Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH.
Mở đầu : Sau hơn 20
năm điền dã, lăn lộn khắp nơi trong đất Hà Tĩnh( chút xíu nữa làm rể Đức Thọ),
dienbatn đã tạm gọi là hiểu biết một chút về một vùng Địa Linh – Nhân Kiệt
này.Cái hiểu biết tuy còn thô lậu, song kết hợp với những tư liệu sưu tầm được
qua thực tế và qua đọc sách , dienbatn muốn viết lại một chút làm tư liệu , ngõ
hầu như muốn có chút nào đó đền ơn những
người dân thật thà, chất phác và rất tình cảm ở đây đã giúp đỡ dienbatn trong
những lần điền dã. Cũng một lần nhận lỗi với một số vị quan chức mà dienbatn đã
có dịp phục vụ là dienbatn đã sử dụng tiền các vị đưa cho , sử dụng cho những
người nghèo khổ thì nhiều mà thực ra sử dụng cho các vị đó thì ít. May mà những
vị đó ngày nay đều thành công ,thành danh. Vậy thì mọi chuyện coi như xí xóa nhé.Chỉ
mong những người con Hà Tĩnh khi thành công ,thành danh thì luôn đoàn kết
thương yêu nhau , quan tâm giúp đỡ những người dân quê hương mình và làm được
nhiều việc tốt cho đất Mẹ Việt Nam. Xin cảm ơn nhiều lắm thay. Dienbatn.
PHẦN I.
PHÁC HỌA CHÂN DUNG MỘT VÙNG ĐẤT.
I. ĐỊA HÌNH.
( Trích từ cuốn HÀ TĨNH – THÁI KIM ĐỈNH).
Theo các tài liệu Địa chất , thì ở thời đại Nguyên sinh và Cổ sinh còn
sót lại bán đảo Trung Ấn , và nhiều núi non , sau khi xâm thực trở thành nền đất
mòn , một lớp nham thạch phủ lên , tạo ra Đới Trường Sơn.Đến Đại trung sinh ,
có sự chấn động tạo sơn , các nếp gãy nhô lên tụt xuống, làm lẫn lộn đá hoa
cương , tinh thạch , sa thạch, để lại các dãy núi có tính chất trung gian ở
vùng Ngàn Sâu, Rào Nậy , đồng thời lớp trầm tích đứt gãy phù lên lớp trầm tích
của đới Trường Sơn , tạo ra Đới Hoành Sơn . Ở Đại Tân sinh , do kiến tạo
Hymalaya dữ dội ,nền đất mòn cũ bị kênh, tạo thành các thung lũng Ngàn Sâu,
Ngàn Phố. Biển tiến đưa trầm tích vào, hình thành các dãy Hồng Lĩnh,Nam Giới.Bước
vào kỷ Đệ tứ- Kỷ Nhân sinh , vùng đất Hà Tĩnh đã trở thành lục địa. Phía Tây là
núi gồm có các dãy Trường Sơn,Thiên Nhẫn, Trà Sơn,Hoành Sơn;Phía Đông là đồng bằng
và một phần đang trong quá trình bồi đắp.Biển tiến ở Kỷ đệ tứ ,toàn bộ đồng bằng
phía Đông lại ngập dưới nước . Các dãy Hồng
Lĩnh , Nam Giới trở thành quần đảo, các dãy Hoành Sơn , Thiên Nhẫn thành bán đảo
và tạo ra các vùng vịnh. Sau đó biển lại rút dần, đồng bằng Hà Tĩnh trở thành cảnh
quan gần như ngày nay.
Quá trình kiến tạo lâu dài vùng đất này có đủ các loại hình đồi núi,
sông suối, đồng bằng.
Núi đồi chiếm ¾ diện tích tự nhiên toàn tỉnh, được cấu tạo bằng đủ các
loại Hoa cương, Tinh thạch,Sa thạch, Đá vôi có các Sơn hệ Trường Sơn ,Trà Sơn –
Hoành Sơn ở phía Tây và các hệ núi lẻ ở đồng bằng , ven biển phía Đông.
1/ HỆ TRƯỜNG SƠN .
Dãy Pulaileng – Rào Cỏ , một phần của Trường Sơn Bắc, chạy dọc biên giới
Việt –Lào suốt 143 km, giữa Hà Tĩnh và Khăm Muộn với những đỉnh cao phía Tây :
Toóc nác léc ( 1041 m ),Bà Mụ ( 1367 m), Giăng Màn ( 936 m). Rú Bành ( 646 m) ở
Hương Sơn ; Cẩm Lĩnh ( 973 m ) ở Vũ Quang; Rú Hóp ( 936 m ), và cao nhất là ngọn
Rào Cỏ (2286 m) ở Hương Khê. Núi trải rộng và thấp dần về phía Đông, đến tận Tả
ngạn sông Ngàn Sâu, kết thúc ở mút cuối dãy Đại Hàm , có độ cao trung bình
400-500 m. Phủ lên núi đồi là thảm rừng già bốn mùa xanh thẳm nên được gọi là
núi Giăng Màn ( Khai trướng Sơn ).
Từ Giăng màn đổ ra hàng nghìn khe suối ,đầu nguồn của các Rào,các nậm, của
các sông Ngàn Phối, Ngàn Trươi,Ngàn Sâu.Thiên nhiên Giăng Màn hùng vĩ và là kho
tài nguyên vô giá. Khe Vũ Môn có thác Ba bậc…ngoài trăm dặm trông như một làn
khói sừng sững trong núi xanh, tương truyền hàng năm cứ đến ngày 4/4 cá Gáy vượt
qua khe này sẽ được hóa Rồng.( Đại nam Nhất Tống Chí) ,Ao nước mặn - Hàm Trì : Chu vi chừng 40 trượng , nước
sâu không thể lường,vị nước rất mặn . là dấu vết của biển từ Đại Cổ sinh . Khe
Nước Sốt ( Nậm Chốt ) : “ Nước hơi đen bốc lên như khói , nóng có thể luộc gà
được , là suối khoáng vào loại nóng nhất (75 độ C), trữ lượng lớn nhất nước ta.
Đặc biệt trong vườn Quốc gia Vụ Quang, còn lại một phần rừng nguyên sinh,cho ta
thất cảnh quan đại ngàn thời xa xưa.
2/HỆ HOÀNH SƠN.
Bắt đầu từ dãy Trà Sơn – Dải tiền duyên của dãy Giăng Màn.Cùng thuộc hệ
này còn có dãy Thiên Nhẫn “999 ngọn “ trên đất Thanh Chương,Nam Đàn tỉnh Nghệ
An, kết thúc ở bờ Đông dòng sông Phố và bờ Bắc sông La thuộc đất Hương Sơn ,Đức
Thọ,Hà Tĩnh.
Dãy Trà Sơn khởi đầu là Rú Thông – Tùng Lĩnh (56m),kéo dài từ Đức Thọ
qua Can Lộc-Thạch Hà vào Cẩm Xuyên –Kỳ Anh.Có 4 mạch núi chạy song song.Nối với
Rú Thông trên đất Đức Thọ là những núi đồi thấp chỉ từ 300 m đổ xuống đến dải đồi
núi thấp ở Can Lộc tạo thành mạch thứ nhất. Hai mạch giữa có các ngọn Bò Đực
(196 m), Thành Đá Đen, Rú Toan ( 442 m ). Mạch thứ 4 là dải đồi thấp, từ Hữu ngạn
sông Ngàn Sâu đổ xuống đến Truông Bát thì 4 mạch cài bện vào nhau, đi về phía
Nam.Từ vùng Vọng Liệu, núi chạy theo hướng Đông Nam ra bờ biển,kết thúc ở Mũi
Đao,Mũi Độc.Đó là dãy Hoành Sơn với nhiều ngọn cao từ 400-650 m. Có ngọn Ba Cốc
cao 256 m .Đèo Ngang đi qua Hoành Sơn ở độ cao 256 m từ xưa là cửa ngõ phía Nam
xứ Nghệ thông vào Thuận Quảng.
Trà Sơn – Hoành Sơn ngày trước , cũng như Trường Sơn bao phủ một thảm rừng
già mà ít nhiều dấu vết còn lưu lại trong khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ trên đất
3 Huyện Cẩm Xuyên, Hương Khê,Kỳ Anh.
3/HỆ NÚI LẺ.
Dải dọc đồng bằng ven biển từ Nghi Xuân vào Kỳ Anh , có hàng chục dãy
núi , ngọn núi ,cao trung bình trên dưới 100m đến 600 m.
-
DÃY HỒNG LĨNH 99 NGỌN . Trải rộng 30 km2 trên đất 3
Huyện Nghi Xuân, Can Lộc,Lộc Hà và Thị xã Hồng Lĩnh, được tạo nên vào Đại tân
sinh .Phần lớn các ngọn cao từ 200-500 m, chỉ có vài ngọn cao trên 600 m. Cao
nhất là Rú Ông cao 676 m. Từ lâu đời , Hồng Lĩnh được coi là Danh sơn xứ Nghệ,là
Danh sơn nước Nam với đại ngàn hùng vĩ, với những huyền thoại và di tích lịch sử
văn hóa nổi tiếng.
-
Rú Bờng – Cồn Bờng. Nằm trên địa phận các Xã An Lộc,
Bình Lộc,Thịnh Lộc,Thạch Bằng Huyện Lộc Hà. Đây là núi đá Hoa cương ,có 3 ngọn,
ngọn cao nhất 213 m. Chân núi mé Tây Nam xải rộng có 5 cụm đá lô nhô, mỗi cụm
có một hòn “đá Tướng “ cao to hơn đứng giữa. Do đó bãi ấy được gọi là “Ngũ quân
xuất trận “. Xưa người ta cho rằng núi hình con cá lớn dương vây, lại như con
chim lớn vỗ cánh nên mới lấy tên cá Côn chim Bằng mà đặt tên. Tương truyền mộ Tổ
Nguyễn Hữu Chỉnh táng tại đây, nên tước phong của ông là Bằng Quận công.
-
Núi Nam Giới. Như tên gọi là biên giới Việt – Chiêm
vào thế kỷ X. Con sông Hà Hoàng từ ngã ba Sơn đổ ra Cửa Sót hồi ấy. Cho đến đầu
thế kỷ XIX, còn đi qua Xã Dương Luật, phía Nam núi, được coi là ranh giới tự
nhiên .Bên kia sông còn có hòn núi nhỏ nằm trên đất Thạch Bàn, Thạch Đỉnh bây
giờ, gọi là Hòn Mốc ( Mộc Sơn ). Sách cổ chép “Hữu Nam Giới “(67 m). Núi Nam Giới
xưa có tên Quỳnh Sơn , cao nhất là ngọn Treo Cờ (375 m). Ngọn phía Bắc có tên
Quỳnh Viên , tương truyền là nơi Chử Đồng Tử được sư Phật Quang truyền dạy và
tu hành đắc đạo ở đây. Ngọn núi nổi tiếng này còn truyền trong câu chuyện Quỳnh
Viên xưa ( Thơ Lê Thánh Tông ).
-
Từ Can Lộc vào Cẩm Xuyên , trên dải đồng bằng ven biển
, có hàng chục ngọn núi nhỏ nằm rải rác. Dân gian bảo là những hòn đá văng ra
khi ông Đùng xây núi.
-
Thiên Cầm . (116 m ). Tương truyền Vua Hùng qua đây
nghe tiếng đàn Trời mà đặt tên như vậy. Và Vua Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt ở đây
, hiện còn cái hang sâu gọi là hang Hồ Quý Ly. Trên núi có ngôi chùa cổ Cầm Sơn
, và dưới núi là Thị trấn du lịch Thiên Cầm.
-
Hai ngọn Phượng Hoàng và Lạc Sơn ( Rú Rác ) , cuối Huyện
Cẩm Xuyên , tiếp với các ngọn núi thuộc dãy Trà Sơn kéo xuống , kề lưng với Rú
Voi ở địa đầu Huyện Kỳ Anh . Rú Voi ( các sách xưa chép là núi Ngọc Thạch hay núi Tiên Chưởng ), hình như con voi . Nhánh
Đông Bắc vươn ra biển , giống vòi voi nên gọi là Tượng Tỵ. Đời Lê lập trường
nuôi voi ở đây, do đó Xã nay sau có tên là Tuần Tượng , dân gian gọi là Voi –
Quán Voi.Kề với Rú Voi có núi Kỳ Đầu ( 117 m ) “Như lá cờ vươn cao “ , nằm trên
đất làng Như Nhật , có ngọn sát biển gọi là Bằng Sư , hè thu có chim Cu Kì (
Sơn Cưu ) về tụ tập , dân địa phương làm bẫy đánh bắt .Cu Kì và tôm Hùm là đặc
sản của vùng Kỳ Anh . Phía Nam núi Kỳ Đầu , dọc biển lại có các ngọn Rú Vàng,
Nhà Trần, động Trúc Viên ( 213m), Đế Cậy ( 248 m ),Càn Hương và phía Nam các
núi này là núi Bàn Độ , núi Cao Vọng …Tương truyền xưa Hồ Hán Thương bị quân
Minh đuổi bắt ở núi này . Từ Càn Sơn núi vòng theo hướng Đông Bắc kéo dài 8 km
ra tận biển , gọi là Mũi Dòn . Sách cổ chép theo phiên âm Hán – Việt là núi Ô
Tôn (230 m ). Phía bắc Mũi Dòn là Vũng Áng , phía nam là Vũng Yên và ngoài khơi
là đảo Sơn Dương.Hiện ở đây đang xây dựng bến cảng và khu kinh tế Vũng Áng.
Núi Nài năm 1976. Ảnh Sỹ Ngọ
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét