Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 21.
PHẦN II. LONG MẠCH CỦA HÀ TĨNH.
PHẦN III . HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN.
PHẦN IV. PHONG THỦY VÀ DANH NHÂN HUYỆN CAN LỘC.
I. ĐỊA CHÍ CAN LỘC HÀ TĨNH.
II. CÁC VỊ TỔ ĐẦU TIÊN CỦA DÒNG HỌ NGUYỄN TRÀNG LƯU.
III. HỌ NGÔ - TRẢO NHA – CAN LỘC – HÀ TĨNH.
Từ thị xã Hà Tĩnh ra thành phố Vinh (Nghệ An) theo đường Quốc lộ 1A, đến
ki lô mét 19, nhìn về bên phải thấy một đồi đất thấp nhô lên giữa đồng lúa phì
nhiêu, chen chúc nhiều nhà cao tầng trong các thôn xóm trù phú. Đó là làng Trảo
Nha xưa, nay là thị trấn Nghèn huyện lỵ của huyện Can Lộc. Đồi đất ấy có tên gọi
trong sách vở xưa là Nghiện Sơn, Kỳ Lạc Sơn, còn tên gọi thông thường là Đồi
Nghèn cao chưa đầy 100 mét so với mặt nước biển. Dưới chân đồi Nghèn về phía Tây Bắc và Đông Nam có dòng sông Nghèn chạy quanh co uốn khúc đổ nước ra cửa
Sót.
Đồi Nghèn ở Trảo Nha là một di chỉ khảo cổ học. Qua thám sát bước đầu,
các nhà nghiên cứu đã thu nhặt được hàng trăm công cụ bằng đá như: rìu, cuốc, bốn,
đục, có niên đại cách ngày nay gần một vạn năm, thuộc về Thời kỳ đồ đá mới.
Lần theo các sách địa chí xưa viết về xứ Nghệ, chúng ta còn được biết
nhiều chuyện lý thú, có ý nghĩa lịch sử, văn hóa về Đồi Nghèn và làng Trảo Nha.
Vào thế kỷ thứ VII thời Bắc thuộc, làng Trảo Nha lúc ấy có tên là Đan Liên thuộc
huyện Thạch Hà là một địa danh, một làng quê có bên đò, có chợ hợp ven sông, có
đường thiên lý qua làng. Sự giao lưu từ Nam ra Bắc và ngược lại qua Đan Liên
ngày càng phát triển.
Nhà thờ
Ngô Phúc Vạn.
I. DÒNG HỌ NGÔ TRẢO NHA - (Thôn Phúc Sơn - Thị trấn Nghèn - Can Lộc)
Đất Thổ Sơn - Ngạn Sơn từ đời Lý đã là một tụ
điểm cư dân đông đúc, một nơi đô hội. Nhưng mãi đến thế kỷ thứ XV, đời Lê sơ, Ngô Lợi (Ngô Nước) - là một trong 6 con trai cư biệt quán của Thanh Quốc công Ngô Khế , Thủy tổ họ Ngô Trảo Nha mới từ xã Chỉ Châu ra đây lập nghiệp, và
nhanh chóng trở thành một cự tộc võ thần.
Đời thứ hai, Ngô Phúc Hải mở
đầu sự nghiệp với chức Tổng binh đồng tri Thái Nguyên, rồi đời thứ ba Ngô Phúc là làm Chủ bộ ở phủ
Yên Vương, trước Thuấn trung hầu và đời
thử tư, Ngô Phúc Thanh lại làm đến Độ tổng binh tước Vĩnh Lộc hầu, sau tặng
Thái Bảo.
Từ đời thứ năm trở đi, nhờ những võ công trong cuộc nội
chiến Nam Bắc triều (Lê - Mạc), nhiều người họ Ngô trở thành tướng lĩnh tiếng
tăm. Ngô Phúc Trừng (tức Ngô Cảnh Hữu,
(1550-1596) giữ chức Hữu Đô đốc ở phủ Đô đốc Bắc quan, tước Thể Quận công, lúc
mất tặng Thái bảo. Con Phúc Trừng là Phúc
Tịnh, tước Tử quận công, tặng Thái bảo, và cháu, Phúc Vạn - có sách chép Phúc
Mại (1577-1652) tước Tào Quận công, tặng Thái bảo, là con rể chúa Trịnh
Tùng, con nuôi Tiến sĩ Lệ Quận công Nguyễn Văn Giai ở Ích Hậu. Chúa Trịnh coi
những người họ Ngô là “Xã tắc trảo nha”
(nanh vuốt của nước nhà). Do đó vùng
đất Thổ Sơn, Ngạn Sơn xã Đan Liên mới có tên là xã Trảo Nha.
Thời gian này họ Ngô Trảo Nha còn có các chi Phú Điền (Nghệ An), Chỉ
Châu, Y Tụ, Tam Đa (Hà Tĩnh) đều phấn phát. Chi Y Tụ (nay xã Thạch Ngọc, Thạch
Hà) có Tá Võ hầu, Vân Lộc hầu, Tín Võ hầu, Vinh Thái hầu... Từ đây, Trung tín
bá Ngô Phúc Hy dời đến Tự Cường (nay
thuộc xã Sơn Lộc) lập thành một chi, lại một người ra Sơn Nam lập thành chi họ
Ngô đổi thành họ Trần ở Vị Xuyên (huyện Mỹ Lộc, Nam Định). Chi Tam Đa (nay là
xã Quang Lộc) có Vì Quận công (con
thứ hai Ngô Phúc Tịnh, cháu Ngô Cảnh Hựu), Diên Quận công, Lý Quận
công và con cháu là Ngô Phúc Cẩm (tước
hầu), Ngô Phúc Thuận (Chân Lộc hầu),
Tài bá hầu... Con cháu của họ cũng đều có công hầu.
Theo gia phả thì dưới thời Lê và Tây Sơn, họ Ngô có tới 18 quận công, 36
hầu tước, có 4 người đỗ Tạo sĩ (Tiến sĩ võ) và nhiều người đỗ Tam trường (võ).
Ngô Trảo Nha là dòng họ võ tướng, nhưng từ lâu đã có nhiều người giỏi văn học như các Quận công Ngô Phúc Tịnh, Ngô Phúc Vạn, Ngô Phúc Thiêm và nhiều người khác. Ngô Phúc Túc (Hoành Quận công) vừa đỗ Tạo sĩ (Tiến sĩ võ), lại đỗ Hương cống (văn); đỗ Hương cống còn có Ngô Phúc Thiện, Ngô Phúc Vạn (Mại) là người “đọc rộng, giỏi kinh nghiệm, thiên văn, địa lý, bói toán, lại được Hoàng quân đạo sư truyền phép thuật tu hành, được coi là Phật, thường gọi “Thái bảo Phật”. Cuối đời, ông xây am Phúc Quy, tự đặt hiệu là Huân Dương chân nhân. Bia am Phúc Quy có đoạn: “Chân nhân gia truyền y bát... đạo đức cao vời, dáng vẻ trang nghiệm, nhưng lại vui với cảnh thần tiên đạo giáo.” (“Hoan Châu Thạch Hà Trảo Nha Ngô tộc truyền gia tạp lục”. T.S. Ngô Phúc Lâm soạn năm Mậu thìn - 1748). Sách trên cũng chép về Ngô Phúc Thiêm: Cố công tìm thầy học hỏi, “biết phép thuật đại gia...”. Như vậy Ngô Phúc Vạn và con trai trưởng, ngoài văn chương, còn tinh thông Đạo giáo.
Người đỗ đại khoa đầu tiên là Ngô
Phúc Lâm (17241784). Ông là con thứ tư Dật Trung hầu Ngô Phúc Bình và là cháu nội Toản Võ hầu Ngô Phúc Trị (thuộc thế hệ thứ X - Chi 9 Trảo Nha).
Ngô Phúc Bình, làm Quản binh, tước hầu, xin về quê,
nói: “Có phúc không nên hưởng hết, nhà chúng ta hưởng lộc trời nhiều rồi, còn để
cho họ khác”. Ông lấy hiệu Lạc Viên tiên sinh chuyên nghiên cứu y dược. Ông thường
nhắc lời Đan Khê: “Cứu được mạng người, không làm quan cũng như làm quan”. Ông
chữa lành bệnh cho Hương cống Lê Trù ở Ích Hậu rồi lấy con gái họ Lê sinh con
út Phúc Lâm.
Ngô Phúc Lâm trước tên là Cung, được thầy học Hồng Ngư
tiên sinh (Nguyễn Nghiễm) đổi lại là Lâm. Ông học giỏi, nhưng thi hương lần đầu
mới trúng Tam trường (sinh đồ), đến khoa Canh ngọ, Cảnh Hưng thứ 10 mới trúng
Hương giải. Bốn lần thi hội thì ba lần trúng Tam trường, xếp thứ 6, nhưng khoa ấy
chỉ lấy 5 Tiến sĩ. Năm Ất dậu (1765) ông được Tể tướng Nguyễn Nghiễm tiến cử
nhưng vua Lê dụ: “Con nhà gia thế, vinh tiến hãy chờ, việc chi vội vã, cho về học
thêm nữa”. Năm sau, khoa Bính tuất ông mới trúng Tam giáp đồng Tiến sĩ.
Ông được bổ Giám sát ngự sử đạo Lạng Sơn, rồi thăng đến Đốc đồng Sơn
Tây, Hiến sát sứ Thanh Hoa; về kinh làm Tri thị nội thư tả binh phiên, Ngự sử
đài Thiêm đô ngự sử, lại ra làm Thừa chánh sứ Sơn Nam rồi làm Đốc thì việc
quân... Ông mất lúc 62 tuổi, được gia tăng hàm Đại phu, Hữu thị lang bộ công,
tước Khiêm Quận công.
Cháu nội Ngô Phúc Lâm là Ngô Phúc Trinh, Ngô Phùng và con Ngô Phùng là Ngô Huệ Liên, đều đỗ cử nhân đời Nguyễn. Ngô Phúc Trinh là Tri huyện, Ngô
Phùng làm đến Hồng Lô tự thiếu khanh, còn Ngô Huệ Liên làm Toản tu Quốc sử quán, tặng Tham tri bộ công. Ông
là thân sinh tiến sĩ Ngô Đức Kế.
Chi 5, dòng Ngô Phúc Hộ (thế hệ VIII) có Ngô Đức Hồng (thế hệ XII), đỗ cử nhân làm Tri huyện, bị cách. Con
trai ông là Ngô Đức Bình (1824-?) tú
tài, giám sinh, rồi đỗ nhị giáp khoa Nhã sĩ (như Hoàng Giáp), năm Tự Đức thứ 18
(1865), bổ Án sát Quảng Bình, sau làm Tế tửu Quốc tử giám. Ngoài ra có Ngô Phúc Hội (tức Trương Duy Phúc) đỗ cử
nhân đời Gia Long ở trường Gia Định. Theo gia phả thì còn có Ngô Đức Thịnh cũng đỗ cử nhân nhưng
chưa rõ khoa nào.
Theo gia phả còn lại ở Trảo Nha, dưới thời Lê và Tây Sơn có tới 18 quận
công, 36 hầu tước, 4 người đỗ tạo sĩ (tiến sĩ võ) và nhiều người đỗ tam trường
võ. Đặc biệt, đời thứ 7, Toàn quận công Ngô Phúc Vạn là con rể của Trịnh Tùng
được tặng Thái Bảo. Phúc Vạn có 10 người con trai làm rạng rỡ thêm võ công của
dòng họ đều được phong công hầu. Con cháu 10 vị tướng này đi trấn nhậm nhiều
nơi đã hình thành nhiều chi họ Ngô mới ở Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Nam, An
Giang…
Như vậy là riêng các chi 5 và 9 họ Ngô Trảo Nha đã có 3 tiến sĩ, 2 hương
cống và 5 cử nhân, nhiều người khác đỗ tam trường, tú tài (Hán học). Về Tây học,
họ Ngô chỉ có 2 người đỗ tú tài và 1 người đỗ cao đẳng tiểu học.
Trong các phong trào yêu nước, cách mạng thời cận hiện đại, họ Ngô có 5
người tham gia Văn thân, 3 người là hội viên hội Quang phục, 4 người là Đảng
viên Tân Việt và 10 người hoạt động trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Họ Ngô Trảo Nha là một
trong hai dòng họ “Thạch Hà thế tướng” thời Lê - Trịnh, và từ cuối Lê đến Nguyễn
lại là họ văn học - khoa bảng có tiếng tăm. Và những người đem lại vinh dự lớn nhất
cho dòng họ thời hiện đại là chí sĩ Ngô
Đức Kế và thi sĩ Xuân Diệu.
Ngô Đức Kế (1879-1929) đỗ Tiến sĩ năm 1901, lúc 23
tuổi. Ông không ra làm quan mà tham gia phong trào Duy Tân do Phan Bội Châu
lãnh đạo, bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo từ 1908 đến năm 1921. Được tha về, ông ra
Hà Nội làm báo Hữu Thanh. Ông là nhà thơ, nhà trước tác, nhà báo nổi tiếng.
Nhưng trước hết, ông là nhà ái quốc. Tên ông luôn gắn với tên các chí sĩ Phan Bội
Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Nguyên Cẩn: “Phan thê lu Nhật, Đặng hệ vu tù, Ngô
lưu vu hải...” (Phạm Văn Ngôn); “Đặng, Hoàng (Huỳnh), Ngô ba bốn bác hàn huyên”
(Phan Bội Châu).
Xuân Diệu (1916-1985) là một trong những nhà thơ lớn
Việt Nam thế kỷ XX, là nhà hoạt động văn hóa xuất sắc, ủy viên ban chấp hành Hội
Văn nghệ Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, ủy
viên Ủy ban TW các Hội VHNT Việt Nam, ủy viên Ban chấp hành Hội Hữu nghị Việt -
Xô, Viện sĩ Viện hàn lâm nghệ thuật của Cộng hòa dân chủ Đức... Ông là nhà thơ
khi đi xa “như một cây lớn nằm xuống làm cho cả khoảng trời trong vắng” (Điếu
văn); là “rễ cây và gió, là đất và nhạc. Khi một nhà thơ lớn đi xa, nhân dân của
nhà thơ khóc trước hết là nhân dân các nước sẽ dần khám phá ra anh, có khi nhiều
năm sau, có khi những thế kỷ sau, và một ngày nào đó, sẽ biệt đèn cái chết của
anh và nghe được tieng nói của anh." (Miray Gångxen). ( Thái Kim Đỉnh ).
(Tổ của Họ Ngô - đời thứ 29, tại Đức Sơn - Hội Sơn - Hoa Sơn huyện Anh
Sơn - tỉnh Nghệ An hiện nay)
Họ Ngô xuất hiện ở Trảo Nha rất sớm. Từ TK thứ 15, Ngô Nước - một trong 6 người con “Cư biệt quán” của Thanh Quốc
công Ngô Khế di cư từ Thanh hóa vào
sinh cơ lập nghiệp ở xã Chỉ châu phủ Thạch Hà (nay là xã Thạch Trị - Thạch Hà –
Hà Tĩnh) sau đó thiên cư ra làng Trung Thủy, xã Đan Liên, phủ Thạch Hà, nay là
khối Phúc Sơn, thị trấn Nghèn, Can Lộc - Hà Tĩnh.
Hai ông bà cần kiệm nghề trồng trọt chăn nuôi. Ông bà thường hay giúp
người nghèo khó, cứu người lỡ bước khi hoạn nạn, lại biết chữ nên được dân làng
bầu làm Lý chính (như Lý trưởng sau này); sau đó được tặng phong “Nghệ An chánh
quản lĩnh”. Thời kỳ còn sinh sống ở Chỉ Châu, có lần khai hoang cuốc đất bắt được
3 hũ vàng, có người trung Quốc theo nham cảo tìm đến xin chuộc, đối chiếu thấy
đúng, ông vui vẻ trả lại và làm cơm thết đãi ân cần được người khách báo ân cho
một huyệt đất quý, và đề vào nham cảo câu “tha
hương võ tướng, lũy thế nguyên huân” (con cháu xa quê sau này sẽ có người
làm nên võ tướng, nối đời là nguyên huân của quốc gia). Ông thiên cư ra làng
Trung Thủy xã Đan Liên từ đó phát triển nhanh chóng thành một dòng họ “cự tộc võ thần”.
Đời thứ 2 Ngô
Phúc Hải mở đầu sự nghiệp với chức Tổng binh đồng tri trấn Thái nguyên, ông
có sức khỏe hơn người, 13 tuổi đã lập mưu bắt được trộm cướp, lớn lên theo Tổng
binh trấn Nghệ an đi dẹp giặc cướp vùng Nam Đường (Nam Đàn) Thanh Giang (Thanh
Chương) lập nhiều công, được thăng chức Tổng binh giữ Đô ty sứ. Năm sau được cử
đi trấn thủ Thái Nguyên. Ông có hai vợ bà cả người làng Trảo Nha, bà thứ người
Hoa Viên, ngụ xã Phú Điền. Mộ được Thiên táng ở chân núi Mã Yên Sơn (rú Rum),
làng Phúc Lễ, xã Phú Điền (Hưng Phú - Hưng nguyên - Nghệ An).
Đời thứ 3 Ngô Phúc Hà làm Chủ bộ ở Phủ Yên vương tước Thuần
trung hầu, ông có hai vợ, bà cả người Trảo nha sinh Ngô Phúc Thanh là dòng trưởng
ở Trảo Nha, bà hai người làng Hoa Viên (Nghi Xuân) sinh Ngô Phúc Điền, nay là
Thủy tổ họ Ngô Phú Điền (xã Hưng Phú - Hưng Nguyên - Nghệ An) mới liên hệ được
với họ Ngô Trảo Nha từ 1976. Đây là lần phân chi thứ nhất.
Đời thứ tư Ngô Phúc Thanh làm đến Đô tổng binh sứ ty, tước Vĩnh lộc hầu gia phong Thái bảo, mười năm trấn thủ Nghệ an được mệnh danh là “Nam diện trường thành”(bức tường thành kiên cố ở phía Nam).
Đời thứ 5 Ngô Phúc Trừng tức
Ngô Cảnh Hữu (1520 - 1596), tước Thiếu Bảo Thế quận công. Khi Mạc cướp ngôi
nhà Lê, ông còn nhỏ. Lớn lên gặp lúc quê hương nhiều trộm cướp, ông tập hợp gia
thuộc chiếm cứ huyện nhà (huyện Thiên Lộc - trấn Nghệ an) người theo ngày một
đông. Ông đưa quân vào núi lập trại khẩn hoang luyện quân, chiếm cứ một vùng từ
bờ nam sông Lam trở vào đợi thời cơ. Năm 1546 nghe tin vua Lê đặt hành cung ở Vạn
Lại (Thọ Xuân - Thanh hóa) ông đem binh mã gồm 2 nghìn quân, 10 võ tướng 20 ngựa
chiến theo Trịnh Kiểm phò vua Lê lập nhiều công.Ngày sau triều đình luận công
khen thưởng, ông được xếp thứ 6 trong các Trung Hưng công thần được phong “lũy
đại công thần dữ quốc đồng hưu”. Ông có ba bà: bà Từ Quang, bà quận chúa Trịnh
Thị Diệu Minh, bà Diệu Hằng họ Phạm quê Nghệ An.
Ông sinh 7 người con:
- Con trưởng Tứ quận công Ngô Phúc
Tịnh ở Trảo Nha
- Hoành phổ hầu Ngô Phúc Hoành
thủy tổ họ Chỉ châu (Thạch Trị - Thạch Hà - Hà Tĩnh),
- Khang trạch hầu Ngô Phúc Mai
họ Cổ Bái - Tự Cường (Thạch Ngọc - Thạch Hà - Hà Tĩnh),
- Câu kê hầu, thủy tổ họ Thạch Mỹ - Thạch Hà,
- Ngô Đăng Khản lánh nạn đến
đất Hà Linh - Hương Khê làm nghề dạy học, sinh Ngô Đăng Thiên, Ngô Đăng Minh, Ngô Đăng Bính. Ngô Đăng Minh làm
Thái giám dưới triều Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa thứ 4 (1685) có công đánh
dẹp Bồn man phong Án trung hầu sau khi chết dân làng Hà Linh lập đền thờ. Triều
Nguyễn sắc phong “Trung đẳng tôn thần”, đền thờ được xếp hạng di tích lịch sử
văn hóa - 1993.
- Ngô Thuận Tâm (sau đổi
thành họ Trần) thủy tổ họ Trần Vị Xuyên - Nam Định và một bà con gái là Ngô Thị
Ngọc Nguyên thứ phi Bình an vương Trịnh Tùng. Đây là lần phân chi thứ hai.
Đời thứ 6 con của Ngô Cảnh Hữu là Ngô Phúc Tịnh tước Tứ quận công tặng
Thái bảo, Ngô Phúc Tịnh sinh Ngô Phúc Vạn
, Vị Quận công (không rõ húy) và hai người con gái. Vị Quận công lấy quận chúa
họ Trịnh sinh hai con trai là Diên quận công - thủy tổ họ Tam Đa (Quang Lộc -
Can lộc - Hà Tĩnh) và Lý quận công.
Đời thứ 7 - Ngô Phúc Vạn (1577 – 1652) còn có tên khác là Ngô Phúc Mại, tự Tử Hán, hiệu Huân
Dương Chân Nhân, sinh giờ Dần ngày 20 tháng 5 năm Đinh Sửu (1577), mất 15 tháng
8 năm Nhâm Thìn (1652) Ngô Phúc Vạn là người văn võ toàn tài không chỉ võ nghệ
cao cường, thông hiểu binh thư trận pháp mà thánh kinh hiền truyện, thiên văn,
địa lý, toán học đều tinh thông. Là một trọng thần, một danh tướng của triều
đình Lê - Trịnh, phía Bắc diệt Mạc bắt được Mạc Kính Cung, phía Nam chống Nguyễn
giữ yên bờ cõi, bảo vệ chính đường, khẩn hoang ruộng đất, đưa lại lợi ích cho
trăm họ trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động ở nước ta từ cuối thế kỷ XVI
đến đầu thế kỷ XVII. Ông là người đầu tiên mở con đường thiên lý từ Thượng Huề
(Vượng Lộc - Can Lộc) đến phủ Kỳ Hoa (Kỳ Anh - Hà Tĩnh) và lập nên làng Trảo
Nha xưa. Ngô Phúc Vạn làm quan đến chức Phó tướng Trung nhuệ Quân doanh, tước
Thái Bảo, sắc phong là Tào Quận công, lúc về trí sĩ lập am Phúc Quy ở xã Thái
Hà (xã Quang Lộc - Can Lộc ngày nay) tu tiên luyện Đạo với Pháp hiệu là Huân
Dương Chân Nhân, thông hiểu nho y lý số, khi mất được nhân dân địa phương lập đền
thờ tại quê nhà. Đền thờ và mộ Tào quận công được xếp hạng di tích lịch sử cấp
quốc gia năm 1992. Ngô Phúc Vạn có 7 bà vợ sinh 15 con gái và 10 con trai sau
này phát triển thành 10 chi phát tán khắp cả nước.
Đây là lần phân chi thứ 3:
- Dòng trưởng:
Nhuận Quận công Ngô Phúc Thiêm (1628-1662)” - Ngô gia danh tướng”. Ông là con trưởng Tào Quận công Ngô Phúc Vạn, mẹ là Quận Chúa Trịnh Thị Ngọc Uyên. Mẹ mất sớm, ông được Thanh đô vương Trịnh Tráng đem về nuôi trong phủ chúa đổi họ Trịnh. Năm 13 tuổi nhờ có công dẹp loạn Nguyễn Khắc Tôn được phong Nham Quận công. Năm 15 tuổi thi trận pháp đỗ đầu cả nước được thưởng 50 lạng bạc. Ông là người trí dũng song toàn, võ nghệ siêu quần, giỏi binh thư trận pháp, lâm trận biến hóa như thần đánh đâu thắng đó làm cho giặc kinh hoàng. Nhưng bản tính cương cường ương ngạnh nên nhiều phen thăng rồi bị giáng, cuối cùng mới được phục chức và thăng Đô đốc Nhuận quận công. Ông lấy Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Mai, con gái Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, ông ly dị khi chưa có con.
Bà thứ Lê Thị Điều, tục gọi là Bà Thượng cũng không có con,vì vậy phả cũ
chép là vô tự.Trong thời kỳ bị biếm ở Thăng Long, Ông có bà thiếp họ Nguyễn,
sinh một con trai Ngô Phúc Thiên.
Sau khi được lệnh cầm quân vào chống quân nhà Nguyễn ở Nghệ An, Ngô Phúc Thiêm
từ trần. Bà họ Nguyễn đã đem con trai về Hải Dương, sinh con đẻ cháu thành chi
họ Ngô ở xã Chi Lăng Bắc huyện Ninh Thanh tỉnh Hải Dương.Đương thời ông được mệnh
danh là “ Ngô gia danh tướng”. Sau khi mât hoá thần linh thiêng, nhân dân Nghiện
Hùng (Tiến Lộc - Can Lộc) thờ ông làm Thành Hoàng. Sắc phong “Dực bảo Trung
hưng Trung đẳng tôn thần”
Sau ngày chiến thắng ở bờ nam sông Lam, được phục hồi chức tước đóng
quân tại huyện nhà, ông có lấy thêm bà thiếp họ Mai , người làng Hàm Anh (nay
thuộc xã Tân Lộc huyện Can Lộc).Vừa lúc ông từ trần, bà sinh một con trai Ngô Phúc Tiến,sinh sống tại quê Hàm
Anh. Người con trai ấy trở thành Thủy tổ chi họ Ngô Tân Lộc ngày nay.
- Chi 2: Hàn Quận công Ngô Phúc
Đang (? - 1696).
Ông là con thứ hai Tào Quận công. Tước Tham đốc đông giang hầu sau thăng
Nam quân đô đốc phủ, hữu đô đốc châu Bố chính (Quảng bình) Năm Vĩnh trị thứ 3
(1678) được phong tước Hàn Quận công cùng ngày với hai em là Đằng Quận công Ngô Phúc Đang và Phượng Quận công Ngô Phúc Hộ. Sau khi nhuận Quận công Ngô Phúc Thiêm bị giáng chức,
bắt phải đổi họ Phạm, ông được Tào Quận công giao ruộng đất hương hỏa và
làm quyền tộc trưởng Chi 2 nối dòng tộc trưởng cho đến sau cách mạng tháng Tám
- 1945. Hiện nay con cháu phân chi ở Phúc sơn, Bắc sơn (thị trấn Nghèn) và xã
Tiến lộc, có một phái về Thạch hà. Nhà thờ hiện nay ở thôn Phúc Sơn - Thị trấn
Nghèn - Can Lộc - Hà Tĩnh
- Chi 3: Đằng Quận công Ngô Phúc
Hạp - Thị xã Châu Đốc
Ông là con trai thứ ba Tào Quận công Ngô Phúc Vạn.
Sau ngày Tào Quận công từ trần(1652), Ông là Chân kỳ Hầu khi mới 25 tuổi,là
tướng trẻ có tài, được Chúa Trịnh giao cầm quân vào đất Chiêm Thành cũ, đánh
sau lưng quân Chúa Nguyễn. Đi quá sâu vào Châu Đốc,vợ con ông ở lại đó không trở
về quê cũ Trảo Nha. Nay thành một chi họ Ngô ở ấp Châu Thới 2, Thị xã Châu Đốc,
đã ra liên lạc nhận gốc Tổ.
- Chi 4: Đáng Quận công Ngô Phúc Tân - huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
Ông là con thứ tư Tào Quận công Ngô
Phúc Vạn. khi mới trên 20 tuổi được phong tước Khiêm cung Hầu, ông cầm quân
vào đánh Điện Bàn thuộc trấn Quảng Nam. Tương truyền ba anh em (Đằng Quận công Ngô Phúc Hạp, Đáng Quận công Ngô Phúc Tân, Khanh tương Hầu Ngô Phúc Triều) bị sa cơ trong chiến đấu,
không trở về được, phải ở lại. Tước Quận công là tước phong tặng sau này. Người
anh lấy tên Ngô Hân, người em tên Ngô Chúng cùng ở huyện Phù Ly, sau chia
thành hai huyện là Phù Mỹ và Phù Cát. Người em sinh Ngô Thị Dũng, hai cha con di cư vào nam Phú Yên, rồi qua Gia Định,
còn tồn nghi, đến nay chưa xác định được cụ thể.
- Chi 5 - dòng Phượng quận công Ngô
Phúc Hộ (1634 – 1704).
Ông là con thứ 5 của Thái bảo Tào quận công Ngô Phúc Vạn, con cháu phân chi nhiều địa phương như Quảng trạch -
Quảng bình, Thụy phương – Hà Tây. Ở Trảo nha hiện còn phái 1 Vinh Quận công và
phái 4 Thuyền Phái Hầu (Có một nhánh ở Hưng Yên - Hưng Nguyên - Nghệ An). Phái
2 Tuấn Đức Hầu ở Quảng Trạch - Quảng Bình. Phái 3 Vị Phái Hầu ở xã Thụy Phương,
huyện Chương Mỹ Hà nội. Con cháu các đời sau đều được phong Quận công và Hầu tước,
đặc biệt huyền tôn của Ngô Phúc Vạn
(cháu 5 đời) là Ngô Phúc Phương, húy
Túc (1710 - 1804) làm đến chức Đại tư đồ (Thừa tướng) kiêm phụ dực nội điện là
chức quan coi sóc việc nội chính trong phủ Chúa. Bà là con gái thứ 8 chúa Trịnh
Cương sinh 5 người con trai đều được phong tước hầu: Trọng võ hầu Ngô Phúc Trọng, Khoát võ hầu Ngô phúc Giám (phái Yên viên – Hà Nội),
Thuần trung hầu Ngô Phúc Thuần, Ngạn
Trung hầu (thất truyền) và Diễn võ bá Ngô
Phúc Diễn (phái nội thành Hà nội). Ngô
Phúc Trọng sinh 4 người con trai: Phúc
Bành, Phúc Dương, Phúc Ba, Phúc Lộc.
Ngô Phúc Bành về Trảo Nha trở thành thủy tổ của phái 1
chi 5. Phúc Dương ở Ninh Sơn, Phúc Ba sinh con cháu về Trảo Nha sau vào Vĩnh
Lưu (Thạch Vĩnh - Thạch Hà).
Ngô phúc Bành sinh Phúc
Thân, Phúc Dũng, Phúc Cụ.(Hai người sau tồn nghi lên ở Thổ Hoàng - Hương
khê). Nhà thờ hiện tại ở khối I thị trấn Nghèn - Can lộc - Hà tĩnh..
- Chi 6: Kiêm lộc Hầu Ngô phúc Điền:
Ông là con trai thứ sáu Tào Quận công Ngô Phúc Vạn , Cẩm y vệ thự vệ, Chánh cai đội, con cháu ngày nay
phát triển đông đúc ở thôn Văn Cử - xã Xuân Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh
- Chi 7: Hào mỹ Hầu Ngô Phúc Liêu
Ông là con trai thứ bảy Tào Quận công Ngô Phúc Vạn, Sinh hai con trai: Ngô Văn Cang và Ngô Thuần Cẩm.
- Dòng Ngô Văn Cang thiên cư
vào Quảng Nam
- Dòng Ngô Thuần Cẩm làm quan
nhà Lê ở Thăng Long. Vài đời sau, khi vua Lê Chiêu Thống chạy theo quân nhà
Thanh, con cháu là Ngô Phúc Thước về
ở làng Quan Thổ, xã Thổ Quan, tổng Vĩnh An, huyện Hoàn Long, trấn Sơn Tây, nay
là phường Thổ Quan, quận Đống Đa - Hà Nội.
- Chi 8: Vân lĩnh Hầu Ngô Phúc Phổ - Làng Vĩnh Ba, xã Hòa Đông, huyện
Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên
Vân lĩnh Hầu, lúc nhỏ có tên là Bạc, con trai thứ 8 Tào Quận công phả cũ
chép thất truyền,mấy năm gần đây chi họ Ngô chợ Rạng huyện Thanh Chương về nhận
tổ,Gần đây lại có họ Ngô Văn ở huyện Tuy Hoà tỉnh Phú Yên nhận là dòng Ngô Phúc Phổ. (Hiện chưa thể khẳng định
được, về niên đại thế thứ và tương truyền nên chép vào đây để sưu tầm xác định
sau).
- Chi 9 -Toản Võ Hầu Ngô Phúc Trị
(1643 - ?)
Khi Tào Quận công mất, Ngài mới 10 tuổi, lúc bấy giờ chiến tranh loạn lạc,
quân Chúa nguyễn lấn chiếm đất Nghệ an đến bờ sông Lam, trong cơn binh lửa bị lạc
mẹ, được bà bảo mẫu đưa về nuôi ở xã Ngọc sơn - phủ Thạch Hà, lưu lạc 10 năm
sau ngày yên ổn trở về Trảo Nha lấy vợ người Phù Việt. Thi võ ở phủ trúng cách
làm Quản quân, dòng dõi quân thần được phong tước Hầu, làm lực sĩ Ty lực sĩ hiệu
úy, sau được thăng đô chỉ huy sứ ty, chỉ huy đồng tri, Thượng trụ quốc. con
cháu hiện nay tập trung chủ yếu ở thị trấn Nghèn và xã Tiến Lộc - Can Lộc - Hà
Tĩnh. Một phái ở xã Nghi công - Nghi lộc - Nghệ an. Hiện nay nhà thờ ở khối 2
thị trấn Nghèn - Can lộc - Hà Tĩnh
- Chi 10: Khanh tương Hầu Ngô
Phúc Triều - Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Ngài làcon trai thứ 10 Tào Quận công , trấn thủ bến Trọng - Đồng Hới , vợ
con ở lại không về, sinh ba con, con trưởng trở về Trảo Nha, truyền đến đời Ngô
Phúc Duyện. Hiện nay con cháu ở lâm trường Hương Khê - Hà Tĩnh
Dòng thứ 2 theo đạo Thiên chúa, truyền đến đời Ngô Đình Khả, làm Thượng thư Phụ Đạo Đại Thần triều Đồng Khánh nhà
Nguyễn. Sau ngày vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt , phong trào Cần Vương Phan
đình Phùng tan rã, thực dân Pháp đưa ra hai bản án đày vua Hàm Nghi và quật mộ
Phan đình Phùng. Ngô Đình Khả trong triều đình Nam triều không ký bản án đày
vua, Nguyễn Hữu Bài không ký bản án quật mộ. Đương thời có câu "Đày vua
không Khả - quật mả không Bài".
Ngô Đình Khả Thượng thư Phụ Đạo đại thần triều Đồng
Khánh, Cố vấn của Vua Thành Thái nhà Nguyễn, Sinh Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm,Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện,
Ngô Đình Cẩn. Sau ngày Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị ám sát, gia đình ra
nước ngoài hiện nay con cháu định cư ở Pháp, Bỉ và Italia.
Còn dòng thứ 3 truyền đến đời hiện nay là tộc trưởng Ngô Khiêm thôn Phổ Trạch, xã Mỹ Thủy,
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Thời kỳ Tào Quận công và con trai là Nhuận Quận Công Ngô Phúc Thiêm được giao trấn thủ Nghệ
an, có lần về triều Chúa hỏi tình hình, ông trả lời “Xin Chúa thượng bình
tâm,cha con tôi còn ở đó địch không dám làm gì, một mai thế sự biến thiên tôi
không thể biết trước được”. Chúa ban lời khen “Cha con ông thực xứng đáng là “Xã tắc chi Trảo nha” (Nanh vuốt của nước
nhà). Về sau Tào Quận Công được phong ấp ở quê bèn đổi tên xã là Đan Liên thành
Trảo Nha. Tên xã Trảo nha có từ đó.
Năm 1608 Tào Quận Công Ngô Phúc Vạn
lấy Quận chúa Trịnh thị Ngọc Luyện được Chúa Trịnh phong ấp 2 ngàn mẫu ruộng, lập
18 trang trại bao gồm một vùng rộng lớn từ xã Thái Hà (Quang Lộc ngày nay) đến
tận làng Hội (Khánh Lộc) vòng ra tận cống Thượng Huề (Vượng Lộc) về đến vùng Cửa
Đạo ( thị trấn Nghèn). Đến năm 1628 ông mới bắt đầu về quê ở làng Gia Kỳ xã Trảo
Nha xây dựng dinh thự nguy nga: 32 toà nhà ngói, chuồng ngựa 50 con, xưởng đóng
thuyền chứa được 5 thuyền lớn, mở con đường thiên lý từ cống Thượng Huề (Vượng
Lộc) đến Kỳ Hoa (Kỳ Anh). Lại dựng am Phúc Quy ở xã Thái Hà (Quang Lộc) thờ Tam
tài phủ quân:
- Thiên hoàng đại đế nguyên thủy
thiên tôn
- Địa hoàng đại đế nguyên thủy thiên tôn
- Thần nông đại thánh nguyên thủy thiên
tôn
Về sau con cháu thờ thêm:
- Huân Dương chân nhân đại thánh (tức Tào
Quận công)
- Thái Đường chân nhân đại thánh (chưa rõ
là ai?)
(Trong chiến tranh phá hoại của Mỹ am bị phá, hiện chỉ còn dấu tích nền
am cũ).
Đến cuối thế kỷ 18, nhà Lê bắt đầu suy vong, tập đoàn phong kiến họ Trịnh
lục đục xâu xé sát hại lẫn nhau tranh giành quyền lực.Tháng 6 năm Bính Ngọ
(1786) dưới danh nghĩa “phò Lê diệt Trịnh”, nghĩa quân Tây sơn dưới sự chỉ huy
của Long nhương tướng quân Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà, quan quân họ Trịnh chống
cự rất yếu ớt rồi nhanh chóng tan rã, chúa Trịnh Tông chạy lên Sơn Tây bị bắt
giải về kinh thành nộp cho nghĩa quân Tây sơn, giữa đường cắt cổ tự sát. Đại đa
số con cháu họ Ngô là cựu thần của nhiều đời Chúa Trịnh, thậm chí là con cháu
ngoại họ Trịnh, lo sợ bị Tây sơn trả thù cũng đành phải mai danh ẩn tích, có
người thay tên đổi họ, lần lượt lui về cuộc sống ẩn dật nơi thôn dã khắp mọi miền,
đa số trở lại quê cha đất tổ ở Trảo Nha im hơi lặng tiếng một thời gian dài, giấu
tung tích tộc trưởng, không ai dám nhận mình là cửa trên, xưng hô với nhau toàn
bằng “chú”.(cách xưng hô này còn tồn tại đến ngày nay)
Suốt chiều dài lịch sử gần 500 năm đầy biến
động thăng trầm, đa số con cháu trong họ đều làm quan làm tướng nên sống tập
trung ở kinh đô hoặc thiên cư theo nơi cha ông được bổ dụng. Ở tại quê hương bản
quán con cháu ít, nguồn sống chính là bổng lộc triều đình và lợi tức từ tô thuế
ruộng đất được triều đình phong ấp. Đến khi lui về cuộc sông thôn dã do thiếu
kinh nghiệm làm ăn, thiếu công cụ sản xuất nên từ tầng lớp “công thần tôn tử”
nhanh chóng bị bần cùng hóa.Từ phu đài tạp dịch, đến thuế đinh thuế điền đều dưới
danh nghĩa là “dân ngụ cư” nên phải chịu nhiều bất công nặng nề.
Đầu TK 20 triều đình Nhà Nguyễn mở cuộc điều tra đất đai, lập địa bạ các
làng xã, có một vùng đất khoảng 300 mẫu giáp giới giữa các xã, sâu trũng, nước
mặn đồng chua mỗi năm ngập lụt 2-3 lần, không xã nào chịu nhận vào địa bạ, nhân
đó họ Ngô xin nhận lập thành một thôn mới đó là thôn Tập phúc một thôn toàn dân
họ Ngô (chủ yếu là chi II, chi V, chi IX) – đó là thôn thứ 9 của xã Trảo
nha.(vùng đất Cồn Trống thuộc Phúc xuân - Đại lộc cũ, hiện còn dấu tích đền Tập
phúc và miếu thành hoàng ở cánh đồng Nhà Hy - Cửa miệu). Từ đó con cháu họ Ngô
mới được coi là dân địa phương hợp pháp.
Suốt thời gian dài qua nhiều thăng trầm của lịch sử và chiến tranh loạn
lạc, con cháu họ Ngô ly tán khắp mọi nơi, dần dần ở đâu an cư lạc nghiệp ở đó,
ít người nghĩ đến chuyện trở quê hương và cũng ít có điều kiện để đi lại thăm hỏi
nhau lâu dần thành mất liên lạc . Sau này khi đất nước được thống nhất, điều kiện
kinh tế - xã hội dần dần được khôi phục và phát triển, con cháu khắp mọi miền bắt
đầu nghĩ đến quê cha đất tổ, tìm về quê hương bản quán, tìm kiếm chắp nối, đối
chiếu lại gia phả, họ Ngô ta lại bắt đầu thời kỳ hưng vượng, bước vào một thời
kỳ phát triển mới.
Có thể tự hào rằng trong lịch sử tồn tại và phát triển của họ Ngô Trảo
Nha hơn 500 năm qua con cháu hậu duệ của đức Thủy tổ Ngô Nước từ làng Chỉ Châu
(sau này là đất Thổ Sơn) đã chuyển cư đến nhiều nơi khác nhau trong nước và nước
ngoài nhưng đều mang theo hoài niệm về quê gốc, về Thuỷ Tổ – Thần Tổ của họ
mình. Ở đâu cũng phát triển thịnh vượng sản sinh ra nhiều danh nhân trên các
lĩnh vực văn hóa, lịch sử, quân sự. Theo Gia Phả thì dưới thời Lê và Tây Sơn, họ
Ngô ở Trảo Nha có tới 18 quận công, 36 hầu tước, có 4 người đỗ Tạo sĩ (tiến sĩ
võ) là Ngô Phúc Thiêm, Ngô Phúc Túc, Ngô Phúc Trọng, Ngô Phúc Hoằng và nhiều
người đỗ Tam Trường .
Đại Tư Mã Ngô Văn Sở là một
võ tướng của triều Tây Sơn, có công giúp Hoàng đế Quang Trung đánh đuổi giặc
Thanh thống nhất giang sơn.
Tuy là dòng họ võ tướng, nhưng từ lâu đã có nhiều người giỏi văn học như
các quận công Ngô Phúc Tịnh, Ngô Phúc Vạn,
Ngô Phúc Thiêm …Ngô Phúc Túc (Hoành Quận công) - vừa đỗ Tạo sĩ (tiến sĩ
võ), lại đỗ Hương Cống (văn).
Người đỗ đại khoa đầu tiên là Ngô
Phúc Lâm (1724 - 1784). Ông là con thứ tư Dật Trung hầu Ngô Phúc Bình và là cháu nội Toản Võ hầu
Ngô Phúc Trị (thuộc thế hệ thứ X -
Chi 9 Trảo Nha).Cháu nội Ngô Phúc Lâm
là Ngô Phúc Trinh, và Ngô Phùng, con Ngô Phùng là Ngô Huệ Liên
đều đỗ cử nhân đời Nguyễn. Ngô Phúc
Trinh làm Tri huyện; Ngô Phùng
làm đến Hồng Lô tự Thiếu Khanh, còn Ngô
Huệ Liên làm Quản Tu Quốc Sử quán, tặng Tham tri Bộ công. Ông là thân sinh
tiến sĩ Ngô Đức Kế.
Có thể nói rằng Lịch sử họ Ngô gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc. Quá trình hình thành tồn tại và phát triển của dòng họ luôn song
hành với những thăng trầm của lịch sử, trải qua bao cơn binh đao loạn lạc con
cháu ly tán, nhà thờ lăng mộ bị hoang phế, gia phả bị thất lạc... Ngày nay khi
đất nước đã thống nhất, kinh tế - văn hóa - xã hội đang phát triển, dần dần con
cháu sẽ tìm về cội nguồn, chắp nối gia phả nhìn nhận lại họ hàng. Giở lại những
trang lịch sử hào hùng của ông cha chúng ta càng thêm tự hào được làm con cháu
họ Ngô càng ra sức công tác học tập phấn đấu để xứng đáng với truyền thống của
của ông cha.
(Theo: Ngô Trọng Kim- đăng tại
http://nguoitraonha.blogspot.com/.../vai-net-ve-lich-su... )
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét