Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 10.
PHẦN I. PHÁC HỌA CHÂN DUNG MỘT VÙNG ĐẤT.
PHẦN II. LONG MẠCH CỦA HÀ TĨNH. ( Tiếp theo bài 9 ).
2. LONG MẠCH VÀ DANH NHÂN HUYỆN ĐỨC THỌ. ( Thuộc Giai đoạn 4 ).
1/PHONG THỦY XÃ ĐỨC VỊNH – ĐỨC THỌ - HÀ TĨNH.
Tại Huyện Đức Thọ còn
một khu vực khác nữa kết phát Long Huyệt với tình thể rất lớn.
Đức Vịnh, Bắc giáp xã
Hưng Khánh; Đông giáp xã Xuân Lam, xã Trung Lương; Tây giáp xã Đức Quang; Nam
giáp xã Yên Hồ.Đức Vịnh chia thành 3 thôn: Vịnh Đại, Vịnh Hòa, Vịnh Phúc. Diện
tích tự nhiên: 380,72 ha; dân số: 1,652 người.
Là một xã cả 3 phía là
sông, phần sông Lam qua Đức Vịnh dài khoảng 1.000 m, phần nhánh sông La dài
2.000 m, sông Nghè vừa là nguồn nước tứoi, vừa là nguồn lợi thủy sản.Người dân
xưa nay làm nghề nông. Cây trồng chính là lúa, màu, cây trồng công nghiệp. Hiện
nay, toàn xã có gần 200 con trâu, trên 3.000 con bò và nhiều lợn, gà, vịt…
Thời Hán học, việc học
ở các làng xã vùng này không có gì đặc biệt. Đời Nguyễn có Phạm Đinh Điện ở
Vịnh Đại đỗ cử nhân và Phạm Danh Đề đỗ tú tài.
Dưới Pháp thuộc, Đức
Vịnh được coi là nơi có nhiều người học giỏi. Một số trong đó về sau trở thành
nhà văn, nhà thơ có tiếng như Hà Xuân Trường, Hà Học Trạc, Nguyễn Đức Nghinh,…
Phong trào giáo dục
Đức Vịnh càng phát triển mạnh từ sau tháng 8- 1945. Toàn xã đã có trên 500
người tốt nghiệp cao đẳng và đại học, trong đó có 7 người có học hàm, học vị
tiến sỹ, giáo sư.
Các thôn đều có đình,
đền làng như Đền Nghè, đền Lãng, đền Ông Đại, lớn nhất có đền Chiêu Trưng
Vương, đền Thánh Quan và đền mẫu họ Lâm.
Đây là một khu vực ven
bờ sông La ( Ở phía ngoài đê chính - Ở ngoài có một con đê phụ ) . Con sông La
và một nhánh của nó ôm vòng lấy một cánh đồng rất rộng - Trong đó có khu địa
Huyệt . Con sông La và nhánh của nó chảy tới đây lững lờ như quyến luyến không
muốn đi . Nhánh của sông La chảy nghịch Thủy , tạo thêm sinh khí rất mạnh cho
toàn khu vực . Tại khu vực này là một vùng có Long khí rất mạnh , nơi phát tích
nhiều đời Vua , Quan thuộc loại Tứ trụ Triều đình . Trở lại vùng Địa Huyệt đang
xét , ta nhận thấy đây là một bày Long rất lớn có dạng như một bày Quy ( Rùa )
. Cách bờ sông chừng 500 m là cả một bày Quy có dáng như vừa bò từ dưới sông
lên . Tại khu vực Địa Huyệt là một con Quy rất lớn đang đẻ trứng , đầu Quy
hướng về phía cung Khôn , đuôi Quy về cung Cấn . Ổ Trứng Quy nằm trong cung Quý
. Toàn bộ 4 ngôi mộ Tổ dòng họ Hà được đặt trong ổ trứng này . Chỉ tiếc là tại
hướng Chấn - Phía Đông có mấy lò gạch đã đào đất làm gạch rất sâu , phá mất
Long mạch tại chi Thứ ( Thường là những vùng có Long mạch , đất kết thành loại
đất sét rất tốt cho làm gạch ) . Do vậy Long mạch này chỉ phát được chi Trưởng
, làm đến chức Tam công mà chi Thứ lại vẫn yếu hèn . Đằng trước Long Huyệt có
những gò đất nổi lên hình cái Trống , cái Bảng , lá cờ. Do vậy mà con cháu
những người táng tại khu vực này học rất giỏi và thành tài ở khắp nơi trong và
ngoài nước. Khu vực Long Huyệt này nằm tại làng Vĩnh Đại - Xã Đức Vinh - Huyện
Đức Thọ - Tỉnh HÀ TĨNH .
Đức Vịnh - Đức Thọ - Hà Tĩnh.
Một số ngôi mộ khác dienbatn thực hiện cùng chỗ.
dienbatn đã tham khảo khảo sát và nghiên cứu rất kỹ hình thế ở khu
vực này làm lời mời của con cháu họ Hà (Trong đó có anh Hà Thạch - Hiện là Phó
Chủ tịch Tỉnh Hà Tĩnh). Lò
gạch phá hủy Long mạch tại cung Chấn, làm toàn bộ các chi thứ của dòng họ không
phát lên được, không thể sử dụng phương pháp Hoàn Long như bình
thường. Qua khảo sát, dienbatn biết rằng, trong trang có nghĩa là có mộ
của cụ Hà Văn Đô là cụ đời thứ 5 của dòng họ, chưa được xây dựng, hiện tại chỉ
có một con mộ đất thấp. Những người trong họ biết tên, năm sinh, năm mất
của cụ Hà Văn Đô để dienbatn làm lễ. Trong suốt 3 ngày liền làm lễ, vong
hồn của cụ Đô không có chứng chỉ và biểu hiện gì cả. Tức quá , dienbatn
điện về hỏi chị Mai tại Thái Bình . Qua điện thoại , chị Mai cho biết là người
nhà đã cung cấp sai năm sinh , năm mất của cụ , nên cụ tự ái không về .
dienbatn liền nhờ các cụ lớn tuổi trong dòng họ Hà xem lại và quả đúng như chị
Mai nói , các số liệu về năm sinh của cụ Đô lần trước là không chính xác . Lần
thứ tư làm lễ , thỉnh vong của cụ Đô về là cụ về liền . Lần này cụ còn hăng hái
chỉ vẽ cho cách làm , kiểu dáng của mộ cụ như thế nào . Khi dienbatn ngồi tịnh
trong Đàn tràng , hình thế mộ của cụ Đô thấy thật rõ nét và cứ như là một hình
ảnh 3D vậy . Ngày hôm sau , cứ nguyên mẫu mộ do cụ Đô chỉ , dienbatn vẽ kiểu
cho thợ làm . Kết quả là nấm mộ của cụ Hà văn Đô như hình các bạn thấy ở trên .
Cũng trong lần làm mộ cụ Đô , dienbatn tiến hành lập BÁT QUÁI THIÊN ĐỒ TRẬN ,
di chuyển cung Chấn về phương vị khác . Kết quả thật khả quan , chỉ 100 ngày
sau , các chi thứ đã bắt đầu có những tiến bộ đáng kể trong quan trường . Đây
cũng là một kỷ niệm khó quên tại Hà Tĩnh của dienbatn .
dienbatn và anh Hà Thạch - PCT tỉnh Hà Tĩnh ) .
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét