khích động tới
tôi đều đều và hằng ngày mới được.
– Như thế thì được. Nhưng chừng đó anh có thể làm
gì cho tôi?
– Tôi có thể hoàn toàn thay đổi anh nếu anh để
cho tôi làm. Tôi có thể đem đến cho anh sự hiểu biết sáng suốt nếu anh muốn.
Tôi có thể làm cho Chơn Lý chói rạng
trong lòng của anh, nếu anh muốn. Tôi có thể làm cho những sợ sệt buồn rầu của
anh trở thành yên lặng tự tại. Tôi có thể làm cho anh dứt bỏ được lòng tham vọng,
giàu sang, địa vị và làm cho lòng tham vọng của anh trở thành điều khát vọng
Chơn Lý.
– Tôi xin cám ơn Chơn Nhơn đã cho tôi biết điều
đó là điều mà tôi sở vọng hằng ngày. Chơn Nhơn còn có thể làm được điều gì đó
cho tôi?
– Tôi có thể làm cho sự giả dối của anh trở nên
mạnh mẽ để anh có thể thắng đoạt được sự thiếu sót của mình. Tôi có thể làm cho
cơn giông tố bão bùng trong lòng anh trở nên im lặng và đem tới cho anh sự yên
tĩnh trong tâm hồn.
– Tôi xin cám ơn anh là Chơn Nhơn của tôi.
– Vậy thì bây giờ anh hãy bắt đầu đi, tôi sẵn
lòng làm những điều đó cho anh, nhưng mà anh cần phải nhớ khích động đến tôi hằng
ngày và đều đều để không khi nào quên. Anh phải nhớ luôn luôn khích động đến
tôi và làm sao hợp nhứt được với tôi, thì tôi mới có thể giúp anh được.
– Tôi xin cám ơn Chơn Nhơn và từ nay tôi sẽ cố
gắng để làm theo. Những điều anh nói có vẻ giản dị vô cùng, vậy xin anh lập lại
một lần nữa: làm cách nào tôi có thể khích
động đến anh?
– Anh có lý. Điều đó rất giản dị vô cùng. Đây
là những điều anh cần phải làm nếu anh muốn biết thật Chơn Nhơn của anh. Nếu
anh muốn biết tôi và phần thiêng liêng của anh, đó là điều khó khăn nhứt mà anh
phải làm, tức là anh sẽ nạp cái con người của anh cho ý chí thiêng liêng. Hãy cố
gắng làm được điều đó và hãy giữ im lặng hoàn toàn. Anh hãy nghe tiếng nói của
tôi. Hãy nghe tiếng nói của cõi lòng anh tức là của Chơn Nhơn anh. Chừng đó anh
sẽ nghe được tiếng nói của tôi. Anh sẽ nhận được quyền năng của tôi và anh sẽ
không khi nào cảm thấy yếu hèn. Anh cũng không cảm thấy bị cô độc, bị khổ sở
hay bị điêu đứng bất cứ lúc nào.
– Tôi xin cám ơn anh và tôi sẽ kêu gọi đến anh
bắtđầu từ ngày mai.
Thưa quý bạn, trên đây là một câu chuyện nói
đùa,nhưng sự thật nó diễn tả được cách làm khích động Chơn Nhơn bằng phương
pháp tham thiền.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét