Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 16.
PHẦN II. LONG MẠCH CỦA HÀ TĨNH.
PHẦN III . HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN.
I. ĐI TÌM LAI LỊCH DÒNG HỌ NGUYỄN DU.
II. CÁC PHẦN MỘ CỦA DÒNG HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN – NGHI XUÂN – HÀ TĨNH.
3/ LA SƠN PHU TỬ.
1.TÓM TẮT VỀ LA SƠN PHU TỬ - NGUYỄN THIẾP.
Ông vốn có tên húy là
Minh, tự là Quang Thiếp, sau vì kiêng húy vua chúa nên đổi là Thiếp. Ngoài ra,
ông còn có rất nhiều tên tự hay tên hiệu, do ông tự đặt hoặc do người đương
thời xưng tặng, chẳng hạn như: Khải Xuyên (có sách chép là Khải Chuyên), Hạnh Am,
Điên ẩn, Cuồng ẩn, Lạp Phong cư sĩ, Hầu Lục Niên, Lam Hồng dị nhân, Lục Niên
tiên sinh, La Giang phu tử... Riêng Nguyễn Huệ (tức vua Quang Trung) gọi ông là
La Sơn phu tử, La Sơn tiên sinh.
Thủy tổ của ông là
Nguyễn Hợp, quê ở Cương Gián, Nghi Xuân, trấn Nghệ An. Cụ Nguyễn Hợp có hai
người con trai: con trai cả Nguyễn Khai và con trai thứ Nguyễn Hội. Con trai cả
Nguyễn Khai lấy vợ lẽ ở làng Nguyệt Ao, tổng Lai Thạch, sinh con cháu rồi lập
chi họ Nguyễn ở xã Nguyệt Ao (hay Áo, còn gọi là Nguyệt Úc), tổng Lai Thạch,
huyện La Sơn, phủ Đức Quang (nay là xã Kim Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Đến
đời bố ông là Quản lĩnh Nguyễn Quang Trạch, mẹ là người họ Nguyễn cùng làng,
Nguyễn Thiếp ra đời tại làng này.
Ngày 25 tháng 8 năm
Quý Mão (1723), Nguyễn Thiếp ra đời và được hấp thu vốn văn hóa đầu tiên từ mẹ.
Ông ham học từ nhỏ. Lúc nhỏ, ông và ba anh em trai nhờ mẹ chăm sóc và chú là
Tiến sĩ Nguyễn Hành rèn dạy nên đều học giỏi. Ông là người ham đọc sách từ nhỏ.
Năm 19 tuổi (khi ấy
Nguyễn Hành đang làm Hiến sát sứ Thái Nguyên), ông ra đó học, rồi được chú gửi
cho bạn thân là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm (cha của thi hào Nguyễn Du) dạy dỗ
thêm.
Tuy nhiên, chưa được
một năm thì Nguyễn Hành đột ngột mất ở lỵ sở, Nguyễn Thiếp phải tự tìm đường về
Hà Nội. Đến Đông Anh thì ông ốm nặng, may có người giúp đỡ nên thoát chết nhưng
lại mắc di chứng tâm thần. Khi bệnh phát, đầu óc ông hoang mang, không biết làm
gì cả. Dù bị chứng tâm thần, Nguyễn Thiếp vẫn tự đấu tranh tư tưởng, kiềm chế
được bệnh và chủ động trong vấn đề học tập.
Năm 1743, ông dự thi
Hương ở Nghệ An đỗ thủ khoa, nhưng không ở lại dự thi Hội mà đi ở ẩn.
Năm Mậu Thìn (1748),
ông ra Bắc dự thi Hội nhưng chỉ vào đến tam trường (kỳ 3). Sau đó ông vào Bố
Chính dạy học.
Năm Bính Tuất (1756),
lúc này đã 33 tuổi, Nguyễn Thiếp được triều đình mời ra làm chức Huấn đạo (chức
quan trông coi việc học trong một huyện) ở Anh Đô (phủ Anh Sơn, tỉnh Nghệ An).
Ở đó 6 năm, ông được đổi làm Tri huyện Thanh Giang (nay là Thanh Chương, Nghệ
An).
Năm Mậu Tý (1768),
Nguyễn Thiếp từ chức, trở về lập trại Bùi Phong dưới chân núi Thiên Nhẫn (Nam
Đàn, Nghệ An) để dạy học.
Năm 1780, chúa Trịnh
Sâm mời ông ra Thăng Long. Gia phả họ Nguyễn ghi rõ ý định của Trịnh Sâm bấy
giờ là lật đổ nhà Lê, nhưng ông cương quyết can ngăn. Nhưng chúa Trịnh không
nghe. Nguyễn Thiếp chán nản xin cáo từ mà không nhận bất cứ chức tước hay bổng
lộc nào. Lúc này Nguyễn Thiếp đã 60 tuổi, trở về trường cũ trong núi sâu và
tiếp tục dạy học, nghiên cứu học thuật.
Năm Bính Ngọ (1786),
Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt họ Trịnh. Khi về đến Phú Xuân, Nguyễn Huệ viết
thư cùng lễ vật ra Nghệ An mời Nguyễn Thiếp về Phú Xuân giúp mình. Nguyễn Thiếp
đã khéo léo từ chối. Ông đưa ra 3 lý do để trả lời Nguyễn Huệ, tự nhận mình là
một thần tử nhà Lê, tuổi cao, tài hèn sức mọn, không thể giúp gì được.
Tháng 8 năm 1787,
Nguyễn Huệ lại cử quan Lưu thủ là Nguyễn Văn Phương và Binh bộ Thị lang Lê Tài
ra Nghệ An dâng thư mời Nguyễn Thiếp. Lần này Nguyễn Thiếp cũng khiêm nhường từ
chối.
Lần thứ 3, ngày 13
tháng 9 năm 1787, Nguyễn Huệ sai quan Thượng thư Bộ hình Hồ Công Thuyên dâng
thư mời Nguyễn Thiếp. Nguyễn Thiếp vẫn thoái thác không đi.
Tháng 4 năm Mậu Thân
(1788), trên đường ra Thăng Long trừ Vũ Văn Nhậm, khi đến đất Nghệ An, Nguyễn
Huệ đã cử Cẩn Tín hầu Nguyễn Quang Đại mang thư đến mời Nguyễn Thiếp đến hội
kiến. Lời thư rất tha thiết, nên ông đành xuống núi nhưng vẫn chưa chịu ra
giúp. Hai người rất tâm đầu ý hợp, bàn luận sôi nổi. Cuộc hội kiến tưởng chừng
như không dứt.
Cuối năm 1788, sau khi
lên ngôi Hoàng đế tại núi Bân (Huế), vua Quang Trung (tức Nguyễn Huệ) kéo quân
ra Bắc, đến Nghệ An nghỉ binh, nhà vua lại triệu Nguyễn Thiếp đến hỏi kế sách
đánh đuổi quân Thanh xâm lược.
Trong buổi hội kiến
lần này, vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp: "Hay tin vua Lê Chiêu Thống
sang nhà Thanh cầu lụy, vua Thanh cho quân sang đánh, trẫm sắp đem quân ra
chống cự, mưu đánh và giữ nước được hay thua, Phu tử nghĩ thế nào?".
Nguyễn Thiếp trả lời:
"Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh thì ở xa
tới mà lòng bọn tướng soái thì huênh hoang tự đắc, chúng không cần biết tình
hình quân ta yếu hay mạnh, binh lương và trận chiến sẽ xảy ra như thế nào, còn
quân lính thì phân vân không biết là sang đánh hay đến giữ theo sự khẩn khoản
của vua Lê... Số quân của Hoàng đế kéo từ miền trong ra chưa đủ để chống đối
với quân giặc, mà trở lại chiêu mộ thêm binh thì thời gian không cho phép. Vậy
Hoàng đế phải tuyển mộ ngay quân lính ở đất Thanh Nghệ, vì nơi đây là đất
thượng võ xưa nay, anh hùng nhiều, mà hào kiệt cũng nhiều".
Diễn biến của trận
quyết chiến với quân Thanh quả đúng như dự kiến thiên tài của vua Quang Trung
cũng như nhận định chính xác của Nguyễn Thiếp.
Sau đại thắng vào đầu
xuân Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung về đến Nghệ An lại mời Nguyễn Thiếp đến bàn
quốc sự. Trong bức thư gửi Nguyễn Thiếp, vua Quang Trung thổ lộ: "Trẫm ba
lần xa giá Bắc thành, Phu tử đã chịu ra bàn chuyện thiên hạ. Người xưa bảo rằng:
Một lời nói mà dấy nổi cơ đồ. Lời Phu tử hẳn có thế thật".
Sau khi Quang Trung
đánh đuổi giặc Thanh, Nguyễn Thiếp trở thành một trong những vị học giả được
vua tin cậy nhất. Vua biết ông không thích tham gia chính sự nên chỉ nhờ giải
quyết những việc có tính chất học thuật và đặc biệt giao hẳn cho ông việc tổ
chức nền giáo dục mới.
Ngay tại khoa thi
Hương đầu tiên dưới triều đại Quang Trung được tổ chức ở Nghệ An vào năm 1789,
Nguyễn Thiếp được cử làm Đề điệu kiêm Chánh Chủ khảo. Ông khuyên nhà vua hòa hoãn
với nhà Thanh để tập trung xây dựng đất nước trở thành một quốc gia cường
thịnh. Tuy nhiên sau khi giúp vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp lại về núi Thiên
Nhẫn mà không chịu ở Phú Xuân.
Năm 1791, vua Quang
Trung lại cho mời ông vào Phú Xuân để bàn việc nước. Vì cảm thái độ chân tình
ấy, nên lần này ông đã nhận lời (trước đó ông đã từ chối 3 lần). Đến gặp, ông
đã dâng lên vua Quang Trung một bản tấu bàn về 3 vấn đề: Một là "Quân
đức" (đại ý khuyên vua nên theo đạo Thánh hiền để trị nước); hai là "Dân
tâm" (đại ý khuyên vua nên dùng nhân chính để thu phục lòng người), và ba
là "Học pháp" (đại ý khuyên vua chăm lo việc giáo dục). Tuy là ba,
nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau và đều lấy quan niệm "dân là gốc
nước" làm cơ sở. Nguyễn Thiếp viết: "Dân là gốc nước, gốc vững nước
mới yên".
Những lời tấu ấy được
nhà vua nghe theo. Ngày 20 tháng 8 (1791), nhà vua ban chiếu lập "Sùng
chính Thư viện" ở nơi ông ở ẩn và mời ông làm Viện trưởng. Kể từ đó, ông
hết lòng chăm lo việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học và phổ biến trong
dân. Chỉ trong hai năm, ông đã tổ chức dịch xong các sách: Tiểu học, Tứ thư,
Kinh Thi, và chủ trì biên soạn xong hai bộ sách là Thi kinh giải âm và Ngũ kinh
toát yếu diễn nghĩa.
Tháng 9 năm Nhâm Tý
(1792), vua Quang Trung đột ngột băng hà, sự nghiệp của Nguyễn Thiếp đành dở
dang.
Năm Tân Dậu (1801),
vua Cảnh Thịnh (con vua Quang Trung) có mời ông vào Phú Xuân để hỏi việc nước.
Đang ở nơi ấy, thì kinh thành mất vào tay chúa Nguyễn Phúc Ánh (sau là vua Gia
Long). Nghe vị chúa này tỏ ý muốn trọng dụng, ông lấy cớ già yếu để từ chối,
rồi xin về trại Bùi Phong.
Ngày 6 tháng 2 năm
1804 (Quý Hợi), danh sĩ Nguyễn Thiếp không bệnh mà mất, thọ 81 tuổi, và được an
táng tại nơi ông ở ẩn.
Tác phẩm của Nguyễn
Thiếp gồm có:
La Sơn tiên sinh thi
tập: có hơn 100 bài, có tựa của tác giả (theo Phan Huy Chú). Trần Văn Giáp cho
biết bản này hiện đã không còn tìm thấy, và theo ông thì nó còn có tên là Hạnh
Am thi cảo. Trong cuốn La Sơn phu tử của GS. Hoàng Xuân Hãn có công bố quyển
này (gồm 84 bài thơ chữ Hán, có phụ chép một số câu đối, thơ Nôm và các chiếu
biểu, do một người vô danh sưu tầm được), và theo như giáo sư nói là
"không chắc còn nguyên bản".
Hạnh Am di văn: gồm
một số bài văn của Nguyễn Thiếp phúc đáp, cáo từ, trần tình, tạ ơn, v.v...gửi
vua Quang Trung. Hiện bản này có trong Thư viện Khoa học xã hội, ký hiệu VHb.
212.
Ngoài ra, theo GS.
Nguyễn Lộc trong Từ điển văn học (bộ mới), thì ông còn có: Hạnh Am ký (Ghi chép
của Hạnh Am, 1782), Thích Hiên ký (Ghi chép ở Thích Hiên, 1786), bài viết đề ở
gia phả, và đề tựa Thạch Động thi tập của Phạm Nguyễn Du...
Nhà nghèo, mẹ già, con
đông nhưng ông không muốn ra làm quan để
kiếm chút bổng lộc mà chỉ thích ở ẩn. Tuy nhiên, đọc Hạnh Am thi thảo, bên cạnh
những bài ca ngợi thú ẩn dật, vẫn thấy tấm lòng của ông gắn bó với đời, với quê
hương, và than thở cho cảnh suy vi của thế thái nhân tình...Nhìn chung, thơ ông
giản dị, mộc mạc, được Phan Huy Chú khen là "thơ đều tao nhã thanh thoát,
lý thú thung dung, thực là lời nói của người có đức, các tao nhân ngâm khách
(khác) không thể sánh được" (Văn tịch chí)
Nền nhà Sùng chính Thư
viện hiện còn lưu tại núi Bùi Phong với ngổn ngang gạch xây, đá ong... Di tích
còn lại duy nhất là bức tường gạch có khoét hình nguyệt. Ở đó, có thể nhìn ngắm
Lục Niên thành (tòa thành của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa chống Minh) và đập
Lục Niên xanh trong. Bên cạnh phế tích, là khu mộ của Nguyễn Thiếp và bà chính
thất họ Đặng (song táng) đã được xếp hạng là "di tích cấp Quốc gia".
Sau ngày đỗ đại khoa
(Tiến sĩ - 1898) Nguyễn Văn Trình có đến nhà thờ Nguyễn Thiếp (ở xã Kim Lộc,
huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) cúng tặng câu đối:
六 年 夫 子 興 中 國
三 世 曾 孫 拜 外 家
phiên âm:
Lục Niên phu tử hưng trung quốc
Tam thế tằng tôn bái ngoại gia
Phỏng dịch:
Phu tử sáu năm chấn hưng đất nước
Cháu chắt ba đời kính bái ngoại gia
Tên ông được đặt cho
con đường tại TPHCM và Hà Nội, nhưng hiện nay đang bị viết sai thành Nguyễn
Thiệp. (
Cụ sinh năm Quý Mão
(1723) đời Lê Bảo Thái thứ 4, vào giờ Thìn, ngày 25 tháng Tám, tại làng Mật
Thôn. Làng này thuộc xã Nguyệt Áo, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, xứ Nghệ An
(nay là Phủ Đức Thọ, Tỉnh Hà Tĩnh). Đến đời Khải Định, làng này lại đổi thuộc
huyện Can Lộc.
Xã Nguyệt Áo ở giữa
một cánh đồng bằng, thuộc triền sông Lam, cách về phương Nam chừng mười cây số.
Tuy đã gần các chi núi từ dãy Khai Trướng phát ra, nhưng đất đây còn tốt, ruộng
nhiều, dân đông (xem bản đồ 1).
Đứng ở làng trông xa,
thì tứ phương đều có núi bao bọc. Gần nhất là núi Nhạc Sạc, ở phía Đông Nam,
chỉ cách làng chừng một cây số. Nhạc Sạc là con phượng con. Đứng xa từ phía Bắc
trông tới, thấy núi hình hai cánh chim đang bay. Vì vậy mà đã đặt tên là núi
Phượng. Nhưng, núi thấp, chỉ cao chừng 70 mét, phượng hoàng này chỉ là phượng
con. Tên Nhạc Sạc có vì lẽ ấy. Núi Nhạc Sạc tiêu biểu cho làng cụ. Trong, thi
văn, cụ thường nhắc đến luôn.
Phía Đông Bắc xã, có
núi Hồng Lĩnh, cách đó chừng sáu cây số . Núi này không những là một dãy núi
cao, mà còn tiêu biểu cho cả vùng Hoan Châu. Trên núi có nhiều nơi danh thắng.
Cũng như các tao nhân thi khách khác, cụ đã từng nhiều lần lên thăm núi ấy.
Xa về phía Bắc, ta
trông thấy núi Nghĩa Liệt, mà cụ gọi là núi Liệt Sơn. Núi này là Bắc ngạn sông
Rum (Lam Giang), cho nên cũng có tên là rú Rum, hay là Lam Thành sơn, vì trên
núi có thành quân Minh đắp. Núi không cao lắm, và ở cách làng chừng mười hai
cây số. Trông lên thấy một dãy xinh xinh, như một con vật dài, đầu cao, đuôi
nhọn. Núi Liệt Sơn này sẽ có liên quan đến đời сụ nhiều lần.
Núi có duyên khăng
khít với cụ hơn hết là dãy núi Thiên Nhận, ở xế về phương Tây Bắc, cách xã
Nguyệt Áo chừng hai mươi cây số. Đứng làng cụ trông lên, ta còn thấy một dãy
nhấp nhô những đỉnh đầu tròn, màu vàng buổi sáng, khi ánh mặt trời soi thẳng
tới, màu tím lúc ban chiều, khi mặt trời gần khuất sau dãy núi Giăng Màn. Núi
Giăng Màn này, tức là núi Khai Trướng, chia ngăn đất Hoan Châu và xứ Lào. Núi
cao, án sau dãy núi Thiên Nhận, chạy dọc theo chân trời từ Nam chí Bắc. Lúc nào
sắc cũng xanh, như một bức màn xanh, trương ra để làm nổi màu vàng hay tím của
núi Thiên Nhận. Ngày sau, cụ bỏ quan về ở ẩn trên núi Thiên Nhận trong hơn bốn
mươi năm. Biết bao phen cụ đã trông về góc trời Nam, nhìn mây vàng trên núi
Nhạc Sạc, mà nhớ đến mẹ già, làng cũ.
Gần làng cụ, cũng có
những dãy núi rừng, cây cối um tùm. Ấy là Trà Sơn và Bột Sơn, lớp trong lớp
ngoài, trông như hai bức bình phong án ngự phía Tây Nam. Bột Sơn thấp ở trước,
Trà Sơn cao ở sau. Trà Sơn có đỉnh bằng ngang, trông như hình chữ nhất. Ngày
sau, khi La Sơn phu tử phải xa nhà ở phía Nam dãy núi Hoành Sơn, cụ sẽ nhắc đến
hai núi Trà, Bột ấy.
Với con mắt người ưa
cảnh, thì cảnh trí vùng này đủ làm vừa ý. Nhưng đối với các nhà phong thủy, thì
các núi Phượng, núi Hồng, núi Trà, núi Bột đều là những yếu tố thiêng liêng làm
cho nhân vật các làng ở đây như Vĩnh Gia, Trường Lưu, Nguyệt Ao, Kiệt Thạch đều
rất thịnh.
1. Ở bản đồ sở Địa dư
Đông Dương, tên núi này đều là núi Sơn Huy, vì có làng Sơn Huy ở cạnh núi. (*)
tức núi Thiên Nhẫn, âm người Nghệ Tĩnh vẫn thường đọc ra Nhận (dấu ngã ra nặng)
- BT.
2. Gia thế.
Quả thật vậy, họ
Nguyễn ở Mật Thôn, trong suốt ba trăm năm ở triều Lê, đã có thể liệt vào hàng
cự tộc trong xứ.
Nhưng họ ấy nguyên
không ở làng này. Trước đời Lê Thánh Tông, làng Cương Gián, thuộc huyện Nghi
Xuân, về phương Đông Bắc xã Nguyệt Áo, bên kia núi Hồng Lĩnh, và kề bể Đông
Hải.
Trong đời Lê Thánh
Tông, họ Nguyễn có một người theo nghề võ. Vì lập công trong cuộc đánh Chiêm
Thành (1472), người ấy được phong tước. Sau đó, Vua sai đi bắt voi trắng trong
núi Trà Sơn. Cho nên ông có nhịp qua làng Mật Thôn, trú binh ở đó. Ông chọn con
gái họ Võ ở sở tại làm hầu. Bà sinh được một con trai, và cùng con ở lại Mật
Thôn. Vì thế mới có chi họ Nguyễn ở đó. Gia phổ họ Nguyễn chép ông võ tướng kia
làm Thủy tổ. Sau khi ông mất, được tặng tước.
quận công, và ban huy
hiệu Lưu Luận Công.
(*) tức dịp - BT.
Tại làng, Mật Thôn, họ
Nguyên phát đạt chóng . Cháu nội Lưu
quận công, là Bật Lăng, đậu Hoàng giáp ở triều Lê, khí Lê chống Mạc, đóng đô ở
Thanh Hóa, Từ đời Bật Lăng về sau, họ Nguyễn trở nên một họ vừa có văn học, vừa
giàu có, Nhiều kể trong họ thi đậu tam trường, tứ trường hoặc nạp thóc vào Công
khố để lấy phầm hàm.
Đến đời thứ chín, vào
khoảng đầu thế kỷ thứ XVIII, lại có nhiều kể nối danh Chú La Sơn phu tử, là
Hành, đậu tiến sĩ khoa Quý Sửu (1733), Chính ông đã đỡ đầu cho cụ trong thời kỳ
còn bé.
Con như thân phụ cụ
thì không có gì đặc sắc. Nhờ mẹ làm nên giàu có, nộp thóc vào kho, cho nên ông
chỉ được một hư hàm nhỏ mà thôi. Trái lại, thân mẫu cụ là con gái họ Nguyễn Huy
ở xã Trường Lưu, là một họ rất lớn, có văn học nổi tiếng đương thì . Chắc rằng
ảnh hưởng bà đối với cụ là to. Bà sinh được bốn trai, ba gái. Phu tử là con
trai thứ ba. Các anh em đều học hành giỏi. Ấy là nhờ mẹ chăm nom. Trong thơ
văn, cụ thường nhắc đến mẹ,
Nói tóm lại, Nguyễn
Thiếp sinh trưởng trong một đại gia đình có học, có của. Lại được có thầy, có
bạn trong nhà. Với tư chất thông minh, cụ có đủ những điều kiện để trở nên một
người hay chữ, và có lễ một người hiển đạt về sau. Nhưng như ta sẽ thấy, cụ sẽ
vượt ra khỏi khuôn sáo thường, mà trở nên một nhà hiền triết.
Lần này, cụ được ở yên
trên núi. Bấy giờ là cuối năm Tân Dậu (1801). Cụ 79 tuổi. Hai năm sau, ngày 25
tháng Chạp năm Quý Hợi (đầu năm 1804), cụ không bệnh mà mất. Bấy giờ vào giờ
Hợi. Cụ thọ 81 tuổi. Trong hai năm ấy, ta không thấy đâu chép đến cụ nữa. Tập
HATC không có một bài thơ nào làm cho ta biết tâm tình cụ trước lúc mất.
Các con đưa táng cụ ở
chỗ nhà thường ở, trên núi Bùi Phong.
4. Con cháu.
Cụ sinh được năm trai,
bốn gái. Con trai là: Mạnh Thuyên, Trọng Khách Thúc Khải, Quý Ngộ, Thúc Hằng
(xem bảng thế hệ, trang 50). Các con gái là Đoàn, Khoản, Vi và Vu. Đoàn lấy
Nguyễn Duy Hàn, nho sinh ở làng Bình Hồ (La Sơn). Khoản lấy Hoàng Đình Chính,
sinh đồ ở xã Cát Ngạn (Thanh Chương). Vi lấy Hồ Trí Sự, người xã Phúc Đường
Hương Sơn). Và Vu lấy Ta Lương Đông, người làng Hoành Sơn (Thanh Chương).
Các con trai gặp thời
loạn lạc, gia kế túng bần, nên không thấy ai thi đậu, làm quan. Không những
thế, sau lại bị suy đồi lắm. Người con cả không có con trai. Con thứ hai là
Trọng Khác lấy con gái ông Huyện Thanh Ba họ Hồ người Phù Lưu, cũng không con.
Con thứ ba, Thúc Khải, lúc ít tuổi bị chết đuối. Con thứ tư, Thúc Hằng, theo cụ
lên ở núi Thiên Nhận tại núi Khê Sơn, cũng bị chết đuối, ông có một con trai.
Con trai út là Quý Ngộ, cũng lên ở núi Thiên Nhận, có một con trai. Sau lúc hai
người con cụ ở núi mất rồi, hai cháu đưa nhau về làng. Bấy giờ dòng dõi cụ vẫn
còn. Nhưng càng năm càng túng quẫn.
2. TỔ TIÊN GIA THẾ LA SƠN PHU TỬ NGUYỄN THIẾP.
1. Lưu quận công.
Gia phổ họ
Nguyễn chép:
“Xưa
truyền lại rằng ở huyện Nghi Xuân, làng Cương Gián, thôn Tiền, ông Nguyễn Lưu,
tiểu húy không rõ, có tài lực hơn người, tinh thông võ nghệ. Khoảng đời vua
Hồng Đức, ông thi đấu võ cử, rồi thăng chức vụ lâm quân chỉ huy sứ. Lúc ông
theo Vua vào đánh miền Nam, có công phá giặc núi Thần Đầu *. Lúc khải hoàn, Vua
ban thưởng, ông được phong tước hầu. Khoảng đời Vua Cảnh Thống, tại châu Nghệ
An, huyện La Giang, trang Lai Hữu, có voi trắng. La Giang tức là La Sơn, Lai
Hữu tức là Lai Thạch. Tục truyền rằng voi trắng núi Trà Sơn. Quan ở Nghệ An bắt
không được, tâu về triều. Vua sai ông về bắt được. Lúc đưa quân về qua làng
Nguyệt Ao, thôn Nguyễn Xá, ông thiết tiệc, đặt nhạc. Lúc bấy giờ gặp con gái họ
Võ có tư sắc, ông hỏi lấy, rồi sinh ra ông Tú Lâm. Lúc ông Tú Lâm đã thành đồng
( 19 tuổi ), ông mất. Vì trước ông có công nên được gia tăng tước công. Vì vậy
sau thế truyền gọi ông là Lưu quận công”.
Xem thế
thì ông Thủy tổ La Sơn phu tử là một bậc danh tướng chức làm đến Chỉ huy sứ,
tước tặng quận công. Quê không phải ở làng Nguyệt Ao là làng của họ Nguyễn bây
giờ, mà là làng Cương Gián ở huyện Nghi Xuân, bên kia núi Hồng Lĩnh.
Núi Hồng
Lĩnh “chín mươi chín nhõn” thật là một thắng cảnh ở Hoan Châu, vùng quanh chân
núi đã sản xuất biết bao nhiêu danh nho, danh tướng. Huyện Nghi Xuân ở phía Đông
Bắc núi, một bên có núi, một bên có bể Đông Hải. Phía Bắc, sông Lam làm giới
hạn. Cửa sông Lam là cửa Hội (Hội Thống). Trước cửa có hai hòn đảo, trông xa
như hình hai con cá dỡn sóng, nên gọi là Song Ngư. Các nhà địa lý ở Hoan Châu
đã để mắt tới Song Ngư, và Hồng Lĩnh. Từ xưa đã có câu hát (dịch):
“Hồng Lĩnh chon von, Song Ngư bát ngát.
Nếu gặp thời
minh, Nhân tài đua phát”.
Chú thích
: 1. Nghi Xuân bây giờ thuộc Hà Tĩnh, quê
cụ Nguyễn Du. 2. Vũ lâm quân (xem CM 20/60, 33a, 3a); gia phổ chép chữ Uũ là
lông ra võ, đội quân đặt ra đời Lê Thái tổ (LTHC). Đời Hồng Đức thứ 7 (1476)
dùng làm thân tùy (CM 27/3a). 3. Năm Hồng Đức thứ 2 (1472), vua thân chinh đánh
Chiêm Thành. 4. Núi Thần Đầu ở huyện Kỳ Hoa, nay Kỳ Anh, gần bể (Hà Tĩnh).
2. Ở làng quê Nguyễn Thiếp.
3. Tên một viện ở đời Hồng Đức. Con các quan vào đó để
học (xem CM 23/6a). Gọi tên là Tú Lâm, vì dùng tên ấy mà gọi học trò của viện
ấy, như đời sau gọi các giám sinh là ông Giám. Có lẽ Tú Uyên trong chuyện Bích
câu kỳ ngô là một tú lâm, chứ không phải tú tài.
3. Đồng là dưới 19 tuổi.
4. Tục truyền: Núi Hồng Lĩnh có 99 nhón: có 100 con
phượng hoàng bay tới đậu. Thiếu mất một chỗ, nên tất cả đều bay mất! Thật ra,
Hồng chỉ là lớn. Xem bản đồ số 3.
6. Xem chú thích bài Hoan Châu.
Làng Cương
Gián này, Đông trông ra bể, tay tựa vào quả núi Cầm Sơn (thuộc Hồng Lĩnh), lại
là một thắng địa trong miền. Chỉ vì sự tình cờ mới có chi họ Nguyễn Sang ở
Nguyệt Ao.
Con ông
Lưu quận công là ông Tú Lâm. Tú Lâm là con bà họ Võ đã nói trên kia. Chắc ông
chỉ huy sứ lúc đi qua làng, thấy cô gái đẹp thì lấy làm hầu, nên con mới ở quê
mẹ. Gia phổ chép:
“Sau lúc
ông Tú Lâm khôn lớn, lại lấy vợ họ Võ ở thôn Nguyễn Xá. Có kẻ nói họ Tô. Nhân
thế ở đó”.
Từ đời ông
Tú Lâm, họ Nguyễn thành người làng Nguyệt Ao, thôn Nguyễn Xá , tổng Lai Thạch,
huyện La Giang, thừa tuyên Nghệ An.
2. Nguyễn Bật Lãng.
Ông Tú Lâm
sinh được sáu con. Trong số đó có ông Nguyễn Bật Lãng (xem bảng thế hệ, trang 50), đậu Hoàng giáp chế khoa.
Gia phổ
chép:
“Ông thiên
tính minh đạt, thấy rộng, biết nhiều. Lúc lớn lên, vì văn học mà nổi tiếng
trong châu quận.
Đang lúc
vì ông Tú Lâm mất, ông đóng cửa chịu tang, thì Mạc chiếm Đông Kinh. Vua chạy
vào Thanh Hóa. Mở chế khoa chọn sĩ. Vì tổ tiên thờ Lê, nên ông bèn ứng thí.
Chú thích
:
1. Có lẽ vì họ Nguyễn này mà sau mới có tên Nguyễn Xá
chăng?
2. Nay là huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, tên xã và tổng
không đổi. Đời Khải Định, lại cho tổng này vào huyện Can Lộc.
3. Năm Đinh Hợi (1527), Đăng Dung giết vua Chiêu Tông
và Hoàng đế Thung rồi xung Đế. Nguyễn Kim tụ tập binh sĩ ở Sầm Châu (Ai Lao).
Rồi năm Quý Tỵ (1533) tôn con Vua Chiêu Tông là Hoàng tử Ninh lên làm Vua, lấy
hiệu Trang Tông. Đến năm Bính Ngọ (1546), mới lập hành điện ở Vạn Lại, ở phủ
Thiệu Hóa, huyện Thụy Nguyên, tỉnh Thanh Hóa (CM 27/42a). Năm Quý Sửu (1553),
dời sang Yên Trường này thuộc phủ Thọ Xuân (Thanh Hóa).
Năm Gia
Thái thứ 5, khoa Đinh Sửu, ông đậu chế khoa. Xét khoa ấy, trung cách có năm
người, ông đậu thứ hai. Những người kia: Lê Trực Tủ người huyện Lôi Dương, Lê
Phúc Nhạc người huyện Kỳ Hoa, Hồ Binh Quốc người huyện Thiên Lộc, Nguyễn Hoàng
Từ người huyện Thạch Hà, đều là bạn đồng khoa của ông vậy. Ngày vinh quy, ông
dựng nhà ở Mật Thôn. Ông lần lượt nhậm chức Tản trị thừa chính sứ ở hai lộ
Thuận Hóa và Quảng Nam, và có nhiều chính tích.
Khoảng năm
Quang Hưng, Thái úy Nguyễn Hoàng cùng cháu là Trịnh Tùng hội binh chư hầu đánh
Mạc, rước Vua về kinh. Vua bèn triệu ông về, cho ông làm chức Thái thường tự tự
khanh, chức này giữ việc tế lễ. Chưa được bao lâu, Nguyễn Hoàng lấy cớ già xin
về. Vua cho con Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên thay lĩnh tướng sĩ. Phúc
Nguyên với Trịnh Tùng vốn ghét nhau, bèn ra giữ miền Nam, tức là đất Quảng Hóa,
Thuận Hóa, Định Viễn. Nhân thể các phiên thần chống cự Trịnh kịch liệt. Phiên
thần bấy giờ, ở tây có họ Vũ, ở bắc, họ Trần, họ Sầm và họ Xà. Vua bảo chẳng
được, thế mỗi ngày một phân tranh.
Chú thích
:
1. 1576.
2, Lôi Dương ở Thanh Hóa; còn Kỳ Hoa, nay là Kỳ Anh;
Thiên Lộc nay là Can Lộc và Thạch Hà đều ở Hà Tĩnh bây giờ. Theo Nghệ An chí
của Bùi Dương Lịch thì Lê Phúc Nhạc ở làng Dư Lạc, đậu chế khoa làm quan đến Lễ
bộ tả thị lang, tước Hầu; Hồ Binh Quốc ở làng Bình Lãng đậu đồng chế khoa, làm
quan đến Lại bộ tả thị lang, tước Nam; Nguyễn Hoàng Từ ở làng Phật Não, đậu chế
khoa, làm quan đến Lại bộ hữu thị lang.
3. Mật Thôn là làng họ Nguyễn bây giờ.
4. Thuận Hóa bấy giờ là kiêm cả miền Nam Quảng Bình,
Quảng Trị và Huế bây giờ. Quảng Nam kiêm Quảng Nam, Quảng Nghĩa, một phần Bình
Định bây giờ (xem Phương Đình địa dư, 23 và 12).
5. Năm Quý Tỵ (1593).
6. Có lẽ đây là nói chuyện Nguyễn Hoàng về Thuận Hóa,
năm Canh Tý 1600. Nhưng theo CM thì Nguyễn Hoàng ở Thuận Hóa ra Thăng Long năm
Quý Tỵ (1593). Đến năm Canh Tý (1600), nhân có bọn Phan Ngạn nổi loạn, ông đưa
quân về Thuận Hóa. Kỳ thật, thì ông thấy Trịnh Tùng chuyên quyền, nên ông không
muốn ở lại.
Ông dâng
sớ xin về. Vua xuống chiếu ưng thuận. Ngày về, triều đình biếu vàng bạc, ông từ
không nhận. Ở nhà mấy năm, vui với thư cầm. Lấy kinh truyền dạy con cháu, đưa
việc cày dệt dạy nổ tỳ,ngày ngày cùng các điền ông da lão bàn chuyện cày ruộng,
chân tằm; chỗ nào chưa biết thì ông giúp bày vẽ.
Ông thường
nói với con cháu rằng: “Nhà Lê suy yếu,
bọn tôi mạnh tranh nhau cầm đầu. Sự loạn sinh ra chẳng phải chỉ một ngày. Họ
Nguyễn tuy hèn, nhưng là bầy tôi cũ. Còn họ Trịnh, tiếng làm tướng Lê, thật là
cừu địch Lê vậy. Chúng mày, hoặc đứa có tài, có thể làm quan được thì nên theo
họ Nguyễn. Đời trước, chúa Nguyễn đều người trung nghĩa”, con cháu sau này ắt
có lúc nổi khá. Nếu không có tài, thì chăm việc ruộng vườn, để đủ ăn mặc. Nếu
văn tự khá thông, thì ứng thi để khỏi đi lính, đi phu: cốt là may chi khỏi thẹn
với tiếng con cháu nhà quan thanh bạch mà thôi. Nếu tham phú quý, a phụ kẻ
quyền gian, để mang tiếng hậu thế chê bai, thì không phải nòi ta vậy.”
Vì thế,
cho nên sau lúc ông mất rồi, cháu đích tôn là Bật Khang theo chúa Nguyễn vào
Nam, không trở về nữa...”. Nguyễn Bật Lãng được phong tước Nam, và đến đời Duy
Tân và năm Khải Định thứ 9 được phong trung đẳng tôn thần”.
Chú thích
:
1. Họ Nguyễn là chúa Nguyễn.
2. Đời Đinh Có Nguyễn Bặc là một công thần, được ban
quốc tính nên cũng có tên là Đinh Bắc. Đời Lê Thánh tông, con gái họ Nguyễn
được phong làm Trường Lạc hoàng hậu, sinh Lê Hiến tông, đời Lê Tương Dực em bà
là Thừa tướng Nguyễn Văn Lang được phong Vương và được vua đúc tượng vàng để
tặng sau khi mất. Nguyễn Hoằng Du là Con Văn Lang, Nguyễn Kim là cháu và Nguyễn
Hoàng là chắt.
Tổ tiên La
Sơn phu tử đều ăn lộc nhà Lê. Võ tướng, văn thần đều chịu ơn Lê. Lúc Nguyên -
Trịnh mới bắt đầu phân tranh, mà ông Bật Lãng đã hiểu rõ thời thể, dặn con cháu
kỹ càng như vậy. Chả trách gì về sau, Nguyễn Thiếp không chịu giúp chúa Trịnh.
Kể từ đời
Lưu quận công đến Bật Lãng, có ba đời. Đời thứ tư, không có ai hiển đạt. Nhưng
trong nhà vẫn phong phú. Đời Lê, năm nào mất mùa đói kém, có lệ cho nhà giàu
nộp thóc để lấy chức quan; thường hay cấp chức Huyện thằng là chức Phó tri
huyện chuyên việc tuần phòng. Gia phổ trích rằng : Chức Huyền thằng là chức lấy
tiền mua được, cũng như chức Bá hộ ở Nguyễn triều.
Chú thích
:
1. Đoạn này ở Gia phổ là do người đường đế La Sơn phu
tử tên là Nguyễn Danh Dương, năm Cảnh Hưng Giáp Tuất (1754) chép lại theo những
lời của bố là ông tiến sĩ Nguyễn Hành. Nguyễn Danh Dương nói thêm rằng: “Sợ lâu
ngày rách cũ mà người sau không được biết, tiêu ta kể lại”. Vậy lời chép này có
thật, chứ không phải về sau vì nhà Nguyễn được làm vua mà mới bịa đặt ra. 2.
Theo NAC của Bùi Dương Lịch.
3. Theo Gia phổ và sắc thần.
4. LTHC nói rằng: việc này bên Tàu có từ đời Tây Hán.
Ở nước ta đời Trần Du tông Đại Trị thứ 5 (1362) mới có. Đời Lê Thánh tông Quang
Thuận nguyên niên (1460), định từ 200 thạch trở lên được thưởng hàm Chánh thất,
từ 150 hộc được thưởng Tùng thất; từ 100 thạch được thưởng Tùng bát và các con
khỏi đi lính. Năm Cảnh Thống thứ hai (1499), Bảo Thái thứ hai (1721), Vĩnh Hữu
thứ 5 (1739), nhiều lần sửa đổi lệ ấy (xem LTHC và CM). Từ đời Dự tông, Bảo
Thái lại thêm lệ nộp tiền. Năm Vinh Hữu thứ 5 định lệ nộp tiền rất rõ ràng
(LTHC), người làm quan nộp 500 quan được thăng một trật, người chưa làm quan
nộp 2.500 quan được chức phụ quan vân vân...
5. Huyện thằng chứ không phải Huyền thừa. Khang Hy tự
điển thích: đọc lái: Thi lăng. Có lẽ vì xưa cho rằng gọi ông thắng tướng là vô
lễ mà gọi Thừa tướng chăng? Tục truyền rằng ở Hoan Châu đời trước có một quan
huyện thằng ra cho một cô bé con, có tiếng thông minh, câu đối rằng: “Học trò
là học trò con tóc bỏ lon xon là con lọc trò”. Cô bé đối lại rằng: “Quan huyện
là quan Huyện thằng, từ kiện nhung nhăng là thằng quan luyện”. Xem đó đủ biết
phải đọc là huyện thằng mới đúng.
Chính trong họ Nguyễn,
nhiều người có chức Huyện thẳng. Đó chứng rằng con cháu Bật Lãng bấy giờ trong
nhà có của. Con trưởng ông là Đình Giản có chức Huyện thằng, con thứ hai làm
Chánh tổng tên là Bật Thư (xem bảng thế hệ, trang 50).
Đời thứ năm, có ba
người nho sinh trúng thức (con nhà quan đậu tam trường), hay hiệu sinh trúng
thức (con dân đậu tam trường)”. Riêng ông Bật Phụ làm đến Huấn đạo ở phủ Thuận
An (ngày nay là Thuận Thành, thuộc Bắc Ninh).
Đời thứ sáu có ba hiệu
sinh trúng thức. Đời thứ bảy có một hiệu sinh trúng thức. Đời thứ tám cũng có
một hiệu sinh trúng thức.
Vậy từ đời ông Thái
thường tự tự khanh Bật Lãng đến đời thứ tám, trong khoảng một trăm ba mươi năm,
đời nào cũng có người đậu đạt. Chỉ trừ đời con ông Bật Lãng mà thôi.
Đời thứ chín là đời
thân sinh Nguyễn Thiếp, lại là đời rất thịnh. Ông Hiển Phát đậu hương giải,
nghĩa là như cử nhân ở Nguyễn triều, làm quan đến Tri phủ, và chú ruột cụ là
Nguyễn Hành đầu tiến sĩ khoa Quý Mùi đời Long Đức (1733).
Đời thứ mười là đời
Nguyễn Thiếp. Tuy không có ai đậu đại khoa, nhưng có tới mười người đậu tam
trường và cụ đậu hương giải. Trong số đó, hai người anh em ruột của cụ, ba
người đường để con ông tiến sĩ Nguyễn Hành, và hai em họ con ông Tri phủ Hiển
Phát,
Nay nói về hai chú La
Sơn phu tử là ông hương giải Hiển Phát và ông nghề Hành.
Chú thích :
1. LTHC chép: Lê Thánh tông Quang Thuận đổi chức Vận chuyển ra Tri huyện
và chức Tuần sát ra Huyện thằng.
2. Gia phổ cũng có chú thích như vậy (xem CM 2A/21a và 19/27a).
Gia phổ chép:
“Ông Hiển Phát đậu năm
Canh Ngọ (1750), tuổi bốn chục. Ông sung chức Quốc tử tư nghị. Thời bấy giờ có
Nguyễn Phi Thức người Việt Yên, huyện Lạ Giang, Võ Đăng Đài người huyện Thiên
Lộc, Trần Danh Tố người phủ Thạch Hà, cùng ông kết bạn. Văn học nổi tiếng.
Người bấy giờ gọi là “Nghệ An tứ hổ”. Năm Kỷ Mão (1759), đổi làm nho học huấn
đạo ở phủ Trường Khánh. Hai khoa Giáp Tuất (1754) và Quý Vị (1763), hai lần
được trúng xuân vi, năm Ất Dậu (1765), nhận chức Tri huyện Yên Khang. Năm Tân
Mão (1771) thăng Tri phủ Anh Đô°. Đến tuổi bèn về hưu. Ông tính thật thà giản
dị... Giữ mình liêm và tinh; làm quan, thanh và cần. Trị gia thì nghiêm, tiếp
vật thì hòa. Lúc làm chính thức, vì có tiếng làm quan tốt, các quan viên châu
huyện nhiều lần xin lưu lại, nên thăng trục không nhiều. Ông mất năm Giáp Thìn
(1784), thọ 74 tuổi”.
4. Nguyễn Hành.
Chú ruột La Sơn phu tử
là ông nghè Nguyễn Hành. Gia phổ chép: “Ông sinh năm Canh Thìn (1700). Tính
người ôn hòa, thuần cẩn, chăm học, giỏi nổi tiếng. Năm 24 tuổi, đời Bảo Thái
thứ 4, khoa Quý Mão (1723), ông đậu hương giải. Đến năm Long Đức thứ 2, khoa
Quý Sửu (1733), đậu đồng tiến sĩ.
Chú thích :
1. Không biết chức này vào hàng nào, có lẽ là quan nhỏ ở Quốc tử giám.
2. Đậu tiến sĩ khoa Bính Dần Cảnh Hưng thứ 7 (1746). 3. Thuộc Lạng Sơn
(PĐĐD,5/48b). 4. Thi hội.
5. Huyện Yên Khánh bây giờ, thuộc Ninh Bình (PĐDD 5/6a). 6, Anh Sơn ở
Nghệ An bây giờ (PĐĐD 3/21a).
Bấy giờ ông 34 tuổi .
Lúc vinh quy về, làm nhà ở Mật Thôn. Ông làm quan đến chức Hàn lâm, Đông các
hiệu thư. Tuy vậy, tự vui với sách vở, ông không theo uy quyền. Bổng ít, việc
nhàn, đến nỗi ông phải đem của nhà đi ăn. Đến lúc Trịnh Doanh tôn vua Cảnh Hưng
lên ngôi (1740), chúa bèn tâu cho ông làm Hiến sát sứ ở Thái Nguyên. Ông làm
quan thì ngày ngày sân ít việc quan, việc kiện, nhà nhiều bạn sách, bạn thơ,
đối với khi ở hàn lâm, chẳng khác gì. Chưa được hai năm, ông mất ở nhậm sở, vào
ngày mồng 2 tháng Năm năm Nhâm Tuất (1742). Ông hưởng thọ 43 tuổi...
Hiệu ông là Nguyệt Khê
tiên sinh. Ông có con gái tên Đoạn lấy ông lại khoa cấp sự Nguyễn Huy Kiên
người Trường Lưu, xã Lai Thạch”.
5. Nguyễn Danh Dương.
Hàng bày vai với
Nguyễn Thiếp có mười người đậu tam trường. Trong số đó, có con đầu ông nghè
Đông các là xuất sắc và tính thích hợp với cụ hơn cả. Ấy là Nguyễn Danh Dương,
hiệu Kiều Dương cư sĩ. Gia phổ chép:
“Ông lấy con gái út
ông Thái bảo Nguyễn Đức Nhuận ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, cũng là em gái ông
Tướng quốc Nguyễn Nghiễm. Ông thiên tự mẫn tuệ, văn từ thanh hào. Sớm đậu nho
sinh trúng thức, nên tiếng nổi khắp vùng bàng
châu. Lúc bấy giờ, nhà
Lê suy vị; quyền thần chuyên chính, Ông biết rằng ra đời cũng chẳng làm gì
được, bèn không lấy công danh làm để ý.
Chú thích :
1. Chánh lục phẩm. Chức Đông các giữ những việc làm chế biểu, thi ca,
văn và nhuận sắc thi văn của vua, hoặc tiến thi văn để vua xem (LTHC 14).
2. Hiến sát sứ, coi việc hình ở các thừa tuyên. Đời Hồng Đức thứ 2
(1471) đặt ra, vào hàm chánh lục phẩm (LTHC 14).
3. Kiên là em ruột thám hoa Nguyễn Huy Oánh. Năm 1747, mới có 13 tuổi
đậu tam trường, năm 25 tuổi đậu tứ trường. Năm 1774 trúng ngự đề. (Lai Thạch
tân khoa ký và Gia phổ họ Nguyễn Huy).
Lúc bấy giờ có Nguyễn
Hữu Cầu, vì thua trận bí đường, phải chạy vào xứ ta. Vì châu quận bị việc binh
khổ sở, nên ông tới yết kiến tướng Trịnh là Phạm Đình Trọng để bày kế bắt Hữu
Cầu. Đình Trọng muốn cất nhắc cho, nhưng ông cố từ để tránh sự làm quan. Từ đó,
trong chậu huyện ai ai cũng trọng. Ông ở nhà cày ruộng, đọc sách, sớm tối vui
nhàn. Thường ống nói với bà vợ rằng:
Tôi ở đời bốn mươi năm
ắt là sẽ trông Đồng sơn mà khuất. Bà thì bị việc đời bận rộn còn lâu. Tôi thật
lấy làm thương lắm”. Kịp đến năm 40 tuổi, ông bị chứng đau bụng rồi mất. Ông
sinh năm Giáp Thìn (1724), sau Nguyễn Thiếp một năm, và mất năm Quý Vị (1763).
Chính ông Nguyễn Danh
Dương chép lại một đoạn gia phổ họ Nguyễn. Nguyễn Thiếp còn để lại một bài thơ
(A. 6) gửi cho ông, khi cụ ở Bố Chính (Quảng Bình).
Chú thích :
6. Nguyễn Bật Xuân.
Tổ phụ La Sơn phu tử là Bật Xuân. Lúc ít tuổi ông ham văn học,
1. Quận He.
2. Người Hải Dương, đậu tiến sĩ. Vì Cầu đào mộ mẹ mình, nên Plạnh Đình
Trọng quyết rửa thù cho được. Đánh nhiều trận làm Cầu thua. Sách CM (41/5b)
chép rằng Cầu trốn vào Nghệ An. Đình Trọng kéo quân tới, chúng thua chạy tan.
Cầu toan vượt bể về. Bị bão. Lên bộ và trốn ở núi Hoàng Mai, bị tướng Đình
Trọng là Phạm Đình Sĩ bắt (1751). Cầu bị bắt ở Bào Giang (Quỳnh Lưu phong thổ
ký).
Đình Trọng sau sung chức Nghệ An đốc suất (1751-1753). Có lẽ trong thời
kỳ này, ông muốn dùng Danh Dương.
6/ Nguyễn Bật Xuân.
Tổ Phụ La Sơn Phu
Tử là Bật Xuân. Lúc ít tuổi ông ham văn
học ,thi mãi không đậu. Nhà vốn giàu. Trong làng bắt ông ra lính. Bà mẹ thương
con yếu, thuê người trong họ là Bật Ngạn thay cho. Năm Chính Hòa Quý Vị (1703),
mùa mất, dân sự đói lắm. Triều đình ra lệnh cho dân nộp lúa để được bổ làm
quan. Ông bèn nhận chức Kính tiết tướng quân Hổ bồn vệ phó quản lĩnh. Chưa được
một năm thì mất. Lúc bấy giờ, ông 36 tuổi.
Ông sinh được ba trai,
trong đó có thân phụ La Sơn phu tử và ông nghè Nguyễn Hành (xem bảng thế hệ,
trang 50).
Bà vợ trẻ tuổi ở góa
nuôi con, ăn ở rất có đức. Cho nên ông Nguyễn Nghiễm là bạn ông nghè Nguyễn
Hành và là anh vợ ông Danh Dương có làm bài bia; nay còn bia ở nhà thờ lớn họ
Nguyễn. Bia ấy chép rằng:
“Thần vu bị ký (bài ký
ở bia đặt tại nhà thờ).
Xưa, ông Kính tiết
tướng quân Hổ bồn vệ phó quản lĩnh họ Nguyễn, húy Dữ, tự Bật Xuân, tên thụy
Cung Chất phủ quân. Sinh năm Kỷ Dậu (1669), mất năm Ất Dậu, ngày 12 tháng Tám.
Tổ tiên ở làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân. Tổ sáu đời là Nguyễn*..., đậu tiến
sĩ, làm đến chức Thái thường tự tự khanh, dời nhà tới ở huyện La Sơn, làng
Nguyệt Ao, ấp Mật Thôn. Ông là huyền tôn vậy. Lúc ít tuổi, ông hào phóng tự
cường, không theo thế tục. Vợ họ Nguyễn, ở ấp bên cạnh là thôn Nguyễn Xá. Trong
định vị, bà cất án ngang mày, rất cùng chồng nghiêm kính. Phu nhân thật là
người hiền phụ, đáng sánh cùng tiên sinh! Nhờ nhà khá dư dật, ông thường xuất
của riêng giúp việc binh khí. Đời Chính Hòa, ông được trao Vệ chức'. Sau khi
ông mất, phu nhân thủ tiết nuôi nấng ba trai, một gái, cho đến trưởng thành.
Chăm việc xa cửi để cấp sách đèn; dạy sự canh độc, lo việc hôn nhân. Gia nghiệp
cũng gọi là khá dư dật. Trong làng hễ có việc gì nguy cấp, phu nhân đều đưa
tiền dành dụm giúp cho. Người nào bà thương lắm, thì có khế khoản vay nợ bán
ruộng gì, bà cũng đốt đi cho. Như thế hơn ba mươi năm. Lòng bà thương xót láng
giềng lớn lao biết chừng nào! Bà thường bảo các con rằng: “Trữ của nhiều không bố thí, người xưa lấy
thế làm khinh. Nhà ta của cải không thiếu. Sao chẳng giảm bớt tội mình để cho
đạt ý ta!” Bà liền lấy hăm một mẫu, chín sào, chia cho ba ấp: Mật, Nguyệt và
thôn Nguyễn, để làm nghĩa điền. Lại cho bảy trăm mười hai quan tiền kẽm để đãi
người làng ăn uống cho vui. Thật vậy, Thịnh đức rất lớn ấy, người ta không thể
quên được. Vậy nên bảo thợ khắc đá để truyền lại lâu đời. Cần người viết một
bài để làm tựa.
Ta cùng con út ngài là
hầu Đông các Thư quý hầu” có nghĩa đồng song. Không nề quê kịch, ta đánh bạo
làm bài tựa để mà ghi lại, nói đại khái tóm tắt, chứ không cầu đẹp lời văn.
Thời Cảnh Hưng Bính Dần Cúc Nguyệt vọng việt các đán”.
Đậu nhị gián tiến sĩ,
khoa Tân Hợi. Đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu. Phụng sai tới xứ Nghệ An, kiếm
việc Bố Chính châu thị tham tri quân thủ. Hiệu tinh trấn Cơ cai, Công bố hữu
thị lang, Xuân Lĩnh hầu Nguyễn Hi Tư, bái soạn”. Xem bia trên, biết rằng đời tổ
phụ cụ Nguyễn Thiếp, nhà rất giàu có, mà tổ mẫu lại rất là đức hậu.
Chú thích.
1. CM chép về năm ấy: Hạn, cơ (đại hạn, đói) sai quan khám, tha thuế má
cho Thanh Hoa, lại nạp tiền vào kho để giúp dân đói.
1. CM chép về năm ấy: Hạn, cơ (đại hạn, đói) sai quan khám, tha thuế má
cho Thanh Hoa, lại nạp tiền vào kho để giúp dân đói.
2. Chức phó quản thuộc một vệ.
3. Ất Dậu là năm 1705. Gia phổ chép năm Giáp Thân (1704) đúng hơn, vì
lúc ấy ông 36 tuổi như gia phổ chép. Bia này làm 42 hoặc 43 năm sau, nên có lẽ
chép sai. 4. Nguyễn Bật Lãng (xem trên).
5. Dời từ Nguyễn Xá sang.
6. Lấy tích bà Lương Hồng kính trọng chồng, nên mỗi lúc bưng ăn cơm cho
chồng thì nâng án cao đến ngang mày.
Chú thích :
1. Chức quan võ coi một vệ.
2. Tội trữ của.
3. Bấy giờ là thôn Trù.
4. Nguyễn Xá.
5. Ông nghè Nguyễn Hành.
6. Bạn học Nguyễn Nghiễm lại là anh vợ con trai đầu lòng ông Đông các.
7. Tháng Chín năm 1746.
7. Nguyễn Quang Trạch.
Thân phụ La Sơn phu tử
là con thứ ông quản lĩnh. Tự là Quang Trạch; cũng có tự là Quang Nhuận. Năm Quý
Tỵ (1713), nhờ nộp lúa nên được lĩnh chức Điển mục sở phó sứ. Tờ văn bằng, nay
còn giữ được, tuy đã rách mất ít nhiều, nhưng còn đọc được như sau (dịch): “Lại
bộ, việc thí quan.Năm Vĩnh Thịnh thứ 10, tháng Hai, ngày 19, các quan ở nha môn
tư lệ giám, vâng Sắc chỉ theo bản bộ, bổ ông Nguyễn Nhuận vào chức tướng sĩ
lang Lý nhân Điển mục sở phó sứ... Khâm thử!
Ngày 11, tháng Hai năm
nay, quan ở bản bộ tại cửa Kinh thiên vâng chép thí sự số hiệu 1176. Đóng bán
ấn... cho bản quan...”.
Quang Trạch lấy vợ
làng Trường Lưu họ Nguyễn Huy, tức là họ ông thám hoa Nguyễn Huy Oánh. Ông sinh
được bốn trai, ba gái. La Sơn phu tử là trai thứ ba. Anh là Quang Thục và em út
là Quang Dật đều đậu tam trường.
Chú thích:
1. Bán ấn là
đóng dấu vào hai bảng bằng, ghép kề nhau, một nửa ấn ở bản này, một nửa ở bản
kia. Một nửa giao cho người được cấp, một bản để lại làm chứng. Phép bán chỉ
này có từ đời Trần Thái tông, Đinh Hợi (1227) (TT 5/4a).
( Trích từ LA SƠN PHU TỬ của HOÀNG XUÂN HÃN ).
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét