Bửu Trung - Bố chánh tỉnh Bình Định.
Phần mộ của Võ Tánh.
Ngày 17/7
nhuận ( 20/9/1938 ) đền Hiểu Trung đã được khánh thành rất long trọng.
Đền này nằm
cách Thành Bình Định 4 km, để thờ 2 danh Thần của triều nhà Nguyễn : Hậu quân Đô thống Chưởng phủ sự Võ Tánh và Lễ bộ Thượng thư Ngô Tùng Châu, mà sự tưởng
nghĩ đến 2 vị còn rất sinh động trong ký
ức của tất cả hàng văn nho An Nam.
Được xây dựng
dưới triều Vua Gia Long , ở địa điểm được gọi là Đồ Bàn Thành- Một vị trí trọng
yếu đã bị Tây Sơn chiếm đóng trong 3 năm – Được trùng tu dưới triều Minh Mạng ,
bộ sườn của đền đã bị mối mọt , lại bị hư hại nặng bởi các trận bão trong 2 năm
1932 – 1933. Tình trạng đổ nát quá trầm
trọng của ngôi đền đã gợi nên một tình cảm chán nản buồn sâu xa cho khách đi
ngang qua đấy .
Thành Đồ Bàn sau ngày là Thành Bình Định.
Tuy nhiên ,
vì lý do là tình trạng bấp bênh của các nguồn tài chánh công cộng , nên những
đơn xin kinh phí đã được các quan tỉnh thần đương nhiệm gửi đi nhiều lần để xin
kinh phí tái thiết ngôi đền , đều chưa
thể được duyệt y .
Tổng đốc
Nguyễn Phiên , ông Bố chánh Bửu Trưng và ông Án sát Lê Văn Định đã cùng nhau
xin phép mở một cuộc lạc quyên trong tỉnh nhà , mà số tiền lạc quyên được sẽ
dùng để trùng tu ngôi đền Hiển Trung , đồng thời cũng trùng tu luôn ngôi đền Vạn
Thành ( Văn Miếu ).
Chính sự ân
cần lớn nhất mà dân chúng đã đáp ứng lời kêu gọi của ngài Tổng đốc . Một tổng số
tiền hơn 4000 đồng được thu góp một cách nhanh chóng . Một nghìn đồng bạc được
dành cho công trình trùng tu Văn Miếu , và số còn lại , có thể hơn ba nghìn đồng
dành cho đền Hiển Trung . Khởi sự vào tháng 8 âm lịch năm ngoái ( 1937 ), dưới
sự kiểm soát và giám thị của một ban trùng tu đền gồm có các quan Tỉnh thần đang
tại chức và các thân hào nhân sĩ An Nam trong tỉnh . Công việc trùng tu đền Hiển
Trung đã hoàn tất vào đầu tháng 7 nhuận âm lịch ( Septembre 1838 ). Toàn bộ đồ
án việc xây dựng này đã tạo nên một tuyệt tác về kiến trúc , đã sắp nó vào số
những đền đài kỷ niệm lịch sử đẹp nhất và tạo cảnh ngôi đền thành một cảnh quan
đẹp nhất trong tỉnh nhà .( PB XXXVI, trên ).
Ngôi đền được
bao quanh bằng một vòng thành xây vôi gạch . Người ta đi vào đền bằng một cổng
tam quan có 3 lối vào , chắc chắn , oai nghiêm , diễn đạt có nghệ thuật mà những
du khách đến thăm viếng , đã ngắm với sự thán phục trầm trồ và kính trọng . Ở
bên trong , thoạt tiên , người ta thấy một nền cột cờ , bên trên nền có một cây
cột rất cao , rồi đến một cái sân chầu rộng. Hai bên tả hữu sân này có 2 ngôi
miếu nhỏ , một miếu để thờ Thổ Thần , miếu kia để giành thờ người con gái Đô thống
Huyên ; người con gái này từng được giao nhiệm vụ mang một thông tin mật từ chỗ
bị bao vây tới báo cho Hoàng đế Gia Long biết . Sân này lại cho một lối vào một
vòng thành xây lộng thứ 2 , ở chính giữa lại có một bức bình phong lớn . Sau
bình phong là ngôi đền Hiển Trung vươn lên uy nghi , lộng lẫy ( Pb XXXVI, dưới
).
Một miếu để thờ Thổ Thần
Sân chầu.
Bên trong đền
có vẻ thoáng mát dịu dàng và không diêm dúa , lấp lánh màu sơn son thiếp vàng
.Trên án thờ ở gian giữa có đặt 2 bài vị của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, và một
bài vị khắc nhiều tên của một số trung thần và dũng tướng của Hoàng Đế.Bên phải
và bên trái là 2 án thờ để thờ linh hồn các tướng sĩ đã bỏ mình trên các trận
đánh . Xung quanh các bức tường treo vô số các câu đối tán dương công trạng của
2 vị công thần lớn lao ấy và được các nhân vật cao cấp trong triều đình tiến
cúng.
Ngôi đền đi
thông tới một ngôi tháp hành bát giác có tầng ( Pb XXXVII) , bằng một hành lang
dài có mái lợp bên trên và có kèm hai bên lối đi bằng tường thấp. Trong bát
giác này có dựng bia tưởng niệm do các quan tỉnh thần Bình Định cung soạn dâng
cúng để tưởng nhớ hai trung thần Võ Tánh và Ngô Tùng Châu.
Lầu Bát giác.
Cách nhà bát
giác độ 4 m , người ta thấy có ngôi mộ Võ Tánh ( Pb XXXVIII, trên ) . Chính nơi
đây Võ Tánh , bởi lòng trung đối với Hoàng Đế , và để những toán quân khỏi chết
, đã tự đốt lầu bát giác để thiêu mình và ngôi mộ của ông có hình chữ nhật và
có mẫu trang trí nhã , bên trên được trang trí một mô típ phúng dụ ( un motif
allégorique ) : “ Một trái tim tỏa hào quang “, mô típ đó muốn chỉ quả tim Võ
Tánh , một bề tôi trung dũng vẹn toàn .
Mộ Võ Tánh
Nằm kề bên mộ tướng Võ Tánh là mộ Ngô Tùng Châu hình chữ nhật. Hài cốt của ngôi mộ này đã được cải táng về Phù Cát, Bình Định.
Bên phải
ngôi mộ Võ Tánh , có ngôi mộ Đô thống Nguyễn Tấn Huyên , ông này cũng tìm một
cái chết vinh quang bên cạnh chủ tướng của
mình . Đó chính là một khối hình chữ nhật bằng xi măng tô (Pb XXXVIII, dưới )
cũng khiêm nhường như cuộc sống của Nguyễn Tấn Huyền đã từng sống.
Đó là sự
miêu tả tóm lược ngôi đền Hiển Trung , vừa được trùng tu bởi các quan tỉnh thần
tỉnh Bình Định , và lễ lạc thành ngôi đền đã được tổ chức vào ngày 10 Septembre
( Tháng 9 ) năm 1938 .
Buổi lễ lạc
thành này được khởi đầu bằng một lễ tôn giáo gồm có tất cả những nghi thức tốt
lành . Đến tham dự có nhiều người như quan Tham tri Tôn Thất Ngân , đại diện của
triều đình Huế , cựu Tôn nhơn của Phủ Tôn nhơn , làm đại diện là bà Hoàng Thái
hậu , các nhà đương cục của tỉnh nhà, các thân hào nhân sĩ trong tỉnh , cũng
như con cháu trực hệ của Võ Tánh và của Ngô Tùng Châu ( Pb XXXIX, trên và dưới
) +(Pb XL).
Phần lễ theo
Tôn giáo được chủ trì bởi hòa thượng trụ trì chùa Thập Tháp ( XLI, trên ).
Những tín đồ
Phật giáo , những khách hành hương đến từ khắp mọi miền trong tỉnh để dâng của
cúng và cầu nguyện trước án thờ được dựng lên để thờ đức Phật.
Buổi lễ lạc
thành nói chung mọi điểm đều thành công , đã chấm dứt bằng lời tuyên đọc tiểu sử
của Võ Tánh và của Ngô Tùng Châu , do ông Lê Văn Định , Án sát tỉnh nhà soạn đọc ( XLI , dưới ).
CÁC CÂU ĐỐI.
Xưa chiến lũy bị vây này , quyết giữ
lòng trung cùng Vua , nước ; hai quan văn võ tranh nhau tìm cái chết.
Nay còn gì lưu dấu lại , ngoài cây đa
gợi nỗi u sầu ; một nấm mồ chung truyền mãi dấu anh hùng.
Triều Bảo Đại
năm thứ 8 ( 1933 ) được cung tiến bởi ngài Phạm Quỳnh – Chánh ngự tiền Văn
phòng , Thượng thư Bộ Quốc gia giáo dục.
Các ngài là những vĩ nhân , do chết vinh quang
, anh hồn bày mãi lên cao tới tận màu xanh lồng lộng giữa bầu Thiên đỉnh.
Còn lại nơi chiến lũy này , tấm bia
tưởng niệm , điện thờ uy nghi giữa ruộng đồng bát ngát b, nhắc tên Nước , Tổ dịu
dàng thay!
Triều Bảo Đại
năm thứ 8 ( 1933 ) – Tiến cúng bởi các quan tỉnh thần tỉnh Bình Định . Tổng đốc
Nguyễn Phiên , Bố chánh Nguyễn Hữu Lữ , Án sát Tôn thất Chiêm Thiết , Lãnh binh
Hồ Văn Thùy.
Đền thờ nhị vị anh hùng nhắc nhở tinh
thần dũng trung cao vợi;
Tháp lầu bát giác nơi đây còn lưu chứng
tích sống mãi dài lâu.
Triều Bảo Đại
năm thứ 13 ( 1938 ) được cung tiến bởi ngài Phụ chánh Đại thần Tôn Thất Hân.
Đức Cao Hoàng đế đã có bề tôi dũng cảm
trấn giữ và duy trì chốn Kinh đô vững chắc , đó là nhờ một tin đưa bí mật mà
Ngài có thể lấy lại Sơn hà xã tắc;
Chỗ xưa kia là chiến lũy , nay hóa
thành một đền thờ muôn thuở với tháp hình bát giác , từ nơi đó mà danh thơm của
2 vị anh hùng lan mãi ra tận thế giới mênh mông .
Triều Bảo Đại
năm thứ 13 ( 1938 ) được cung tiến bởi các ông Đào Phân Duẩn , Nguyễn Văn Hoành
và Cao Đăng Đệ.
Những ghi
chú tiểu sử khắc trên bia tưởng niệm do các quan tỉnh thần tỉnh Bình Định cung
tiến để tưởng nhớ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu .
“ LỜI NGƯỜI
DỊCH : Không có nguyên văn bằng chữ Hán , chúng tôi chỉ y theo nguyên bản Pháp
văn để dịch lại , không giữ hình thức đối.”
TIỂU SỬ VÕ TÁNH , HOÀI QUỐC CÔNG.
Võ Tánh ,
Hoài quốc công , người nguyên quán Phước Yên, Tỉnh Biên Hòa . Hiền Tổ khảo của
ông tên là Xã, đã được truy tặng hàm Cai cơ ( tức Đại úy ) , Hiền khảo của ông
tên là Toán đã được truy tặng hàm Chưởng cơ ( tức Đại tá ) . Em ông tên là Nhàn
, cũng giữ chức Cai cơ. Vào năm Giáp Thìn ( 1783 ) , khi quân Tây Sơn tiến về
Gia Định , Hoàng đế Gia Long bôn đáo ở Băng Cốc . Trong thời gian đó ở Phù Viên
( Gia Định ) , Võ Tánh tự hoạt động, mộ người tài năng hiến mình vì nhà Nguyễn
, và tổ chức lại những đạo quân tình nguyện của ông Nhàn anh em ông.
Các lãnh tụ
Tây Sơn nói với nhau rằng : ở Gia Định có 3 người anh hùng ,mà Võ Tánh là một,và
họ khuyên bảo người của họ không nên tấn công vào 3 người này.
Hoàng đế sau
khi đã thăm dò những ý hướng thật tình , đã cho gọi ông đến trước nhà Vua , chỉ
định ông làm Tiên phong dinh Khâm sai Tổng nhung , Chưởng cơ , để cầm quân đi đánh
lại quân Tây Sơn . Lại cho ông kết hôn với người con gái cả của Vua là Công
chúa Ngọc Du.
Võ Tánh là
người rất có thiên bẩm , thành thạo với nghề cầm võ khí . Những hoạt động hiển
hách của ông đã lôi cuốn được sự ngưỡng mộ của Hoàng đế Gia Long . Ngài đã
không ngớt lời ban khen ông : “ Một Chưởng cơ có tài như khanh là khá sánh với
các vị anh hùng huyền thoại. Thật là một phúc lớn cho nước nhà “.Khi đóng quân ở
Diên Khánh ( Nha Trang ), mà ông là người bảo vệ thành , chống lại quân Tây Sơn
, Hoàng đế đã ban lời dụ cho ông : “ Trước sự hiện diện của một tên loạn tặc (
un rebelle) mạnh và độc ác như tên Tây Sơn Diệu , thì khanh có thể giữ được trọn
vẹn thành mà khanh trấn giữ . Một cách chắc chắn là người ta chỉ có thể nhận thấy
một sự đối kháng của cái cây khi có gió bão “. Và để khích lệ ông , nhà Vua đã
thăng ông lên chức Khâm sai Hậu quân Bình tây Nguyên soái Đại tướng quân .
Vào năm Kỷ Vị
( 1799), Hoàng đế Gia Long , tự thân chỉ huy hạm đội và các toán thủy quân của
mình , tấn công Quy Nhơn , và đã giáng cho quân Tây Sơn một đòn bại trận tan
nát. Thành Bình Định rơi vào tay quân đội của nhà Vua , quân nhà Vua bắt được
hơn 6000 tù binh. Đấy là một trận đại thắng. Ngây ngất bởi sự thành công này ,
nhiều võ tướng muốn tiếp tục tiến về Phú Xuân ( Huế ) ; Nhưng theo lời khuyên của
Võ Tánh , ông cho rằng sự mạo hiểm này là quá liều lĩnh , vì duyên cớ là tình
trạng mệt mỏi của quân đội . Hoàng đế đã lui về Gia Định , và giao sự thủ thành
Bình Định cho Võ Tánh , bằng cách lưu lại với ông , để trợ thủ cho ông quan
Tham tri Bộ Lễ Ngô Tùng Châu.
Nghe được
tin này , các tướng Tây Sơn như Thiếu phó Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng bàn
tính với nhau để mở một cuộc tấn công kết hợp cả trên bộ lẫn trên biển , để
đánh thành Bình Định. Tất cả bằng cách nắm lấy những biện pháp cần thiết để cắt
đứt con đường của đạo quân nhà Vua có thể đến tăng viện . Võ Tánh phái Lê Chất
vào Gia Định để báo cho Hoàng đế hay tình thế. Trong thời gian đó thành Bình Định
đã bị quân Tây Sơn bao vây. Hoàng đế Gia Long , đặt tất cả niềm tin tưởng vào
Võ Tánh và vào các đạo quân của nhà Vua .Ngoài ra quân nhà Vua lại cho rằng
trong thành vẫn có đủ lương thực , để sống mà giữ thành trong 1 năm , nên Vua
không phải vội vàng phái những toán quân trù bị ra tiếp ứng . Ngài muốn đợi đến
mùa Xuân , sau trận gió mùa thổi mạnh , đem lại khả năng và không quá liều lĩnh
để vận chuyển quân đi đường biển.
Vào năm Canh
Thân ( 1800 ) , khi nghe được tin những đạo quân tăng viện đã kéo đến hải cảng
Cù Mông , Võ Tánh đã bất ngờ liều một trận đánh , và giáng một đòn thất bại nặng
nề cho quân địch đang bao vậy . Mặc dầu thế , ông đã không đạt được việc đánh bật
quân bao vây ra khỏi vị trí chắc chắn của họ được . Những toán quân dự bị , mặt
khác , đã không thể nào đến tận thành được , nên cũng không đem lại một lợi ích
nào cho quân lính bị bao vây.
Vào năm Tân
Dậu ( 1801 ) , Hoàng đế quyết định hy sinh thành Bình Định , để cứu lấy vị Đại
tướng quân và các toán lính của Ngài. Nhà Vua đã gửi cho Võ Tánh một thông điệp
để ra lệnh cho ông bỏ thành và rút lui. Nhưng nghĩ rằng tất cả mọi lối thoát đều
bị chận kín , và phương sách cuối cùng để thoát ra ngoài là liều mạng mở một trận
đánh lớn , nghĩa là phó thác cho quân lính của ông cho một sự chém giết loạn xạ
, không thể nào tránh đực . Võ Tánh đã dâng biểu tấu lên Hoàng đế bằng những lời
lẽ như sau : “ Hiện tại , đại quân Tây Sơn đều ở cả Bình Định , thành Phú Xuân
( Huế ) bị bỏ trống. Cơ hội thực tốt , vậy thần kính cẩn dâng lên Hoàng đế cho
dong buồm tiến về Phú Xuân , và cho đánh chiếm thành ấy . nếu cái chết của thần
có thể để đổi lấy thành Phú Xuân , thì thần rất hài lòng , và thần tin rằng kế
này sẽ hảo diệu hơn là nỗ lực tìm cách cứu thần “.
Hoàng đế thật
vô cùng xúc động khi đọc lời biểu tấu
cao cả ấy . Vì Ngài không thể quyết định hy sinh vị Đại tướng quân của Ngài được
. Nhưng quần thần quanh nhà Vua , đã tâu bày với Vua sự nghe theo và sự chống lại
ý trên , đã thuyết phục được sự do dự của nhà Vua.
Lúc đó ,
Hoàng đế để lại một toán quân nhỏ ở Thị Dã, dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Văn
Thành , để bắt nộp những kẻ cướp bóc cho các toán quân địch , và để trong trường
hợp cần , tăng viện cho các toán quân của Võ Tánh . Rồi Ngài ra lệnh cho hạm đội
đi về hướng Phú Xuân , và cho các toán quân bộ kéo theo đi về cùng mục tiêu ấy.
Để báo cho
các toán quân bị bao vây biết sự lên đường của các đạo quân nhà Vua ; như điều
ước đã định , người ta đốt một ngọn lửa trên đỉnh một ngọn núi cao . Lúc thấy
hiệu lửa , Võ Tánh mở một cuộc đánh ra để lôi kéo tất cả sự chú ý của kẻ địch về
phía ông.
Vừa lúc
thành Phú Xuân bị chiếm , thì Hoàng đế liền phái nhiều toán quân trừ bị vào Bình
Định . Nhưng khi những toán quân này , dưới sự chỉ huy của Chưởng Thái giám Lê
Văn Duyệt và của Tống Viết Phúc , vừa đến ngang Quảng Ngãi thì họ đã được tin
thành Bình Định thất thủ.
Sau một thời
gian bị bao vây dài , tất cả lương thực để sống đều cạn kiệt , quân lính đã chịu
đựng đói khát và chịu đủ mọi loại thiếu
thốn . Trước tình trạng đau khổ này , Võ Tánh quyết định gửi cho Diệu , tướng cầm
quân của Tây Sơn , bản văn thông tin như sau : “ Chúng tôi không thể nào thủ
thành lâu hơn được , tất cả nguồn sống của chúng tôi đã cạn kiệt . Bổn phận tôi
làm chủ tướng và làm kẻ trung thần là phải chết và tôi sẽ chết do tự nguyện .
Nhưng quân sĩ dưới tay tôi đều là những người vô tội , tôi cầu xin ông không
nên tàn sát họ một cách vô ích “. Và gửi lời lại cho quân sĩ , ông nói : “ Ta sẽ
chết , nhưng để cho kẻ thù không thể nào nhận được ta , ta muốn tự thiêu mình.”
Nói xong ông
cho xếp một dàn củi theo hình cây tháp , và vài ngày sau , ông bận triều phục ,
leo lên dàn hỏa . Trước khi ra lệnh châm lửa vào dàn hỏa , ông cảm ơn ba quân
dưới tay ông bằng những lời vô cùng cảm động.” Từ hai năm nay , chính là nhờ sự
hy sinh gian khổ và sự dũng cảm vô biên của chư quân sĩ , mà ta có thể giữ được
thành này để chống lại một kẻ thù rất mạnh. Nhưng nay , lương thực đã cạn kiệt
, và chính các người , thì các ngươi cũng đã tận lực rồi , ta khó lòng có thể
tiếp tục đánh nhau được. Chỉ vô ích thôi. Vậy để tránh cho các ngươi những nỗi
chịu đựng gian khổ và tránh mọi hy sinh cuộc sống vô ích , ta thích chọn cái chết
là hơn vậy. “
Sau khi nghe
những lời thương tâm , nhức nhối ấy , toàn bộ tướng tá và binh lính đều quỳ lậy
ông . Đưa bàn tay lên , ông ra hiệu cho họ rút lui , và trao cây súng hỏa mai (
arquebuse ) của ông cho Nguyễn Văn Thành , ông nói với Nguyễn Văn Thành : “Hãy
trao cây súng hỏa mai này cho Diệu , và nói với ông ta : rằng ta tin tưởng trao
phó vào tay ông ta cuộc sống của binh lính ta . Đoạn quay về phía Nguyễn Văn
Biên , mời ông Biên châm lửa. Ông Biên bật khóc với những dòng nước mắt nóng hổi
, và để khỏi bị trói buộc phải thực hành trọn vẹn cử chỉ nặng nề đó , ông đã chạy
tránh ra xa. Võ Tánh vô cùng bình thản , đã chính tay châm lửa đốt dàn thiêu.
Ngay lúc đó
, Quan Tổng binh Nguyễn Tấn Huyên chạy đến và nhẩy vào dàn thiêu đang cháy rực
trời, vừa la to lên : “ Quan tướng , tôi muốn theo ngài “.
Hai ngày trước
cái chết của ông , Võ Tánh đã chính tự tay mình chôn cất Tham tri Ngô Tùng Châu
. Ông Ngô Tùng Châu đã đoán biết được ý nghĩa của tháp củi chất cao mà quan
Khâm sai Hậu quân Bình Tây Đại tướng quân đã chỉ cho ông thấy , khi ông đến xin
mệnh lệnh của Đại tướng quân, và để không còn phải sống sót một mình , ông Châu
đã uống thuốc độc khi về dinh của mình.
Võ Tánh mất ,
các toán quân của Diệu được lệnh tiến vào thành một cách thắng lợi . Quân sĩ
Tây Sơn đều cúi đầu thành kính trước dàn thiêu đang còn bốc khói . Để tôn trọng
những ý muốn cuối cùng của một kẻ địch dũng cảm mà ông đã từng ngưỡng mộ , Diệu
đã đối xử rộng lượng , tha mạng sống cho quân của Võ Tánh.
Võ Tánh đã tự
hy sinh để cứu mạng quân lính của ông và tạo cơ hội cho Hoàng đế lấy lại thành
Phú Xuân . Thái độ hành vi anh hùng của ông như vậy đã không vô ích , và ông đã
có công với nước nhà vậy.
Hoàng đế quá
xúc động bởi cái chết của Võ Tánh . Vua nói với quần thần : “Tánh là ngang với
những bậc anh hùng nổi tiếng như Trương Tuân , Hứa Viện vv…Ta đã ra lệnh cho
Khâm sai Đổng nhung Quân vụ Đại thần ở thành Gia Định lo chăm sóc gia đình Võ
Tánh , và ta truy phong tặng cho Tánh tước hiệu Dực vận Công thần , Phụ Quốc
Thượng tướng quân – Thượng trụ Quốc , Thái úy Quận công Thiếu trung liệt . Sự
thờ cúng khanh sẽ do triều đình đảm nhiệm , và một đền thờ sẽ được dựng lên để
tưởng niệm khanh đã tự hy sinh để đền nợ nước “.
Ngôi đền ấy
ngày nay gọi là Đền Hiến Trung.
Vào năm Minh
Mạng thứ 2 ( 1831 ), một Đạo dụ của nhà Vua , đặc cách truy phong tặng ông lên
tước hiệu Tá vận Công thần – Tráng vũ Đại tướng quân – Hậu quân Đô thống phủ -
Chưởng phủ sư Thái sư – Thụy Trung liệt Hoài Quốc công “.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét