Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 27.
PHẦN III . HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN.
PHẦN IV. PHONG THỦY VÀ DANH NHÂN HUYỆN CAN LỘC.
Di tích
Mộ và Đền thờ Trần Tịnh (thời Nguyễn thuộc địa danh: thôn Mật Thiết, xã Nguyệt
Ao, tổng Lai Thạch, Huyện La Sơn, phủ Đức Thọ) thờ danh thần thời Hậu Lê - Trần
Tịnh, người có công lao trong công cuộc chống ngoại xâm ổn định đất nước Đại
Việt của những năm của thế kỷ XVII thời Hậu Lê, được phong tước hiệu Văn Lý
Hầu.
Về công trạng và sự
nghiệp của danh nhân Trần Tịnh đã được ghi rõ trong tấm bia - một di vật quý
hiếm còn lưu giữ tại di tích, đặc biệt người soạn văn bia lại là người bạn tri
vong của Ông đó là Quan hộ Bộ Thượng thư Phùng Khắc Khoan, đỗ tiến sỹ khoa thi
năm Canh Thìn (1580) đời vua Lê Thế Tôn, niên hiệu Quang Hưng năm thứ 3.
Nội dung văn bia ghi
rõ: "... Nhân khi thánh chúa giấy nghiệp ở đất Thanh Hoa (dịch chữ Tây
thổ) ông theo giúp nộp chăm lo vương sự trung thành, chăm chỉ chầu chực có
công.
Niên hiệu Cảnh Trị thứ 6 (đời Lê Anh Tôn - 1563)
ông giữ chức Chưởng bạ, tước văn lý tử, ra vào nơi nghiêm cấm, càng thêm cung
kính cẩn thận.
Niên hiệu Quang Hưng thứ 5 (đời Lê Thế Tôn -
1582) (ông được) vinh thăng chức phụng sự, chế tại nội truyền mệnh, tỏ ra hết
đổi trung thành thờ vua.
Niên hiệu Quang Hưng thứ 17 (1584) (ông được) gia
phong đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, tham tri; tước văn lý bá; đem thân giúp
nước, tòng quân có công, vâng chầu ở vương phủ, một lòng giữ tiết của kẻ bề
tôi.
Niên hiệu Hoằng Định thứ 2 (đời Lê Kính Tôn -
1601) xét việc có lòng kiến nghĩa theo vua từ khi còn bôn ba (ông) được vinh
phong làm hiệp mưu tá lý công thần.
Niên hiệu Hoằng Định thứ 5 - 1604) (ông được) gia
phong chức tổng thái giám, chưởng cung nội thừa chế sự, tước văn lý hầu ...".
Văn Lý Hầu Trần Tịnh là một nhân vật quan trọng trong quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và Nhật Bản thế kỷ XVII. Năm 1610, Ông được chúa Trịnh cử giữ chức vụ: An Nam quốc Nghệ An sở Tổng Thái giám Thượng giám sự Văn Lý Hầu. Theo sử liệu của Nhật Bản thì Văn Lý Hầu Trần Tịnh phụ trách ngoại thương ở xứ Nghệ An có quan hệ giao thương với Nhật Bản trong khoảng thời gian từ năm 1607 - 1612.
Văn Lý
Hầu Trần Tịnh là một nhân vật lịch sử quan trọng trong quan hệ ngoại thương
giữa Việt Nam và Nhật Bản thế kỷ XVII.
Khi về già an nghỉ,
ông thường lo nghĩ đến làng xóm quê hương, ông đã cúng cho chùa Gia Hưng và
Chân Phúc 5 mẫu ruộng làm ruộng tam bảo. Trong xã cúng 7 mẫu ruộng cho làng Mật
và làng Cót 7 mẫu, làng Giao Tác 12 mẫu, làng Nguyễn Xá 7 mẫu và làng Chợ Vi 12
mẫu…
Sau khi ông mất, để
tưởng nhớ đến công lao và sự nghiệp giúp dân cứu nước của danh nhân Trần Tịnh,
triều đình thời Lê - Trịnh đã gia phong ông chức Liêm Quận công, tước Văn Lý
hầu, sau này con cháu dòng họ và nhân dân địa phương xây dựng Đền thờ tại quê
nhà, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Như vậy, Trần Tịnh đã
làm quan qua 3 triều vua, từ vua Lê Anh Tông (1556 - 1573), vua Lê Thế Tông
(1573 - 1599) và vua Lê Kính Tông (1599 - 1619). Ông là một ông quan thanh liêm
chính trực, đức độ, nhân nghĩa, giàu lòng nhân ái vị tha và thông minh giàu
dũng khí được nhân dân yêu mến, kính trọng, quân sỹ cảm phục, bạn bè nể trọng,
vua tôi tin tưởng yêu mến.
Di tích Mộ và đền thờ
Trần Tịnh là một di tích lịch sử - văn hoá có giá trị, nơi thờ tự tưởng niệm
danh nhân Trần Tịnh - người có công phò vua trị nước trong thời kỳ vua Lê chúa
Trịnh của những năm thế kỷ XVI, XVII. Di tích toạ lạc trên một khuôn viên rộng,
thoáng, cây xanh bao quanh và được bao bọc bởi khu dân cư đông đúc trù phú, có
diện tích 2.880 m2. Nhìn tổng thể di tích nhà thờ được xây dựng theo hướng Tây,
kiểu chữ Nhị, bao gồm các bộ phận kiến trúc chính: tam quan, tắc môn, tường bao
và sân nhà bái đường, bái đường (hạ điện), thượng điện, nhà bia và Mộ.
Năm
1610, ông được chúa Trịnh cử giữ chức vụ: An Nam quốc Nghệ An sở Tổng Thái giám
Thượng giám sự Văn Lý Hầu.
Mộ và Đền thờ cùng với
các tư liệu hiện vật gốc có giá trị lịch sử được lưu giữ tại di tích qua bao
thế hệ như: văn bia, sắc phong, long phi, câu đối, bài vị, thần vị, gia phổ...
bằng chữ Hán cổ thời Lê Nguyễn, là những nguồn tư liệu lịch sử quý giá giúp
chúng ta nghiên cứu, đánh giá khoa học về thân thế, sự nghiệp công trạng của
ông đối với quê hương, đất nước về bối cảnh lịch sử của một thời kỳ đầy biến
động của xã hội phong kiến Việt Nam thời Lê - Trịnh (thế kỷ XVI - XVII).
Với giá trị tiêu biểu
trên, Mộ và Đền thờ Trần Tịnh, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử
quốc gia theo Quyết định số 3083/QĐ-BVHTTDL ngày 27/10/2020./.
Khánh Chi. (Theo hồ sơ tư liệu Cục Di sản văn hóa)
Di tích Mộ và Đền thờ Trần Tịnh thuộc địa phận thôn
Lũy, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Với công lao to lớn đó, các
triều đại phong kiến kế tiếp sau từ thời Lê đến thời Nguyễn đã phong ông vào
hàng ngũ những công thần tiết nghĩa, ghi danh công trạng và địa vị của ông đối
với quê hương, đất nước.
Hiện
nay, tại di tích còn lưu giữ nhiều tư liệu hiện vật cổ quý hiếm thời Hậu Lê
như: văn bia, sắc phong, gia phả… liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp cứu nước
của ông đối với quê hương đất nước.
Tấm
văn bia thời Lê cổ quý hiếm, có niên đại năm Hoằng Định thứ 17.
Tưởng nhớ đến công lao của ông, ngày 27/10/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch đã có Quyết định số 3083/QĐ-BVHTTDL xếp hạng Mộ và Đền thờ Trần Tịnh,
xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp
quốc gia.
Sắc phong được lưu giữ tại
Đền thờ Trần Tịnh.
Các nhà khảo cổ Nhật Bản khảo sát vườn cũ của Văn Lý hầu Trần Tịnh
ở Hà Tĩnh
Trần Tịnh, người thôn Mật, xã Nguyệt
Áo, huyện La Sơn (nay là thôn Luỹ, xã Kim Lộc), làm quan dưới 3 triều vua Anh
Tông, Thế Tông, Kính Tông thời Lê Trung Hưng. Năm 1563, ông nhậm chức Chưởng bạ
trước Văn lý tử.
Trải qua nhiều lần được thăng chức,
chức vụ lớn nhất mà ông đảm nhiệm là Tổng Thái giám chưởng cung môn thừa chế tước
Văn Lý hầu (được thăng năm 1605), phụ trách ngoại thương với người nước ngoài
trong đó có Nhật Bản.
Nhiều sử sách cho rằng, ông là người có công lớn trong hoạt động ngoại
thương cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Đây cũng là thời kỳ hoạt động ngoại
thương giữa các nước phương Tây và phương Đông tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á
phát triển mạnh.
Các nhà khoa học đã mở một hố khai quật rộng 4m2 tại vườn nhà cũ của Văn Lý hầu Trần Tịnh (thôn Lũy, xã Kim Lộc) nhằm tìm hiểu địa tầng, tầng văn hóa và các di vật, trong đó có vai trò quan trọng của gốm sứ.
Mặc dù, tại hố khai quật không tập trung nhiều mảnh vỡ vật liệu kiến
trúc và gốm sành như các khu vực thương cảng nhưng những di vật gốm sứ có niên
đại kéo dài từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII của Việt Nam và Trung Quốc khai quật
được cho thấy mức độ tập trung dân cư đáng kể trong làng.
Những di vật này cũng cho thấy sự gắn kết giữa nhân vật Trần Tịnh đối với
nhân dân khu vực này. Trong đó, nhiều di vật cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII
cho thấy, rất có thể Trần Tịnh còn có vai trò to lớn trong sự hình thành nên
ngôi làng này.
Cùng với nhiều tài liệu khoa học lịch sử liên quan, kết quả khai quật lần
này cũng là tiền đề để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, chứng minh một thời
kỳ hoạt động ngoại thương nhộn nhịp trên sông Lam, đồng thời góp phần khẳng định
vai trò của Tổng Thái giám Văn Lý hầu Trần Tịnh đối với quan hệ bang giao giữa
Việt Nam và Nhật Bản trong lịch sử.
Gần đây, PGS.TS Hasuda Takashi - Nghiên cứu viên Hội Chấn hưng Nhật Bản, Đại học Osaka đã tặng phiên bản bức thư cổ bằng chữ Hán thế kỷ XVII cho Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh do Văn Lý hầu Trần Tịnh (quê ở xã Kim Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) chấp bút.
Bức thư đã ghi lại sự kiện một tàu buôn Nhật Bản đến Nghệ An buôn bán ở
khu vực sông Lam, chất đầy người và hàng khi đi qua cửa biển Đan Nhai (Hội Thống)
về Nhật Bản thì bị đắm vào tháng 6 năm 1610. Sóng to gió lớn đã làm 6 người
trên tàu bị chết, cứu được 105 người, trong số đó Trần Tịnh cưu mang 29 người.
Một người phụ nữ Nhật Bản được cứu vớt, ông nhận làm con nuôi và mang họ Trần của
ông. Sau đó, ông gả cho một người trong dòng họ Nguyễn Huy – Trường Lưu là Hình
bộ Lang trung Nguyễn Như Thạch (1579 -1662).
Sau khi cứu được 105 người Nhật Bản, Trần Tịnh trình sự việc lên chúa Trịnh
và được chúa Trịnh cho đóng thuyền đưa họ đi về Nhật Bản.
Bức thư được gửi tới Quốc vương Nhật Bản, dịch ra tiếng Việt như sau:
“Hiệp mưu tán lý công thần, Đặc tiến
kim tử vinh lộc đại phu, Tổng thái giám, Chưởng (thượng) cung môn thừa chế sự
Văn Lý hầu nước An Nam chuyển thư đến ngài Thị trưởng thương nhân Nhật Bản là
Bích Sơn bá. Khi về bản quốc được biết ngày nọ tháng 6 năm trước, việc buôn bán
trao đổi tiền tệ với An Nam đã xong xuôi. Nay về đến cửa Đan Nhai ở ngoài biển
thì bỗng nhiên bị sóng nổi lên đánh cho tan tác, khiến 105 người ở bản xứ phải sống
trôi nổi.
Ngài đô đường quan, Quận công, Chưởng giám
Văn Lý hầu và Phò mã Quảng thường hầu có ý làm việc công đức, thương xót thương
nhân ở viễn quốc, thương tình họ đói khát nên đã lấy gia sản cấp dưỡng nuôi sống
toàn bộ số người trên tàu. Rồi lại cho điều họ đến kinh để bái kiến chúa thượng.
Chúa thượng rộng đức có lòng từ tâm nên ban sắc chỉ lệnh cho bọn họ được trở về
bản quốc, ý đó thật là may mắn vậy. Nay các quan đô đường cùng chấp thuận cho
làm thuyền lớn một chiếc rồi lại ban cho chức tước trở về bản quốc để bày tỏ
cái nghĩa tình được hưởng tiếng thơm để cho toàn vẹn cái ân đức. Vì vậy, nay
chuyển thư đến.
Hoằng Định, năm thứ 11 tháng 2 ngày 25 (tức
ngày 25 tháng 2 năm 1611 đời vua Lê Kính Tông)”.
Qua bức thư cổ cũng cho ta biết, Văn Lý hầu Trần Tịnh là một hoạn quan làm đến chức Tổng thái giám phụ trách ngoại thương với người nước ngoài trong đó có Nhật Bản.
Bức thư cũng đã khẳng định và cho thấy tình thương người rộng lớn của
các vị quan lại trong đó có Trần Tịnh và chúa Trịnh đầu thế kỷ XVII đã thúc đẩy
họ không quản khó khăn, ngần ngại ra tay giúp đỡ những người gặp nạn, bất kể đó
là người quốc gia nào. Từ đó, làm tăng uy tín quốc gia, tạo ra sức lan tỏa rộng
lớn đến các nước làm ăn buôn bán với Việt Nam. (Baohatinh.vn)
Xin theo dõi tiếp BÀI 28. Thân ái,dienbatn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét