Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHẦN I.
PHÁC HỌA CHÂN DUNG MỘT VÙNG ĐẤT.
II. SÔNG NGÒI.
Hà Tĩnh núi rừng nhiều mà sông suối cũng lắm. Ở vùng
Ngàn Trươi, cứ 1 km2 đất, có tới 2 km suối. Ngay ở đồng bằng nhiều nơi Rào, Hói
cũng lượn vòng quanh ngang dọc. Cả tỉnh có hơn 20 con sông với tổng chiều dài
400 km, và lưu vực rộng trên 5436 kn2. Tuy nhiên , sông ở Hà Tĩnh cũng đều ngắn
và hẹp, độ dốc cao, dòng chảy thường quanh co, gấp khúc. Sông ngòi các Huyện
phía Bắc tỉnh chỉ là chi lưu của sông Ngàn Cả. Còn ở các Huyện phía Nam , nhiều
sông nhỏ nối mạng với nhau, cùng đổ về 1 hướng, đến cửa sông mới phình rộng ra.
1/ SÔNG NGÀN CẢ - LAM GIANG :
Với 2 chi thượng nguồn là Ngàn Phố , Ngàn Sâu. Là con
sông tiêu biểu của Tỉnh Hà Tĩnh.
“ Miền Nam Châu đây chỉ vùng Hồng – lam . Hồng là núi
Hồng Lĩnh, tên thổ âm là Rú Hống, Lam là sông Lam Giang , hạ lưu sông Cả. Vùng
này chính là trung tâm điểm của xứ Hoan Châu.
Sông Lam ở hướng Tây Bắc chảy xuống, len lỏi vào giữ 3
Huyện Thanh Chương ( bờ Nam ), Lương Sơn ( Phủ Anh ) và Nam Đàn ( bờ Bắc ).{
Bây giờ là địa giới 2 Huyện Thanh Chương và Nam Đàn khác hẳn trước , hai Huyện
đều có đất ở 2 bên sông } . Về phía Nam có 2 ngọn nguồn: Ngàn Phố ở Huyện Hương
Sơn , từ phía Tây lại, Ngàn Sâu ở Huyện Hương Khê từ phương Nam ra. Hai ngọn
nguồn này len núi mà tới hợp với nhau ở ngả 3 Tam Soa dưới chân núi Tùng Lĩnh
và đầu dãy núi Thiên Nhận .(Gần đó bấy giờ có đồn Linh Cảm và đền thờ Đinh Liệt
. Đền này trước ở trên đỉnh núi , sau vì làm đồn giành mất chỗ nên dời đi chỗ
khác ở phía Hữu ngạn sông Phổ ).Hai dòng
hợp thành sông La Giang . Tam Soa còn cách cửa bể 40 cây số . La Giang quanh co
, uốn khúc Đông tiến rồi lại Bắc tiến , gặp sông Lam ở phía Nam chân núi Nghĩa
Liệt ( Lam Thành ) , gần bến đò Phù Thạch ( đò Rum ). Bến đò Phù Thạch này là
nơi hiểm yếu của vùng Hồng Lam. Bên Bắc có Phủ Hưng Nguyên, phía Nam là Phủ Đức
Thọ( Huyện La Sơn ). Chỗ này còn cách Cử Hội chừng 30 cây số. Từ đó Lam Giang
chảy sang phương Đông , gặp núi Ngũ Lĩnh ở chân núi Ngũ Mã ( Chợ Củi ), cho nên
đổi hướng lên phương Bắc. Chảy qua Gành Bến Thủy, gần núi Mèo và ngăn chia núi
Dũng Quyết ( Rú Quyết ) ở Bắc và núi Hồng Lĩnh ở phía Nam. Vượt qua chỗ hẹp, liền
chảy qua 2 Huyện Nghi Xuân ( Nam ) và Huyện Nghi Lộc ( xưa là Chân Phúc rồi
Chân Lộc ) mà vào Đông Hải ở Cửa Hội Thống. Trước cửa Hội Thống có 2 đảo Song
Ngư.
Nói tóm lại , triền sông lam có rất nhiều thắng cảnh .
Đứng chỗ nào xung quanh cũng thấy núi, mà ở núi nào cũng đầy dấu tích xưa,
thành xưa, bãi chiến trường, nơi ẩn dật. Nhà La Sơn Phu Tử ở về phương Nam ,
nên cạnh núi Nhạc Sạn, phía Tây Nam Hồng lĩnh.”
3/ SÔNG NGÀN MO.
Đoạn sông ngã ba ở Na Kinh bây giờ chính là Kênh Na ,
xưa được đào nối sông Ngàn Mọ thông với sông Thượng Long ( Cũng từ Mỹ Duệ xuống
), chảy về hướng Đông Nam nhập vào sông Gia Hội. Đến Cầu Họ ( Gọi là sông Họ -
Hộ giang ) thì quặt hướng Đông đổ ra Cửa Nhượng. Cùng đổ ra Cửa Nhượng còn có
Sông Quèn ( Quyền giang ), Sông Rác ( Lạc Giang ) và sông Gia Hội là nơi hội thủy cuối cùng cuối Xã Cẩm Lộc trước
khi ra biển.
Ở thượng nguồn các sông ở trên, từ Nam Thạch Hà đến Bắc
Kỳ Anh , có tới 4 hồ chứa nước lớn nhỏ được xây dựng trong ngót 40 năm qua : Bộc Nguyên, Kẻ Gỗ,Thượng
Tuy và sông Rác.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét