Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 20.
PHẦN II. LONG MẠCH CỦA HÀ TĨNH.
PHẦN III . HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN.
PHẦN IV. PHONG THỦY VÀ DANH NHÂN HUYỆN CAN LỘC.
I. ĐỊA CHÍ CAN LỘC HÀ TĨNH.
II. CÁC VỊ TỔ ĐẦU TIÊN CỦA DÒNG HỌ NGUYỄN TRÀNG LƯU. ( Tiếp theo ).
Ta tiếp tục xét các thế hệ của dòng họ Nguyễn Tràng Lưu.
1/ĐỜI THỨ NHẤT :Nguyễn Uyên Hậu là ông tổ của họ Nguyễn Tràng Lưu, ông có tên thụy là Dụ Khánh,
giữ chức Minh kinh bác sĩ ở Quốc tử giám thời Lê Thánh Tông. Về sau ông về lại
Trung Quốc, dặn con cháu lấy ngày Đông Chí làm ngày giỗ.
2/ĐỜI THỨ 2 :Nguyễn Hàm
Hàng là con của Nguyễn Uyên Hậu. Năm 15 tuổi đỗ Hương cống, thi hội đạt
tam trường, ông làm quan ở Quốc tử giám.
3/ĐỜI THỨ 3 :Nguyễn Thừa Mỹ là con thứ của Nguyễn Hàm Hằng, đỗ Hương cống.
Đời thứ 4 và thứ 5
không thấy ghi chép ai đỗ đạt. Đến đời thứ 6 tính từ Nguyễn Uyên Hậu có Nguyễn Đôn Hậu đỗ Hương cống, làm chức
Tham tướng thần sự. Người em của Nguyễn Đôn Hậu là Nguyễn Như Thạch (1579 – 1662) đỗ Hương giải năm 1602, làm đến Lang
trung bộ Hình.
Đời thứ 7 có Nguyễn Công Ban đỗ Hương cống, sau đỗ khoa sĩ vọng năm 1665, làm đến Giám sát ngự sử, tước Thái Sơn Nam.
Đời thứ 8 có Nguyễn Công Chất đỗ Hương giải năm
1675, làm tri huyện Thạch Hà.
Đời thứ 9 có hai anh
em là Nguyễn Công Xuân (1688 - ?) đỗ
Hương cống, làm Đồng nhạc đường mậu lâm lang và Nguyễn Huy Tựu (1690 – 1750) đỗ Hương giải, làm Tham chính Thái
Nguyên, Tả thị lang, được truy phong Thượng thư bộ Công, tước Khiết Nhã hầu.
Từ Nguyễn Huy Tựu ở đời thứ
9 thì dòng họ Nguyễn đổi thành Nguyễn Huy, mở ra một thời kì mới của dòng họ
Nguyễn Tràng Lưu .
Đời thứ 10. Nguyễn Huy Oánh (1713 –
1789) là con trưởng của Nguyễn Huy Tựu, tự là Thư Hiền, hiệu Thạc Đình, biệt
hiệu là Thiên Nam cư sĩ. Ông đỗ đầu thi hương, đỗ Đình nguyên Thám hoa năm
1748. Về sau ông làm các chúc Tri phủ, Hàn lâm viện thị chế, Quốc tử giám tư
nghiệp, Hàn lâm viện thừa chỉ. Ông đi sứ Trung Quốc năm 1765. Về được thăng Thị
lang, Ngự sử đài đô ngự sử, thượng thư bộ Công. Năm 1777, ông cáo quan về quê.
Nguyễn Huy Cự (1707 –
1775), là con của Nguyễn Huy Tựu, đỗ Hương
giải, được phong tước Ngật Đình bá.
Nguyễn Huy Kiên, là con
của Nguyễn Huy Tựu, đỗ Hương giải, làm Thiêm sự bộ Lại.
Nguyễn Huy Quýnh (1734 –
1785), sau đổi là Trực, là con của Nguyễn Huy Tựu, đỗ Hương giải, năm 1772 đỗ
Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Ông làm quan đến chức Hàn lâm thị chế. Khi
quân chúa Trịnh tiến đánh Thuận Hóa, ông được cử làm Đốc thị đạo Thuận Quảng,
sau đó mất trong quân ngũ.
Nguyễn Huy Khản, là con
của Nguyễn Huy Tựu, đỗ Hương cống.
8.Đời thứ 11. Nguyễn Huy Tự (1743 – 1790) tự là Hữu Tri, hiệu Uẩn Trai. Ông là con của Nguyễn Huy
Oánh. Năm 1759, đỗ Hương giải, sau đó được ban Tiến triều ứng vụ, xem ngang
Tiến sĩ. Ông làm Tri phủ Quốc Oai. Năm 1770 được thăng Hiến sát phó sứ Sơn Nam.
Năm 1774 chuyển sang võ chức, lần lượt giữa các chức Hiến sát sứ Sơn Tây, Đốc
đồng Sơn Tây. Ông được ân thăng Hàn lâm viện hiệu lý và ban tặng 4 chữ “Võ khố
hùng lược”. Nguyễn Huy Tự là con rể của Nguyễn Khản . Nhân loạn kiêu binh năm
1785, ông xin về trí sĩ tại quê nhà. Năm 1789, theo sự tiến cử của La Sơn phu
tử Nguyễn Thiếp, Nguyễn Huy Tự đã vào Phú Xuân nhận chức Hữu thị lang bộ Binh
của triều Tây Sơn Nguyễn Huệ, tuy nhiên được hơn một năm thì ông mất.
Nguyễn Huy Tự (阮輝嗣, 1743-1790): còn có tên là Yên, tự Hữu
Chi, hiệu Uẩn Trai; là danh sĩ và là quan nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt
Nam.
Nguyễn Huy Tự sinh tháng 7 năm Quý Hợi (tháng 8 năm 1743) trong một gia
đình khoa bảng nổi tiếng ở làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, tổng Lai Thạch, huyện
La Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh
Hà Tĩnh).
Ông là con trai trưởng của danh sĩ Thám Hoa Nguyễn Huy Oánh, và là con rể
của Tiến sĩ Nguyễn Khản (anh Nguyễn Du) ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà
Tĩnh.
Năm 1790, ông được vua Quang Trung triệu tới Phú Xuân. Ông nhận lời làm
Hữu thị lang cho nhà Tây Sơn. Nhưng liền sau đó, ông mắc trọng bệnh và mất ngày
27 tháng 7 năm 1790 tại Phú Xuân, lúc 47 tuổi, thụy là Thông Mẫn.
Nguyễn Huy Tự cưới Nguyễn Thị Bành (1750 - 1773), con gái của Nguyễn Khản
làm vợ. Năm 1773, vợ mất. Sau đó, ông tục huyền cùng em gái vợ là Nguyễn Thị
Đài (1752 - 1819), được 9 trai, 4 gái.
Một số người con như Nguyễn Huy
Phó, Nguyễn Huy Vinh và Nguyễn Huy Hổ đều tiếp nối truyền thống tốt đẹp của gia
đình và đều là những văn nhân có tiếng, trong số đó có người con trai út là
Nguyễn Huy Hổ (1783 - 1841), là người tinh thông thiên văn, y học, lý số, giỏi
sáng tác văn chương, và là tác giả tập thơ Nôm Mai đình mộng ký viết năm 1809.
Nhà thờ họ Nguyễn Tràng Lưu thờ Nguyễn Huy Tự (Can
Lộc)'
Đền thờ Nguyễn Huy Tự
Nhà thờ Nguyễn Huy Tự.
Nhà thờ Nguyễn Huy Tự được xếp hạng
di tích lịch sử quốc gia năm 1991 gắn với danh nhân văn hoá Việt Nam Nguyễn Huy
Tự.
Đây là nhà thờ Nguyễn Huy Tựu, do
Nguyễn Huy Oánh xây dựng từ năm 1752 để thờ cha là Nguyễn Huy Tựu, sau đó con
cháu thờ cúng và làm giỗ theo ngành trưởng từ mẹ Nguyễn Huy Tựu là bà Nguyễn Thị
Bẩm (1669-1743) - Nguyễn Huy Tựu - Nguyễn Huy Oánh - Nguyễn Huy Tự - Nguyễn Huy
Tượng… nhà thờ thường được gọi là nhà thờ cụ Thượng (Nguyễn Huy Tựu được phong
tặng là Thượng thư bộ Công năm 1767) hay nhà thờ họ Lục chi (từ 6 con trai của
Nguyễn Huy Tựu nay chia thành 6 chi họ - Lục chi, vào các dịp tế Xuân, tế Thu,
6 vị tổ của 6 chi đều được tế ở đây).
Nhà thờ có diện tích khuôn viên hơn 800 m2, kết cấu theo kiểu chữ Nhị gồm thượng điện và hạ điện. Xung quanh vườn được rào dậu, có ba cây lộc vừng hơn trăm năm tuổi. Trong nhà thờ có 3 bia Quan thị bi ký, Nguyễn Thám hoa bi ký và Nguyễn Thị danh bi cùng nhiều câu đối, bản gỗ sơn son thiếp vàng, sập gỗ, ván khắc in sách. Nhà thờ còn lưu lại được 14 cặp câu đối, 4 bức đại tự. Bảng gỗ “Võ Khố Hùng Lược” thuộc về Nguyễn Huy Tự, bảng gỗ “Thiên Nam cư sĩ” thuộc về Nguyễn Uyên Hậu, bảng gỗ “Đẩu Nam tuấn dự thuộc” về Nguyễn Huy Oánh, bảng gỗ “Túy Hà cư sĩ” và “Tú Lâm cư sĩ” thuộc về Nguyễn Huy Tựu,v.v... Các câu đối, hoành phi chủ yếu ca ngợi công đức tổ tiên, sư phụ của con cháu, học trò hoặc là những tác phẩm tự thuật của các nhân vật dòng họ Nguyễn Huy. Đáng chú ý trong đó là những câu đối, hoành phi ghi lại những lời ban tặng, phong khen của triều đình Lê Trịnh (cho Nguyễn Huy Oánh, cho Đức Bà,...) và của quan lại triều đình Trung Hoa (cho Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự). Đó là những di sản vô giá thể hiện uy vọng, danh tiếng của các nhân vật lịch sử cũng như của bản thân làng Trường Lưu đã vang vọng rất xa, vượt ra khỏi biên giới sang tận Bắc quốc.
Phần mộ của Nguyễn Huy Tự ở phía sau
Rú Bụt, được con cháu và chính quyền xây lăng tu bổ năm 1995 (ảnh). Trong 3
ngôi mộ, chưa biết ngôi nào là mộ thật.
Nguyễn Huy Lạng là em của
Nguyễn Huy Tự, ông đỗ hương cống.
Nguyễn Huy Tá cũng là
em của Nguyễn Huy Tự, ông cũng đỗ Hương cống, làm Đốc học Bắc Ninh, Phó đốc học
Quốc tử giám, tước Thư Đình hầu.
Nguyễn Huy Hào (1770 -
?) là con của Nguyễn Huy Quýnh, đỗ Hương cống, làm tri huyện Tiên Tữ tỉnh Bắc
Ninh.
Nguyễn Huy Hội (1765 –
1838), có tên khác là Huy Phó, đỗ Hương giải năm 1783.
Nguyễn Huy Giáp là con
của Nguyễn Huy Hào, đỗ cử nhân năm 1837.
Ngoài những vị khoa
bảng nêu trên thì họ Nguyễn Tràng Lưu còn có thêm một nhân vật nổi tiếng khác.
Đó chính là Nguyễn Huy Hổ (1783 –
1841), tên tục là Nhâm, tự là Cách Như, hiệu Liên Pha, ông là con thứ 3 của
Nguyễn Huy Tự. Học giỏi nhưng ông không đi thi, ông sống ẩn dật tại quê nhà,
đọc sách, làm thuốc, giỏi về y thuật, tinh thông thiên văn địa lí. Ông lấy cháu
gái của vua Lê Cảnh Hưng nên tình cảm của ông đối với nhà Lê vô cùng sâu đậm.
Năm 1823, vua Minh Mạng triệu ông vào kinh đô Phú Xuân làm thuốc. Ông đã chỉ ra
vài điểm sai lầm của Khâm Thiên giám, về sau triều đình nghiệm thấy đúng, vua
lấy làm kính phục ban cho chức Linh lang đài.
Thế hệ 12, con Nguyễn
Huy Tự có Nguyễn Huy Hội hay Huy Phó
(1765-1838) đỗ giải nguyên năm 1783. Những người khác đều là nho sinh, tập tước
Hiển cung đại phu. Riêng Nguyễn Huy
Tượng (trưởng) được phong tước Sai lĩnh bá, Nguyễn Huy Vinh (thứ) tước Trà lĩnh bá, và Nguyễn Huy Hổ (1783-1841), giỏi y thuật, thiên văn, được vua Minh
mệnh triệu vào làm thuốc trong cung, nhân ông chỉ trích Tòa khâm thiên giám
tính sai, nghiệm ra ý kiến ông đúng nên được phong Linh đài lang. Con Nguyễn
Huy Hào là Nguyễn Huy Giáp đỗ Cử
nhân năm 1837 đời Minh Mệnh. Từ đây con cháu họ Nguyễn Huy đều được học hành và
có nhiều người giỏi, nhưng không ai đỗ đạt.
Họ Nguyễn Tràng Lưu,
từ vị sơ tổ Nguyễn Uyên Hậu (TK XV) đến nay đã 19-20 đời là dòng họ đông nhất
trong 40 dòng họ ở Trường Lộc hiện nay. Ngoài các chi phái ở quê gốc, còn có
nhiều chi phái ở các nơi khác.
Ở Trường Lộc có 20 nhà
thờ các chi phái họ Nguyễn Huy, trong đó có một số nhà thờ họ Đông Chí là di
tích lịch sử văn hóa quốc gia, một số được dân tôn là Thành Hoàng nên cũng là
đền thờ Thành Hoàng làng v.v...
Cũng như một số cự tộc
văn học khác, họ Nguyễn Tràng Luu có rất nhiều người không chỉ uyên thâm Nho
học mà còn có tài năng về nhiều mặt. Nguyễn Huy Oánh “.. đọc bách gia chư tử, bao gồm thiên văn, địa lý,
thái ất, nhâm, cầm, độn, toán, binh thư, binh pháp, không cách nào là không
tinh tường, thông suốt nghĩa lý..” (“Can
Lộc huyện phong thổ ký”). Nguyễn Huy Tự là một “thiếu niên đa tài nghệ”
(Nguyễn Nghiễm), “đọc rộng, biết nhiều, tinh thông cả thư, họa, thanh luật,
thạo phép dùng binh, giỏi việc án từ.” (Nguyễn
thị gia tăng”), “học suốt cổ kim, ưu thông số thuật, quốc âm, thanh luật,
kỹ nghệ gì cũng tinh tuyệt” (“Hành trạng”.
Nguyễn Huy Hổ giỏi làm thuốc, thông hiểu thiên văn, địa lý.
Nguyễn Huy Oánh là nhà
giáo dục lỗi lạc, “học không chán, dạy không mỏi” (Câu đối tặng của Hiệp trấn
họ Giác Trung Hoa), là học giả cự phách, “văn chương mực thước” (Lời Hoàng giáp
Nguyễn Nghiễm), là nhà trước tác lớn trong dòng "Bách khoa thư” thế kỷ
XVIII. Ông để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ gần 40 quyển sách: “Ngũ Minh,
Tứ thư tin yêu” (15 quyển), “Tính lý toàn yếu” (1 quyển), “Quốc sử toản
yêu" (1 quyển), “Sơ học chỉ nam” (1 quyển), “Châm cứu toát yêu" (1
quyển), “Trường Lưu Nguyễn Thị” (10 quyển), “Hoàng hoa sứ trình đồ” (2 quyển),
“Bắc dư tập lãm” (1 quyển), “Phụng sứ Yên kinh tổng ca” (1 quyển), “Tiêu Tương
bách nịnh” (1 quyển), “Thạc Đình di cảo” (2 quyển), “Huấn nữ tử ca” (1 quyển).
Tiếc rằng hầu hết tác phẩm trên đều đã thất truyền (1 ).
Sau Nguyễn Huy Oánh là
Nguyễn Huy Quýnh (em trai ông), Nguyễn Huy Tự (con trưởng) và Nguyễn Huy Vinh,
Nguyễn Huy Hổ (hai cháu nội) được coi là các tác giả tiêu biểu trong dòng họ.
Nguyễn Huy Quýnh hiệu Dần Phong có “Dần phong thi sao” (4 quyển), “Dần phong
văn sao” (3 quyển), “Tây Hưng đạo sử tập” (đều không còn), “Quảng Thuận đạo sử
tập” và bài “Thác lời người con gái phường vải Tràng Lưu”2). Về Nguyễn Huy Tự,
trước kia chỉ có sách “Lai Thạch tân khoa ký” (chưa rõ của ai) chép: “Ông nở
trước khá nhiều, nhưng) chỉ còn “Truyện Hoa tiên” và chép tiếp: “Tây Hưng đạo
sứ tập”, “Quảng Thuận đạo dư tập”. Hai người con của Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy
Vinh để lại tập “Chung sơn di thảo”, và Nguyễn Huy Hổ là tác giả “Mai đình mộng
ký”.
CHÚ THÍCH
(1) Trong “Tuyển tập thơ văn Nguyễn Huy Oánh” (NXB Hội nhà văn, H.2005),
ông Lại Văn Hùng cho biết ở Thư viện Viện Hán Nôm và gia đình họ Nguyễn Huy còn
lưu giữ được 8 cuốn (“Bắc dự tập lãm”, “Hoàng hoa sứ trình đồ”, “Phụng sử Yên
Kinh tổng ca”, “Sơ học chỉ nam”, “Quốc sử toàn yếu”, “Huấn nữ tử ca”, “Dược
tính ca quát”, “Thạc Đình di cảo”). Sách “Lược truyện các tác gia Việt Nam”
(Tập 1 - KHXH - H.1971) ghi 5 tên sách, và “Tác gia Hán Nôm Nghệ Tĩnh” (của
Thái Kim Đỉnh, Thư viện Hà Tĩnh xuất bản, 1996) ghi 8 tên sách trong đó đều có
tên sách “Cổ lễ nhạc chương thi văn tập”. Trong bài “Về bộ ván khắc của Thạch
đình tàng bản lưu giữ tại nhà thờ họ Nguyễn Tràng Lưu” (TKĐTC Hồng Lĩnh số 33
8/2006) chỉ giới thiệu hai bộ “tính lý toàn yếu đại toàn" và “Ngũ kinh
toàn yếu đại toàn”, và nói không thấy có “Tứ thư trong bộ ván khắc. (2) Theo
Nguyễn Huy Mỹ - VHHT số 74 - 9/2004. Trong sách
“Nguyễn Huy Vinh với “Chung sơn di thảo” (NXB Hội nhà văn 2005), ông Lại Văn
Hùng đặt vấn đề: “Có thể “Thác lời người con gái phường vải...” là của Nguyễn
Huy Vinh”.
Như vậy, hai nguồn tài liệu chép
khác nhau về hai cuốn “Tây Hưng đạo.” và “Quảng Thuận đạo..” mà NHM ghi “sử
tập” còn LTTKK chép “sứ tập” và “dư tập”. Theo tôi, cuốn “Quảng Thuận đạo sử
tập” (hay “dư tập (?) chắc chắn là của Nguyễn Huy Quýnh vì ông từng làm Đốc thị
đạo Quảng, Thuận và sách hiện còn Ở Thư viện Hán Nôm; còn cuốn “Tây Hưng đạo sứ
tập” là của Nguyễn Huy Tự vì ông làm Trấn thủ Hưng Hóa rồi Đốc đồng Sơn Tây, Hưng
Hóa, và có thể đây là một tập thơ (?).
Sau các tác giả lừng
danh trên, họ Nguyễn Tràng Lưu còn nhiều nhà thơ, nhà văn, tiếc rằng tác phẩm
của họ truyền lại quá ít ỏi: “Nữ huấn ca” của Nguyễn Huy Phó; “Mai đình mộng ký
thi” của Nguyễn Huy Hào; “Phượng Dương Nguyễn tông thể phả tự” của Nguyễn Huy
Giáp, một người nổi tiếng văn hay”; “Tràng Lưu giai sự Định” của Nguyễn Huy Cừ
(thế hệ XV) v.v...
Ngoài thơ văn chữ Hán,
nhiều tác giả Nguyễn Tràng Lưu rất sành văn Nôm, trong đó có những danh tác như
ta đã biết, hầu hết viết bằng thơ lục bát. Đặc biệt, Nguyễn Huy Oánh đã dùng
hình thức dân tộc này viết nên những bài ca chữ Hán (“Phụng sứ Yên kinh tổng
ca” 470 câu; “Dược tính ca quát” 234 câu).
( Trích từ HÀ TĨNH – Đất văn vật
Hồng Lam – Thái Kim Đỉnh ).
Hệ thống di tích đã
được xếp hạng ở Trường Lưu bao gồm 4 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (các
đền thờ: Nguyễn Huy Oánh (1713-1789), Nguyễn Huy Cự (1717-1775), Nguyễn Huy Tự
(1743-1790) và Nguyễn Huy Hổ (1783-1841); 6 di tích cấp tỉnh là mộ và đền thờ
danh nhân (đền thờ Nguyễn Uyên Hậu, mộ Nguyễn Công Ban (1630-1711), mộ Nguyễn
Huy Tựu (1690-1750), mộ Nguyễn Huy Quýnh (1734-1785), đền thờ Nguyễn Huy Vinh
và đền thờ Nguyễn Duy).
Sắc phong, bia ký:
Hiện còn 14 bản sắc phong cho các nhân vật của dòng họ và Thư viện Phúc Giang:
+ 2 bản cho Nguyễn Công Ban (1630-1711). + 1 bản cho Nguyễn Huy Tựu
(1690-1750). + 4 ban cho Nguyễn Huy Oánh (1713-1789). + 5 bản của Nguyễn Huy Hổ
(1783-841). + 2 bản cho Thư viện Phúc Giang (1783, 1824). Ngoài sắc phong, còn
có 2 tấm bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) ghi tên: + Nguyễn Huy
Oánh, đỗ 1748. + Nguyễn Huy Quýnh, đỗ 1772.
Loại gia phả:
+ Phương Dương Nguyên
tổng thể phá (VHv. 1354), cuốn phả chép thế thì còng họ Nguyễn Huy từ cụ viễn
tổ Nguyễn Uyên Hậu (thế kỷ XV) đến đời thứ 13 (nửa sau thế kỷ XIX).
+ Nguyễn Thị gia tăng:
bản tàng tư của dòng họ Nguyễn Huy, sư chép thơ văn và lành trạng của một số
nhân vật trong dòng họ.
Di vật quý nhất ở
Trường Lưu còn lại là quả chuông ở chùa Hân, như đã trình bày ở trên, chuông
này được đúc thời Tự Đức, có bài ký viết trên chuông, nhưng nay khó đọc, vì
thời kháng chiến chống Pháp được dùng để đánh kẻng. Trước đây chuông ở chùa Hân
được Nguyễn Huy Oánh đúc ở chùa Tuyết Sơn ở Sơn Nam năm 1756 đưa về, chuông này
nay không còn, về việc này ông có viết bài ký [7,17].
Triện của Nguyễn Huy
Quýnh hiện do con cháu giữ, tiếc rằng hiện vẫn chưa đọc được các chữ khắc ở
triện này.
Một di vật quý hiếm
của làng Trường Lưu là hiện tại còn hơn 400 bản khắc gỗ để in sách, thời
1945-1954 bị mất mát nhiều, người dân chẻ làm củi sưởi khi rét. Trước đây theo
sách của triều Nguyễn Đại Nam nhất thống chí chép là có hàng vạn bản, thời CCRĐ
là bị phá nhiều nhất, thậm chí có nhà còn chẻ ra làm củi đun suốt mùa đông sưởi
ấm…Năm 1961 lúc về Trường Lưu, PGS Nguyễn Thạch Giang có lấy mấy bản ra Hà Nội,
sau này ông có giao lại cho tôi một bản. Bảo tàng Hà Tĩnh đã dập lại được hơn
1500 bản và chúng tôi đã nhờ Anh Thái kim Đỉnh xem và anh đã giới thiệu một bài
về các bản khắc gỗ này. Các văn bản khắc gỗ của triều Nguyễn ở Huế đã được
UNESCO, các bản khắc gỗ chùa Vĩnh Nghiêm đã công nhận là di sản văn hóa, như
vậy các bản khắc gỗ ở Trường Lưu thật quý, vì có trước các bản kia nhiều và là
của tư nhân dòng họ.
Hiện tại ở Trường Lưu
có 3 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là: Nhà thờ (Đại tôn) và mộ Nguyễn
Huy Oánh, nhà thờ (họ Lục chi) và mộ Nguyễn Huy Tự và nhà thờ và mộ Nguyễn Huy
Hổ; 5 di tích cấp tỉnh là: Đình làng, nhà thờ (Đông chí) Nguyễn Uyên Hậu, nhà
thờ và mộ Nguyễn Huy Cự, nhà thờ và mộ Nguyễn Huy Vinh, mộ Nguyễn Huy Quýnh
(nhà thờ ở xã Đức Dũng).
Vào những năm trước 1945 họ Nguyễn Tràng Lưu còn giữ
được hơn 1.000 bản
sách khắc gỗ, chứa đầy cả một căn nhà thờ của chi tộc
trưởng. Kháng chiến chống Pháp nổ ra, số sách gỗ bị người dân trong làng đem ra
chẻ làm củi đun sưởi ấm. Hàng ngàn bản sách giấy của Phúc Giang thư viện cũng
bị đưa ra đốt, chỉ còn lại một ít cuốn được các ông Hoàng Xuân Hãn, Đào Duy Anh
mượn đem ra Hà Nội nghiên cứu,nay còn lưu giữ tại Thư viện quốc gia Hán - Nôm.
Hiện nay tại nhà thờ họ NguyễnHuy còn tồn tại 375 mộc bản.
Mộc bản Trường Lưu là bộ ván khắc dùng để in sách
“giáo khoa” phục vụ cho việc dạy và học, được hình thành trong quá trình hoạt
động văn hóa của dòng họ Nguyễn Huy từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX tại
trường học Phúc Giang, làng Trường Lưu, xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà
Tĩnh. Phần lớn các mộc bản của “Mộc bản Trường Lưu” được khắc 2 mặt, tờ đầu,
lời tựa, tự, bạt, được trình bày chính giữa là tên sách, trang, tập, quyển; mỗi
bản để lề trên 1-1,2 cm, dưới 1-1,2 cm, lề phải 1 cm và lề trái 1 cm. Đây là khối mộc bản duy nhất, cổ nhất về giáo dục của một dòng họ còn
được lưu giữ ở Việt Nam. Di sản bao gồm 383 bản, được khắc chữ Hán ngược để in
3 tập sách giáo khoa kinh điển (gồm 11 quyển) của Nho giáo và 01 quyển sách quy
chế trường học: Tính lý toản yếu đại toàn, Ngũ kinh toản yếu đại toàn và Thư
viện quy lệ.
Tháng 5/2016, Mộc bản Trường Lưu được Ủy ban Chương trình ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) công nhận là di sản tư liệu ký ức thế giới. Đây không chỉ là niềm vui của dòng họ Nguyễn Huy mà còn là niềm tự hào, hãnh diện của Việt Nam.
“Hoàng hoa sứ trình đồ” là cuốn sách cổ được sao chép
lại năm 1887 từ bản gốc của soạn những năm 1765 - 1767 dưới triều vua Lê Hiển
Tông. Đây là bản sao chép tay duy nhất do con cháu dòng họ Nguyễn Huy lưu giữ
tại tư gia ở làng Trường Lưu.
Cuốn sách là tập bản đồ ghi chép với nhiều hình ảnh,
thông tin phong phú, quý giá về hành trình đi sứ của sứ thần Đại Việt thế kỷ
XVIII do Đình nguyên Thám hoa Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) biên tập, hiệu đính
và chú thích trong các năm 1765-1768, từ các tài liệu của các thế hệ đi trước,
đồng thời bổ sung các chi tiết liên quan đến chuyến đi năm 1766-1767 do ông làm
Chánh sứ.
Nhà thờ Nguyễn Huy Hổ với diện tích khoảng 150 m2 nằm ở trung
tâm vườn Bao Đạc của Nguyễn Huy Oánh (vườn Bao Đạc là vườn do triều đình Lê Trịnh
cấp cho Nguyễn Huy Oánh sau khi ông đỗ Đình nguyên Thám hoa, năm 1748 - Mậu
Thìn). Nhà thờ trước chỉ có Thượng điện, trong có nhiều câu đối, bảng sơn son
thiếp vàng, bảng gỗ khắc gia phả, 3 dòng thờ, bảng câu đối ghi do vợ lẽ của Thượng
thư Nguyễn Văn Trình (bà là chắt gái của Nguyễn Huy Hổ), cùng các con phúng biếu.
Năm 2001 nhà thờ Nguyễn Huy Hổ được công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
Nhà thờ Đại tôn họ Nguyễn Huy.
Nhà thờ đại tôn họ Nguyễn Huy gắn
với Danh nhân văn hoá Việt Nam Nguyễn Huy Oánh.
Nguyễn Huy Oánh được triều Lê Trịnh phong tước Đại Vương và triều Nguyễn
suy tôn là “Phúc Giang Thư viện Uyên bác Cai hạp Hiệu dụng Đoan túc Doãn ý Trác
vĩ Thượng đẳng tôn thần” được thờ ở Đền Thư viện, ở phía Đông Nam vườn Bao Đạc.
Đền nay không còn nhà chính, dấu tích chỉ còn một ít cốt tường gạch bao quanh,
khoảng những năm 50-60 thế kỷ trước vẫn còn hai cột nanh cao ở trước cổng, ao rộng
gần 300 m2. Ngày lễ Kỳ phúc, trước đây dân làng rước linh vị Nguyễn Huy Oánh từ
Đền Thư viện về Đình làng để làm lễ. Năm 2006, nhà thờ Đại tôn họ Nguyễn Huy được
công nhận là di tích lịch sử quốc gia gắn với danh nhân văn hóa Nguyễn Huy
Oánh. Đây cũng là nhà thờ Nguyễn Công Ban (1630-1711), là tằng tổ của Nguyễn
Huy Oánh. Tại nhà thờ này con cháu thờ cúng cụ Nguyễn Công Ban, bà vợ là Dương
Thị Xa và theo ngành trưởng sau đó là Nguyễn Công Phác - Nguyễn Công Xuân -
Nguyễn Huy Đề…
Nhà thờ cấu trúc theo hình chữ Nhị
bao gồm thượng điện và bái đường, phía trước có 2 cột nanh và câu đối. Năm 2008
con cháu đã sửa sang lại hạ điện, lát nền chống ẩm.
Nhà thờ Nguyễn Huy Vinh.
Nhà thờ Nguyễn Huy Vinh nằm ở trong vườn Bao Đạc trên phần đất được chia cho ông và con cháu, gồm một nhà với nhiều bảng sơn son thiếp vàng, câu đối bên trong. Nhà thờ Nguyễn Huy Vinh, được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa Hà Tĩnh năm 2006 là nơi thờ cúng Nguyễn Huy Vinh cùng con cháu trong chi họ Hầu Chung Sơn.
Phần mộ nguyễn Huy Vinh nay được đưa về ở phía dưới Thám hoa lăng ở Rú
Phượng.
Nhà
thờ Nguyễn Huy Cự.
Nhà thờ Nguyễn Huy Cự - Đại Vương từ, nằm trên phần đất nhà vườn của ông
thời trước. Nhà thờ cấu trúc theo hình chữ Nhị gồm thượng điện và hạ điện,
trong đó có nhiều câu đối, bảng gỗ sơn son thiếp vàng, hòm sắc với 4 tờ sắc cho
Nguyễn Huy Cự và con ông là Tri phủ Nguyễn Huy Trác. Dân làng làm lễ tế ông vào
ngày mất 16 tháng Chạp, con cháu làm giỗ vào ngày 15 tháng Chạp hàng năm.
Nhà thờ Nguyên Huy Cự được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa tỉnh Hà Tĩnh
năm 2009.
Nhà
thờ Đông chí.
Nhà thờ Đông chí là nơi thờ Nguyễn
Uyên Hậu, người đặt tên làng là làng Trường Lưu, giữ chức Ngũ kinh Bác sĩ thời
Hồng Đức vua Lê Thánh Tông. Là người cùng cư dân bản địa dời lên gò Phượng
lĩnh, và phát triển cho đến ngày nay. Nhà thờ nằm trên vườn tộc trưởng họ Nguyễn
Huy Trường Lưu- vườn nhà ông Liên Mặc.
Ngoài các nhà thờ nói trên, trong hồ sơ các di tích cũng ghi nhận mộ của
Nguyễn Huy Tự ở vùng chùa Sen sau Rú Bụt, mộ Nguyễn Huy Hổ ở Rú Cà, mộ Nguyễn
Huy Oánh ở Rú Phượng và mộ Nguyễn Huy Quýnh cũng ở Rú Phượng là một phần của di
tích lịch sử.
Mộ Nguyễn Huy Tựu.
Nguyễn Huy Tựu là Thành hoàng làng và là tác giả văn học, ông là người đặt
ruộng khoa danh ở xứ Cồn Hiên, nằm giữa cánh đồng giáp với xã Phú Lộc, nhằm
khuyến khích con cháu và dân làng học hành. Mộ Nguyễn Huy Tựu được công nhận là
di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2011.
Mộ
Nguyễn Huy Quýnh.
Mộ Nguyễn Huy Quýnh đã di chuyển
qua nhiều nơi, hiện ở trong khu lăng mộ Nguyễn Huy Oánh ở Rú Phượng, là một phần
của di tích gắn với danh nhân văn hóa.
Mộ Nguyễn Công Ban
được xây lăng quãng những năm nửa đầu thế kỷ XIX, và đến cuối thế kỷ được tu bổ
và xây lăng mộ của vợ ông là bà Dương Thị Xa, con gái của Bạt quận công Dương
Trí Trạch. Tại Rú Mác trước đây còn có ngôi mộ của bà mẹ kế người Nhật của
Nguyễn Công Ban, năm 1995 lúc chuyển mộ không còn gì.
- Mộ cụ Nguyễn Công
Phác (1649-1706), thế hệ thứ 8 họ Nguyễn Huy Trường Lưu, tác giả bài Trướng
mừng cụ Nguyễn Công Ban được vào làm quan trong triều năm 1693, ở lăng Vạn
Niên.
- Mộ bà Nguyễn Thị Đài (1752-1819), mẹ
DNVH Nguyễn Huy Hổ, bà là tác giả bài thơ mừng thọ mẹ chồng năm 1789. Bà là
người được làng Trường Lưu tế thời xưa (làng Trường Lưu tế 5 người: Nguyễn Huy
Tựu, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Cự, Nguyễn Huy Tự và Nguyễn Thị Đài) do có
công cúng ruộng cho làng “Nẩy làng”.
- Mộ Nguyễn Huy Phó (1765-1838) thế
hệ thứ 12 họ Nguyễn Huy Trường Lưu, trước ở... sau chuyển về gò Phượng Lĩnh,
tác giả bài Huấn tử nữ ca.
- Mộ Nguyễn Huy Toản, Nguyễn Huy
Triện là hai người có công biên soạn tư liệu của dòng họ ở Rú Phượng.
- Mộ Nguyễn Huy Mơi (1883-1934) thế
hệ thứ 15 họ Nguyễn Huy Trường Lưu là tác giả bài Giáo đầu, năm 1927.
- Mộ Nguyễn Huy Cừ (1887-1959) thế hệ
thứ 15 họ Nguyễn Huy Trường Lưu là tác giả bài Trường Lưu giai sự vịnh
- Mộ Nguyễn Huy Tường (1887-1967) thế
hệ thứ 15 họ Nguyễn Huy Trường Lưu là tác gia bài Khuyên thục mữ và bài Đất
Thường Nga.
Lời bàn của dienbatn : Cùng với họ Nguyễn Tiên Điền thì họ Nguyễn Tràng Lưu là một cự tộc về trước tác. Hai dòng họ này đã tạo nên “Hồng Sơn văn phái” nổi tiếng trong cả nước. Tuy nhiên khi xét kỹ ta thấy dòng họ Nguyễn Tràng Lưu có lịch sử rõ ràng ,lâu dài và ổn định hơn họ Nguyễn Tiên Điền .
Xin theo dõi tiếp BÀI 21.Thân ái,dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét