Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 28.
PHẦN III . HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN.
PHẦN IV. PHONG THỦY VÀ DANH NHÂN HUYỆN CAN LỘC.
Thời Lê Thái Tổ, Bùi Cẩm Hổ được xem là một trong hai vị khai quốc công
thần và đã được cử làm thái sư dạy học cho con trưởng của Lê Lợi là vua Lê Thái
Tông; con gái Bùi Cẩm Hổ cũng được tiến cung trở thành Bùi Quý Phi, vợ của vua
Lê Thái Tông, sinh ra cung vương Lê Khắc Xương.
Sau khi Lê Thái Tổ mất, Tư đồ Lê Sát làm phụ chính cho vua Lê Thái Tông
lúc đó mới 11 tuổi, cậy quyền làm nhiều điều trái phép, những ai không hợp ý
tìm cách hãm hại. Lê Sát đã cố tiến cử với vua Thái Tông các gian thần như:
Trình Hoàng Bá, Lê Quốc Khí, Đinh Bang Bản, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư.(Những
nhân vật này từ thời Lê Thái Tông đã có công về phe với Lê Sát để vu cáo Phạm
Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn nhưng vua Thái Tổ đã có lệnh cấm những người đó tham
dự triều chính). Lúc đó Bùi Cấm Hổ và Nguyễn Thiên Tích đã thẳng thắn can vua
Thái Tông nên theo lời di huấn của cha. Vua Thái Tông nghe theo, cương quyết giữ
phép tắc của Lê Thái Tổ, không phục chức cho mấy người đó.
Vì vậy Lê Sát ghét Bùi Cấm Hổ. Ông bị đổi ra làm An phủ sứ trấn Lạng
Sơn. Thủ đoạn trù dập của Lê Sát là thế ông vẫn không vì thế lấy đó làm điều.
Khi Lê Sát phạm tội chuyên quyền, nhà vua ra lệnh chém bêu đầu, ông được triệu
về kinh đô làm Ngự sử trung thừa và ông đã can vua không nên áp dụng hình phạt
đó đối với một đại thần từng là phụ chính vốn là khai quốc công thần.
Trong việc chọn cộng sự ông cất nhắc trước hết những người trung trực
kiên quyết dám nói sự thực bảo vệ lẽ phải. Tiêu biểu là việc tâu xin nhà vua đề
bạt Trần Hiển làm Thị Ngự Sử bởi ông nhận thấy thái độ cương trực thẳng thắn của
Trần Hiển đã dám dâng sớ tố cáo Lê Hiệu là viên Tổng quản cậy mình có uy quyền
cho lấp đoạn sông mà thuyền bè thường qua lại thuận tiện để làm của riêng.
Mùa đông năm 1438, Bùi Cầm Hổ được sung chức Phó sứ sang nhà Minh.
Khi nghỉ về quê ông vẫn chăm lo đồng điền như một lão nông, ông đã cùng
dân làng xây một con đập bằng đá chặn dòng khe Vẹt dẫn nước từ núi xuống đủ tưới
hàng trăm mẫu ruộng của làng xưa nay vốn bị hạn hán. Ông đã trở thành một trong
những vị “tổ sư” ở vùng Nghệ Tĩnh về đắp đào kênh dẫn nước tưới ruộng. Khi ông
mất triều đình ghi công và phong Bỉnh quân đại vương, Thượng đẳng phúc thần, đền
thờ ông được xây cất ở Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, ngay bên hữu
ngạn ngọn khe Vẹt trước chân núi Bạch Tỵ trong dãy núi Hồng nhân dân cả vùng
quen gọi là đền Đô Đài: “Tháng Giêng Đô Đài, tháng hai Hương Tích”. Đền thờ hiện
nay đã được Bộ Văn hoá - Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp
quốc gia.
Bùi Cầm Hổ với toàn bộ sự nghiệp nhân cách đức độ và phong tiết của ông
đã tạo nên tấm gương sáng ngời về đạo lý truyền thống tốt đẹp bằng dấu ấn lịch
sử hết sức sâu đậm để lại hậu thế dài lâu không thể phai mờ.
Sử sách không chép ông mất vào năm nào, sau khi mất, các triều đều phong
phúc thần. Ông được thờ ở Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Đền thờ hiện
nay đã được Bộ Văn hoá - Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp
quốc gia.
Theo Lê Quý Đôn trong sách Kiến văn tiểu lục: Hồi Lê sơ, vì sau khi loạn
lạc, nho sĩ thưa thớt.
Người đem thân chầu chực trong triều như Nguyễn Thiên Tích, Bùi Cầm Hổ,
phần nhiều bộc lộ chí khí sáng suốt, có những lời nói quả cảm.
Những câu thơ ca tụng:
Cũng hàng quan lại, cũng triều ban
Hổ hét ra oai hồi mẹ đẻ
Cháo lươn giải oán cho người oan
Ngọn cờ phía bắc còn bia tạc
Khe núi phía nam bởi đá hàn
Cũng hàng quan lại, cũng triều ban
Hổ hét ra oai thời mẹ đẻ
Cháo lươn giải oán cho người oan
Ngọn cờ phía bắc còn bia tạc
Khe núi phía nam bởi đá hàn.
Đền Đô Đài hay đền Bùi Ngự Sử.
Đền Đô Đài hay đền Bùi Ngự Sử, thuộc xã Đậu Liêu, huyện Can Lộc tỉnh Hà
Tĩnh. Di tích nằm cách thị trấn Hồng Lĩnh 3km về phía Nam, cách đường quốc lộ
1A về phía Đông 300m, ở chân núi Bạch Tỵ Sơn là một trong 99 ngọn núi của dãy Hồng
Lĩnh.
Di tích Đền Đô Đài gắn liền với một nhân vật lịch sử trung thần Bùi Cầm
Hổ - Đây là nơi ông sinh ra và lớn lên, khi hưu quan 1459 Bùi Cầm Hổ cũng sống
và mất tại nơi này. Bùi Cầm Hổ sinh năm 1380, tên của ông gắn với sự tích người
họ Bùi bắt được hổ. Lúc thiếu thời Bùi Cầm Hổ là cậu bé thông minh tuấn tú, gia
đình và nhân dân trong vùng kỳ vọng sau này Bùi Cầm Hổ sẽ có tên trong bảng
vàng làm thơm danh cho quê hương dòng tộc.
Đền Đô Đài nằm trong khu vực có nhiều di tích nổi tiếng, cách Đậu Liêu
không xa là núi Ngọc Sơn nơi có đền thờ hai ông Trạng mà nhân dân địa phương
còn gọi là Song Trạng Nguyên đó là: Trạng cha: Sử Hy Nhan ông đậu trạng nguyên
khoa Quý mão 1363. Trạng con là Sử Đức Huy đậu trạng nguyên khoa Tân Dậu 1381.
Gần đó còn có nhà thờ Hồ Bình Quốc đậu nhị giáp đồng chế khoa (1577). Ngoài ra
còn có nhà thờ họ Phan, thờ Phan Cảo đậu Hoàng Giáp (1631).
Cho đến ngày nay, đền Đô Đài vẫn giữ được những nét cổ kính, phía trước
là những bậc thềm đá rêu phong phủ kín. Ngoài cùng có hai cột nanh cao 2.5m, tiếp
đó có hai nhà tả hữu chứa hai con voi chầu. Bước hai bậc nữa ta thấy hai cột
nanh sừng sững, mỗi cột cao 4m, trên hai đỉnh cột có hai con nghê chầu. Hai bên
cửa có hai vị tướng cầm gươm hình dáng dữ tợn cao 1.8m. Nhìn bao quát từ ngoài
đền Đô Đài có kiến trúc hình “chữ Tam”, mái lợp ngói vảy, từ đó chúng ta mới thấy
hết dáng vẻ đường bệ uy nghi cổ kính của đền.
Đi dọc theo sân ta bước vào nhà Bái đường, bước tiếp qua một khoảng sân
lát gạch chúng ta vào Trung điện. Nhà có ba gian hai hồi, chiều dài 9,2m cao
3,97m rộng 6,24m . Nhà có 12 cột lim, cột lớn có chu vi 0,89m, cột nhỏ 0,67m.
Trung điện có kiến trúc phức tạp hơn Hạ điện, văng và xà có hoa văn chạm trổ
hình hoa lá, trang trí nội thất gồm có: 2 con hạc, có đao, bát xà mâu, giữa nhà
có hai gương vuông chạm rồng phượng, phía trong có hương án chạm trổ tứ linh kỳ
công và có giá trị nghệ thuật cao. Qua một sân nhỏ lát gạch là vào nhà Thượng
điện – là ngôi nhà gỗ lim 3 gian, 2 đốc, có 8 cột lớn chu vi cột lớn 0,97m, chiều
dài thượng điện 7,29m, rộng 5,94m. Trang trí nội thất ở chính giữa đặt trang trọng
Long Cung, Long Đình, Long Mai thờ bài vị, viết công đức thành tích của Bùi Cầm
Hổ. Tất cả đều sơn son thiếp vàng trông cổ kính đẹp đẽ một cách trang trọng.
Ngoài ra đền còn có 12 sắc phong của các triều đại phong kiến phong cho Bùi Ngự
Sử, các trang phục, áo mũ, đai vòng…là hiện vật quý hiếm để chúng ta có điều kiện
nghiên cứu, tìm hiểu về trang phục quan lại thời xưa.
Hàng năm, đền Đô Đài có hai lần lễ hội lớn. Lễ hội báo ân tổ chức ngày
12/1 âm lịch - lễ hội chính được tổ chức rất trang trọng để ghi nhớ công ơn của
Bùi Cầm Hổ. Lễ hội thứ hai được tổ chức ngày 20/9 âm lịch là ngày mất của ông.
Thông qua các cuộc lễ hội nhằm giáo dục truyền thống đối với đông đảo quần
chúng địa phương. Đó cũng là những hoạt động thiết thực góp phần làm phong phú
thêm di tích đền Đô Đài.
Đền Đô Đài không chỉ là một di tích gắn liền với một danh nhân Bùi Cầm Hổ
nổi tiếng đương thời, mà còn là di tích quan trọng trong tiến trình lịch sử đấu
tranh cách mạng của dân tộc ta kể từ ngày có Đảng. Ngoài ra đền Đô Đài còn mang
kiến trúc nghệ thuật cao. Với ý nghĩa lịch sử và nghệ thuật kiến trúc, năm 1992
đền Đô Đài được Bộ Văn hóa xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Gia Phả Họ Bùi ghi, năm 1459, khi 70 tuổi, Bùi Cầm Hổ từ quan, về quê
phường Đậu Liêu (thị xã Hồng Lĩnh ngày nay) sinh sống. Vùng đất này thời tiết
khắc nghiệt, nắng thì khô hạn, mưa thì ngập lụt, đời sống nhân dân đói kém do thiếu
nước làm ruộng.
Nhận thấy nước mưa từ núi Hồng Lĩnh thường chảy ra huyện Nghi Xuân rồi đổ
ra biển, Bùi Cầm Hổ chỉ đạo dân làng đắp một bờ đá chắn dòng, xẻ núi đào khe
Nhà Trò để dẫn nước mưa từ trên núi về cánh đồng ở Hồng Lĩnh. Từ đó, nơi đây có
công trình thủy lợi, hàng nghìn mẫu ruộng đầy ắp nước, hoa màu tốt tươi, người
dân khai khẩn thêm đất hoang, đời sống cải thiện vì được mùa liên tiếp.
Bùi Cầm Hổ mất năm 1483, thọ 93 tuổi, được triều đình phong là Thượng đẳng
phúc thần. Đền thờ ông ở dưới chân núi Bạch Tỵ (phường Đậu Liêu) do người dân lập,
từng bị hư hỏng bởi chiến tranh, nay được phục dựng. Năm 1992, đền được công nhận
là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, được cho là chốn tôn nghiêm và linh
thiêng, nơi nhiều người dân đến thắp hương, chiêm bái.
“Hồng -Lam chung tú Bùi tướng công, thiên
cổ vĩ nhân” (Thơ vịnh Đền Đô Đài của tiến sĩ Nguyễn Văn Trình quê Kiệt Thạch - Can Lộc:
3 bài chữ Hán, tác giả tự dịch Nôm theo thể ca trù.)
Ông Bùi
Văn Vượng - Người trông coi Đền thờ giới thiệu cho PV áo, mũ, cân đai ngày xưa
Đô Đài Bùi Cầm Hổ sử dụng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét