Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 15.
PHẦN II. LONG MẠCH CỦA HÀ TĨNH.
PHẦN III . HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN.
I. ĐI TÌM LAI LỊCH DÒNG HỌ NGUYỄN DU.
II. CÁC PHẦN MỘ CỦA DÒNG HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN – NGHI XUÂN – HÀ TĨNH.
1. ĐỀN THỜ VÀ MỘ XUÂN QUẬN CÔNG NGUYỄN NGHIỄM.
1/ ĐỀN THỜ.
Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm
(1708-1775) là thân sinh của Đại thi hào Nguyễn Du. Ông là vị tể tướng văn võ
song toàn, có nhiều cống hiến cho triều đại phong kiến lúc bấy giờ. Thể theo
nguyện vọng của ông, sau khi mất, Nguyễn Nghiễm được con cháu an táng tại quê
nhà (nay thuộc thôn Tiên Thanh, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
Từ cổng chính đi vào bên phải nhà thờ Nguyễn Du là nhà trưng bày bảo
tàng. nội thất nhà trưng bày ngoài một số tài liệu tranh ảnh minh hoạ tác phẩm
của Nguyễn Du thì có một số hiện vật quý như: nghiên mực, đĩa mai hạc Nguyễn Du
được tặng trong thời gian đi sứ, nậm và chén uống rượu, gạc nai treo áo, la bàn
dùng đi săn, bức phù điêu bằng gỗ ghi lại hình ảnh rước Tiến sĩ, hoàn sắc của
Nguyễn Nghiễm.
Từ khu lưu niệm về phía Đông
vài trăm mét là đến đền thờ Nguyễn Nghiễm còn gọi là đền Đức Đại Vương. Trước cổng
là hai voi đá và ngựa đá, thượng điện nay chỉ còn bàn thờ bằng đá thanh, bát
hương bằng đá, mái lợp ngói xi măng. Hạ điện làm bằng gỗ li, lợp ngói mũi hài.
Khu lăng mộ của Xuân Quận
công Nguyễn Nghiễm đã bị xuống cấp nghiêm trọng
Tuy nhiên, do tác động của thời gian và ngoại cảnh, cộng với sự thiếu quan
tâm, chăm sóc, trùng tu nên đến nay, khu lăng mộ của Xuân Quận công Nguyễn
Nghiễm đã bị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều hạng mục bị hư hỏng nặng.
Cây cối, cỏ dại mọc um tùm. Lối vào lăng mộ bị cỏ cây phủ kín, lớp gạch lát
bị đào bới; đặc biệt, tường rào bao quanh ngôi mộ đã nứt nẻ, biến dạng, vùng
đất phía sau khu lăng mộ bị khoét rỗng do sông lấn…
Thiết nghĩ, với những đóng góp to lớn của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm, khu
lăng mộ của ông cần được bảo vệ, xây dựng một cách xứng tầm để góp phần giáo
dục truyền thống văn hóa, lịch sử cho các thế hệ sau. (Baohatinh.vn).
“Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775) tên chữ là Hy Tư, biệt hiệu là
Hồng Ngư cư sĩ, người xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh.
Ông là tể
tướng nổi tiếng triều Lê, kiêm tài văn võ, trải qua nhiều chức vụ quan trọng
như Tế Tửu Quốc tử giám, Hàn Lâm viện Thừa chỉ. Đến đời Chúa Trịnh Sâm, ông
được phong làm Thái tử Thiếu bảo, tước Xuân Quận công. Đặc biệt năm 1774, khi
mở cuộc nam tiến bình định Thuận Hóa Quảng Nam, Ông lại được chúa Trịnh vời về
kinh và sung chức Tả tướng, theo Hoàng Ngũ Phúc, Bùi Thế Đạt đem quân đi đánh
Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, xóa bỏ ranh giới 2 miền sau hơn 200 năm chia cắt. Sau
khi ông mất, triều đình phong Thượng đẳng Phúc thần, giao cho 4 xã phụng thờ và
quốc gia tế lễ. Ông còn là một nhà văn với nhiều tác phẩm nổi tiếng và là nhà
sử học với nhiều lời bàn trong Đại Việt sử kí bản kỉ tục biên. Đặc biệt, ông là
thân sinh của Đại thi hào Nguyễn Du.
Năm 1741,
ngay cả khi ông còn sống, ngôi đền thờ Xuân quận công Nguyễn Nghiễm (còn gọi là
đền Đại Vương Hai) đã được xây dựng tại xã Tiên Điền. Việc xây dựng ngôi đền
này đã thể hiện sự ủng ái của triều đình cũng như sự ngưỡng vọng của nhân dân
ông. Tuy nhiên trải qua thời gian cũng như sự tác động của ngoại cảnh, ngôi đền
hiện nay không còn giữ được vẻ uy nghiêm như trước, thay vào đó là cảnh tượng
tiêu điều, lạnh lẽo. Năm 2002, bộ VH-TT đã trùng tu tôn tạo lại các hạng mục
của đền, phục chế lại các bức đại tự và câu đối. Nhưng từ đó đến nay, một lần
nữa ngôi đền này lại chìm vào quên lãng.
Đền không
có biển giới thiệu di tích, lạ hơn nữa là ngôi đền nằm trong quần thể khu di
tích Nguyễn Du nhưng lại không có cán bộ trông coi, cũng không có Thủ từ hương
khói và quét tước hàng ngày. Theo sử sách để lại, trước đây ngôi đền có diện
tích hơn 2.300m2 nhưng hiện nay đã bị thu hẹp lại rất nhiều. Bên cạnh đền là
trạm điện chằng chịt ổn áp trông rất mất mỹ quan. Bên ngoài tường bao cây cối
ngả nghiêng còn bên trong thì cỏ dại dây leo mọc um tùm kín lối.
Tượng đá mang phong cách kiến trúc thời hậu Lê
đặt ở khu lăng mộ Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm. Ảnh: Việt Cường.
Trước đây, tại đền lưu giữ bức đại tự, đề 4 chữ “ Phúc
lý vĩnh tuy” (dịch nghĩa: Phúc ấm lâu dài) tự tay chúa Trịnh viết. Một biển gỗ
đề “Dịch thế thư hương” (Dòng thi thư hương đời nối đời) do Đức Bảo, sứ thần
nhà Thanh đề tặng. Một biển đề “Quang tiền du hậu” (Rạng rỡ thế hệ trước, để
phúc ấm cho thế hệ sau), biển này do Tô Kính người Viễn Đông đề tặng. Ngoài ra,
có câu đối:Lưỡng triều danh tể tướng/ Nhất thế đại nho sư (Nho sư cả nước vang
danh hiệu/Tể tướng hai triều rạng tiếng tăm).
Trong thời kỳ chiến tranh một số hiện vật quý trên đã
bị thất lạc. Hiện nay một số đồ thờ tự mới được phục chế và một số câu đối do
con cháu họ Nguyễn - Tiên Điền ở Bắc
Ninh cúng tiến.
Toàn cảnh
ngôi đền thờ với kết cấu khá đơn giản với kiến trúc hình chữ nhị gồm bái đường
và hậu cung. Nhà bái đường với những cột kèo đang dần bị rêu xanh bám phủ dẫn
đến mục nát và hư hỏng. Phần dưới hương án được xây kín bằng xi măng còn bên
trên thì phủ đầy tơ nhện. Trên bái đường trở thành nơi gác chiếc kiệu rồng, câu
đối. Theo quan sát của chúng tôi thì chiếc kiệu và những câu đối này đều làm
bằng chất liệu gỗ có chất sơn đỏ, những chữ Hán khắc trên đó đều rất mềm mại và
tinh tế theo lối Hành Thảo đời Nguyễn sơ. Chứng tỏ đây đều là những hiện vật
gốc có giá trị từ lâu đời nhưng đáng tiếc lại không được quan tâm bảo tồn, gìn
giữ.
Điều khiến
ai cũng thấy xót xa nhất chính là cảnh tượng ảm đạm và lạnh lẽo ở toàn bộ hậu cung
của ngôi đền. Cửa hậu cung mở ra thường xuyên và chẳng có người trông coi để
đóng lại, làm mất đi tính trang nghiêm tôn kính của cả ngôi đền. Trên mặt tường
rêu xanh đã phủ kín, loang lổ mốc meo. Dọc các trụ đều có các câu đối bằng chữ
Hán theo kiểu chữ Triện nhưng do rêu mốc đã phủ kín nên không còn đọc được các
câu đối cổ này. Phía trên mái ngói, cây bụi nhỏ mọc um tùm. Quang cảnh bên
trong hậu cung trông rất tối tăm và ẩm thấp. Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm khi
mất được triều đình phong Thượng đẳng Phúc thần và gọi là Đại Vương Hai nhưng
trong đền thờ hiện nay không có chân tượng và long ngai, ngay cả bài vị cũng
không hề có. Đền hiện chỉ có bộ hương án cổ bằng đá, các đồ tế khí khác như bát
bảo, lọng tàn đều không có khiến ngôi đền càng thêm lạnh lẽo.
Trên các
hương án bài trí rất sơ sài, sai quy cách và có phần lộn xộn khi đặt quá nhiều
lư hương và đem cả tượng của Quán thế âm Bồ Tát vào thờ. Trước đây đền thờ có
rất nhiều bức hoành phi đại tự ngợi ca thân thế sự nghiệp của Xuân quận công
nhưng hiện nay đều không còn giữ được. Trong hậu cung chỉ còn duy nhất một bức
hoành phi “Dịch thế thư hương” và đôi câu đối “lưỡng triều danh tể tướng - nhất
thế đại Nho sư” nhưng đáng tiếc đây đều là những hiện vật phục chế, phải là
hiện vật gốc.
Hiện vật
gốc có giá trị nhất của ngôi đền hiện nay phải kể tới 2 bức tượng võ quan đứng
chầu đúc với tỉ lệ 1/1 với trang phục, binh khí nhất quán với các pho tượng
thời Lê Trung Hưng thường thấy ở các ngôi mộ quý tộc triều Lê ở Thanh Hóa cũng
như nhiều di tích cùng niên đại khác ở Đồng bằng Bắc bộ. Ngoài ra còn có đôi
voi ngựa chầu ở cổng cũng có phong cách tạo tượng thời Lê Trung Hưng, khớp với
lối tạo tượng voi ngựa tại lăng Dinh Hương tỉnh Bắc Giang. Các bức tượng này
đều được tạo hình rất tinh xảo. Trên địa bàn Nghệ Tĩnh hiện nay các bức tượng
gốc thời Lê Trung Hưng còn lại rất ít, chính vì vậy những hiện vật này là những
tài sản đặc biệt quý hiếm cần bảo tồn.
2/ MỘ NGUYỄN NGHIỄM.
Cùng nằm
trong quần thể di tích, cách đền Xuân Quận công chỉ khoảng gần 1km là khu lăng
mộ của ông. Khu mộ là một khu đất phẳng được vây quanh bằng tường rào thấp,
không có bia mộ cũng như chi tiết trang trí nào khác nên trông rất quạnh quẽ
trơ trọi. Theo cụ Nguyễn Mậu thì chính Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm đã dặn con
cháu táng chìm để tránh kẻ xấu phá hoại”. Trải qua thời gian mưa nắng bào mòn
khu vực mộ lộ ra một ngôi mộ táng bằng vữa tam hợp rộng khoảng 10m2 . Đến năm
1993, một Việt kiều đã công đức một số tiền rất lớn để xây dựng tường rào cũng
như đặt một số chi tiết. Tuy nhiên khu mộ hiện nay vì không có cổng chắn bảo vệ
nên bị trâu bò vào phá hoại một số chi tiết.
Theo người dân địa phương, 20 năm trước, khu mộ được xây khá hoành tráng,
ngôi mộ táng bằng vữa tam hợp rộng chừng 10 m2 được bao quanh bởi tường rào
kiên cố, lối đi vào khu mộ được lát gạch, hai bên có hàng rào xanh, rất cổ
kính, linh thiêng.
Mộ cụ Nguyễn Nhiễm (cha Nguyễn Du) .
Tại Từ
Đường họ Nguyễn ở làng Mật xã Nguyệt Ao, tổng Lai Thạch (nay là xã Kim Lộc, Can
Lộc, Hà Tĩnh) có văn bia do Nguyễn Nghiễm (1708-1776) soạn nội dung và đã được
Nguyễn Dương Thanh (tục gọi là ông Hàn Thanh) dịch năm 1940, hiện lưu trong tập
gia phả họ Nguyễn làng Mật.
Văn bia ca
ngợi Quan Cánh Tiết tướng Quân Hổ bôn vệ phó quản lịnh Nguyễn Bật Xuân (hậu duệ
của tiến sỹ Nguyễn Bật Lượng - người làng Tiên, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân
- đỗ tiến sỹ năm Đinh Sửu (1577) - làm đến chức Thái Thường Tự Khanh. Đồng thời ghi
lại công đức của bà Nguyễn Thị Chiêm vợ của Quản lệnh Nguyễn Bật Xuân trong
việc làm những điều thiện và răn dạy con trưởng thành.
Nội dung
văn bia còn ghi ngài Đông Các Hiệu Thư (Tiến sĩ Nguyễn Hành) với Nguyễn Nghiễm
là bạn học với nhau nên chi không ngại gì
lời quê kịch, bèn chép lấy sự thật bằng một cách ngay thẳng, chứ không có lời
gì đẽo gọt trau chuốt cả.
Cuối văn
bia đề: Ngày rằm tháng 8 năm Bính Dần, hiệu Cảnh Hưng, Tứ Tân Hợi khoa Đệ nhị
giáp Tiến sĩ, đặc tiến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu, phụng sai Nghệ An xứ kiêm Bố
Chánh châu thị tham trí quân thú hiệu Tịnh Trấn cơ chi quan, Công bộ Hữu thị
lang, Xuân Lĩnh Hầu, Nghi Xuân Nguyễn (Hy Tư) bái soạn.
2. ĐỀN THỜ VÀ MỘ NGUYỄN DU.
1/ ĐỀN THỜ.
Khu di tích Nguyễn Du bào gồm một quần thể các di tích của dòng họ trên xã Tiên Điền. Khu di tích này trải dài trên địa bàn toàn xã. Trên 400 năm, họ Nguyễn sống ở Tiên Điền, con cháu đã xây dựng một số đền, chùa, văn bia, cầu cống, đình làng… Đến nay phần lớn đã trở thành phế tích. Năm 1965, kỉ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du, Bộ Văn hóa Thông tin và tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành quy hoạch và bảo vệ một số di tích còn lại. Thành lập khu lưu niệm Nguyễn Du, phục vụ cho công tác nghiên cứu, tham quan học tập. Các di tích còn lại:
2/MỘ NGUYỄN DU.
Lăng mộ Nguyễn Du là một điểm di tích quan trọng trong
quần thể di tích Đại thi hào Nguyễn Du. Nơi Người yên nghỉ là một không gian
thoáng đãng, thiêng liêng, là điểm đến của mỗi du khách trong và ngoài nước khi
về thăm quê hương Đại thi hào Nguyễn Du.
Đại thi hào Nguyễn Du được sinh ra trong một cự tộc, là người con trai thứ bảy
của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm, là em cùng cha khác mẹ với Tham tụng Nguyễn
Khản.
Ông sinh năm Ất Dậu, niên hiệu Cảnh Hưng thứ
26 (23/01/1765) tại phường Bích Câu, Thăng Long, Hà Nội. Năm 1820, Nguyễn Du
được cử đi sứ Trung Quốc nhưng chưa kịp lên đường thì lâm bệnh, mất tại kinh
thành Huế, thọ 56 tuổi. Thi hài Người được an táng tại cánh đồng Bàu Đá xã An
Ninh (nay là An Hoà) huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.Việc ra đi của cụ
trong sách Đại Nam chính biên liệt truyện chép: “Lúc mắc bệnh cụ không chịu
uống thuốc, lúc gần mất cụ sai người nhà sờ chân tay xem nóng hay lạnh, người
nhà bảo lạnh hết cả rồi, cụ nói “được” thế là cụ ra đi không để lại lời trăn
trối cho đời sau”.
Đại thi hào Nguyễn Du mất năm 1820 khi đang
là quan triều Nguyễn và an táng tại Huế. Thông tin tưởng là rõ, vậy mà giới
nghiên cứu cả nước tìm kiếm từ lâu nay vẫn chưa ra.
Cánh đồng Hậu Thôn - nơi mà các vị tiền bối
họ Mai Khắc truyền dặn là nơi nguyên táng cụ Nguyễn Du.
Mười năm trước (2008), nhà nghiên cứu Hồ Đắc
Duy ở TP.HCM đã công bố công trình nghiên cứu "Đi tìm nơi an táng của thi
hào Nguyễn Du tại Huế", xác định Bàu Đá là cánh đồng nằm sau chùa Linh Mụ,
nay thuộc hai làng Lựu Bảo và An Ninh Thượng, thị xã huyện Hương Trà, Thừa
Thiên - Huế.
Dựa trên các căn cứ văn bản là gia phả họ Nguyễn
ở Tiên Điền - Hà Tĩnh (tức họ Nguyễn của cụa Nguyễn Du), sách sử của triều
Nguyễn, các tài liệu làng xã, dòng họ liên quan, cùng kết quả nghiên cứu thực
địa, nhà nghiên cứu Dương Phước Thu đi đến xác định: nơi nguyên táng cụ Nguyễn Du đặt tại cánh đồng Bàu
Đá, còn gọi là Thạch Bàu, Bàu Thôn, thuộc xóm Hậu Thôn, làng Kim Long, nay
thuộc tổ 2 - phường Kim Long, TP Huế.
Vị trí này nằm gần đường Lý Nam Đế (phường
Kim Long), gần nhà thờ họ Mai Khắc (tức cách vị trí mà ông Hồ Đắc Duy đặt ra
khoảng 2km đường chim bay) .
Đứng ở cánh đồng Bàu Đá, nơi nguyên táng đại
thi hào nhìn ngang bên phải là điểm cuối của làng Vạn Xuân (nơi Nguyễn Du từng
sống nhiều năm), bên trái là điểm đầu làng An Ninh Hạ, trước mặt hiện ra nghĩa
địa Cồn Môn, sau lưng là Hậu Thôn. “Thuật phong thủy và tâm linh, thì chỗ
nguyên táng ấy, linh khí tinh khôi. Một khoảnh đất rộng vài trăm mét vuông, đột
khởi lên một cồn đất nhỏ, cỏ cây um tùm, chim chóc đánh rơi vài hạt mẩy mọc lên
dăm ba cây đu đủ, quả sai. Vậy nên nơi đây cần xây dựng nhà bia tưởng niệm, hay
một công trình văn hóa ghi dấu tích về đại thi hào Nguyễn Du; biến cánh đồng
Bàu Đá thành một chốn linh thiêng, nơi thường lui tới của những người nghiên
cứu, yêu mến Truyện Kiều và văn chương thi ca, văn hóa dân tộc. Khi nơi đây
thành một địa chỉ văn hóa tâm linh gắn với giai đoạn đại thi hào Nguyễn Du sống
và viết Truyện Kiều rồi mất ở Huế.
Mùa
thu năm 1824, người con thứ là Nguyễn Ngũ vào kinh thành Huế xin triều đình đưa
hài cốt của cha về quê nhà và cát táng tại khu vực Cầu Mái gần cạnh vườn ở
trước đây là thôn Thuận Mỹ xã Tiên Điền. Tuy nhiên nơi đây hễ mưa là ngập, sợ
bất ổn nên con cháu lại di chuyển. Tương truyền lần này không chọn đất từ trước
mà con cháu chọn hai người đi trước bưng yên thư, trên có nhang đèn và một con
cò bằng gỗ hai người cứ đi mãi, đi mãi khi nào con cò trên yên thư ngã xuống
thì đó chính là nơi yên nghỉ của Người. Sau đó mộ phần được táng trên cánh đồng
Phốc, thuộc khu vực đồng Cùng giáp ranh giới giữa hai xã Xuân Mỹ và Tiên Điền.
Lời bàn của dienbatn : Cả một dòng họ Nguyễn Tiên Điền nổi danh học giỏi,
rất nhiều người đi làm Âm trạch cho Thiên hạ. Nay đến những người con của
Nguyễn Du , không biết sách vở và kinh nghiệm cha ông để đâu mất mà phải dùng
đến cách sấp – ngửa này ? (Tương truyền
lần này không chọn đất từ trước mà con cháu chọn hai người đi trước bưng yên
thư, trên có nhang đèn và một con cò bằng gỗ hai người cứ đi mãi, đi mãi khi
nào con cò trên yên thư ngã xuống thì đó chính là nơi yên nghỉ của Người.
????).
Khu mộ Nguyễn Du an táng ở xứ Đồng cùng gồm 3 phần là bàn thờ, phần mộ, vườn trái cây.Phần bàn thờ có bia đá thanh, tượng hình án thư, quanh bia khắc hình hoa văn thế kỷ XIX.
·
Mai táng từ tháng 1-4 thuộc Sửu Long , Tụ khí tại Tân
Sửu.
·
Mai táng từ tháng 5-8 thuộc Cấn Long , Tụ khí tại Tân
Hợi.
·
Mai táng từ tháng 9-12 thuộc Hợi Long – Tụ khí tại
Bính Tý.
1/ Mai táng từ tháng 1-4 thuộc Sửu Long ,
Tụ khí tại Tân Sửu.
SỬU LONG : Sửu long là Âm long ,
nhưng có nhiều sát khí , hay phát võ chức . Sửu long cũng phát phú , năm Tý hay
năm Sửu hay có của hoạnh tài . Khi phân kim Sửu long thừa Đinh Sửu , Tân Sửu là
hợp cục . Thừa Kỉ Sửu là gặp Không vong, thừa Ất Sửu , Quý Sửu là cô hư sát . Sửu
long hay sinh ra người hung ác , trộm cắp , ngu si . Sửu long còn sinh ra người
gian tham , độc ác , bất nhân, con cái thường to béo . Sửu tuy là Âm long nhưng
là “ Hung long “ , lúc giao thời loạn lạc thì rất anh hùng và phấn phát .
Nhâm Sơn – Bính Hướng.
Sửu Long nhập thủ , lạc mạch bên Tả , Huyệt Tọa Nhâm – Hướng Bính ,
nhích sang bên phải gia Cấn , lấy Tân Sửu làm chính Khí mạch , xuyên suốt vào
tai Tả.
Thôi quan Thiên có thơ :
Ngưu Kim tẩu Hướng Thái Vi Viên.
Khí bôn Tả nhĩ , Long mạch toàn.
Dương Khu vi gia , Huyệt niêm hữu.
Thủy triều cục tỏa đa điền viên.
Nghĩa : Ngưu Kim chỉ cung Sửu . Tẩu hướng là hướng Long mạch đi . Thái
Vi Viên chỉ cung Cấn. Khí chạy vào tai Tả Long mạch vây bọc quanh. Lập Hướng Cấn
( Gia Khu ) Huyệt dán sát vào bên Hữu. Thủy triều cục khóa kín Thủy khẩu tất
sinh ra nhiều người giầu có ,lắm ruộng vườn.
• Phân kim theo Chính châm Địa
bàn.
- Kiêm Hợi Tị : Tọa Đinh Hợi
– Hướng Đinh Tị. ( 162,5 độ )
- Kiêm Tý Ngọ : Tọa Tân Hợi
– Hướng Tân Tị. ( 167,5 độ )
• Phân kim theo Trung châm
Nhân bàn :
- Kiêm Hợi Tị : Tọa Tân Hợi
– Hướng Tân Tị.
- Kiêm Tý Ngọ : Tọa Bính Tý
– Hướng Bính Ngọ.
2/ Mai táng từ tháng 5-8 thuộc Cấn Long , Tụ khí tại Tân
Hợi.
CẤN LONG : Cấn long thuộc Thổ
là Âm long . Loại long tốt hay sinh ra người hiền lành , tuấn tú , thông minh ,
có khoa cử hanh thông , con nhiều cháu lắm , nhiều lộc , nhiều của cải , ruộng
vườn . Cấn long phát cho người tuổi Sửu – Dần – Hợi và lập Hướng nào sẽ phát
cho người tuổi đó .Cấn long thường phát rất lớn và rất bền . Cấn long mà lập
Canh hướng , mà phương Canh lại có gò cao triều Huyệt thì trước phát văn sau
phát võ .
Nhâm Sơn – Bính Hướng.
Cấn Long nhập thủ, lạc mạch buông ngang, Tả đến xuất Huyệt bên Hữu. Lập
Huyệt Tọa Nhâm – Hướng Bính , gia về bên Hữu, lấy Mậu Dần làm chí Khí , mạch
xuyên suốt vào lưng Tả.
Thôi quan Thiên có thơ :
Thiên Thị lai Long , Thái Vi Hướng.
Khí xung yêu du quan tư vượng.
Âm Dương tương kiến phước vĩnh trinh.
Nhi Khu phân phối tương tùy xương.
Nghĩa : Phương Cấn ( Thiên Thị ) Long đến , lập Hướng Bính ( Thái Vi ) .
Khí xung vào lưng bụng ( yêu ) rất đế vượng về đường quan chức , tiền tài. Âm
Dương hội hiệp phát phước bền lâu. Cấn Bính chia đều , hòa thuận với nhau rất tốt
lành ( Vì Bính nạp Cấn nên bảo một nhà hòa thuận ).
• Phân kim theo Chính châm Địa
bàn.
- Kiêm Hợi Tị : Tọa Đinh Hợi
– Hướng Đinh Tị. ( 162,5 độ )
- Kiêm Tý Ngọ : Tọa Tân Hợi
– Hướng Tân Tị. ( 167,5 độ )
• Phân kim theo Trung châm
Nhân bàn :
- Kiêm Hợi Tị : Tọa Tân Hợi
– Hướng Tân Tị.
- Kiêm Tý Ngọ : Tọa Bính Tý
– Hướng Bính Ngọ.
3/ Mai táng từ tháng 9-12 thuộc Hợi Long – Tụ khí tại
Bính Tý.
Tọa Nhâm – Hướng Bính. Lấy Tân Hợi làm chính khí cho Hợi Long.
HỢI LONG : Hợi Long là âm Long là
thượng cách quý, Hợi Long sao Thiên Hoàng là chính Khí cửa Trời – Đất , xuất
sinh ra người tuấn tú , thông minh.
Hợi long nhập thủ, lạc mạch bên Hữu. Lập Huyệt Tọa Nhâm – Hướng Bính, hợp
xê dịch quan tài về Thanh long, gia Càn nửa phân. Lấy Tân Hợi làm chính khí cho
Hợi Long , mạch xuyên qua tai Hữu.
Thôi quan Thiên có thơ .
Thôi quan đệ nhất Thiên phụ huyệt.
Thiên hoàng khí tòng Hữu nhĩ tiếp.
Huyệt nghi ai Tả, vi gia Càn.
Tử thụ kim chương, tại tiền liệt.
Nghĩa : Thôi quan thứ nhất, Hợi Long Tọa Nhâm( Thiên phụ ) – Hướng Bính.
Khí mạch Hợi ( Thiên hoàng ) theo vào bên tai Hữu. Huyệt hợp xê dịch về Tả, gia
chút ít Càn. Sẽ sinh người mang đai tía, quân chương vàng, vật quý bày ra ở trước
( phát quý cách ).
• Phân kim theo Chính châm Địa
bàn.
- Kiêm Hợi Tị : Tọa Đinh Hợi
– Hướng Đinh Tị. ( 162,5 độ )
- Kiêm Tý Ngọ : Tọa Tân Hợi
– Hướng Tân Tị. ( 167,5 độ )
• Phân kim theo Trung châm
Nhân bàn :
- Kiêm Hợi Tị : Tọa Tân Hợi
– Hướng Tân Tị.
- Kiêm Tý Ngọ : Tọa Bính Tý
– Hướng Bính Ngọ.
NHÂM SƠN – BÍNH HƯỚNG : Hướng này là hướng quyền
thế và phú quý . Hướng này không chỉ phú quý mà còn có cả uy quyền , chức quan
cao hoặc làm tướng , có nghĩa quyền thế ở cấp cao . Ngày xưa trong những triều
đại cường thịnh , nhất thiết phải có những võ tướng cao minh , dũng mãnh để phò
tá Hoàng đế . Chính Nhâm sơn – Bính hướng là hàm nghĩa người võ tướng có những
phẩm chất này . Ở một số địa phương có một số đền thờ chọn hướng này . Đó là
những ngôi đền thờ võ tướng , là những vị thần được nhiều võ Đạo tôn thờ .
Nhâm sơn là một phương vị khí rất mạnh . Nếu có thể lợi dụng được Khí của Địa
long một cách hoàn hảo thì thuận lợi rất lớn . Ngoài ra xây nhà mộ theo hướng
này còn có nghĩa gia đình sẽ có người đi xa , hoặc ra nước ngoài sinh sống , tu
tập .
NHÂM SƠN – BÍNH HƯỚNG.
1/Thủy ra Tân Tuất . Hỏa cục.
Tả Thủy đảo Hữu ra phương Tân Tuất
là Mộ khố, lập Bính Ngọ là Chính Vượng Hướng, gọi là Dần – Ngọ - Tuất tam hợp
liên châu, quý giá vô cùng.Hợp với Dương công cứu bần, tiến Thần Thủy pháp ,là
Hướng Sinh lai hội Vượng , ngọc đới triều yêu, Kim Thanh Thủy pháp . Cách này đại
phú đại quý, nhân đinh hưng vượng, sinh người trung hiếu hiền lương, nam nữ đều
thọ cao, ngành nào cũng tốt, phát Phúc lâu dài. Nếu phương Vượng mà có Sa sơn
béo , dày , Vượng Thủy tụ triều, thì giầu sánh ngang với Thạch Sùng.
Thủy ra Tuyệt, lập Hướng Bính Ngọ
là Đế vượng. Gọi là quá cung Thủy, tình quá nhi cang. Thái công ( Khương Tử Nha
) 80 tuổi mới gặp Văn Vương, vận muộn là do Thủy pháp này. Buổi đều có nhân
đinh, có tuổi thọ cao nhưng không tài lộc, vì Thủy không về Khố nên vậy.
NHÂM SƠN BÍNH HƯỚNG.
• Nhâm sơn Bính Hướng gia Hợi ( 161,5 độ ) : Dùng cho Tọa Đinh Hợi - Hướng Đinh Tị ( 120 phân kim ), Tọa sao Thất 2 hay 3 độ, ấy
là Bính Tý Hỏa độ, Bình phân ( La kinh bình phân 60 ) Giáp Tý. Ngành 2,3 phú
quý. Người có mạng Kim , mạng Thổ phát đạt. Người mạng Mộc tuy có phú quý nhưng
không bền.
• Nhâm sơn Bính hướng gia
Tý ( 167 độ ). Dùng Tọa Tân Hợi - Hướng Tân Tị
( 120 phân kim ) , tọa sao Nguy 11 , 12 độ, ấy là Mậu Tuất Thủy độ, bình
phân ( La kinh bình phân 60 ) Bính Tý. Chủ phú quý, các ngành đều quý hiển, dễ
có danh vị, dễ phát đạt. Nhưng về lâu dài sinh bệnh về mắt, ngành trưởng chẳng
lành, sau sinh tà dâm , loạn gia nhanh, ngành 3 cô quả. Bán hung bán cát.
• Nhâm sơn Bính hướng chính
châm . Dùng Tọa Đinh Hợi – Hướng Đinh Tị phân kim, Tọa sao Nguy 15,5 độ - Hướng
Sao Trương 18 độ.
Nếu là Hỏa cục , thì đây là Vượng hướng . Cục này hợp phương Cấn (
Phương Sinh ) có sơn phong cao sẽ xuất văn nhân, như trước mặt cao vừa , mọi
ngành đều phát . Phương Sửu Sơn ( Dưỡng ), Thìn Sơn ( Quan đới ) cao, trưởng
phòng đắc tài . Nếu tả Thủy chảy đảo qua hữu , xuất ra Tân Tuất phương Mộ Hỏa cục
là chính Vượng Hướng tên là Tam hợp liên châu, chủ đại phú quý , các phòng đều
phát .
Trường hợp nếu Thủy xuất Đinh Mùi phương , là Mộc cục , là Tử hướng ,
còn gọi là Tự vượng hướng . Chủ phú quý , tuổi thọ cao, nhân đinh vượng.
Nếu Hữu Thủy đảo Tả xuất qua Giáp phương , không phạm vào chữ Dần, là
Kim cục Thủy xuất Thai phương thành Hướng Mộc dục, là cách Lộc tồn lưu tận bội
kim ngư , phú quý song toàn, nhân đinh hưng vượng. Nhưng nếu xuất thủy ra gặp
chữ Dần – Mão thì không dâm cũng tuyệt .
Nếu Hữu Thủy đảo Tả , xuất ra chữ Bính là xuất đầu của Thủy cục Ấy là
phân kim chẳng vào Thai luận ( Thủy ra Thai , Lập Hướng Thai ) , chủ ít phú quý
nhưng nhân đinh hưng vượng .
Phản cục : ( Luận cho Hỏa cục ). Tị Sơn phong triều xung , phạm quan phi
khẩu thiệt, huynh đệ bất hòa . Tị sơn phong khuyết lõm, chủ đao thương thổ huyết.
Nhâm sơn phong ( Thai ) chẳng khởi cao , ngành giữa chẳng lợi . Khôn phương ( Bệnh
) cao lớn , chủ người đổi vợ . Hợi phong ( Tuyệt ) độc cao , nhân đinh chẳng vượng
, chủ tuyệt tự nuôi rể .
Nếu phương Ngọ thấy Thủy triều là Dương nhận thủy , đảo Âm phá Dương ,
chủ nam nữ tham sắc mà mất mạng . Nếu Hữu thủy lưu đến Tả , xuất Tốn Tị phương
, là xung phá hướng thượng Lâm quan , phạm sát nhân Hoàng tuyền , chủ bại tuyệt
, phạm hỏa tai , huyết chứng.
Nếy Thủy xuất Cấn Dần làm Vượng Khứ xung Sinh , tuy có chút tài phú mà
con nhỏ khó nuôi , 10 cái có đến 9 cái tuyệt tự . Chính cục phóng Đinh Khôn
Canh thủy chính là Mộc cục .
( Trên đây luận Hỏa cục , khởi Trường sinh tại Dần , trong thực tế , cục
địa gì ta cứ căn cứ vào cung Trường sinh mà luận ).
• Nhâm Sơn – Bính Hướng kiêm
Tý Ngọ .
Dùng Tân Hợi - Tân Tị mà phân kim . Tọa sao Nguy 11 độ , Hướng sao
Trương 14 độ, làm Dương Thủy kiếp sát hậu. Tý vi Tổ mẫu , Nhâm vi Tôn , phu phụ
thất ngẫu chẳng phối hiệp . Âm Dương thác loạn lại tạp . Năm Dần – Ngọ - Tuất
phòng Hỏa tai , đinh tài thối bại . nếu được Tá Khố tiêu Thủy , phương Suy và
Vượng có sơn phong cáo , cùng có Thủy triều lai ,là dẫn Quý lai triều Đường ,
chủ hậu nhân thông minh , thiếu niên đắc chí . Các phòng đều đặng tài đinh đều
vượng.
• Nhâm Sơn – Bính Hướng kiêm
Hợi Tị .
Dụng Tọa Đinh Hợi – Hướng Đinh Tị phân kim . Tọa sao Thất 2 độ - Hướng
sao Dực 2 độ làm tiểu cục . Tạm luận Thủy cục .
Ấy là Thiếu nam ( Bính nạp Cấn ) phối với Thiếu nữ ( Tị nạp Đoài ) , Âm
Dương chính phối , phòng phòng đều phát . Các năm Tị - Dậu – Sửu đinh , tài đều
vượng . Hướng Bính Lộc tại Tị , vốn dùng Hỏa Lộc phân kim , con cháu danh thành
, lợi đến .
Nếu như Bính phong khởi cũng là núi Lộc còn có tên là Thiên Xá , không
có hung họa , là cát địa , chủ người sau phú quý , lợi về khoa giáp , xuất tú
tài cử nhân , hoặc làm ngành giáo .
Nếu tại Hợi – Nhâm – Tý – Quý ( Phương Vượng ) có sơn phong nhọn đẹp là
Lộc – Mã Quý nhân . Nếu Mùi , Khôn , Thân ( phương Trường sinh ) có sơn phong lại
có Thủy lai , làm Trường sinh Thủy , nếu hội hiệp Thìn , Tốn phương là đẹp ,
hay Thôi quan phát phước rất nhanh , lại sanh quý tử . Hiệp với Tiên thiên , hậu
Thiên bát quái , con cháu thông minh hơn người , văn nhã , tú lệ , định xuất đại
khoa quan cao.
Nếu Bính phương Thủy chảy đi làm Lộc Tồn Thủy . Lộc Tồn khứ tận phú quý
khai Thái . Nếu Long nhỏ thấp xuất quý. Cục này hợp Thủy xuất ra Bính là cát vì
Thai Hướng – Thai phương.
Phản cục : Nếu Thanh Long sơn cao lớn , Giáp – Mão ( Tử ), Ất Thìn ( Mộ
) Thủy chảy lại , đến Khôn Thân đi ra là đại sát trạch địa , bên nữ bất lợi vì
lập Hướng Tử , Thủy chảy ra Tuyệt ( Mộc cục – Trường sinh tại Hợi ) , là Đoản mạng
Thủy , cô thân quả tú – Giao như bất cập . Giáp Mão ( Tử của Thủy cục ) sơn
phong cao lớn , xuất đàm hỏa huyết chứng , xuất người chinh chiến .
Nếu Tị Bính Thủy lai ( Tuyệt ) . Xuất người du đãng , bại gia , chết trẻ
, bất lợi khoa giáp , quan đương vị cũng bị giáng chức . Nếu Thủy theo hướng
Mùi Khôn xuất khứ , lưu phá Trường sinh , chung cuộc bị tuyệt tự , lệ chảy ròng
ròng , thiếu niên quả phụ phòng không.
( Trên đây tạm luận Thủy cục Trường sinh tại Thân – Thủy cục. Các cách cục
khác theo Trường sinh Thủy mà luận ).
NHÂM SƠN – BÍNH HƯỚNG .
Kiêm Tý Ngọ.
Vòng địa bàn chính châm 120 phân kim : Tọa Tân Hợi – Hướng Tân Tị. (
167,5 độ ).
Vòng Thiên bàn Phùng châm 120 phân kim : Tọa Đinh Hợi – Hướng Đinh Tị.
Tú độ : Tọa sao Nguy 10 độ - Hướng sao Trương 14 độ.
Xuyên sơn 72 Long : Tọa Bính Tý –
Hướng Canh Ngọ.
Thấu địa 60 Long : Tọa Bính Tý – Hướng Nhâm Ngọ ,nạp âm thuộc Thủy.
Độ tọa Huyệt : Bình phân Thủy độ.
Quẻ : Long thấu địa thuộc quẻ : Địa Thủy Sư.
Dùng Cục : Thân – Tý – Thìn : Thủy vượng cục , tốt .
Cục : Hợi – Mão – Mùi , Mộc cục – Tiết cục , kém.
Cục : Tị - Dậu – Sửu , Kim cục , Ấn cục tốt .
Cục : Dần – Ngọ - Tuất ( Hỏa cục ) : Tọa Tam sát hung.
3/ Chân lịch số .
Tiết Vũ Thủy Thái dương đáo Nhâm , cùng Khôn , Ất Tốt .
Tiết Xử thử : Thái dương đáo Bính , chiếu Nhâm Tốt .
Tiết Đại Tuyết , Thiên đế đáo Nhâm Tột .
Khai Môn :
• Nên Tị phương , Kim chất
Khố.
• Đinh phương hợp hoạng tài.
• Bính phương , Thiên cơ Mộc
tốt .
Phóng Thủy : Đại lợi Đinh phương .
Hoàng Tuyền : Sát tại Tốn , Khôn và Thìn , Ngọ phương .
Bốn vị ấy không nên khai môn, phóng thủy đều xấu.
Tạo táng : Nhâm sơn , không nên dùng năm tháng ngày giờ Dần – Ngọ - Tuất
( Hỏa ) là phạm Tam sát hung.
Nên dùng : Canh Tý , Tân Hợi , Bính Thân , Bính Thìn hợp với Thủy cục rất tốt.
3/ Chọn năm tháng ngày giờ cho cục Tọa Nhâm – Hướng Bính .
Tháng Giêng ( Dần ) : Tọa Tam sát hung.
Tháng 2 ( Mão ) : Ngày Giáp, Bính , Canh , Nhâm – Thân ; Kỷ , Đinh , Tân
, Quý – Mùi . 8 ngày tốt.
Tháng 3 ( Thìn ) : Ngày Giáp, Bính , Canh – Thân. Bính , Canh – Tý. Ất
,Tân , Quý – Dậu tốt.
Tháng 4 ( Tị ) : Phạm Kiếm phong sát an táng bất lợi.
Tháng 5 ( Ngọ ) : Tọa Tam sát hung.
Tháng 6 ( Mùi ) : Ngày Giáp, Bính , Canh – Thân, Tân Mão , Ất, Tân ,
Quý- Dậu tốt.
Tháng 7 ( Thân ) : Bính Tý.
Bính,Mậu - Thân. Ất , Kỷ , Tân , Quý – dậu tốt.
Tháng 8 ( Dậu ) : Ngày Giáp, Bính , Canh – Thân , Quý Sửu , Bính Thìn ,Kỷ
, Quý – Dậu tốt.
Tháng 9 ( Tuất ) : Tọa Tam sát an táng bất lợi.
Tháng 10 ( Hợi ) : Phạm Kiếm phong sát an táng bất lợi.
Tháng 11 ( Tý ) : Ngày Giáp, Bính , Mậu,Canh – Thân tốt. Giáp , Bính , Mậu
– Thìn tốt.
Tháng 12 ( Sửu ) : Giáp , Mậu , Canh – Thân. Ất, Tân , Quý- Dậu tốt.
4/ Khảo chính giờ cát hung định cục .
Tý – Tốt , Sửu – Tốt , Dần – Tọa sát Hung, Mão – Bình . Thìn – Tốt , Tị
- Tốt , Ngọ - Tọa sát Hung . Mùi – Bình. Thân – Tốt , Dậu – Tốt . Tuất – Tọa
sát Hung . Hợi – Bình .
Xin theo dõi tiếp BÀI 16.Thân ái. dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét