Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 19.
PHẦN II. LONG MẠCH CỦA HÀ TĨNH.
PHẦN III . HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN.
PHẦN IV. PHONG THỦY VÀ DANH NHÂN HUYỆN CAN LỘC.
I. ĐỊA CHÍ CAN LỘC HÀ TĨNH.
II. CÁC VỊ TỔ ĐẦU TIÊN CỦA DÒNG HỌ NGUYỄN TRÀNG LƯU.
1.Nguyễn Uyên Hậu : (năm sinh, năm mất không rõ) thụy Dụ
Khánh là Thuỷ tổ dòng họ Nguyễn Huy, vốn quê ở quận Trần Lưu phương Bắc, vợ ông
là bà Trần Thị Ý, người làng Gia Hanh, xã Nhân Lộc, Can Lộc. Ông bà sinh được một
người con trai là Nguyễn Hàm Hằng. Ông từng
đỗ cao trong kỳ thi Hương, sau khoa đỗ Ngũ kinh bác sỹ đời Hồng Đức (1470 -
1497), dạy học ở Quốc Tử Giám. Làm quan được một thời gian, đầu thế kỷ 16 ông về
vùng núi Phượng Lĩnh, lập làng mới với tên gọi Tràng Lưu (nay là xã Trường
Lưu). Làng Tràng Lưu từ giữa thế kỷ 18
đã rất nổi tiếng với truyền thống học hành khoa bảng và trứ tác. Ông chỉ sống ở
Truờng Lưu không lâu, khoảng 6 - 10 năm, sau đó trở làng cũ và dặn con cháu lấy
ngày Đông chí hàng năm làm ngày giỗ ông.
Bác sĩ Nam thiên chỉ Nguyễn Uyên Hậu, vì ông giữ chức Ngũ kinh Bác sĩ giảng
dạy ở Quốc Tử Giám. Nam thiên lấy từ trong biển gỗ sơn son thếp vàng với bốn chữ
Nam thiên cư sĩ, là chữ do triều đình phương Bắc tặng cho Nguyễn Huy Oánh để chỉ
về Thuỷ tổ của mình, khi ông hỏi về quê quán, nguồn gốc của Thuỷ tổ Nguyễn Uyên
Hậu, Nam thiên cư sĩ có nghĩa là bậc cư sĩ của trời Nam. Trong dòng họ Nguyễn
Huy Tràng Lưu, lưu truyền câu chuyện về việc tìm lai lịch vị tổ của Nguyễn Huy
Oánh, khi đi sứ sang Bắc Kinh năm 1766, Nguyễn Huy Oánh có ý tìm hiểu về lai lịch
quê hương Trần Lưu của Nguyễn Uyên Hậu, ông đã gặp và hỏi vị Tể tướng của Thanh
triều, khi cụ Oánh có ý hỏi về nguồn gốc, vị Tể tướng hỏi cụ sinh ở vùng nào của
Việt Nam, trả lời vùng núi Hồng sông Lam, hỏi tiếp là cụ Oánh có biết núi Hồng
cao bao nhiêu và sông Lam sâu thế nào không? Cụ Oánh trả lời là không rõ và nhờ
chỉ giáo. Vị Tể tướng nhà Thanh mời cụ sang một phòng khác và chỉ rõ cho cụ
Oánh biết núi Hồng và sông Lam cao sâu thế nào. Sau đó vị Tể tướng nói với cụ
Oánh là vị Thủy tổ của cụ Oánh gốc ở phương Nam và tặng cho mấy chữ Nam thiên
cư sĩ nói về cụ Uyên Hậu. Vị Tể tướng Thanh triều còn giải thích thế đất của
làng Trường Lưu chỉ có thể đỗ cao nhất là Đình nguyên Thám hoa. Cụ Uyên Hậu giữ
chức Ngũ kinh Bác sĩ, dạy năm kinh ở Quốc Tử Giám, về sau, vào tiết Đông chí, Cụ
trở về quê hương bản quán, dặn con cháu lấy ngày Đông chí làm ngày giỗ, vì vậy
nhà thờ Cụ gọi là Nhà thờ Đông chí, đã được xếp hạng di tích tỉnh Hà Tĩnh năm
2009. Con cháu đời sau chỉ xây một ngôi mộ tượng trưng cho Cụ ở trong lăng mộ tổ
họ Nguyễn Huy Tràng Lưu ở Rú Đền, trong lăng này có mộ của các Cụ thuộc đời thứ
2, 3, 4, 5 họ Nguyễn Huy Tràng Lưu. Còn Cụ bà khi về già lại về làng Gia Hanh
và phần mộ nay ở Núi Cụp Chùa thuộc địa phận làng Gia Hanh.
Cụ Uyên Hậu và Cụ Tâm Hoằng, một vị Ngũ kinh Bác sĩ, một vị Tiến sĩ đã kết
thông gia với nhau để nay con cháu thành dòng họ Nguyễn Huy Tràng Lưu, đã đặt nền
móng để con cháu cùng các dòng họ khác xây dựng nên làng Trường Lưu như ngày
nay, thành một làng văn hóa du lịch. Cụ Uyên Hậu vì mến mộ cụ Nguyễn Tâm Hoằng
nên về đây lập nghiệp, cho con ở rể nhưng ở gần (cụ Nguyễn Tâm Hoằng chỉ có con
gái – 10 người, không có con trai, sau này bà vợ cụ Nguyễn Hàm Hằng là con gái
trưởng nên có về thờ cúng, chứ không ở ngay Vĩnh Gia). Những cư dân gốc thời
đó, nay theo các dòng họ thì không còn hậu duệ ở Trường Lộc.
Gia phả, lời truyền của họ Nguyễn Vĩnh Gia : Cụ Tâm Hoằng có 10 người
con gái, không có con trai. Người con gái
đầu là vợ cụ Nguyễn Hàm Hằng ( Tổ đời thứ 2 họ Nguyễn Huy Tràng Lưu),
sau bà đã về chăm sóc và cư tang bố mình ở Vĩnh Gia. Bản thân cụ Tâm Hoằng cũng
từ miền Đức Thọ vào ở làng Vĩnh Gia. Như vậy, khả năng lớn là, cụ Uyên Hậu đã
chọn làng Trường Lưu là nơi có khả năng phát triển, cho con mình ở lại Trường
Lưu vừa có thể chăm sóc, vừa có thể dựa vào thế lực của bố vợ cho việc sau này.
Và lại vừa ở rể mà không mang tiếng là ở rể, ở gần nhưng ở làng khác. Hơn nữa,
để nhập làng đã phát triển khó hơn nhiều, như tổ họ Dương ở Yên Huy, muốn vào
được làng này phải tới làm con nuôi họ Đặng.
Một điều lưu ý nữa là, cho đến hiện nay chưa tìm được dấu tích của cư
dân các làng như làng Vạc, làng Tràng, làng Trại, Kẻ Đò, Kẻ Bỉn…nhưng vị trí và
tên gọi của các làng này đến nay vẫn còn,
trước thời cụ Uyên Hậu. Không có dấu tích mồ mả, hoặc khi khai ruộng, hoặc
khi đào hầm hào thời chiến tranh về các dòng họ có từ trước thời cụ Uyên Hậu về
đây. Còn mồ mả của dòng họ Nguyễn Huy Tràng Lưu, từ đời thứ 2 đến nay khá rõ
ràng. Chưa tìm được chứng cứ gì ở các bộ gia phả của các dòng họ ở Trường Lưu
hiện nay về thời gian trước thế kỷ XV. Không có trong gia phả của các họ, cũng
như truyền ngôn về nguồn gốc của các họ về cư dân trước thế kỷ XV.
Ngay đến thời Nguyễn Huy Oánh, giữa thế kỷ thứ XVII, khi đúc chuông cho
chùa Hân, cụ cũng chỉ nói là chùa Hân có từ lâu, khi viết về giếng Thạc cụ cũng
chỉ nói là giếng Thạc ở Trường Lưu có từ lâu trong một cuộc Nam chinh của thời
trước, mà không chỉ rõ cuộc Nam chinh ấy vào quãng thời nào. Để tìm hiểu về lịch
sử của làng Trường Lưu nói riêng và của các làng vùng này nói chung, thật khó
khăn, chúng tôi thử tìm hiểu qua gia phả của các dòng họ. Trong hơn 19 dòng họ
ngoài họ Nguyễn Huy, tất cả đều về sau Nguyễn Uyên Hậu, sớm nhất như họ Nguyễn
Xuân, họ Trần Huy, cũng đến 3-4 đời.
Năm 1995, khi con cháu họ Nguyễn Huy xây mộ cụ tổ bà Trần Thị Ý ở Rú Cụp
Chùa làng Gia Hanh và đưa các mộ các vị tổ đời thứ 2, 3, 4, 5 về xây khu mộ tổ ở
Rú Đền đều còn hài cốt. Điều này phù hợp với cứ liệu trong gia phả là các vị tổ
đời thứ 2, 3, 4, 5 lúc về già đều về ở Trường Lưu.
Trong văn tế của Hội Văn xã Lai Thạch và văn tế của Hội Văn Trường Lưu đều
ghi rõ hai vị tổ đời thứ hai và thứ ba đều là Giám sinh thời Hồng Đức vua Lê
Thánh Tông, tức quãng năm 1470-1498.
Theo Phan Huy Chú, trong Lịch triều
hiến chương loại chí trang 537, 560 năm 1466, đặt chức Ngũ kinh bác sĩ để dạy 5
kinh ở Quốc Tử Giám, chức này thời Lê Trung hưng bỏ.
Về khoa thi đỗ, thời gian đỗ của
Nguyễn Uyên Hậu, có nhiều ý kiến khác nhau. Thái Kim Đỉnh cho rằng ông đỗ khoa
Minh Kinh Bác sĩ (1429) thời vua Lê Thái Tổ .
Cũng trong bản Văn bia về Nguyễn Huy Oánh và dòng họ Nguyễn Huy ở Trường
Lưu (trang 80-116), PGS TS Đinh Khắc Thuân dịch công bố văn bia – Nguyễn Thám
hoa gia phổ ký – có ghi “Thế tổ đời thứ tám của ta lấy văn học khởi nghiệp, gia
phả từ đây rõ ràng. Ông tự Uyên Hậu thi Hương đỗ Sĩ vọng, rồi Ngũ kinh bác sĩ”.
Theo chúng tôi có thể văn bia nhầm vì khoa Sĩ vọng chỉ có từ năm 1628 (cũng như
theo Đinh Khắc Thuân, từ năm 1627 trang 85)” Thần Tông năm Vĩnh Thọ thứ 1
(1628), đặt khoa Sĩ vọng, lấy đỗ 22 người, bổ làm các chức trong ngoài”.
Chú thích: Sĩ vọng: Khoa thi chọn
lấy những người có danh vọng trong sĩ phu), thời gian này thì họ Nguyễn Huy Trường
Lưu đã đến đời thứ 6, như Nguyễn Công Ban sinh năm 1630, thuộc đời thứ 6. Trong
bản văn bia trên còn nhầm là thiếu hẳn một đời, thiếu tổ đời thứ 3 là Nguyễn Thừa
Nghiệp. Việc nhầm này trong Phượng Dương Nguyễn Tông thế phả đã làm rõ, vì ở
Văn bia thời gian soạn là năm 1756, bản gia phả được soạn vào năm 1787.
Nhà thờ Đông chí là nơi thờ Nguyễn Uyên Hậu, người đặt tên
làng là làng Trường Lưu, giữ chức Ngũ kinh Bác sĩ thời Hồng Đức vua Lê Thánh
Tông. Là người cùng cư dân bản địa dời lên gò Phượng lĩnh, và phát triển cho đến
ngày nay. Rất tiếc là chưa có được tư liệu về cụ và tác phẩm của cụ, nhưng công
lao của cụ trong việc hình thành và phát triển làng Trường Lưu luôn được mọi
người ghi nhớ và các nhà nghiên cứu về văn hóa ghi nhận. Nhà thờ nằm trên diện
tích chừng… m2 theo bản đồ địa giới xã là thửa đất số… gồm cả vườn tộc trưởng họ
Nguyễn Huy Tràng Lưu - vườn nhà ông Liên Mặc.
Cụ Nguyễn Uyên Hậu ra đi vào tiết Đông chí, con cháu chưa rõ phần mộ và
quê hương của Cụ, năm 1993 khi xây lăng cho khu mộ tổ ở dòng họ Nguyễn Huy ở Rú
Đền, từ thế hệ thứ 2 đến thế hệ thứ 5:
Nguyễn Hàm Hằng-Nguyễn Thừa Nghiệp-Nguyễn Thừa Tổ- Nguyễn Thừa Hưu, con cháu đã
xây một ngôi tượng trưng cho phần mộ của Cụ và Cụ Bà Trần Thị Ý.
Từ đường
nhà thờ cụ tổ Nguyễn Uyên Hậu vừa được xây dựng năm 2018.
2 . Nguyễn Hàm Hằng.
Con cháu ông Uyên Hậu, từ đời thứ hai đến đời thứ chín đều có nhiều người
học hành đỗ đạt. Nguyễn Hàm Hằng, con trai ông, 15 tuổi đã đỗ Hương cống, 16 tuổi
thi Hội vào tam trường làm giáo quan ở Quốc tử giám.
3. Nguyễn Thừa Nghiệp.
Con thứ Nguyễn Hàm Hằng là Nguyễn Thừa Nghiệp cũng đỗ Hương cống, và tam
trường hội thí.
Thế hệ thứ 2 và 3 họ Nguyễn tại Tràng Lưu, Nguyễn Hàm Hằng cùng hai con
là Nguyễn Thừa Cẩn và Nguyễn Thừa Nghiệp đều là Giám sinh đời vua Lê Thánh
Tông.
Chưa có tư liệu nào nói về 3 thế hệ đầu tiên của họ Nguyễn Huy Trường
Lưu, nhưng Nguyễn Uyên Hậu thì không trở về Trường Lưu, còn Nguyễn Hàm Hằng và
Nguyễn Thừa Nghiệp cũng như anh Nguyễn Thừa Nghiệp là Nguyễn Thừa Cẩn đều mất ở
quê, bằng cứ là mộ các cụ và các cụ bà còn đến ngày nay. Con cháu truyền nhau
là lúc già các cụ về quê dạy học, vậy người theo học có lẽ là cư dân của các
làng Tràng, làng Trại, làng Vạc, Kẻ Đò, Kẻ Bỉn chăng ? Và thêm vào đó là cuối đời
thứ 3 họ Nguyễn Huy Trường Lưu có thuỷ tổ họ Nguyễn Xuân và họ Trần Huy cũng
vào đây lập nghiệp, có thể họ tìm về vùng có những người dạy học như các vị tổ
ba đời đầu của họ Nguyễn Huy. Gia phả cả hai họ đều không ghi rõ các cụ ở đâu về,
nhưng không phải người ở đây vì đều ghi là Thuỷ tổ.
Như vậy khoảng 100 năm đầu từ
1450 đến 1550 là quãng thời gian Thuỷ tổ họ Nguyễn Huy về lập nghiệp, dựng làng
cùng với cư dân gốc, và 2, 3 đời kế tiếp. Các cụ không vào Yên Huy, cũng không
vào Gia Hanh và cũng không ở Vĩnh Gia. Mặc dù, có thể cụ Uyên Hậu vì mến mộ cụ
Nguyễn Tâm Hoằng nên về đây lập nghiệp, cho con ở rể nhưng ở gần (cụ Nguyễn Tâm
Hoằng chỉ có con gái – 10 người, không có con trai, sau này bà vợ cụ Nguyễn Hàm
Hằng là con gái trưởng nên có về thờ cúng, chứ không ở ngay Vĩnh Gia). Những cư
dân gốc thời đó, nay theo các dòng họ thì không còn hậu duệ ở Trường Lộc.
Nguyễn Uyên Hậu là ông tổ của họ Nguyễn Tràng Lưu, ông có tên thụy là Dụ
Khánh, giữ chức Minh kinh bác sĩ ở Quốc tử giám thời Lê Thánh Tông. Về sau ông
về lại Trung Quốc, dặn con cháu lấy ngày Đông Chí làm ngày giỗ.
Nguyễn Hàm Hàng là con của Nguyễn Uyên Hậu. Năm 15 tuổi đỗ Hương cống,
thi hội đạt tam trường, ông làm quan ở Quốc tử giám.
Nguyễn Thừa Mỹ là con thứ của Nguyễn Hàm Hằng, đỗ Hương cống.
Đời thứ 4 và thứ 5 không thấy ghi chép ai đỗ đạt. Đến đời thứ 6 tính từ
Nguyễn Uyên Hậu có Nguyễn Đôn Hậu đỗ Hương cống, làm chức Tham tướng thần sự.
Người em của Nguyễn Đôn Hậu là Nguyễn Như Thạch (1579 – 1662) đỗ Hương giải năm
1602, làm đến Lang trung bộ Hình.
Đời thứ 7 có Nguyễn Công Ban sinh năm 1630, đỗ Hương cống, sau đỗ khoa sĩ vọng năm 1665, làm đến Giám sát ngự sử, tước Thái Sơn Nam.Đời thứ 8 có Nguyễn Công Chất đỗ Hương giải năm 1675, làm tri huyện Thạch Hà.
Nhà thờ Nguyễn Công Ban thường gọi là nhà thờ Đại tông họ Nguyễn Huy, ở trung tâm xã Trường Lộc hiện nay, giữa trụ sở Ủy ban nhân dân xã và đình làng, nơi đó trước đây thuộc núi Bình Cương, chưa rõ dựng từ lúc nào, trong Di tích danh thắng Hà Tĩnh và Địa chí huyện Can Lộc có ghi tên nhà thờ Nguyễn Công Ban. Do Đền Thư viện thờ Nguyễn Huy Oánh không còn, chính quyền địa phương cùng con cháu trong dòng họ đã đề nghị và được các cơ quan chức năng chấp nhận, lấy nhà thờ Nguyễn Công Ban để xếp hạng di tích gắn với chắt của ông là Danh nhân văn hóa Nguyễn Huy Oánh, năm 2006.
Là một tác giả của
dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu, Nguyễn Công Ban có nhiều đóng góp cho sự phát
triển của làng Trường Lưu, Ủy ban nhân dân xã Trường Lộc đang có kế hoạch đề
nghị các cấp chính quyền lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
cho phần mộ của ông ở Rú Mác- Mạc Sơn.
Mộ Nguyễn Công Ban
được xây lăng quãng những năm nửa đầu thế kỷ XIX, và đến cuối thế kỷ được tu bổ
và xây lăng mộ của vợ ông là bà Dương Thị Xa, con gái của Bạt quận công Dương
Trí Trạch. Tại Rú Mác trước đây còn có ngôi mộ của bà mẹ kế người Nhật của
Nguyễn Công Ban, năm 1995 lúc chuyển mộ không còn gì.
Mộ tổ cụ Nguyễn Công Ban đã được xây dựng lại trên
khuôn viên tuyệt đẹp 1.000m2 và khang trang hơn rất nhiều.
Đời thứ 9 có hai anh em là Nguyễn Công Xuân (1688 - ?) đỗ Hương cống, làm Đồng nhạc đường mậu lâm lang và Nguyễn Huy Tựu (1690 – 1750) đỗ Hương giải, làm Tham chính Thái Nguyên, Tả thị lang, được truy phong Thượng thư bộ Công, tước Khiết Nhã hầu.
Từ Nguyễn Huy Tựu ở đời thứ 9 thì dòng họ Nguyễn đổi thành Nguyễn Huy, mở
ra một thời kì mới của dòng họ Nguyễn Tràng Lưu.
Nhà thờ Nguyễn Huy
Tựu, do Nguyễn Huy Oánh xây dựng từ năm 1752 để thờ cha là Nguyễn Huy Tựu, sau
đó con cháu thờ cúng và làm giỗ theo ngành trưởng từ mẹ Nguyễn Huy Tựu là bà
Nguyễn Thị Bẩm (1669-1743) - Nguyễn Huy Tựu - Nguyễn Huy Oánh - Nguyễn Huy Tự -
Nguyễn Huy Tượng… nhà thờ thường được gọi là nhà thờ cụ Thượng (Nguyễn Huy Tựu
được phong tặng là Thượng thư bộ Công năm 1767) hay nhà thờ họ Lục chi (từ 6
con trai của Nguyễn Huy Tựu nay chia thành 6 chi họ - Lục chi, vào các dịp tế Xuân,
tế Thu, 6 vị tổ của 6 chi đều được tế ở đây).
Từ Nguyễn Huy Tựu, tổ
đời thứ chín, họ Nguyễn Công đổi thành Nguyễn Huy, và mở ra một thời kỳ mới của
dòng họ Nguyễn Tràng Lưu. Ông có năm con trai và một con nuôi, đều thành đạt:
Con trưởng Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) đỗ đầu thi hương, rồi đỗ Thám hoa lúc 38
tuổi, làm quan qua các chức Tri phủ, Hàn lâm viện thị chế, đến Quốc tử giám tư
nghiệp, Hàn lâm viện thừa chỉ, đi sứ nhà Thanh về thăng Thị lang, Ngự sử đài đô
ngự sử rồi Thượng thư bộ Công, trí sĩ; Nguyễn Huy Cự (1707-1775) đỗ Hương giải,
tước Ngật đình bá; Nguyễn Huy Kiên, Hương giải, Thiêm sự bộ Lại; Nguyễn Huy
Quýnh (1734-1785), đỗ Tiến sĩ, làm Đốc thị đạo Quảng Thuận, Hàn Lâm viện thị
giảng; Nguyễn Huy Khản, Hương cống; Con nuôi là Nguyễn Huy Đại, làm Phó sứ đồn
điền, tặng tước Hầu.
Nguyễn Huy Oánh (1713 – 1789) .
Là con trưởng của Nguyễn Huy Tựu, tự là
Thư Hiền, hiệu Thạc Đình, biệt hiệu là Thiên Nam cư sĩ. Ông đỗ đầu thi hương, đỗ
Đình nguyên Thám hoa năm 1748. Về sau ông làm các chúc Tri phủ, Hàn lâm viện thị
chế, Quốc tử giám tư nghiệp, Hàn lâm viện thừa chỉ. Ông đi sứ Trung Quốc năm
1765. Về được thăng Thị lang, Ngự sử đài đô ngự sử, thượng thư bộ Công. Năm
1777, ông cáo quan về quê.
Nguyễn Huy Cự (1707 – 1775), là con của Nguyễn Huy Tựu, đỗ Hương giải,
được phong tước Ngật Đình bá.
Nguyễn Huy Kiên, là con của Nguyễn Huy Tựu, đỗ Hương giải, làm Thiêm sự
bộ Lại.
Nguyễn Huy Quýnh (1734 – 1785), sau đổi là Trực, là con của Nguyễn Huy Tựu,
đỗ Hương giải, năm 1772 đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Ông làm quan đến
chức Hàn lâm thị chế. Khi quân chúa Trịnh tiến đánh Thuận Hóa, ông được cử làm
Đốc thị đạo Thuận Quảng, sau đó mất trong quân ngũ.
Nguyễn Huy Khản, là con của Nguyễn Huy Tựu, đỗ Hương cống.
Nguyễn Huy Tự (1743 – 1790) tự là Hữu Tri, hiệu Uẩn Trai. Ông là con của
Nguyễn Huy Oánh. Năm 1759, đỗ Hương giải, sau đó được ban Tiến triều ứng vụ,
xem ngang Tiến sĩ. Ông làm Tri phủ Quốc Oai. Năm 1770 được thăng Hiến sát phó sứ
Sơn Nam. Năm 1774 chuyển sang võ chức, lần lượt giữa các chức Hiến sát sứ Sơn
Tây, Đốc đồng Sơn Tây. Ông được ân thăng Hàn lâm viện hiệu lý và ban tặng 4 chữ
“Võ khố hùng lược”. Nguyễn Huy Tự là con rể của Nguyễn Khản[4]. Nhân loạn kiêu
binh năm 1785, ông xin về trí sĩ tại quê nhà. Năm 1789, theo sự tiến cử của La
Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Nguyễn Huy Tự đã vào Phú Xuân nhận chức Hữu thị lang bộ
Binh của triều Tây Sơn Nguyễn Huệ, tuy nhiên được hơn một năm thì ông mất.
Nguyễn Huy Lạng là em của Nguyễn Huy Tự, ông đỗ hương cống.
Nguyễn Huy Tá cũng là em của Nguyễn Huy Tự, ông cũng đỗ Hương cống, làm
Đốc học Bắc Ninh, Phó đốc học Quốc tử giám, tước Thư Đình hầu.
Nguyễn Huy Hào (1770 - ?) là con của Nguyễn Huy Quýnh, đỗ Hương cống,
làm tri huyện Tiên Tữ tỉnh Bắc Ninh.
Nguyễn Huy Hội (1765 – 1838), có tên khác là Huy Phó, đỗ Hương giải năm
1783.
Nguyễn Huy Giáp là con của Nguyễn Huy Hào, đỗ cử nhân năm 1837.
Ngoài những vị khoa bảng nêu trên thì họ Nguyễn Tràng Lưu còn có thêm một
nhân vật nổi tiếng khác. Đó chính là Nguyễn Huy Hổ (1783 – 1841), tên tục là
Nhâm, tự là Cách Như, hiệu Liên Pha, ông là con thứ 3 của Nguyễn Huy Tự. Học giỏi
nhưng ông không đi thi, ông sống ẩn dật tại quê nhà, đọc sách, làm thuốc, giỏi
về y thuật, tinh thông thiên văn địa lí. Ông lấy cháu gái của vua Lê Cảnh Hưng
nên tình cảm của ông đối với nhà Lê vô cùng sâu đậm. Năm 1823, vua Minh Mạng
triệu ông vào kinh đô Phú Xuân làm thuốc. Ông đã chỉ ra vài điểm sai lầm của
Khâm Thiên giám, về sau triều đình nghiệm thấy đúng, vua lấy làm kính phục ban
cho chức Linh lang đài.
Khoảng thời gian từ 1550-1650, điểm chính của lịch sử ở giai đoạn này là
cuộc chiến Lê-Mạc, tương ứng từ đời thứ 4-6 họ Nguyễn tại Tràng Lưu. Từ năm
1526 nhà Mạc thay nhà Lê, giai đoạn đầu thể hệ thứ 4 họ Nguyễn tại Tràng Lưu chỉ
học ở quê, gia phả ghi về Nguyễn Thừa Tổ là “bản phủ hiệu sinh”, thế hệ thứ 5 họ
Nguyễn Huy Trường Lưu, Nguyễn Thừa Hưu cũng chỉ là học trò ở trường phủ - bản
phủ hiệu sinh và em là Nguyễn Thừa Sủng cũng “bản phủ hiệu sinh” nhưng cụ Thừa
Hưu đã tham gia cuộc chiếc Mạc – Lê Trịnh, với chức Tham tướng thần sự. Đời thứ
6, con trưởng của Nguyễn Thừa Hưu là Nguyễn Đôn Hậu kế tiếp cha làm Tham tướng
thần sự, từ người con thứ 3 là Nguyễn Như Thạch sinh năm 1579, đã ở Kinh thành
làm quan với chức Lang trung bộ Hình được phong tước là Mỹ lương tử. Tương ứng
với ba đời này là quãng thời gian 1530-1650, thời cuộc chiến Lê - Mạc, qua 3 thế
hệ họ Nguyễn Huy Trường Lưu, giai đoạn đầu, thế hệ thứ 4, ở quê, thế hệ thứ 5,
6 tham dự chiến tranh và thế hệ thứ 6 thì nhà Lê đã khôi phục kinh thành, chấn
chỉnh thi cử. Nguyễn Như Thạch là thông gia với Dương Trí Trạch, mà Dương Trí
Trạch nhờ có công trong chiến trận được triều đình cho lấy con gái thứ 5 của Tể
tướng Nguyễn Văn Giai.
100 năm tiếp, quãng 1650-1750 là giai đoạn đặt nền tảng cho làng Trường
Lưu, phát triển và đi xây dựng tiếp ở các nơi khác, tương ứng với đời thứ 7-9 họ
Nguyễn tại Tràng Lưu. Ở giai đoạn này cuộc chiến Lê-Mạc đã vào giai đoạn kết
thúc và cuộc chiến Trịnh-Nguyễn còn tiếp tục, lúc căng thẳng, lúc âm ỉ. Họ Nguyễn
Huy có Nguyễn Như Thạch làm quan ở triều, lúc già về quê dạy học mất năm 1662,
có 3 con đều trưởng thành: Nguyễn Công Ban (1630-1711), thế hệ thứ 7 họ Nguyễn
Huy Trường Lưu đỗ Hoành từ, đỗ Sĩ vọng, Tam trường thi Hội, làm quan tại triều
với chức Giám sát Ngự sử.
Nguyễn Công Ban sinh năm 1630, thuộc đời thứ 6.
Nhà thờ Nguyễn Công Ban thường gọi là nhà thờ Đại tông họ Nguyễn Huy, ở
trung tâm xã Trường Lộc hiện nay, giữa trụ sở Ủy ban nhân dân xã và đình làng,
nơi đó trước đây thuộc núi Bình Cương, chưa rõ dựng từ lúc nào, trong Di tích
danh thắng Hà Tĩnh và Địa chí huyện Can Lộc có ghi tên nhà thờ Nguyễn Công Ban.
Do Đền Thư viện thờ Nguyễn Huy Oánh không còn, chính quyền địa phương cùng con
cháu trong dòng họ đã đề nghị và được các cơ quan chức năng chấp nhận, lấy nhà
thờ Nguyễn Công Ban để xếp hạng di tích gắn với chắt của ông là Danh nhân văn
hóa Nguyễn Huy Oánh, năm 2006.
Là một tác giả của dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu, Nguyễn Công Ban có
nhiều đóng góp cho sự phát triển của làng Trường Lưu, Ủy ban nhân dân xã Trường
Lộc đang có kế hoạch đề nghị các cấp chính quyền lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch
sử văn hóa cấp tỉnh cho phần mộ của ông ở Rú Mác- Mạc Sơn.
Mộ Nguyễn Công Ban được xây lăng quãng những năm nửa đầu thế kỷ XIX, và
đến cuối thế kỷ được tu bổ và xây lăng mộ của vợ ông là bà Dương Thị Xa, con
gái của Bạt quận công Dương Trí Trạch. Tại Rú Mác trước đây còn có ngôi mộ của
bà mẹ kế người Nhật của Nguyễn Công Ban, năm 1995 lúc chuyển mộ không còn gì.
Ông có 3 con thuộc thế hệ thứ 8 họ
Nguyễn Huy Trường Lưu, con cả là Nguyễn Công Phác, theo học ở ngoài Bắc, lấy vợ
ở ngoài này, tiếp thu tinh hoa của văn hoá Kinh bắc. Con thứ hai là Nguyễn Công
Chất, đỗ Giải nguyên năm 1675, con thứ 3 là Nguyễn Công Trân làm Tri châu Bố
chánh.
Thế hệ thứ 9 họ Nguyễn Huy Trường Lưu, ở thế hệ này có Nguyễn Huy Tựu
(1690-1750) là người đầu tiên có tên đệm là Huy, làm quan đến Tham chính. Ở các
chi nhánh khác của họ Nguyễn Huy, cũng phát triển, bà Nguyễn Thị Huyên thế hệ
thứ 8 ở làng Phúc Lộc, là mẹ của Thám hoa Phan Kính. Anh trai bà là Giám sinh
Quốc Tử Giám Nguyễn Công Lâm là người có ảnh hưởng lớn đến sự trưởng thành,
thành đạt của Phan Kính. Nguyễn Công Chất như đã nói ở trên, đã chuyển về làng
Cảnh xã Phú Lộc, góp phần xây dựng vùng này. Ở chi họ làng Nguyễn Xá, anh em
chú bác tại triều rất có thế lực. Trong dòng họ Nguyễn của Tiến sĩ Nguyễn Bật
Lượng, có Nguyễn Bật Kỷ là tộc trưởng, thuộc đời thứ 7 cùng thời gian này đã
lên làng Nguyễn Xá làm con nuôi của Thắng lộc hầu Nguyễn Khắc Khoan, thuộc họ
Nguyễn Huy Trường Lưu chi họ ở làng Nguyễn Xá, mà theo “Gia phả họ Nguyễn ở
làng Mật” là có “thế lực trong cung thất nhà vua”, ông (chỉ Nguyễn Bật Kỷ) “bèn
tình nguyện làm con nuôi”. Sau nữa, bà Nguyễn Thị Chiêm, thuộc đời thứ 8 họ
Nguyễn Huy Trường Lưu (ở Nguyễn Xá) là mẹ của Tiến sĩ Nguyễn Hành ( 1701-?).
Nguyễn Nghiễm đã soạn bia ca ngợi bà Chiêm có công lớn đối với dòng họ Nguyễn ở
làng Mật.
Những năm cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, Trường Lưu đã khá phát triển,
nhiều người thi đỗ Hương cống, làm quan ở triều. Họ Nguyễn Xuân có Nguyễn Xuân
Mậu (1685-1736) đỗ khoa năm 1708 làm Tri huyện, sau khi mất được tặng Thiếu
Khanh. Họ Trần Huy có Trần Huy Báu, đỗ năm 1729 làm Tri huyện Hội Ninh. Trước nữa,
trong vùng có họ Hoàng, có người làm Tri huyện, từng là thầy học của Nguyễn
Công Ban, chưa tìm được lai lịch của vị Tri huyện này. Hai vị này cùng một số
người họ NHTL đều tham gia Hội Văn huyện La Giang (Văn Bia Hà Tĩnh).
Hiện nay trong bia viết về Khoa bảng là Trường Lưu chỉ bắt đầu từ Nguyễn
Huy Oánh trở về sau.
Nguyễn Huy Oánh (chữ Hán: 阮輝𠐓, 1713 - 1789), tự: Kinh Hoa, hiệu:Lưu Trai; là đại thần
và là nhà văn thời Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Huy Oánh.
Thám hoa Nguyễn Huy Oánh.
Sinh trưởng trong một gia đình Nho học tại
làng Trường Lưu, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay
là xã Trường Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh).
Ông sinh ngày 4 tháng 11 năm 1713.
Năm Nhâm Tý (1732), Nguyễn Huy Oánh đỗ đầu khoa thi Hương tại Trường thi
Nghệ An lúc 20 tuổi, được bổ quan, thăng dần đến chúc Tri phủ Trường Khánh.
Nguyễn Huy Oánh mất ngày 2 tháng 6 năm 1789 tức ngày 9 tháng 5 năm Kỷ Dậu,
thụy là Văn Túc. Triều đình và nhân dân địa phương lập đền thờ ông, tục gọi là
đền thờ cụ Thám.
Cha ông là Nguyễn Huy Tựu (1690 - 1750), từng làm Tham chính Thái
Nguyên, sau phong hàm Công bộ Thượng thư, tước Khiết Nhạ hầu.
Thân mẫu ông người họ Phan, tên chữ Cẩm Trực là cô ruột Thám hoa Phan
Kính, người cùng xã.
Em trai ông là Nguyễn Huy Quýnh (1734 - 1785) đỗ Tiến sĩ năm Nhâm Thìn
(1772) và làm quan đến Đốc thị Thuận Quảng, Hàn lâm viện thị giảng.
Con ông là Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790), đỗ Giải nguyên kỳ thi Hương năm
1759; đến năm 1779 được công nhận học vị tương đương với Tiến sĩ, chuyển sang
ban võ nhưng vẫn sáng tác văn thơ. Nguyễn Huy Tự là tác giả truyện thơ Nôm Hoa
tiên đặc sắc.
Con Thứ Phan Huy Cẩn là danh thần, nhà sử học thời Lê trung hưng trong lịch
sử Việt Nam.
Cháu ông là Nguyễn Huy Hổ, tác giả truyện thơ Mai đình mộng ký.
Nhà thờ Đại tôn họ
Nguyễn Huy gắn với Danh nhân văn hoá Việt Nam Nguyễn Huy Oánh.
Nguyễn Huy Oánh được triều Lê Trịnh phong tước
Đại Vương và triều Nguyễn suy tôn là “Phúc Giang Thư viện Uyên bác Cai hạp Hiệu
dụng Đoan túc Doãn ý Trác vĩ Thượng đẳng tôn thần” được thờ ở Đền Thư viện, ở
phía Đông Nam vườn Bao Đạc. Đền nay không còn nhà chính, dấu tích chỉ còn một
ít cốt tường gạch bao quanh, khoảng những năm 50-60 thế kỷ trước vẫn còn hai
cột nanh cao ở trước cổng, ao rộng gần 300 m2. Ngày lễ Kỳ phúc, trước đây dân
làng rước linh vị Nguyễn Huy Oánh từ Đền Thư viện về Đình làng để làm lễ. Chưa
rõ, lễ tế ở Đền Thư viện tiến hành như thế nào, ngày nào, nay đã tìm được văn
tế thần Đền Thư viện, cùng một số vị được tế chung.
Ở Trường Lộc, chính
quyền các cấp và con cháu dòng họ đề nghị và được Bộ Văn hoá Thông tin ra quyết
định số… ngày…. tháng… năm 2006 công nhận nhà thờ Đại tông họ Nguyễn Huy, thừa
đất số… theo địa giới xã có diện tích… m2 là DSVHQG gắn với DNVH Nguyễn Huy
Oánh. Đây chính là nhà thờ Nguyễn Công Ban (1630-1711) là tằng tổ của Nguyễn
Huy Oánh. Tại nhà thờ này con cháu thờ cúng cụ Nguyễn Công Ban, bà vợ là Dương
Thị Xa và theo ngành trưởng sau đó là Nguyễn Công Phác - Nguyễn Công Xuân -
Nguyễn Huy Đề…
Trong nhà thờ chia làm ba dòng, chính giữa là
bài vị cụ Nguyễn Công Ban, bên phải là dòng trưởng, bên trái là bàn thờ Đức Bà
và đệ tử. Đức Bà là Nguyễn Thị Hộ được tôn vinh là: Trai tịnh Dực bảo Trung
hưng Linh phù tôn thần, là con gái của Nguyễn Công Ban. Nhà thờ cấu trúc theo
hình chữ Nhị bao gồm thượng điện và bái đường, phía trước có 2 cột nanh và câu
đối. Năm 2008 con cháu đã sửa sang lại hạ điện, lát nền chống ẩm.
Trong vườn có cây hải đường, tương
truyền cho dòng họ Lê ở xã Trung Lễ trồng tặng, đã hơn một trăm năm. Tiếc thay
cây hải đường đã bị hỏng năm 2011. Nhiều câu đối, hoành phi, bảng sơn son thiếp
vàng sẽ được giới thiệu ở phần sau.
Nhà thờ đã được cấp 100 tr. đồng tu
sửa năm 2011 và con cháu đóng góp hơn 150 tr. đồng.
Lúc Nguyễn Huy Oánh mất, con cháu
táng ở gò Rú Phượng và giữ nguyên vị trí cho đến bây giờ, năm 1993 con cháu đã
xây lăng và gọi là Thám hoa lăng.
Năm 2018, con cháu dòng họ Nguyễn Huy đóng góp tiền để
tu sửa, tôn tạo lại những hạng mục đã xuống cấp của nhà thờ Nguyễn Huy Oánh.
Một sắc phong được lưu giữ tại nhà thờ Nguyễn Huy Oánh.
Bia đá hình con rùa được lưu giữ tại nhà thờ Nguyễn
Huy Oánh
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét