Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 17.
PHẦN II. LONG MẠCH CỦA HÀ TĨNH.
PHẦN III . HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN.
I. ĐI TÌM LAI LỊCH DÒNG HỌ NGUYỄN DU.
II. CÁC PHẦN MỘ CỦA DÒNG HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN – NGHI XUÂN – HÀ TĨNH.
3/ LA SƠN PHU TỬ.
3. ĐỀN THỜ NGUYỄN THIẾP – LA SƠN PHU TỬ.
Đền thờ La Sơn Phu Tử Nguyễn
Thiếp (ở xã Kim Lộc, Huyện Can Lộc – HÀ TĨNH).
Tý Sơn –
Ngọ Hướng
Phân kim
theo Chính châm Địa bàn.
Kiêm Nhâm
Bính : Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ. ( 177,5 độ )
Phân kim
theo Trung châm Nhân bàn :
Kiêm Nhâm
Bính : Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.
Đền thờ La
Sơn Phu Tử ở làng Mật Thiết-Kim Lộc- Can lộc _ Hà Tĩnh đã được Bộ Văn Hóa Thông
Tin công nhận là Di Tích LS cấp quốc gia.
“ Cảm kích trước tài năng, đức độ của Nguyễn Thiếp, khi ông mất nhân dân
đã lập đền thờ ông ở xã Kim Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), hằng năm người dân địa
phương và vùng lân cận đều về đây để dâng nén hương tưởng nhớ tới danh sĩ. Năm
1994, đền thờ vinh dự được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia. Trước đây đền
thu hút được rất nhiều du khách thập phương, nhất là giới trí thức khắp cả nước
viếng thăm, có nhiều người đã làm câu đối để ca ngợi công lao của Nguyễn Thiếp.
Tuy nhiên, với sự phong hóa của thời gian ngôi đền bây giờ giống như một ngôi
nhà hoang…
Theo quan sát của chúng tôi, ngôi đền trú ngụ trên một khuôn viên nhỏ hẹp
với cỏ cây mọc rậm rạp xung quanh. Cả thượng điện, trung điện, hạ điện đều được
xây dựng giản đơn, gạch ở nền nhà và sân đã bật lên lỗ chỗ, tường thì bị rong
rêu phủ kín, nứt toác, vôi vữa bong tróc, nhiều chi tiết bằng gỗ thì mục nát,
mái ngói thủng dột…
Ông Nguyễn
Vy, hậu duệ La Sơn Phu Tử trước đền
Ông Nguyễn Văn Giai – hậu duệ đích tôn của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp,
người trông coi đền chia sẻ: “Lâu lắm rồi đền không được tu sửa, tôn tạo nên giờ
xuống cấp trầm trọng, nương hoang cỏ rậm, mối mọt khắp nơi, nếu không kịp thời
sửa chữa thì sẽ sập xuống bất cứ lúc nào. Tôi là tộc trưởng nhưng đồng thời
trông coi ở đây, hằng ngày thắp hương cho cụ Nguyễn Thiếp mà tôi thấy lo lắm,
nhưng với sức lực của họ chúng tôi thì không thể làm gì được”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Hữu, Phó chủ tịch UBND xã Kim Lộc
cho biết: “Từ khi được công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đến nay đền chỉ được
tôn tạo 1 lần vào năm 1997 và năm 2010 thì xây tường rào, đổ đất phía sau đền.
Nhân dân cũng như chính quyền xã đã nhiều lần kiến nghị lên các cơ quan chức
năng tôn tạo lại đền nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời. Địa phương không đủ
nguồn lực để xây dựng hay tu sửa, tôn tạo lại, vì vậy rất mong nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể”. (HẠNH NGUYÊN).
Đền thờ La Sơn Phu Tử bị “rút ruột”?
La Sơn Phu Tử là một danh nhân văn hóa, uyên bác, đã có những quốc sách
giúp Nguyễn Huệ đánh thắng quân xâm lược nhà Thanh. Ngài là người không màng
danh lợi, phú quí, từng lên núi ở ẩn, dạy học, trồng trọt tự túc lương thực. Học
trò La Sơn Phu Tử có nhiều người đỗ đạt cao.
Sau đó Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và một số tổ
chức đã tài trợ 9,6 tỉ đồng để xây dựng, tôn tạo lại đền thờ. Nhưng giờ đây,
khi chúng tôi về thăm thì hoàn toàn thất vọng. Hai nhà từ đường chỉ dựng bằng cột
bê-tông, lợp ngói, không có cánh cửa, giống như nhà kho, hết sức thô, sân lát gạch
tàu loại rẻ tiền, ngôi nhà thờ chính cũng dựng sơ sài, bên trong chẳng bày biện
gì.
Ngoài ra, ba bức tường bao quanh dựng lên trông rất trơ. Đáng tiếc nhất
là hai bên cổng đắp tượng hai ông mặc áo giáp, đội mũ sắt, cầm giáo mác, hình
thù giống hình tượng người nước nào đó, không được đẹp mắt. Hỏi mọi người chẳng
biết hình ai, đắp để làm gì. Chẳng lẽ người thiết kế, xây dựng không biết rằng
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là nhà văn hóa? Trước cổng đền cũng chẳng có bảng
ghi tên đền.
Nhân dân, đặc biệt là hậu duệ La Sơn Phu Tử như cụ Nguyễn Vỵ, nhà ở đối
diện cổng đền; cụ Nguyễn Văn Giai, tộc trưởng, tỏ ra không hài lòng, nếu không
nói là bất bình về việc xây dựng đền thờ La Sơn Phu Tử với kinh phí lớn như vậy,
nhưng kết quả quá sơ sài. Theo đánh giá của nhiều người hành nghề xây dựng, khoảng
3 - 4 tỉ cũng xây dựng đẹp hơn thế. Đã vậy, trong quá trình xây dựng không có đại
diện chính quyền cấp cơ sở, người dân, trong đó có người trong họ Nguyễn tham
gia giám sát.
Tôn tạo, xây dựng lại đền thờ La Sơn Phu Tử là việc rất đáng hoan
nghênh. Nhưng với gần 10 tỉ đồng mà kết quả lại sơ sài, cẩu thả như thế đã đặt
ra nhiều câu hỏi. Rất mong cơ quan có trách nhiệm điều tra làm rõ.” (Nguyễn Tĩnh Nguyện)
Khu đền thờ
sau khi trùng tu.
2. MỘ
NGUYỄN THIẾP – LA SƠN PHU TỬ.
Ngày nay, chúng ta hãy trèo qua núi Thiên Nhận, từ làng Văn Giang sang
xã Nam Kim. Lúc ra khỏi cửa thành Lục Niên, ta sẽ thấy trước mặt, về phía Đông
Bắc, một ngôi đền cỏn con trên chóp núi không cây. Đó là nhà thờ mà xã Nam Kim
đã dựng lên để thờ La Sơn phu tử . Bên cạnh đền, về phía Tây, cỏ mọc
gần che lấp ngôi mộ có thành xây gạch vây bọc. Đó là hai ngôi mộ La Sơn Phu tử
và bà chánh thất Đặng Thị Nghi.
Đền và mộ rất đơn sơ. Thượng đường đền, thì ngoài ba bức tường, mười cây
cột bé, chỉ có cái bệ xây bằng gạch trước cái ngai thờ. Trên treo một cái biển
đề Bùi phong cao (nghĩa là: nhõn Bùi cao), của người mộc ân đệ tử người xã Thống
Lãng mới cúng. Hạ đường còn bé hơn nữa, cũng có biển như trên. Ngoài có hai cột
hiên xây gạch và cái bình phong có chữ thọ, xây thủng. Trong có bia đá đặt phía
tay trái khi ta nhìn vào.
Bia ấy, ông Thám hoa người Trung Cần (xưa ở huyện Thanh Chương) là Nguyễn
Văn Giao' dựng lên năm Tự Đức Kỷ Mão (1879). Mặt ngoài có dòng chữ Hán to,
nghĩa là: “Đây là chỗ ông Nguyễn Hạnh Am người La Sơn ẩn cư”. Mặt trong có chép
vắn tắt rằng (dịch):
“Nguyễn Hạnh Am, tự Quang Thiếp, người huyện La Sơn, xã Nguyệt Ao. Thời
Lê mạt, từ quan về ẩn chốn này. Gần đây có quan huyện Thanh Chương là Lương Kim
Huyễn, tới thăm dẫu cũ. Vì đó dựng đình. Ta khen ý hiếu cổ ấy, nhân ghi khắc
vào đá vậy”.
Một đời La Sơn phu tử mà ghi chép chỉ có mấy câu văn lạt lẽo ấy. Ta
không khỏi ngậm ngùi và lấy làm lạ rằng vị thám hoa kia không có cảm tình hơn
như thế.
Chú thích :
1. Nguyễn Văn Giao: thường gọi là quan Thám Trung Cần, hoặc quan Thám
Nhì. Đậu cử nhân khoa Minh Mạng Giáp Ngọ (1834). Vì quan trường chữa chữ phê
bài thi của ông, nên ông bị truất và phạt suốt đời không được đi thi. Mười sáu
năm sau là năm Tự Đức Canh Thân (1850), vì có tiếng hay chữ, cho nên được đi
thi lại. Tục truyền, lúc vào thi, cùng vị với cháu đường điệt là Nguyễn Văn Lập.
Cháu đọc bài chú, thấy phú bị xuất vận, nhưng không mách. Lúc ra trường, cháu mới
mách và bảo rằng: “Nếu mách chú trước thì chú đậu giải nguyên mất. Để cháu giải
nguyên khoa này, kẻo khoa sau chỉ chú mới giật giải nguyên được”.
Sau quả như vậy, khoa ấy, ông Văn Lập đậu giải nguyên, ông Văn Giao hỏng.
Khoa sau (1852) Văn Giao quả đậu giải nguyên. Năm sau nữa, đậu hội nguyên. Vua
Tự Đức muốn lấy đình nguyên. Những bài thi đình kém ông Nguyễn Đức Đạt, người
cùng tổng. Vua lại sai điện thí, ông Đạt lại hơn. Nên Vua lấy cả hai ông đậu
Thám hoa: ông Đạt là Thám nhất, ông Giao thám nhì. Còn ông Văn Lập thì chín năm
sau (1862) cũng đậu Hoàng giáp, đình nguyên.
Lương Kim Huyễn người làng Nhân Mục, thuộc huyện Hoàn Long bây giờ, đậu
giải nguyên năm 1828 trường Nam Định.
Dienbatn thử kiểm tra phân kim khu mộ.
NGỌ LONG : Ngọ long thuộc Hỏa là Dương long . Hay
sinh ra người tóc vàng da đỏ , phát nhất vào các năm Ngọ - Mùi . Ngọ long là
long xấu , phát đấy lại suy đấy . Lúc phát như sấm dậy , lúc bại như tro tàn .
Ngọ long phân kim thừa Bính Ngọ , Canh Ngọ nhập Huyệt cũng phát lớn 2 đời . Nếu
thừa Mậu Ngọ là Không vong ,thừa Giáp Ngọ , Nhâm Ngọ là cô hư sát , chỉ phát 1
đời rồi bại tuyệt . Như Ngọ long mà phương Dần , phương Tuất có Sơn hay Thủy chứng
ứng là Tam Hỏa cục ( Dần – Ngọ - Tuất ) có thể phát 1 đời Trạng nguyên.
BÍNH SƠN – NHÂM HƯỚNG : Đây là hướng đem lại tiếng tăm , tên tuổi , cũng
là hướng có linh khí rất mạnh , tượng trưng cho chữ quý làm đầu , là cao sang ,
danh tiếng , chỉ những người công hầu , bá tước bên cạnh Hoàng đế , nắm quyền
chính trị cao . Nó tạo ra những người nghị vện , quốc hội , những chính trị gia
, được quý nhân phò trợ .
BÍNH SƠN KHAI MÔN PHÓNG THỦY.
• Hoàng tuyền tại Càn ,
không nên có đường nước từ hướng đó chẩy đến chủ về sát nhân.
• Kiếp sát tại Tân , hướng
đó không nên có gò núi , cây cối , lâu đài cao chiếu đến chủ bệnh tật triền
miên .
• Giáp - Ất – Mão – Tuất -
Càn hướng có nước chảy về chủ đem tài lộc
đến cát lợi.
• Nhâm – Quý – Cấn - Tân hướng
phóng nước đi đại cát .
• Trường sinh tại Dần , Đế
vượng tại Ngọ . Quan tại Quý . Ân tại Ất.
• Khai môn hướng Canh – Giáp
– Tân – Quý – Nhâm đại cát.
• Hợp người tuổi mạng Thổ .
Tọa Bính – Hướng Nhâm.
Ly ( Ngọ ) long nhập thủ , lạc mạch về bên Tả. Lập Huyệt Tọa Bính – Hướng
Nhâm , nên nhích quan về Bạch hổ gia Đinh nửa phân. Lấy Bính Ngọ làm chính Khí
, mạch xuyên suốt vào tai Tả.
Thôi quan Thiên có thơ .
Thôi quan đệ thập , Huyệt Thiên quý.
Ly cung Tả nhĩ khí tòng trú.
Vi gia Nam cực cục chu hồi.
Sa Thủy hợp củ công hầu khởi.
Nghĩa : Thôi quan thứ 10 , Huyệt tọa Bính ( Thiên quý ). Khí cung Ngọ
theo vai Tả và trú ngụ lại .Gia chút ít vào Đinh ( Nam cực ) cục hồi hoàn vây bọc.
Sa Thủy hợp phép sẽ xuất sinh công hầu phú quý.
• Phân kim theo Chính châm Địa
bàn.
- Kiêm Tị Hợi : Tọa Đinh Tị
- Hướng Đinh Hợi. ( 342,5 độ ).
- Kiêm Ngọ - Tý : Tọa Tân Tị
- Hướng Tân Hợi. ( 347,5 độ )
• Phân kim theo Trung châm
Nhân bàn :
- Kiêm Tị Hợi : Tọa Tân Tị -
Hướng Tân Hợi.
- Kiêm Ngọ - Tý : Tọa Bính
Ngọ - Hướng Bính Tý.
KIM CỤC.
Thủy ra 6 chữ : Quý – Sửu, Cấn – Dần, Giáp – Mão. Tức các phương Đinh –
Mùi , Khôn – Thân , Canh – Dậu đất cao. Nên là Kim cục . Khởi trường sinh tại Tị
đi thuận.
THỦY RA QUÝ – SỬU.
Là Kim cục , Thủy ra Mộ phương. Lập được 4 Hướng : Trường sinh – Đế vượng
– Tử - Tuyệt.
Tả Thủy đảo Hữu. Lập hướng Tử.
Tọa Bính – Hướng Nhâm.
Ấy là Tá khố tiêu thủy, Hóa tử vi Vượng, Hiệp Dương công cứu bần, tiến
Thần Thủy pháp. Nam thanh nữ tú , đinh tài phú quý, lộc vị đắc vượng.
NHÂM SƠN – BÍNH HƯỚNG
Thủy ra Quý Sửu. Kim cục.
Thủy ra Mộ - Lập Hướng Tử. Tả Thủy đảo Hữu ra Mộ khố, là cách : Hóa Tử
vi Vượng, Tự Vương hướng hợp Dương công cứu bần, tiến Thần Thủy pháp. Sách rằng
: Duy hữu Suy phương khả khứ lưu, phát phú quý , thọ cao, nhân đinh đại vượng.
BÍNH SƠN – NHÂM HƯỚNG.
• Bính Sơn – Nhâm Hướng ,
Gia Hợi .
Dùng Tọa Đinh Tị - Hướng Đinh Hợi phân kim. Tọa sao Dực 3 độ , bình phân
Canh Thân , ngành 2 đại phát phú quý, ngành cả ngành út đều vượng. Nếu qua 5-6
độ lại chẳng lành .
• Bính Sơn – Nhâm Hướng ,
Gia Tý.
Dùng Tọa Tân Tị - Hướng Tân Hợi
phân kim. Tọa sao Trương 14 độ , ấy là Giáp Ngọ Thủy độ , bình phân Nhâm Ngọ.
Chủ mọi ngành đều phát phú quýtừ 3-5 đời . Đến đời thứ 6 , ngành trưởng nhiều sản
ách , phong tật , chết non. Phân kim 8 hay 16 độ , phạm Mộc Thổ quan sát rất
hung hiểm , ngành trưởng và ngành út đàn bà bị bệnh mắt . Phạm Hỏa Khanh là tuyệt
ngành trưởng trước .
• Bính Sơn – Nhâm Hướng ,
chính châm.
Dùng Tọa Tân Tị - Hướng Tân Hợi phân kim. Tọa sao Trường 17 độ - Hướng
sao Nguy 15 độ , làm Thủy cục .Nếu là Thủy cục mà Thân phương có núi cao lớn,
trưởng nam tam thê tứ thiếp , sinh nữ nhiều hơn nam. Cấn phương có núi cao lớn,
ngành 3 tài đinh đều vượng . Càn phương có núi cao lớn, trưởng nam lanh lợi . Tốn
phương có núi cao lớn , ngành 3 đại vượng. Mùi phương có núi cao lớn, ngành 4
được vợ quý , chồng sang . Sửu phương có núi cao lớn, ngành 3 gia nghiệp hung
thịnh . Thìn phương có núi cao lớn, vượng ngành 6 , Tuất phương có núi cao lớn,
ngành trưởng vượng tài . Canh Dậu , Giáp Mão phương có núi cao lớn, giao thiệp
bằng hữu rộng . Nhâm Tý ( Vượng ) phương Thủy đến Minh đường , nhân đinh vượng
, chỉ hiềm tham sắc tham hoa.
Tả Thủy đảo Hữu ra Ất Thìn , là phương chính Khố của Thủy Cục , chủ đại
phú quý . Tả Thủy lưu đảo Hữu xuất ra Quý Sửu là phương chính Khố Kim cục – Hướng
Hóa Tử vi Vượng – Tự vượng Hướng , phát quý , phát đinh , tuổi thọ cao.
Phản cục : Hợi Sơn triều về xuất tội nhân lưu đày, nếu có nham thạch ,
nam có bệnh về mắt . Tị Sơn cao lớn , tổn ngành 2 , hoán thê đổi thiếp rồi tuyệt
tự . Thân Sơn cao lớn, ngành 3 khốn khổ. Tân Sơn cao lớn , ngành trưởng bần khổ
khó giúp . Quý Sơn cao lớn, ngành 3 bại tài . Ất Sơn cao lớn, ngành trưởng đổi
vợ , tuyệt tự. Đinh Sơn cao lớn, tử cường , phụ nhược , anh em không hòa thuận.
Nếu Hữu Thủy đảo Tả ra Canh phương là Mộc dục tiêu Thủy , phú quý , vượng
nhân đinh , nếu phạm qua Thân phương chỉ hung không cát .
Nếu Thủy lưu xuất Càn Hợi , là xung phá hướng thượng , sát nhân Hoàng
tuyền , lắm bệnh nhiều tật, tổn con hại của . Thủy xuất Tân Tuất phương phạm
thoái thần , tổn thương nam nữ thiếu niên . Thủy xuất Giáp mão , Cấn Dần , là
Kim cục Tử Hướng – Giao như bất cập , đoản mạng Thủy , chủ đoản thọ , yểu vong
.
• Bính Sơn – Nhâm Hướng ,
kiêm Tị Hợi .
Dùng Tọa Đinh Tị - Hướng Đinh Hợi phân kim. Tọa sao Dực 3 độ - Hướng sao
Thất 2,5 độ , làm Âm Hỏa Cục . Cục này phu thê chính phối – Tọa Lộc , nghinh Lộc
– Lộc – Mã triều nguyên chi cách . Nếu táng được đích Huyệt , đinh tài đều vượng
. Nếu tọa Bính là Thiên môn Sinh khí Tử vi trình tọa cung , Lộc . Mã quý tinh đồng
lâm. Quý Sửu phương được văn bút trình vị thuộc Tham Lang , lại được Bính
phương phong loan núi cao , đại phát đinh tài , phát quan rất nhanh , khoa cử ,
học hành hanh thông.
Như không có sơn phong mà Văn bút nhọn đẹp cũng được tiểu quý . Quý Sửu
Thủy lai triều ra theo hướng Tân Tuất , lúc đầu đinh tài có vượng , quan chức
thăng tiến , hiềm vì phân kim gặp Bát sát Văn Khúc tinh , ngành 3 và ngành trưởng
bất lợi .Cục này hợp phóng Thủy chính Nhâm phương , là Thai Hướng – Thai phương
, hoặc Quý Sửu chính là Mộ hướng đại cát .
Phản cục : Giáp Canh phương có núi cao lớn, xuất bệnh tật . Dậu Tân
phương có núi cao lớn, cùng Thủy lai , trộm cắp , phá gia . Nhâm Tý phương Thủy
chảy lại , chủ đàn bà trụy thai , nam nhân lưu lạc tha phương . Ất Mão phương
Thủy lai , là Mộc dục Thủy , xuất hậu dâm loạn . Tân Tuất , càn Hợi Thủy đến ,
qua Cần Dần xuất Khứ , là xung phá Trường sinh , xuất dâmloạn , bệnh tật, tổn
nhân đinh trẻ , giáng quan , cắt chức , tổn phá tài sản.
• Bính Sơn – Nhâm Hướng ,
kiêm Tý Ngọ.
Dùng Tọa Tân Tị - Hướng Tân Hợi phân kim. Tọa sao Trương 14,5 độ - Hướng
sao Nguy 12 độ , làm Hỏa cục . Cục này năm Thân – Tý – Thìn đinh tài đại vượng
, lại mừng Thủy – Hỏa bất tương xạ , chóng được công danh . Nhâm là cứu bần Thủy
, Ngọ là Ly hương địa , tất người sau thông minh hiển đạt , nam thông minh , nữ
tú lại chóng phát tài . Nhâm Thủy lai , lập Nhâm Tý Hướng là Cát . Chủ người ra
đi làm nên sự nghiệp.
BÍNH SƠN – NHÂM HƯỚNG.
Kiêm Ngọ Tý 3 phân.
Vòng địa bàn chính châm 120 phân kim : Tọa Tân Tị
– Hướng Tân Hợi.( 347,5 độ ).
Vòng Thiên bàn Phùng châm 120 phân kim : Tọa Đinh Tị
– Hướng Đinh Hợi.
Tú độ : Tọa sao Trương 14 độ - Hướng
sao Nguy 11 độ.
Xuyên sơn 72 Long : Tọa Canh Ngọ – Hướng Giáp Tý.
Thấu địa 60 Long : Tọa Nhâm Ngọ -
Hướng Bính Tý , nạp âm thuộc Thổ.
Độ tọa Huyệt : Nhâm Ngọ Bình phân , Mộc độ.
Quẻ : Long thấu địa thuộc quẻ Bát thuần Ly. .
Dùng Cục : Hợi – Mão – Mùi , Mộc cục –
Ấn cục Cát.
Cục : Dần – Ngọ - Tuất ( Hỏa cục ) : Vượng cục Cát.
Cục :Thân – Tý – Thìn : Thủy cục , Tọa Tam sát hung.
Cục : Tị - Dậu – Sửu , Kim cục , Tài cục , thứ cát.
2/ Chân lịch số .
• Tiết Xử Thủ , Thái Dương đến
Bính. Hội 2 phương Cấn , Tân đều cát .
• Tiết Vũ Thủy , Thái Dương
đến Nhâm chiếu bính tốt.
• Tiết Mang Chủng : Thiên Đế
đến Bính tốt.
Khai môn : Nên Hợi hợp chất khố tốt.Trên Nhâm Xích Y tốt.
Phóng Thủy : Nên dùng Tân Tuất phương
tốt. Tả Thủy đảo hữu Hung , Hữu Thủy đảo tả tốt.
Hoàng Tuyền : Sát tại Càn , Quý phương .Không nên khai môn phóng Thủy.
Tạo táng : Bính sơn – Nhâm Hướng, Không nên dùng năm tháng ngày giờ Thân
– Tý – Thìn ( Thủy cục ) là phạm Tam sát hung.
Nên dùng Quý Tị , Đinh Tị, Canh Ngọ, Mậu dần là Tam hợp Vượng cục , kiêm
được Lâm Quan , văn võ đều phát.
3/ Chọn năm tháng ngày giờ cho cục Tọa Bính – Hướng Nhâm.
Tháng Giêng ( Dần ) : Bính , Nhâm – Ngọ, các ngày Mão. Đinh , Tân , Quý
– Dậu tốt.
Tháng 2 ( Mão ) : Bính , Canh ,Nhâm –Dần tốt ,Mão bình.
Tháng 3 ( Thìn ) : Tam sát hung không dùng.
Tháng 4 ( Tị ) : Kiếm phong sát,
an táng bất lợi.
Tháng 5 ( Ngọ ) : Canh ,Mậu ,Nhâm –Dần, Thân tốt
Tháng 6 ( Mùi ) : Bính , Canh ,Nhâm –Dần tốt. các ngày Ngọ tốt. Đinh ,
Quý- Mão.Đinh , Quý , Tân – Dậu thứ.
Tháng 7 ( Thân ) : Tam sát hung không dùng.
Tháng 8 ( Dậu ) : Bính , Canh ,Mậu ,Nhâm –Dần tốt. Quý , Đinh – Dậu , Sửu
tốt.
Tháng 9 ( Tuất ) : Bính , Canh , Nhâm –Ngọ, Dần tốt. Đinh , Tân ,Quý – Dậu
tốt. các ngày Mão bình.
Tháng 10 ( Hợi ) : Kiếm phong sát, an táng bất lợi.
Tháng 11 : Tam sát hung không dùng.
Tháng 12 ( Sửu ) : Bính , Canh ,Nhâm –Dần tốt. Tân , Đinh , Quý – Dậu .
Bính , Canh ,Nhâm –Ngọ tốt.
4/ Khảo chính giờ cát hung định cục .
Tý – Hung, Sửu – Bình , Dần –Cát , Mão – Cát. Thìn – Hung , Tị - Bình,
Ngọ - Cát. Mùi – Cát . Thân – Hung, Dậu – Bình . Tuất – Cát , Hợi – Cát.
NHẬN XÉT CỦA DIENBATN.
La Sơn Phu Tử là một người rất tinh thông Lý số. Tính từ Thủy Tổ khởi
phát : Đến đời Nguyễn Thiếp đã hơn 300 năm, có thể liệt vào hàng cự Tộc trong xứ.
Ông tự biết đến sau đời mình vận số đã bạc . Tới các con của ông thì : “Cụ sinh
được năm trai, bốn gái. Con trai là: Mạnh Thuyên, Trọng Khách Thúc Khải, Quý Ngộ,
Thúc Hằng . Các con gái là Đoàn, Khoản, Vi và Vu. Đoàn lấy Nguyễn Duy Hàn, nho
sinh ở làng Bình Hồ (La Sơn). Khoản lấy Hoàng Đình Chính, sinh đồ ở xã Cát Ngạn
(Thanh Chương). Vi lấy Hồ Trí Sự, người xã Phúc Đường Hương Sơn). Và Vu lấy Ta
Lương Đông, người làng Hoành Sơn (Thanh Chương).
Các con trai gặp thời loạn lạc, gia kế túng bần, nên không thấy ai thi đậu,
làm quan. Không những thế, sau lại bị
suy đồi lắm. Người con cả không có con trai. Con thứ hai là Trọng Khác lấy
con gái ông Huyện Thanh Ba họ Hồ người Phù Lưu, cũng không con. Con thứ ba,
Thúc Khải, lúc ít tuổi bị chết đuối. Con thứ tư, Thúc Hằng, theo cụ lên ở núi
Thiên Nhận tại núi Khê Sơn, cũng bị chết đuối, ông có một con trai. Con trai út
là Quý Ngộ, cũng lên ở núi Thiên Nhận, có một con trai. Sau lúc hai người con cụ
ở núi mất rồi, hai cháu đưa nhau về làng. Bấy giờ dòng dõi cụ vẫn còn. Nhưng
càng năm càng túng quẫn.” ( Trích
từ LA SƠN PHU TỬ - Hoàng Xuân Hãn ).
Chính vì vậy, khi đặt vị trí mộ mình Núi Bùi thuộc xã Nam Kim dưới chân
dãy Thiên Nhẫn ông đã chọn vị trí như vậy .Trước mộ ông là hồ nước Nam Kim
trong xanh, phẳng lặng. Theo LA SƠN PHU TỬ
- Hoàng Xuân Hãn thì : “Cụ lại còn rất
tinh về phong thủy. Hồi bấy giờ ai ai cũng xin cụ đặt ngôi mộ, chọn hướng nhà.
Cụ đã chọn hướng từ đường họ Nguyễn | thôn Yên Phúc, làng Yên Hồ và đặt ngôi mộ
ông thân sinh người con rể cụ là Nguyễn Duy Hàn ở họ ấy.
Theo Gia phố, mộ ông, bà và cha, mẹ cụ đều
cải táng lên làng Nam Hoa, bà táng ở đỉnh núi Lư Sơn, cha, mẹ đều táng ở đỉnh
núi Thần. Sơn. Bà vợ táng ở Vĩnh Sơn. Chắc đều là theo thuật phong thủy của cụ
cả.”
Chiu chít liền những núi,
Trông như ngựa chạy vòng.
Ốc Lậu Bùi Dương Lịch có thơ vịnh rằng:
“Đất giáp ba sông hiểm,
Núi hình vạn ngựa phi.
Chương, Hương chia hai ngả,
Lam, Phố hợp ba chi.
Núi có hình ngựa chạy là vì nhiều nhõn (đỉnh núi con có một đầu cao, một
đầu thấp. Đầu cao như cổ ngựa cất lên, đầu thấp thì dài lại bầu, trông như hậu
bộ ngựa. Nhiều nhõn như vậy xếp xếp thành lớp: hình như đàn ngựa cất cổ, có vó
mà chạy đua. Theo tục thường truyền thì núi có chín trăm chín mươi chín nhõn Ở
giữa có ba nhõn cao gọi là Tam Thai: nhõn trung ương tên là Động Chủ. Trên nhõn
ấy có thành Lục Niên.” ( Trích
từ LA SƠN PHU TỬ - Hoàng Xuân Hãn ).
Địa thế nơi đây rất đẹp và Phân kim khu mộ của 2 vợ chồng ông rất chính
xác. Nhưng có lẽ vì biết mình hết phước nên thay vì đặt mộ phía dưới chân núi,
gần sát hồ nước Nam Kim là nơi kết Huyệt, ông lại mang lên đỉnh núi , nơi mà chỉ
có tầm nhìn đẹp nhưng theo (LA SƠN PHU TỬ - Hoàng Xuân Hãn) : “Ngày nay, chúng ta hãy trèo qua núi Thiên Nhận,
từ làng Văn Giang sang xã Nam Kim. Lúc ra khỏi cửa thành Lục Niên, ta sẽ thấy
trước mặt, về phía Đông Bắc, một ngôi đền cỏn con trên chóp núi không cây. Đó
là nhà thờ mà xã Nam Kim đã dựng lên để thờ La Sơn phu tử . Bên cạnh đền, về
phía Tây, cỏ mọc gần che lấp ngôi mộ có thành xây gạch vây bọc. Đó là hai ngôi
mộ Phu tử và bà chánh thất .”
Mặt khác đây là một quả núi trọc, đất đá khô cằn không Sinh Khí như hình
dưới.
Người đời có nhận xét rằng : ” Ta chỉ tiếc rằng một người có đạo đức, có mưu trí, có
thực học như Phu tử, mà lúc trẻ thì lỗi thời trẻ, lúc già thì lỗi thời già; cho
đến đỗi, ly sông hơn tám mươi năm, mà không gặp một vận hội nào hợp với vì ta
nên trách phu tử để lỡ thời cơ, nhưng đứng về phương diện đạo nh tình để thi thố
tài trí. Theo thuyết chuộng hành động ngày nay, Tho, thì phu tử đã nêu cao một
gương sáng láng.
Sự đặc biệt trong đời phu tử là chỉ lấy đạo
làm đèn soi đường tiến nái. Kẻ thì vì nghĩa khí mà tử tiết hay ẩn cư như Lê Huy
Trạc, Phạm Quý Thích. Kẻ thì tùy thời mà theo ngay Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm,
han Huy Ích. Còn phu tử thì ẩn không ẩn hẳn; ra không ra hẳn. Làm gian thì làm
quan trên núi trại; nhận chức thì chỉ nhận chức giáo dục quốc dân. Lúc thấy đạo
khó đạt thì thôi, không sợ uy quyền, không tổn danh giá.” ( Trích từ LA SƠN PHU TỬ - Hoàng Xuân Hãn
).
3. TỪ ĐƯỜNG.
Nhà thờ ở làng, tuy các người trong họ thuộc các chi khác có giúp đỡ tu
bổ, nhưng vẫn sơ sài. Từ đời Duy Tân, mới có sắc Thần. Người họ kể chuyện sau.
Lúc được Sắc về, phải nộp hai đồng bạc để lĩnh Sắc. Người tộc trưởng, nghèo
quá, chưa kiếm được số tiền ấy, mà phủ quan giục phải lĩnh liền, cho nên lính
mang Sắc về và ra đồng xiết cả cái cày của người Tộc trưởng. Người này về nhà,
tìm vật gì bán để lấy cày về. Chỉ có cái điêu đẩu, tức cái chuông con bằng gang
treo ở nhà thờ là vật đưa đi bán được, bèn đem bán cho một người đàn bà giàu.
Đổi điêu đẩu lấy sắc thần cấp cho cụ! Lúc bình sinh cụ từ cả chức trúng
tế, từ cả trăm lạng vàng. Mà sau khi mất lại xảy ra chuyện trên, cụ ở cõi tiên
chắc cũng phải buồn cười cho thế tục! Lại nghe nói rằng người đàn bà giàu kia
lúc trước lượm được một cục vàng nên mới trở nên giàu có. Cụ từng có làm bài
tán “Quản Âu An bừa được vàng không thèm nhìn” (A. 25). Nay có chuyện này, thực
là chua chát! Tạo hóa thực hay gây ra những việc oái oăm khôn xiết. Nhưng có vậy
mới tỏ được tiết tháo của người quân tử.
(Bây giờ ở làng Yên Phúc, Duy Hàn đậu tam trường là tằng tổ bà nội ký giả.)
( Trích từ LA SƠN PHU TỬ - Hoàng Xuân Hãn )
Xin theo dõi tiếp BÀI 18. Thân ái. dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét