Blog chuyên nghiên cứu và chia sẻ văn hóa phương Đông - phong thủy - tâm linh - đạo pháp - kinh dịch...
EMAIL : dienbatn@gmail.com
TEL : 0942627277 - 0904392219.PHÁC THẢO PHONG THỦY HÀ TĨNH. BÀI 29.
PHẦN III . HỌ NGUYỄN TIÊN ĐIỀN.
PHẦN IV. PHONG THỦY VÀ DANH NHÂN HUYỆN CAN LỘC.
Năm ất Mão 1735, Phan Kính đậu cử nhân tại Trường thi Nghệ An.
Năm 1744, ông thi Hội đỗ Tiến sĩ và thi Đình đứng thứ nhất. Năm đó không
lấy đỗ Trạng nguyên, Bảng nhãn nên ông được vua phê chuẩn: Đình nguyên Thám
hoa.
Năm 1745, ông được bổ nhiệm đi kinh lý Nghệ An với chức vụ Tuyên uý phó
sứ.
Năm 1748 ông lại được cử đi làm chức Hiệp đồng trấn Sơn Tây.
Năm 1759, ông được chúa Trịnh Doanh cử lên làm Đốc đồng Tuyên Quang.
Vào khoảng những năm 1759, 1760 vua nhà Thanh biết tài của Phan Kính,
nên đã phong cho ông là "Lưỡng quốc đình nguyên Thám Hoa" ban tặng
ông một áo gấm màu vàng (cẩm bào) và một bức trướng ghi dòng chữ: "Thiên
triều đặc tứ, Bắc đầu dị nam, nhất nhân nhi dĩ" (Thiên triều đặc ban, phía
nam bắc đầu, chỉ một người thôi).
Ngày 7 tháng 7 năm 1761, ông lâm bệnh nặng và qua đời tại quân doanh
Hưng Hóa.
Năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783) Vua Lê Hiển Tông phong sắc cho ông là
"Thành hoàng hiệu Anh Nghị Đại Vương" để ghi nhớ công lao nội trị và
ngoại giao của Thám hoa Phan Kính.
Đền thờ Phan Kính tại xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh được xếp
hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia (quyết định của Bộ Văn hóa Thông tin số 776
ngày 23-6-1992).
Tác phẩm
Kinh truyện tự sự
Dĩ trực thi tập
Vịnh cổ thái lão
Vĩnh gia Thám hoa Phan Kính truyện
Phan Kính hội đình thi văn.
Cuộc đời Đình nguyên Thám hoa Phan Kính đã để lại nhiều giai thoại đẹp đẽ
và kỳ bí. Nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày mất của danh nhân ( 06/12/2015), xin
cung cấp cho đọc giả một vài mẩu chuyện được lưu lại trong gia phả cũng như dưới
dạng truyền ngôn của bà con trong làng và trong dòng họ. (
GIAI THOẠI VỀ THÁM HOA PHAN KÍNH.
Phan Kính ( 1715- 1761) tự là Dĩ Trực, hiệu
Tĩnh Trai, sinh ngày 06/12/1715, quê làng Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện La Sơn
( nay là xã Song Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh). Với tài cao học rộng, Cụ thi đỗ Đình nguyên Thám hoa năm 1743, từng đảm
nhận nhiều trọng trách của triều đình đương thời, để lại nhiều dấu ấn trên con
đường võ công cũng như văn nghiệp. Vua Càn Long mến phục tài năng của cụ Phan
nên đã gia phong danh vị “ Lưỡng quốc đình nguyên Thám hoa" tặng áo cẩm
bào và bức trướng, có ghi dòng chữ “
Thiên triều đặc tứ Bắc Đẩu dĩ Nam nhất nhân nhi dĩ” (về phía Nam sao Bắc Đẩu chỉ
có một người mà thôi). Sau khi Cụ mất, vua Lê Hiển Tông và Minh đô vương Trịnh
Doanh đã tự tay đề bức trướng phúng viếng: " Lưỡng đồ văn hữu vũ - Vạn lý
hiểm vy di" (Hai đường văn lẫn võ – Vạn dặm hiểm lại bình), ban sắc truy
phong chức Hữu thị lang Bộ hình, tước Quỳ dương bá, thụy Trung hiển. Năm
1783, vua Lê Hiển Tông phong sắc tôn cụ
là Thành hoàng, gia phong là “Anh nghị đại
vương”.Sắc phong mỹ tự của vua Cảnh Hưng năm 1783 đã viết: “…Tướng công văn tài
đứng hàng đầu nho sĩ, võ lược xếp vào loại tướng giỏi, được trong triều ngoài
quận kính trọng, là người có danh vọng cao như sao Bắc Đẩu trong số các bậc sĩ
phu ở trời Nam. Chốn miếu đường cũng như nơi chiến địa đều lẫy lừng tiếng thơm,
một miền biên thùy phía Bắc đều khen tài lạ. Từng được ban khen vinh hiển. Sống
vẻ vang chết cũng vẻ vang nên cho được hưởng lộc đời đời…”. Năm 1992, nhà thờ
Phan kính được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia.
Cuộc đời Thám hoa Phan
Kính đã để lại nhiều giai thoại đẹp đẽ và kỳ bí. Nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày
mất của danh nhân ( 06/12/2015), xin
cung cấp cho đọc giả một vài mẩu chuyện được lưu lại trong gia phả cũng như dưới
dạng truyền ngôn của bà con trong làng và trong dòng họ:
1. Thần đồng Lai Thạch.
Năm Nhâm Dần (1722) trong xã Lai thạch có kỳ thi sát hạch, năm ấy cụ
Phan Kính mới lên 8 tuổi, biết mình chưa đủ tuổi nên cụ đã bí mật xin ghi tên dự
thi. Đề thi là một bài thơ thất ngôn và một bài văn sách. Sau khi công bố kết
quả, người cậu ruột là Nguyễn Quỳnh (Giám sinh Quốc Tử giám) biết chuyện, tìm đến
huấn đạo xem bài thi của cháu, thấy bài thơ thất ngôn ca ngợi thời Đường ngu có
câu:
“Đệ nhất hoa huân thâm hoán tưởng
Khả tam sự nghiệp đốc tư duy….”
Nghĩa là:
Nhất lập huân công lòng nổi dậy
Ba kỳ sự nghiệp chí vươn lên
Người cậu rất ngạc nhiên và tự hào, và cảm ơn vị huấn đạo rồi nói: “Rất
xứng đáng”.
2. Đối đáp khi thi Hương
Năm Giáp Thìn ( (1724), Phan Kính mới 10 tuổi đi dự kỳ thi hương trường
huyện La Giang. Quan giám khảo là người Đức Quang (Đức Thọ) thấy Phan quá bé nhỏ,
nhưng bài vở lại đạt loại ưu nên ra thêm một vế câu đối: “La Sơn, Lai Thạch thằng
bé lách chách vào hạch trường Hương”. Sau vài giây duy nghĩ, Phan đối đáp luôn:
“Nghệ An, Đức Quang, võng lọng nghênh ngang làm quan giám khảo”.
Thấy Phan nhỏ tuổi mà thông minh, có khẩu khí tốt, đối đáp chặt chẽ nên
quan giám khảo lấy đỗ hàng đầu.
3. Qua đò ném dao “thề”.
Khoa thi Hội năm Quý Hợi (1743), sau nhiều phen lận đận nơi trường ốc,
Phan Kính ra Thăng Long dự thi, khi qua bến đò Phù Trạch, ra đến giữa sông Lam, Phan đã ném một con dao
xuống sông thề rằng: “Thi hội, thi đình lần này không đỗ, ta quyết không trở về
qua đây nữa”. Kết quả thi lần này, Cụ đã Đỗ Đình nguyên Thám hoa và được triều
đình ban cấp ngựa tiền về quê vinh quy bái tổ.
Sắc phong của vua Cảnh Hưng “Cho đỗ đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ tam
danh" năm 1743
4. Anh này thế nào cũng đỗ.
Năm Quý Hợi (1743), Phan Kính đi thi, trên đường đi gặp một ông phú hộ,
biết tiếng cụ Kính là người hay chữ xin giúp một bài văn tế, biết phận nhà
nghèo nên cụ giúp ngay, kiếm thêm chi phí đi đường.
Do vui chuyện cùng ông phú hộ mà đến trường thi bị trễ, sáng mai vào thi
rồi mà chiều tối nay mới tới nơi, không kịp làm thủ tục, cổng trường đã đóng chặt.
Phan Kính buồn chán tính đợi khoa sau.
Bất ngờ đêm ấy bỗng mưa to gió lớn, lều chõng của các sĩ tử bị đổ hết,
ban giám khảo phải xin phép hoãn lại hôm sau. Nhà vua lệnh cho hoãn và cho xem
xét các trường hợp đến chậm được vào thi. Khi xét cụ thể chỉ còn một sĩ tử duy
nhất được xét đó là Phan Kính, chúa Trịnh nói: “Anh này thế nào cũng đỗ”. Quả
nhiên Phan Kính đã đỗ Đình nguyên Thám hoa.
5. Người con gái cụ Thám.
Phan Kính có một người con gái tên là Phan Thị Toản. Sống trong một gia
đình khoa bảng bên nội, bên ngoại đều quen với đèn sách văn chương, cô Toản
cũng giữ được gia thanh, có tiếng tài sắc vẹn toàn. Nhiều chàng trai đã rắp
ranh giương cung bắn sẻ, trong đó có cả chàng trai Nghi Lộc đã nổi danh thông
minh linh hoạt ở đất Nghệ An đó là Nguyễn Hữu Chỉnh, sau là Bằng Quận công, có
vai trò quan trọng ở thời đại Lê Trịnh – Tây Sơn cuối thế kỷ thứ XVIII.
Chuyện kể rằng: Nguyễn Hữu Chỉnh tìm đến gia đình cụ Phan Kính ở Vĩnh Gia
để xem mặt cô Toản và tìm cách ướm lời. Cô Toản cũng được phép tiếp chuyện với
các nhà danh sĩ lui tới để tìm ý trung nhân.
Vào một buổi hoàng hôn, trên trời đã xuất hiện nhiều ngôi sao lấp lánh.
Nhìn cái hồ bán nguyệt có bậc tam cấp, cô Toản nảy ra ý tứ, đọc cho Nguyễn Hữu
Chỉnh một vế đối:
Tây trúc trì trung, ba động bán thiên ngư
đẩu.
(Rửa chân trong sao, lay động nửa trời tinh tú).
Nguyễn Hữu Chỉnh nghĩ mãi chưa ra, chợt nhìn vào tường nhà có treo một bức
bản đồ trang trí nên ứng khẩu đáp lại:
Họa đồ bích thượng, tận thâu tứ hải sơn hà.
(Vẽ đồ trên vách, thu hết bốn bể non sông).
Cô Toản khâm phục tài năng của Chỉnh, khẩu khí đó chứng tỏ con người này
có thể làm nên đại sự, có thể gửi phận trao duyên. Cô Toản kể lại với cậu ruột
là Nguyễn Thiếp (La Sơn Phu Tử). Cậu nói với cháu: “Câu ra của cháu rất hay, mà
câu đối lại cũng rất chỉnh, ý tứ văn chương đều xuất sắc cả, chỉ có điều … bản
đồ thu hết sơn hà chẳng qua chỉ là một tờ giấy mà thôi”.
Cô Toản lẳng lặng ghi nhớ lời của cậu. Ít lâu sau, Nguyễn Hữu Chỉnh cho
người sang xin ý kiến để chuẩn bị chạm ngõ vấn danh, nhưng cô Toản đã lựa lời từ
chối.
Đền thờ Thành hoàng Anh nghị đại vương Phan Kính được xây dựng tại thôn
Vĩnh Gia, xã Song Lộc. Nghe kể, sau ngày
lễ tế yết hoàn thành lăng, đền cụ Thám, từ đó cứ đến tối ba mươi rạng ngày mồng
một và tối mười bốn rạng ngày rằm hàng tháng, hoặc tối của ngày giỗ Cụ, người
dân vùng này thường trông thấy trên bầu trời xuất hiện một làn ánh sáng
dài vài mét, như một dải lụa, bay từ núi
Bụt, hoặc từ núi Hồng Lĩnh về tới lăng một lúc, sau đó lại bay lên đền cụ Thám, hạ xuống đền khá lâu, tiếp tục
bay về từ đường họ Phan “Vĩnh Gia” rồi biến mất.
Đền cụ Thám có cái giếng
đổi màu, nhìn vào đó, dân làng có thể đoán được nhiều điều may rủi sẽ xẩy ra. Mỗi
lần ở phía Nam giếng tự nhiên đục ngầu thì mấy hôm sau có chí sĩ phía đó từ trần,
hoặc nửa giếng phía Bắc đục thì sau đó dân chúng phía ấy thấy có người chết....
Vì thế, chẳng ai bảo ai, khi đi qua đền đều tự bỏ mũ nón xuống để tỏ lòng tôn
kính và biết ơn ngài. Nhân dân địa phương thường truyền khẩu câu ca dao, nhắc
nhở nhau là:“Ai ơi cất nón qua đền -Nghiêm thờ quan Thám bình yên mọi nhà”.
Cảm phục trước tài năng và công lao sự nghiệp của một bậc danh nhân của
quê hương, kẻ hậu học là Phan Duy Kha có
làm bài thơ ca ngợi như sau:
ĐÌNH NGUYÊN THÁM HOA PHAN KÍNH.
Qúy Hợi vinh quy , rạng biển cờ (1)
Chí lớn công thành thỏa ước mơ.
“Trà Sạc thiên thu chung tú khí,
Lam Hồng vạn cổ tráng long cơ”. (2)
Voi Mẹp nắng mưa, bền dấu tích,(3)
Từ đường bằng sắc chẳng phai mờ
Bảng vàng , bia đá , ngời tên tuổi
“Tinh Lạc” còn truyền chuyện thuở xưa.(4)
Ông thuở làm quan trải gian truân,
Tuyên Quang, Hưng Hóa chẳng dừng chân.
Phất cờ tiễu phỉ, yên biên giới,
Vun gốc nhân hòa, giữ lòng dân.
Chính trị
– Tâm công nêu đức lớn,
Ngoại giao – Lưỡng quốc rạng công huân.
Một giải bên thùy im tiếng súng
Bình yên chim hót, tiếng ca ngân .
( Phan Duy Kha.)
Chú thích : 1.
Phan Kính đỗ khoa Quý Hợi (1743)
2. Đôi câu đối ở từ đường Song Lộc, nghĩa là: Trà Sơn, Sạc Lĩnh nghìn năm chung đúc khí tốt, Sông Lam núi Hồng vạn cổ cơ đồ hưng thịnh
3. Voi Mẹp: Trước đền thờ có 2 con voi phục,
tiếng địa phương gọi là voi mẹp
4.Tinh lạc: Dân địa phương truyền rằng vào
ngày giỗ Phan Kính thường có luồng ánh
sáng bay về đậu trên đền thờ, gọi là Tinh lạc.
Ảnh: Bằng
sắc vua ban cho Đình nguyên Thám hoa Phan Kính
Đôi câu đối
ở từ đường Song Lộc, nghĩa là: Trà Sơn, Sạc Lĩnh nghìn năm chung đúc khí tốt,
Sông Lam núi Hồng vạn cổ cơ đồ hưng thịnh (Trà Sơn là Núi Xanh, Sạc Lĩnh là Núi
Cài, hai ngọn núi gần quê Phan Kính)
Khu di
tích lịch sử cấp quốc gia Đền thờ Phan Kinh ở Song Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh).
Từ con nhà nghèo, không có giấy mực, phải học chữ trên lá chuối tươi,
Thám hoa Phan Kính đã cố gắng không ngừng nghỉ, trở thành danh tướng thời Lê.
Ông là người góp phần dựng lại cột mốc biên giới, được phong là Lưỡng quốc đình
nguyên Thám hoa. Trong nhiều tài liệu ở đền thờ Phan Kính (thôn Vĩnh Gia, Song
Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) lưu truyền nhiều câu chuyện kỳ lạ, bí ẩn quanh cuộc đời
của vị tướng toàn tài.
Thần đồng đất Lam Kiều.
Về mảnh đất Lam Kiều (nay là Can Lộc, Hà Tĩnh), hỏi về danh nhân Phan
Kính, người dân ở đây tự hào cho biết: “Cụ là danh tướng nổi tiếng lập nhiều
chiến công cho đất nước nên ở đây người dân lập đền thờ, đặt tên trường học, đường
mang tên cụ”.
Gia đình ông Phan Tân đang lưu giữ nhiều sách vở nói về cuộc đời sự nghiệp Phan Kính và cả cuốn gia phả của dòng họ. Theo tài liệu của dòng tộc họ Phan ghi lại, Phan Kính sinh năm Ất Mùi (6/12/1715) tại thôn Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện La Sơn, trấn Nghệ An ( nay là xã Song Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).
Lên ba, bốn tuổi, Phan Kính đã thuộc nhiều ca dao tục ngữ, phân biệt được
nhiều loại cây, con thú trong vườn. Lên sáu tuổi, bố thấy con thông minh, nhanh
nhẹn nên cho học chữ, chẳng bao lâu đã thuộc lòng và chép ám tả được cả quyển
“Thiên Gia Thi” không sai sót. Lên 7 tuổi, 8 tuổi đã tập làm thơ phú. Năm Nhâm
Dần (1722), trong xã Lai Thạch có kỳ thi sát hạch, năm ấy Phan Kính mới 8 tuổi
chưa đủ tuổi dự thi nhưng đã bí mật xin ghi tên dự thi.
Đề thi năm đó là một bài thơ thất ngôn và một bài văn sách. Sau khi công
bố kết quả, mọi người bất ngờ trước bài dự thi của Phan Kính, bài thơ được Giám
sinh Quốc Tự Giám Nguyễn Quỳnh đánh giá cao, ông không phạt mà còn khen Phan
Kính lớn lên sẽ thành bậc anh tài.
Thời gian này gia cảnh nhà Phan Kính gặp nhiều khó khăn hơn, phải chật vật
lắm gia đình mới cho Kính đi học được. Thấu hiểu nỗi băn khoăn, vất vả của cha
mẹ, Phan Kính dốc sức học hành. Không có giấy, cậu tìm giấy đã viết chữ lộn mặt
trái mà viết, nhiều lần phải viết tập trên lá chuối tươi, đêm đêm đem sách ra đọc
dưới ánh trăng.
Khi Kính lên 13, 14 tuổi thì đã là lao động chính của gia đình. Bao
nhiêu điều vất vả cực nhọc trong công việc đồng áng không có điều nào mà chưa nếm
trải. Ngày thì lo việc đồng áng, đêm miệt mài kinh sử không chút nghỉ ngơi. Dân
làng ai cũng quý trọng, mến phục là người hiếu hạnh.
Mùa đông năm Canh Tuất 1730, sĩ tử ghi tên trình văn ở Quốc Tử Giám lên
tới bốn năm trăm người mỗi kì thế mà cả hai kì năm đó, Phan Kính đều được đứng
đầu nên được suy tôn là người đứng đầu “Nghệ An Ngũ Tuyệt” thời kì ở Thăng
Long. Ai cũng thán phục: “Thầy Cống Lai Thạch nhà nghèo mà học rộng đến thế”!
Dù nhà nghèo, Phan Kính bàn với vợ dùng toàn bộ của hồi môn (dùng để xây
nhà cho 2 vợ chồng) đem cứu giúp bà con trong làng thoát cảnh giáp hạt.
Tết Quý Hợi( 1743), Phan Kính ra Thăng Long dự thi, với một nung nấu một quyết tâm: “Quyết chí thành đạt, không thành đạt không trở về nữa”. Trên đường đi, Kính giúp một gia đình phú hộ viết điếu văn cho người quá cố và không may bị trễ giờ. Sáng vào thi mà chiều tối mới tới nơi, không kịp làm thủ tục, cổng trường đã đóng chặt.
Bất ngờ tối hôm ấy mưa to gió lớn, lều chõng của các sĩ tử bị đổ hết,
ban giám khảo phải xin phép hoãn lại hôm sau. Nhà vua lệnh cho hoãn và xem xét
các trường hợp tới chậm để vào thi. Khi xét cụ thể chỉ còn một sĩ tử duy nhất
được xét đó là Phan Kính, chúa Trịnh nói “anh này không thi cũng đỗ”.
Năm đó, vua Lê Cảnh Hưng đích thân ra đề thi chế sách gồm 10 mục, 100
câu hỏi. Ngay tối hôm ấy, trên sân rồng đèn đuốc sáng trưng, vua Cảnh Hưng chủ
trì cùng các quan phụng khảo bắt tay ngay vào việc kiểm bài. Quyển thi của Phan
Kính được nhà vua dùng bút son ngự phê “Cho đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ
tam danh” (tức đỗ đầu khoa thi với danh vị Thám Hoa- vì nhà vua yêu cầu không lấy
Trạng Nguyên, Bảng Nhãn).
Từ năm 1744, Phan Kính từng đảm nhiệm nhiều chức vụ: Giám sinh ở Quốc Tử
Giám, Đốc đồng trấn Sơn Tây, Đốc đồng xứ Thanh Hóa, Thư đốc thị Nghệ An, Đốc đồng
xứ Tuyên Quang, Kinh lược sứ, Tham mưu nhung vũ.
Trong những năm 1758 – 1761 Phan Kính với cương vị Đốc đồng xứ Tuyên
Quang kiêm tham mưu nhung vụ đạo Hưng Hóa đồng thời là phái bộ vua Lê, đem quân
lên trấn giữ vùng biên giới phía Bắc. Ông đã nhiều lần thương thuyết với quan
chức nhà Thanh, dựng lại cột mốc biên giới, tiêu diệt thổ phỉ, giữ cuộc sống
yên bình cho người dân.
Vua Càn Long nhà Thanh trọng tài đức của Phan Kính đã gia phong cho ông
là “Lưỡng quốc đình nguyên Thám hoa” ban tặng ông một cái áo cẩm bào vương triều,
một bức trướng có ghi dòng chữ: ”Thiên triều đặc tứ, Bắc Đẩu dị nam, Nhất nhân
nhi dĩ” (thiên triều đặc cách, phía nam Bắc Đẩu, chỉ một người thôi).
Theo tài liệu được gia tộc họ Phan lưu truyền thì Phan Kính sau khi đã
cùng phía nhà Thanh hoàn thành thắng lợi việc diệt giặc cỏ, xác định dường biên
giới, phía nhà Thanh đã tổ chức liên hoan mừng thắng lợi tại lễ đường bên hồ Động
Đình. Được triều Lê cử, Thám Hoa Phan Kính tham dự buổi mừng công này của nhà
Thanh. Chiều ngày mồng 7 – 6 năm Tân Tỵ, cụ Kính đã có mặt tại lễ đường, sức khỏe
vẫn tốt. Nhưng tối đi dự tiệc về tới nhà bên hồ Động Đình thì đột tử đúng giờ Dậu
(7-7-1761) lúc 41 tuổi khi tài hoa đang nở rộ.
Nhà thờ họ Phan lưu giữ áo Cẩm bào, kiếm
vàng.
Trong khu nhà thờ dòng họ Phan, có nhà tưởng niệm Thám Hoa Phan Kính, ở
đây lưu giữ những sách vở tài liệu về cuộc đời, sự nghiệp của vị danh tướng
toàn tài và tài liệu về dòng họ Phan. Trong khu vực nhà thờ, có chiếc hộp sắt lớn,
được ông Phan Xuân Noạn (82 tuổi) - người trực tiếp canh giữ nhà thờ họ Phan
khóa cẩn thận, cất riêng. “Đây là báu vật lớn của dòng họ, tổ tiên để lại. Giám
đốc sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh giao cho tôi trong giữ”, ông Noạn
nói.
Tuổi già, nhưng ông Noạn luôn khúm núm, quỳ gối trước hòm khi mở khóa.
Qua nhiều lớp khóa, chiếc hòm được mở, bên trong hòm là một chiếc áo Cẩm bào có
niên đại hơn 300 năm, những ống tre, nựa đựng những sắc phong, lệnh vua ban bằng
chứ Hán.
Ông Noạn chỉ tai vào chiếc áo cẩm bào tiếc nuối nói, “theo tài liệu ghi
lại chiếc áo này Thám hoa Phan Kính được vua Càn Long đích thân trao tặng vì
khâm phục tài năng của Thám hoa nước Việt. Tất cả các cúc áo, khuy áo đều được
làm bằng vàng rồng. Nhưng sau thời gian dài thất lạc, những trang sức quý báu
trên áo đã bị mất. Chiếc kiếm vàng được vua ban cũng đang bị thất lạc”.
Sau khi Phan Kính mất, ghi nhận những công lao to lớn của ông cho đất nước,
Năm Cảnh Hưng thứ 44 (1783), vua Lê Hiển Tông phong sắc cho ông là “Thành
hoàng”, hiệu “Anh Nghị Đại Vương”, lập đền thờ ở làng Lai Thạch (nay là Song Lộc,
Can Lộc, Hà Tĩnh).
Ngày trước quần thể di tích này hết sức uy nghi, đồ sộ, song đáng tiếc
hiện nay do thời gian, chiến tranh, con người đã tàn phá hoàn toàn ngôi đền thờ.
Năm 1992, Bộ Văn hóa thông tin công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia
cho đền thờ Phan Kính.
Ông Phan
Xuân Noạn (82 tuổi) người trực tiếp canh giữ nhà thờ họ Phan gần 40 năm nay bên
cạnh chiếc hòm quý đựng áo cẩm bào, sắc phong của Phan Kính.
Tưởng nhớ công ơn của Thám hoa Phan Kính, Hội đồng Phan tộc Việt Nam đã
quyết định thành lập quỹ học bổng mang tên ông trên cả nước dành cho những người
con họ Phan ưu tú có nhiều đóng góp cho Tổ quốc. Trong ảnh PGS.TS, NGND Phan
Hòa trao phần thưởng khuyến học cho con cháu có thành tích xuất sắc trong học tập.
Hiện Đền đã được tỉnh Hà Tĩnh duyệt dự án để tôn tạo, nâng cấp cho người
dân hương khói. Nhưng mấy năm nay, việc nâng cấp, sửa tôn tạo đền vẫn chưa được
triển khai. Nhiều người dân ở đây lo sợ, nếu không có sự quản lý chặt của cơ
quan chức năng, nguồn vốn để tôn tạo, sửa chữa thì một ngày không xa “khu di
tích lịch sử cấp quốc gia này có nguy cơ trở thành phế tích”.
“Phan Kính là người học rộng tài cao. Ông văn, võ, chính trị, kinh tế,
ngoại giao toàn tài, một tri thức tài hoa, một quan thanh liêm mẫn cán luôn
hoàn thành trách nhiệm một cách xuất sắc. Cuộc đời và sự nghiệp của Phan Kính
là tấm gương sáng cho các thế hệ mai sau học tập về tài học, chí học và đức
tính quan liêm.” - Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Nguyễn Duy Quý đã khái quát về cuộc
đời của Phan Kính.
“Ghi nhận công lao to lớn của Phan Kính với đất nước, Hội đồng Phan tộc
Việt Nam đã quyết định thành lập quỹ học bổng mang tên ông trên cả nước dành
cho những người con họ Phan ưu tú có nhiều đóng góp cho Tổ quốc, dòng họ. Ngoài
ra dòng họ Phan Kính vẫn tổ chức khuyến học khuyến tài hàng năm cho con cháu có
thành tích trong học tập, nghiên cứu” - Ông Phan Bình, Chủ tịch Hội đồng Phan tộc
Việt Nam.( Phan Quang Lộc )
Chuyện đời vị thám hoa được vua Càn Long tặng
18 cỗ quan tài.
Trong số những vị thám hoa của sử Việt, Phan Kính được người phương Bắc
nể phục nhất. Ông từng được vua Càn Long phong là Lưỡng quốc đình nguyên thám
hoa, được tặng áo cẩm bào. Khi qua đời, ông được vua Thanh cho đóng 18 cỗ quan
tài khâm liệm.
Xung quanh vị thám hoa tài ba này, nhiều câu chuyện bí ẩn về cuộc và sự
nghiệp của ông còn được lưu truyền.
Viết lên lá chuối xanh để học.
Phan Kính (1715-1761) tự là Dĩ Trực, hiệu Tĩnh Trai, quê làng Vĩnh Gia,
xã Lai Thạch, huyện La Sơn (Song Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh ngày nay). Từ nhỏ, ông
đã nổi tiếng học giỏi, hơn ba tuổi đã thuộc nhiều ca dao, tục ngữ.
Thấy ông thông minh, nhanh nhẹn, bố Phan Kính cho học chữ khi con 6 tuổi.
Ông nhanh chóng thuộc lòng nhiều sử sách đương thời, lên bảy tuổi đã biết làm
thơ phú.
Năm Nhâm Dần (1722), trong kỳ sát hạch ở xã Lai Thạch, bài văn của Phan Kính được xếp hạng nhất, dù lúc đó ông mới chỉ hơn 7 tuổi. Khi thi vào trường Quốc Tử Giám, Phan Kính tiếp tục là người đỗ đầu.
Biết gia cảnh khăn, Phan Kính dốc sức học hành. Ông lấy giấy đã viết lộn
mặt trái để viết tiếp, nhiều lần phải viết tập trên lá chuối tươi. Ngày lo làm
lụng vất vả, ban đêm, cậu trò nghèo lại mang sách ra đọc dưới ánh trăng.
Vượt qua rất nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc sống, năm Quý Hợi (1743),
Phan Kính ra Thăng Long dự thi với suy nghĩ “không thành đạt không trở về”.
Trong kỳ thi này, vượt qua hơn 3.000 sĩ tử, ông thi đỗ thám hoa. Vì khoa
thi này không lấy trạng nguyên và bảng nhãn, ông trở thành người đỗ cao nhất .
Phan Kính đã vượt qua đề thi chế sách gồm 10 mục, 100 câu hỏi do đích
thân vua Lê Hiển Tông ra đề. Quyển thi của Phan Kính được vua dùng bút son ngự
phê: “Cho đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh”.
Sau khi đỗ đạt cao, ông được vua cho về quê vinh quy bái tổ, nghỉ ngơi
ba tháng ba, thu xếp việc nhà. Tháng 6.1744, Phan Kính ra Thăng Long nhậm chức.
Ban đầu, ông được vua sắc phong giữ chức Hàn lâm viện đãi chế, chuyên việc cung
phụng từ lệnh ở bên vua.
Ông từng trải qua nhiều chức vụ quan trọng, để lại những dấu ấn sâu sắc.
Cụ thể, ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ như Giám sinh ở Quốc Tử Giám, Đốc đồng
trấn Sơn Tây, Đốc đồng xứ Thanh Hóa, Thư đốc thị Nghệ An, Đốc đồng xứ Tuyên
Quang, Kinh lược sứ, Tham mưu nhung vụ đạo Hưng Hóa…
Vị thám hoa khiến nhà Thanh nể trọng
Trong những năm 1758-1761, với cương vị Đốc đồng xứ Tuyên Quang kiêm
tham mưu nhung vụ đạo Hưng Hóa (gồm các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và một
phần Sơn La ngày nay), phái bộ vua Lê đem quân lên trấn giữ vùng biên giới phía
Bắc, Phan Kính đã nhiều lần thương thuyết với quan chức nhà Thanh, dựng lại cột
mốc biên giới, tiêu diệt thổ phỉ, giữ cuộc sống yên bình cho người dân.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí, trong thời gian từ 1759 đến 1760, Phan
Kính được triều đình cử đi sứ sang kinh đô Yên Kinh của nhà Thanh để ký kết văn
kiện chính thức về biên giới.
Với kiến thức sâu rộng, uyên bác, khéo léo trong ngoại giao, có nhiều
công lao giúp nhà Thanh và Đại Việt phân định và ổn định cương giới, Phan Kính
được vua Càn Long mến phục tài trí. Vua Thanh đã gia phong cho ông danh vị “Lưỡng
quốc đình nguyên thám hoa", tặng chiếc áo cẩm bào và hai bức trướng, ghi
hai dòng chữ: “Thiên triều đặc tứ Bắc Đẩu dĩ Nam nhất nhân nhi dĩ”. Nghĩa là
"Thiên triều đặc cách, phía Nam Bắc Đẩu, chỉ một người thôi".
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét